Giáo án Lớp 2 - Tuần 8

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 ( Cộng có nhớ dưới dạng tính viết ). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5, 36 + 15 .

- Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng.

II/ đồ dùng dạy học:

 - 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 41 trang Người đăng honganh Lượt xem 1451Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất tò mò muốn đi xem.
- Vì cổng trường đóng nên hai bạn quyết định chui qua một lỗ tường thủng.
- Bác bảo vệ xuất hiện.
- Bác túm chặt chân Nam và nói : “Cậu nào đây ? Định trốn học hả ?”
- Nam sợ quá khóc toáng lên.
- Cô xin bác nhẹ tay kẻo Nam đau. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lại, đỡ cậu dậy, phủi hết đất cát trên người Nam và đưa cậu về lớp.
- Cô hỏi : Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
- Hai bạn hứa sẽ không trốn học nữa và xin cô tha lỗi.
- Thực hành kể theo vai.
- Kể toàn chuyện.
Môn : Tập Đọc
BÀN TAY DỊU DÀNG
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ : trở lại lớp, nỗi buồn, âu yếm, lặng lẽ, em sẽ làm, tốt lắm, khẽ nói,; mới mất, lòng nặng trĩu, nổi buồn, kể chuyện cổ tích, vuốt ve, buồn bã 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ : âu yếm, thì thào, trìu mến, mới mất (mới qua đời, mới chết), đám tang (lễ tiễn đưa người chết đến nơi an nghỉ mãi mãi). 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Sự dịu dàng, nay thương yêu của thầy giáo đã an ủi, động viên bạn HS đang đau buồn vì bà mất, nên bạn càng thêm yêu quý thầy và cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa (nếu có) 
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét và cho điểm HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi : Các con đã bao giờ được bố mẹ, ông bà hay người lớn xoa đầu chưa ? Lúc đó em cảm thấy thế nào ?
- Giới thiệu : Trong bài học hôm nay, các con sẽ được làm quen với một thầy giáo rất tốt. Chính bàn tay diäu dàng và tình yêu thương vô bờ của thầy dành cho HS đã giúp một bạn HS vượt qua chuyện buồn trong gia đình và cố gắng học tập.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1, giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm
b) Hướng dẫn luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm đã viết trên bảng.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi sai cho HS, nếu có.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Giới thiệu các câu cần luyện cách đọc, cách ngắt giọng. Yêu HS tìm cách đọc đúng, hay. Tổ chức cho HS luyện đọc các câu này.
d) Đọc cả đoạn
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo đoạn. Dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giải nghĩa từ : mới mất, đám tang, âu yếm (đoạn 1), lặng lẽ, thì thầm (đoạn 2), trìu mến (đoạn 3).
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Đọc đồng thanh 
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài.
- Chuyện gì xảy ra với An và gia đình?
- Từ ngữ nào cho ta thấy An rất buồn khi Bà mới mất.
- Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo thế nào ?
- Theo em, vì sao thầy giáo có thái độ như thế?
- An trả lời thầy thế nào ?
- Vì sao An lại hứa với thầy sáng mai sẽ làm bài tập
- Những từ ngữ hình ảnh trong bài cho ta thấy rỏ thái độ của thầy giáo ?
- Các em thấy thầy giáo của bạn An là người như thế nào ?
2.4. Thi đọc theo vai
- Nêu yêu cầu hoạt động sao đó chia nhóm cho HS đọc.
- Lắng nghe, nhận xét, cho điểm HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hỏi : Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
- Tổng kết và học.
+ HS 1 đọc đọan 1, 2 bài Người mẹ hiền. Trả lời câu hỏi :Việc làm của Minh và Nam đúng hay sai ? Vì sao ?
+ HS 2 đọc đọan 3, 4 bài Người mẹ hiền. Trả lời câu hỏi : Ai là người mẹ hiền ? Vì sao ?
- Trả lời
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2
- Cả lớp theo dõi
- Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu từ đầu cho đến hết bài
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau : 
Thế là / chẳng bao giờ / An còn được nghe bà kể truyện cổ tích, / chẳng bao giờ còn bà âu yếm, / vuốt ve  //
Thưa thầy, / hôm nay / em chưa làm bài tập./
Nhưng sáng mai/ em sẽ làm ạ! // Tốt lắm ! // Thầy biết / em nhất định sẽ làm // Thầy khẽ nói với An. //
- Đọc theo đoạn cho đến hết bài
+ Đoạn 1 : Bà của An  âu yếm, vuốt ve.
+ Đoạn 2 : Nhớ bà  chưa làm bài tập.
+ Đoạn 3 : Thầy nhẹ nhàng  nói với An
- Đọc bài
- Bà của An mới mất
- Lòng nặng trĩu nổi buồn, chẳng bao giờ nhớ Bà, An ngồi lặng lẽ, thì thào buồn bã
- Thầy không trách An, thầy chỉ dùng đôi bàn tay nhẹ nhàng, trìu mến xoa lên đầu An.
- Vì thầy rất thông cảm với nổi buồn của An, với tấm lòng quí mến bà của An. Thầy biết An vì thương nhớ bà quá mà không làm bài chứ không phải em lười.
- An trả lời : Nhưng sáng mai em sẽ làm ạ !
- Vì An cảm nhận được tình yêu và lòng tin tưởng của thầy với An. An không muốn làm thầy buồn./ Vì sự diệu dàng của thầy đã giúp An nhẹ nhàng hơn. Khiến em thấy lại được lòng tin mà quyết tâm học để thầy khỏi buồn 
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An, bàn tay thầy dịu dàng, trìu mến, thương yêu, thầy khen An “Tốt lắm !a”.
- Thầy là người rất yêu thương quí mến HS, biết chia sẻ và cảm thông với HS 
- Các nhóm tập luyện và thi đọc theo vai
- Trả lời.
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
ĂN, UỐNG SẠCH SẼ 
I/ MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS có thể:
	- Hiểu được phải làm để thực hiện ăn, uống sạch sẽ.
	- Ăn, uống sạch sẽ để phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KHỞI ĐỘNG :
 - GV cho cả lớp hát bài “Thật đáng chê”.
2. BÀI MỚI :
 a. Giới thiệu bài :
 - GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài lên bảng.
 b. Thực hành :
 * Hoạt động 1 : 
 - Làm việc với SGK và thảo luận : Phải làm gì để ăn sạch ?.
 + Mục tiêu : Biết được những việc cần làm để đảm bảo ăn sạch.
 + Cách tiến hành :
 Bước 1 : Động não.
 - GV đưa ra câu hỏi : Ai có thể nói được để ăn, uống sạch sẽ chúng ta phải làm những việc gì ?.
 - GV yêu cầu mỗi HS nêu lên ya trả lời. 
 Bước 2 : Làm việc với SGK theo nhóm.
 - Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK trang 18 và trả lời dựa vào nội dung từng tranh. 
 H1 : Ÿ Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh ? (rửa bằng nước sạch và xà phòng).
 H2 : Ÿ Rửa quả như thế nào là đúng? (rửa dưới vòi nước chảy hoặc rửa nhiều lần với nước sạch).
 H3 : Ÿ Bạn gái trong hình đang làm gì ? (việc làm đó có lợi gì ? kể tên một số quả trước khi ăn phải gọt vỏ).
 H4 : Ÿ Tại sao thức ăn phải để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn?).
 H5 : Ÿ Bát, đũa, thìa trước và sau khi ăn phải làm gì ? (Bát, đũa, thìa để nơi cao ráo sạch sẽ, sau khi ăn bát, đũa được rửa bằng nước sạch với xà phòng, dụng cụ rửa phải sạch, Bát, đũa được úp nơi khô ráo hoặc phơi nắng.).
 Bước 3 : Làm việc cả lớp.
 - Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả quan sát và phân tích tranh gọi các nhóm khác bổ sung.
GVKL : Để ăn sạch chúng ta phải.
 + Rửa sạch tay trước khi ăn.
 + Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.
 + Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi, dán, chuộtbò hay đậu vào.
 + Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
 * Hoạt động 2 : Làm việc với SGK và thảo luận : phải làm gì để uống sạch ?.
 + Mục tiêu : Biết được những việc phải làm để đảm bảo uống sạch.
 + Cách tiến hành : 
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 - Từng nhóm trao đổi và nêu ra những đồ uống mà mình thường uống trong ngày hoặc ưa thích.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 - Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
 Bước 3 : Làm việc với SGK.
 - GV cho HS cả lớp quan sát hình 6, 7, 8 trong SGK trang 19, nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích. GV nói lại ý chính : Nước uống lấy nước từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội, ở vùng nước không được sạch cần được lọc sạch và đun sôi trước khi uống.
 * Hoạt động 3 : Thảo luận về lợi ích của việc ăn, uống sạch sẽ.
 + Mục tiêu : HS giải thích được tại sao phải ăn, uống sạch sẽ.
 + Cách tiến hành :
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi cuối bài trong SGK.
 Ÿ Tại sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ ?.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 - GV gọi đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến. GV nhận xét.
 GV kết luận : Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, giun sán.
 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 * Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 1,2 HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát SGK và thảo luận theo câu hỏi.
- HS theo dõi và quan sát SGK trang 18 và HS tự nêu và đặt câu hỏi.
- HS nêu cách đặt câu hỏi dựa vào tranh. 
- Lớp nhận xét.
 - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả quan sát.
- Các nhóm bổ sung
- Lớp nhận xét.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Cả lớp nhận xét .
- HS quan sát hình 6, 7, 8 trang 19
- Cả lớp nhận xét .
- HS thảo luận theo câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo các nhóm bổ sung.
Môn : Toán
BẢNG CỘNG
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố việc ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ (trong phạm vi 20) để vận dụng khi cộng nhẩm, cộng các số có 2 chữ số (có nhớ), giải toán có lời văn.
	- Nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
3. BÀI MỚI :
 a/ GV giới thiệu bài : 
 - Các em đã học 9 cộng với 1 số, 8, 7 , 6 cộng với 1 số. Hôm nay cô hướng dẫn các em thành lập “Bảng cộng” GV ghi tựa bài lên bảng.
 b/ GV hướng dẫn HS tự lập bảng cộng :
 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi thành lập bảng cộng. 
 - GV gọi đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận.
 - GV nhận xét khen.
 Bài 1 :
 9 + 2 = 11 8 + 3 = 11 7 + 4 = 11 
 9 + 3 = 12 8 + 4 = 12 7 + 5 = 12 
 9 + 3 = 13 8 + 5 = 13 7 + 6 = 13 
 9 + 4 = 14 8 + 6 = 14 7 + 7 = 14 
 9 + 5 = 15 8 + 7 = 15
 9 + 6 = 16 8 + 8 = 16
 9 + 7 = 17 6 + 5 = 11
 9 + 8 = 18 6 + 6 = 12
 9 + 9 = 19
 2 + 9 = 11 3 + 8 = 11 4 + 7 = 11 
 3 + 9 = 12 4 + 8 = 12 
 4 + 9 = 13 
 5 + 6 = 11 
 5 + 7 = 12 
 5 + 8 = 13 
 5 + 9 = 14 
 Bài 2 : 
 - GV cho HS làm vào vở.
 - GV theo dòi HS làm.
 15 26 36 42 17 
 + 9 + 17 + 8 + 39 + 28 
 24 43 44 81 45
 - GV gọi HS đọc kết quả, HS nhận xét
 Bài 3 :
 - GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải.
 Tóm tắt
 Hoa : 28 kg
 Mai nặng hơn Hoa : 3 kg
 Mai :kg ?
 Tính Giải
 28 Mai cân nặng là.
 + 3 28 + 3 = 31 (kg)
 31 Đáp số : 31 kg
 - GV chấm 1 số vở bài tập.
 Bài 4 : 
 - GV hỏi.
 Ÿ Trong hình bên có mấy hình tam giác ? (3 hình tam giác).
 Ÿ Trong hình bên có mấy hình tứ giác ? (3 hình tứ giác).
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - GV gọi lần lượt HS đọc nối tiếp lại bảng cộng. 
* GV nhận xét tiết học .
- Cả lớp hát vui.
- Tổ 1 đọc nối tiếp tựa bài.
- Thảo luận nhóm đôi thành lập bảng cộng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thành lập bảng cộng.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS giải.
- Cả lớp làm vào vở.
- 5 – 7 HS nộp bài.
- Cả lớp sửa chữa.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc nối tiếp lại bảng cộng.
- Cả lớp đọc ĐT.
Môn : Chính Tả
NGƯỜI MẸ HIỀN
I/ MỤC TIÊU
- Chép lại chính xác đoạn : Vừa đau vừa xấu hổ  chúng em xin lỗi cô trong bài tập đọc Người mẹ hiền.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt : r/d/gi; uôn/uông; qui tắc chính tả với ao và au.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng chép sẵn nội dung đoạn chép.
- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó, từ cần chú ý phân biệt của tiết trước cho HS viết. Cả lớp viết vào giấy nháp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu : Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ tập chép đoạn cuối trong bài tập đọc Người mẹ hiền. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu r/d/gi và vần uôn/uông, ôn tập chính tả với ao/au.
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn tập chép.
- Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào ?
- Vì sao Nam khóc ?
- Cô giáo nghiêm giọng hỏi hai bạn thế nào?
- Hai bạn trả lời cô ra sao ?
b) Hướng dẫn trình bày
- Trong bài có những dấu câu nào ?
- Dấu gạch ngang đặt ở đâu ?
- Dấu chấm hỏi đặt ở đâu ?
c) Hướng dẫn viết từ ngữ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn.
Chẳng hạn :
+ Hãy đọc các từ có âm đầu là l/n; x/s; ch/tr; d/r/gi.
+ Hãy đọc các từ có âm cuối là n, t, c, có thanh hỏi và thanh ngã.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
d) Tập chép
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a) Cách tiến hành
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào Vở bài tập.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Đưa ra kết luận về bài làm.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
b) Lời giải
Bài 2 : a) Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
 b) Trèo cao, ngã đau.
Bài 3 :
 a) Con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập về nhà.
 dè dặt, giặt giũ quần áo, chỉ có rặt một loại cá.
 b) Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
 - Uống nước ao sâu
 - Lên cày ruộng cạn.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết giờ học.
- Nhắc nhở HS chưa viết đẹp về nhà viết lại bài. 
- Viết từ theo lời đọc của GV : vui vẻ, tàu thủy, đồi núi, lũy tre, che chở, trăng sáng, trắng trẻo, con kiến, tiếng đàn.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bài Người mẹ hiền.
- Vì Nam thấy đau và xấu hổ.
- Từ nay, các em có trốn học đi chơi nữa không ?
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm hỏi.
- Đặt trước lời nói của cô giáo, của Nam và Minh.
- Ở cuối câu hỏi của cô giáo.
- Đọc các từ ngữ : xấu hổ, xoa dầu, cửa lớp, nghiêm giọng, trốn, xin lỗi, hài lòng, giảng bài.
- Đọc : nghiêm giọng, cửa lớp, nữa, xin lỗi, hài lòng, giảng bài.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS nhìn bảng chép.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc đề bài.
- Làm bài.
- Nhận xét.
- Theo dõi và chỉnh sửa bài mình nếu sai.
- Đọc bài.
Môn : Tập Đọc
ĐỔI GIÀY
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó : tập tểnh, quái la,ï khấp khểnh, các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng các phương ngữ : xỏ nhằm giày, hay là, dễ chịu, gầm giường, lắc đầu  ; đến trường, lẫm bẩm, ngắn, dễ chịu, chạy vội về nhà, đổi giày, ngắm đi ngắm lại 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Biết phân biệt lời kể, và lời các nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ mới : tập tểnh, lẩm bẩm, khấp khểnh
- Hiểu nội dung khôi hài của chuyện : Cậu bé ngốùc nghếch, đi nhầm 2 chiếc giày ở 2 đôi cao thấp khác nhau lại đổ tại chân mình bên ngắn, bên dài, đổ tại đường khắp khểnh. Khi có người bảo về nhà đổi giày, cậu cứ ngắm mãi đôi giày ở nhà và phàn nàng đôi này vẫn chiếc cao chiếc thấp
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có) 
- Bảng phụ viết nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bàn tay dịu dàng. 
2/ DẠY- HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài
- Giờ tập đọc hôm nay chúng ta cùng đọc chuyện vui : Đổi giày. Câu chuyện kể về một cậu bé ngốc nghếch đã đi nhằm giày 1 chiếc cao, 1 chiếc thấp ở 2 đôi khác nhau nhưng lại không phát hiện ra sai lầm của mình.
2.2 Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý : giọng đọc vui tươi, hớm hỉnh, lời cậu bé ngạc nhiên, thơ ngây, lời thầy giáo ân cần, dịu dàng.
b) Hướng dẫn luyện phát âm
- Cho HS đọc các từ cần luyện phát âm trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu từ đầu cho đến hết bài.
c) Đọc từng đoạn trước lớp
- Giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc, thống nhất cách đọc và cho cả lớp luyện đọc
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. Dừng lại ở cuối mối đoạn để hỏi về nghĩa các từ mới.
d) Đọc từng đoạn trong nhóm
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Cả lớp đọc đồng thanh
2.3 Tìm hiểu bài
- Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé trông thế nào ?
- Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì ?
- Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà thế nào ?
- Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được 2 chiếc giày cùng đôi.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hãy nêu lại các chi tiết buồn cười trong chuyện vui Đổi giày.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
+ HS 1 đọc đọan 1, 2 và trả lời câu hỏi : Vì sao An buồn, những từ ngữ, hình ảnh nào nói lên điều đó ?
+ HS 2 đọc đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi : Thái độ của thầy giáo như thế nào khi biết An chưa làm bài ? Câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Cả lớp theo dõi. 1 HS khá đọc mẫu lần 2
- Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Hướng dẫn luyện phát âm, mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Tìm cách đọc và đọc ngắt câu:
Có cậu trò nọ / vội đến trường nên xỏ nhầm giày, / một chiếc cao một chiếc thấp. //
Quái lạ,/ sao hôm nay chân mình / một bên dài, / một bên ngắn ?// Hay là / tại đường khấp khểnh? //
Cậu lôi từ gầm giường ra / hai chiếc giày, / ngắm đi ngắm lại,/ Rồi lắc đầu nói : // Đôi này / vẫn chiếc thấp,/ chiếc cao,//
- Đọc nối tiếp các đoạn 1, 2, 3
- Đoạn 1 : Có cậu học trò đường khấp khểnh
- Đoạn 2 : Tới sân trường  dễ chịu.
- Đoạn 3 : Cậu bé  chiếc thấp, chiếc cao.
- Cậu bé bước tập tểnh trên đường. 
- Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé đã nghĩ chân cậu bị một bên dài một bên ngắn, hay là đường khấp khểnh.
- Cậu bé thấy đôi giày ờ nhà vẫn là một chiếc cao, một chiếc thấp.
- Nhiều HS phát biểûu ý kiến. Ví dụ : Cậu hãy cỡi đôi giày ở chân ra và đặt cạnh ở đôi giày ở nhà. Bây giờ hãy sắp xếp các vị trí cho chúng, hai chiếc thấp đi với nhau, hai chiếc cao đi với nhau.
- Các chi tiết buồn cười trong chuyện là : 
+ Cậu bé đi nhầm giày những không hề biết mình đã đi nhầm giày nên đã có ý nghĩa hết sức buồn cười đó là chân bị một bên ngắn, một bên dài, đường khấp khểnh
+ Cậu bé không biết sắp xếp lại 4 chiếc giày thế nào cho cùng đôi. 
Môn : Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh củng cố về:
	- Cộng nhẩm trong phạm bảng cộng (có nhớ).
- Kỹ năng tính (nhẩm và viết) và giải toán.
- So sánh các số có hai chữ số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV và HS : SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - GV ghi lên bảng “Bảng cộng” chia làm 2 phần. Chọn 2 đội A, B (A gồm tổ 1, 2, B gồm tổ 3, 4). HS lên làm nối tiếp, em nào ghi kết quả xong về chỗ thì em khác lên làm và cứ lần lượt cho đến hết, đội nào làm đúng nhanh sẽ thắng.
 - GV nhận xét tuyên dương 2 đội.
 * GV nhận xét qua tiết kiểm tra.
3. BÀI MỚI :
 a/ GV giới thiệu bài : 
 - Các em đã học bảng cộng. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn lại bài. GV ghi tựa bài lên bảng.
 b/ Luyện tập :
 Bài 1 : Tính nhẩm.
 - GV cho HS thi đua giữa các tổ, HS trong tổ làm nối tiếp nhau mỗi loần 1 em, tổ nào làm đúng nhanh sẽ thắng.
a)9 + 6 = 15 7 + 8 = 15 6 + 5 =11 3 + 9 = 12
 6 + 9 = 15 8 + 7 = 15 5 + 6 =11 9 + 3 = 12
b)3 + 8 = 11 4 + 8 = 12 2 + 9 =11 6 + 7 = 13
 5 + 8 = 13 4 + 7 = 11 5 + 9 =14 7 + 7 = 14
 - GV cho HS cùng nhận xét.
 Bài 2 : GV cho HS làm vào bảng con.
 8 + 4 + 1 = 13 7 + 4 + 2 = 13 6 + 3 + 5 = 14
 8 + 5 = 13 7 + 6 = 13 6 + 8 = 14
 - GV nhận xét sửa chữa.
 Bài 3 : Tính dọc .
 - GV cho HS làm vào SGK trang 39 GV theo dõi HS làm.
 36 35 69 9 27 
 + 36 + 47 + 8 + 57 + 18 
 72 82 77 66 45
 - GV gọi lần lượt HS lên sửa bài.
 - GV nhận xét em nào đúng ghi Đ, em nào sai ghi S. GV chấm 1 số vở cho HS.
 * GV nhận xét qua bài làm.
 Bài 4 : GV gọi HS đọc bài toán 4.
 - GV hỏi.
 Ÿ Bài toán cho biết gì ? (cho biết Mẹ hái được 38 quả bưởi. Chị hái được 16 quả bưởi).
 Ÿ Bài toán hỏi gì ? (Hỏi Eïm và Chị há

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc