Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

CHIỀU TIẾT 1: TẬP ĐỌC*

 EM VẼ BÁC HỒ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : giấy trắng, vầng trán,,. Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn Bác Hồ.

 - Hiểu từ mới : cháu Bắc, cháu Nam. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Bài thơ kể một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác ; tình cảm yêu quý của Bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình. (trả lời được các CH trong SGK ; thuộc bài thơ).

 - Giáo dục HS kính yêu và biết ơn Bác hồ.

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - GV : Bảng phụ viết khổ thơ cần HD HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện Nhà ảo thuật.

 - HS, GV nhận xét.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1 : Luyện đọc

 - GVđọc toàn bài thơ. HS quan sát tranh minh hoạ.

 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

 + Luyện đọc từng dòng thơ: HS tiếp nối nhau đọc hai dòng thơ. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng khổ thơ :

 . HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

 . GVkết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ : cháu Bắc, cháu Nam.

 + HS đọc ĐT bài thơ.

* HĐ2: HD tìm hiểu bài

 - HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ, trả lời các câu hỏi :

 + Hãy tả lại bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ trong bài thơ ?

 + Hình ảnh Bác Hồ bế hai cháu Bắc, Nam trên tay có ý nghĩa gì ?

 + Hình ảnh thiếu nhi theo bước chân Bác Hồ có ý nghĩa gì ?

 + Hình ảnh chim trắng bay trên nền trời xanh có ý nghĩa gì ?

 + Em biết những tranh, ảnh, tượng hay bài hát nào về Bác Hồ ?

 - HS phát biểu. GV chốt lại nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Bài thơ kể một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác ; tình cảm yêu quý của Bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình.

* HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ

 - GVHD cả lớp HTL bài thơ. (HS học thuộc 2 khổ thơ ; hoặc có thể thuộc cả bài thơ).

 - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau thi đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

 - 1 vài HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc bài nhanh, đọc bài thơ thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn Bác Hồ.

3. Củng cố, dặn dò:

 - GV : Bài thơ giúp em hiểu điều gì ?

 - GV biểu dương những HS học tốt.

 - Dặn dò về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Cả lớp hát bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh.

 

doc 44 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uảng cáo ở những đâu ? 
* HĐ3: Luyện đọc lại
 - 1, 2 HS đọc cả bài.
 - GV chọn 1 đoạn trong tờ quảng cáo hướng dẫn HS luyện đọc ở bảng phụ. VD :
 Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu //
 Xiếc thú vui nhộn, / dí dỏm. //
 ảo thuật biến hoá bất ngờ / thú vị.//
 Xiếc nhào lộn khéo léo / dẻo dai. //
 - Giọng đọc vui nhộn, rõ từng từ ngữ, từng câu, ngắt giọng ngắn, rành rẽ.
 - Bốn, năm HS thi đọc đoạn quảng cáo.
 - Một, hai HS đọc cả bài. 
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhắc HS ghi nhớ những đặc điểm nội dung và hình thức của một tờ quảng cáo để thực hành viết thông báo trong tiết ôn tập cuối năm.
 - GVnhận xét tiết học, khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài.
 - Dặn dò HS chuẩn bị nội dung tốt để học tốt tiết TLV tới.
Tiết 3: Chính tả (n-v)
 nghe nhạc
i . MụC đích, yêu cầu : 
 - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
 - Làm đúng BT (BT2/a), phân biệt l/n. 
 - Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : 
 - GV : Bảng lớp viết (2 lần) nội dung (BT2/a). 
 - HS : Vở BTTV in.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : .
1. Kiểm tra bài cũ: GV cho 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con : rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
 Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc 1 lần bài chính tả, 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
 - GV hỏi : Bài thơ kể chuyện gì ?
 - GV yêu cầu cả lớp nhìn sách, chú ý các chữ cần viết hoa trong bài.
 - HS đọc thầm đoạn chính tả, tìm những chữ dễ viết sai, viết vào giấy nháp để ghi nhớ
 ( VD : nổi nhạc, giẫm, réo rắt,...).
GV đọc cho HS viết bài : GVnhắc các em viết giữa trang vở tên bài, những chữ đầu mỗi dòng thơ đều viết lùi vào 2 ô. GVtheo dõi, uốn nắn HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài, chọn cho HS làm phần a). 
 - HS làm bài vào vở BT. GV đi đến từng bàn kiểm tra HS làm bài để phát hiện lỗi của HS, sau đó đọc kết quả. 
 - Cả lớp và GVnhận xét, kết luận bạn thắng cuộc. 
 Lời giải : a) náo động - hỗn náo ; béo núc ních - lúc đó 
 - 5, 7 HS đọc lại lời giải đúng. Cả lớp sửa bài (nếu sai).
 - Củng cố phân biệt l/n.
Bài 3/a:
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
 - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 nhóm làm bài dưới hình thức thi tiếp sức. Lần lượt mỗi HS của từng nhóm chạy nhanh lên bảng viết từ tìm được.
 - Một số HS nhìn bảng đọc lại kết quả. Cả lớp viết lời giải đúng (mỗi em viết ít nhất 8 từ). Củng cố về l/n.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết đúng, đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại BT, viết lại những lỗi sai trong bài.
Tiết 4 : Toán
 tiết 112 : luyện tập
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.
 - Rèn luyện kĩ năng nhân có nhớ hai lần, giải toán đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Bảng phụ (BT4).
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS làm bài 4 trang 115. 
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Củng cố kiến thức cũ
 - HS thực hiện phép nhân 1254 x 2 ở bảng con, 1HS làm bảng lớp.
 - GV nhận xét , chữa bài.1 vài HS nêu cách tính.
 - HS tự lấy VD khác tương tự rồi tính.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm vào bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, một vài HS nêu cách nhân.
 - Củng cố cách nhân các số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần).
Bài 2:
 - Cho HS đọc bài toán. 
 - HD HS thực hiện theo hai bước :
 + Tính số tiền mua 3 cái bút (2500 x 3 = 7500 (đồng).
 + Tính số tiền còn lại (8000 - 7500 = 500 (đồng)).
 - HS giải bài vào vở.1 HS làm trên bảng.
 - Chữa bài, Củng cố giải bài toán có hai phép tính.
Bài 3: 
 - HS xác định yêu cầu bài. HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
 - Cho HS tự làm và chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Củng cố về tìm số bị chia chưa biết.
Bài 4:
 - GV treo bảng phụ. 
 - HS đọc yêu cầu bài (HS làm phần a) nếu còn thời gian làm phần b).
 - HS đếm số ô vuông tô đậm ở trong hình.
 Hình a) tô màu thêm 2 ô vuông để tạo thành một hình vuông có 9 ô vuông. 
 Hình b) tô màu thêm 4 ô vuông để tạo thành một hình vuông có 12 ô vuông.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
sáng Ngày soạn: 29 - 01 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 04 - 02 - 2015.
Tiết 1: toán
 Tiết 113 : chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số).
 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán một cách linh hoạt, chính xác.
 - HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị: Phấn màu
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu cách tìm thừa số chưa biết. HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : GV HD HS thực hiện phép chia 6369 : 3 
 - HS nhận xét về số chữ số của số bị chia và số chia.
 - 1 HS nêu cách thực hiện phép chia đó.
 - HS nêu miệng, GV viết bảng (như SGK)
 - Vài HS nhắc lại cách chia.
 + Thực hiện từ trái sang phải.
 + Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm : chia, nhân, trừ.
 - GV nhấn mạnh đây là trường hợp mỗi lần chia đều chia hết.
* HĐ2 : HD thực hiện phép chia 1276 : 4
 - HD HS thực hiện tương tự như trên. Cần lưu ý HS ở lần chia đầu tiên phải lấy hai chữ số để chia. Sau đó thực hiện các bước chia như phần trên.
 - HS nhắc lại : Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số.
* HĐ3 : Thực hành
Bài 1: 
 - HSTB nêu yêu cầu BT và nhắc lại cách chia.
 - HS làm vào bảng con rồi chữa. Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2:
 - HS đọc bài toán.
 - 1 HS nêu miệng tóm tắt và nhận dạng toán.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. Nhận xét, chữa bài.
 Bài giải
 Số gói bánh trong mỗi thùng là:
 1648 : 4 = 412 (gói)
 Đáp số : 412 gói.
 - Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến phép chia. 
Bài 3:
 - HS nêu yêu cầu BT
 - 1 HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
 - HS làm bài vào bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, nhận xét, bổ sung. 
 - Củng cố cách tìm thừa số chưa biết.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
 - VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIếT 3: Đạo Đức
 tôn trọng đám tang 
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
 - HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
 - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước đau buồn của người khác. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
 - HS có thái độ tôn trọng đám tang. Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
II. Chuẩn bị:
 - HS : Vở BT Đạo đức (HĐ2).
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Kể chuyện đám tang.
Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
 Cách tiến hành:
 - GV kể chuyện: Đám tang
 - Đàm thoại:
 + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang ?
 + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang ?
 + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích ?
 + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ?
 + Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
 - GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
* HĐ2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu : HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
 Cách tiến hành:
 - HS mở Vở BT Đạo đức, đọc yêu cầu của BT:
 - HS làm việc cá nhân.
 - HS trình bày kết quả làm việc, HS có thể giải thích lí do vì sao theo mình hành vi đó là đúng hoặc sai.
 - GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang ; Các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
* HĐ3: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
Cách tiến hành:
 - GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ.
 - HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân.
 - GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp.
 - GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa q
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng), T, S (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng : Quê em ... nhịp cầu bắc ngang (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - GD HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa Q, T, S . Tên riêng: Quang Trung .
III. các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: Phan Bội Châu. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ HS tìm các chữ viết hoa có trong bài : Q, S, T.
+1 HS nhắc lại cách viết chữ hoa Q, S, T.
+ GVviết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết chữ Q, S, T trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+1 HS đọc từ ứng dụng: Quang Trung.
 + GV giới thiệu về Quang Trung.
+ HS tập viết từ Quang Trung. 
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng: Quê em ... nhịp cầu bắc ngang.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
+ HS tập viết trên bảng con các chữ Quê, Bên.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài để chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa Q.
- GVnhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
Chiều tiết 1: tập làm văn*
 nói, viết về người lao động trí óc
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố nói, viết về người lao động trí óc. 
 - Rèn kĩ năng viết rõ ràng, sáng sủa, viết đúng chính tả. 
 - HS yêu quý những người lao động trí óc.
II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
 - HS mở vở BTTV in trang 20. 
 - HS đọc yêu cầu BT và các câu hỏi gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo. 
- 1, 2 HS làm miệng dựa theo các câu hỏi gợi ý :
 + Người đó là ai, làm nghề gì ?
 + Người đó hằng ngày làm những công việc gì ?
 + Người đó làm việc ntn ? 
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
 - Cho HS làm bài vào vở BT ( HS viết khoảng 7 - 10 câu).
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Gọi một số em đọc bài viết.
 - GV chấm một số bài, nhận xét. 
* HĐ2: Củng cố, dặn dò 
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết bài tốt.
 - Dặn dò HS .
Tiết 2: toán *
Luyện tập về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 - Rèn kĩ năng làm tính chia và giải toán một cách thành thạo, chính xác.
 - HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị: Vở BTT in. Nội dung ôn tập. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS nêu cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức:
 - 3, 4 HS nêu cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm.
 - HS lấy VD minh hoạ. Nhận xét, chữa nhanh.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in trang 29
Bài 1: 
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở BT, 3 HS làm trên bảng lớp.GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa bài, cho 1, 2 em nhắc lại cách chia.
 - Củng cố cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: 
 - HS đọc bài toán.
 - HS nêu miệng cách tóm tắt và nhận dạng toán.
 - HS làm bài rồi chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán có sử dụng phép chia.
Bài 3:
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép tính.
 - HS làm vào vở 4 HS làm bảng lớp -> chữa bài.
 - Củng cố cách tìm thừa số chưa biết trong phép tính.
* HĐ3: HD HS làm bài tập sau (Nếu còn thời gian).
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
 a) 4269 : 3 b) 2478 : 6
 7684 : 4 7299 : 9
Bài 2: HS tự đặt 1 đề toán có lời văn giải bằng một phép chia tương tự như bài học rồi tự tóm tắt và trình bày bài giải.
 - Nhận xét, chữa bài.GV chuẩn xác KT.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhấn mạnh nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
 - VN xem lại bài.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
 Lá cây
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết được cấu tạo ngoài của lá cây. Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây. Phân loại các lá cây sưu tầm được.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm đúng, nhanh.
 - Có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị:
 - Các hình trong SGK trang 86, 87.
 - Sưu tầm các lá cây khác nhau, giấy khổ Ao và băng keo.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ích lợi của rễ cây đối với đời sống con người.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Biết mô tả về sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu 
được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm
 + GV yêu cầu HS quan sát các hình 1-> 4 trong SGK trang 86, 87 và kết hợp quan sát những lá cây HS mang đến lớp.
 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các lá cây và thảo luận theo gợi ý : 
 . Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của các lá cây quan sát được.
 . Hãy chỉ và nói đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
 + Các nhóm khác bổ sung.
=> KL : Lá cây thường có màu xanh lục, một số cây có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá.
* HĐ2 : Làm việc với vật thật
Mục tiêu: Phân loại được các lá cây sưu tầm được.
Cách tiến hành:
 - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ Ao và băng dính. Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và đính vào tờ giấy khổ Ao theo từng nhóm có hình dáng, kích thước, hình dạng tương tự nhau.
 - Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp và nhanh.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS có ý thức bảo vệ cây cối.
sáng Ngày soạn : 30 - 01 - 2015
 Ngày dạy : Thứ 6 - 06 - 02 - 2015.
Tiết 1 : tập làm văn
 kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý SGK.Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn.
 - Rèn kĩ năng kể rõ ràng, tự nhiên, viết đúng chính tả, mạch lạc, thành câu.
 - Thể hiện sự tự tin. Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận. Ra quyết định. Quản lí thời gian.
 - GD HS yêu thích nghệ thuật.
II. chuẩn bị : 
 - Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật.
 - Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý cho bài kể. 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài viết về một người lao động trí óc (Tiết TLV tuần 22). GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
 - 1 HS đọc yêu cầu của BT và các gợi ý. 
 - GV nhắc nhở HS.
 - Một HS làm mẫu (trả lời nhanh theo các gợi ý).
 - Một vài HS kể. GV nhận xét nhanh lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm.
* HĐ2 : Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu của bài. 
 - GVnhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu (HS viết khoảng 7 câu).
- HS viết bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
 - Một số HS đọc bài. GV chấm một số bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Cả lớp bình chọn những bạn có bài nói, viết hay nhất. 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 khả năng kì diệu của lá cây
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin: phân tích thông tin để biết giá trị của lá đối với đời sống của cây, đời sống động vật và con người. Kĩ năng làm chủ bản thân: có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây. Kĩ năng tư duy phê phán: phê phán lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây.
 - HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị : 
 - Các hình trong SGK trang 88, 89.
 - HS : Vở BT TN- XH in.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
* HĐ1: Làm việc với SGK theo cặp
Mục tiêu : Biết nêu chức năng của lá cây. 
Cách tiến hành :
- Bước 1: Làm việc theo cặp
 GVyêu cầu từng cặp HS dựa vào hình 1 trang 88 SGK, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. Ví dụ :
 + Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
 + Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
 + Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
 + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
=> Kết luận : Lá cây có ba chức năng : Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
* HĐ2 : Thảo luận nhóm
 Mục tiêu: Kể được những ích lợi của lá cây. 
Cách tiến hành: 
 - Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát ở các hình ở trang 89 SGK để nói về ích lợi của lá cây. 
 Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
- Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như :
 + Để ăn : + Làm thuốc : + Gói bánh, gói hàng :
 + Làm nón : + Lợp nhà :
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu KT. Liên hệ cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người ; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ô-xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS luôn có ý thức chăm sóc và bảo về cây cối. 
Tiết 3: toán
 Tiết 115: chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (Tiếp)
I. mục đích, yêu cầu : 
 - Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). 
 - Vận dụng phép chia để làm tính toán và giải toán đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Phấn màu.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm bài tập 2 trang 118 SGK. HS, GV nhận xét chữa bài. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1 : GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia 4218 : 6
 - GV nêu vấn đề : HS đặt tính rồi tính 4218 : 6 
 - Quy trình thực hiện tính : Thực hiện từ trái sang phải.
 - Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm (chia, nhân, trừ), chỉ ghi chữ số của thương và số dư.
 - Phép chia này có đặc điểm gì ?
 - Khi nào thực hiện phép chia thì thương có chữ số 0 ?
 - Yêu cầu HS lấy ví dụ khác tương tự.
* HĐ2 : Hướng dẫn thực hiện phép chia 2407 : 4
 HS thực hiện tương tự như trường hợp 4218 : 6. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm : chia, nhân, trừ nhẩm.
* HĐ3 : Thực hành
Bài 1: 
- HS xác định yêu cầu bài. 
 - Cho HS đặt tính rồi tính ở bảng con, 2 HS làm bảng lớp.
 - Chữa bài HS nêu cách tính.
 - Rèn kĩ năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2:
- HS đọc bài toán.
- GV HD HS giải theo hai bước :
 + Đã sửa bao nhiêu mét đường ? (1215 : 3 = 405 (m)).
 + Còn phải sửa bao nhiêu mét đường ? (1215 - 405 = 810 (m)).
- Cho HS làm bài vào vở. 1HS làm bài trên bảng. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Nhận xét chữa bài. 
- Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
Bài 3:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS nhận xét để tìm ra phép tính đúng hoặc sai. GV phân tích cái sai.
 - HS có thể gợi ý : nhẩm tính "số lần chia" ở mỗi phép tính đã cho phải là 3 lần chia, nên thương phải có ba chữ số. Do đó hai phép chia sau :
 1608 : 4 = 42 và 2526 : 5 = 51 (dư 1) là sai.
 - Củng cố về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV khắc sâu về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức chăm học, chăm làm.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - ý kiến của các thành viên.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc