Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2016-2017

Toán Tiết 161: Ôn tập các số trong phạm vi 1000 (Tiếp theo)

I. Mục tiêu.

- Biết đọc, viết các số có ba chữ số. Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục các đơn vị và ngược lại. Sắp xếp được các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

- Vận dụng kiến thức đã học làm được các bài tập.

- HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: bảng phụ HS: Bảng con

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát

2.Kiểm tra bài cũ. – GV yêu cầu HS làm bảng con

465 700 372 299 534 500+34

- GV nhận xét - HS làm bảng con:

465 < 700="" 372=""> 299 534 = 500+34

- HS nhận xét

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài

- Để giúp các em tiếp tục rèn kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số và phân tích thành các trăm, chục, đơn vị, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Ôn tập các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo)”

- Gọi HS nhắc tựa bài

- HS lắng nghe

- HS nhắc tựa bài

3.2.Thực hành:

Bài 1. Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài, gọi HS nối tiếp lên bảng sửa bài

- HS đọc

- HS theo dõi, nối tiếp lên bảng sửa bài:

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bài chính tả phải viết hoa? Vì sao viết hoa ?
- HS lắng nghe - 3 HS đọc lại đoạn viết
- Chữ Thấy viết hoa vì là chữ đầu câu. Chữ Vua viết hoa vì là chữ đứng đầu câu và thể hiện ý tôn trọng. Quốc Toản là tên riêng.
- GV đọc cho HS viết từ ngữ khó, sửa sai cho HS
- HS viết vào bảng con các từ: lũ giặc, nghiến răng, xiết chặt
b. Đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- HS nghe - soát lỗi chính tả. 
c. Chấm chữa bài.
 - GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập. 
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 2a. Điền vào chỗ trống s hay x:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS, cho HS làm vào vở
 - Cả lớp làm vào vở, nối tiếp lên bảng sửa bài:
- Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Con công hay múa
Nó múa làm sao ?
Nó rụt cổ vào
Nó xoè cánh ra.
 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
 Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con
- GV nhận xét
- HS nhận xét
4. Củng cố: GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại nội dung bài viết
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.
Tập viết	Tiết 33:	 Chữ hoa V (Kiểu 2)
I. Mục tiêu.
- Biết viết chữ V hoa kiểu 2 theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ Việt Nam thân yêu theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và mẫu chữ đúng quy định.
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Mẫu chữ cái viết hoa V kiểu 2 đặt trong khung chữ. - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : cho HS viết bảng con 
- Cả lớp viết bảng con: Q, Quân
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết đúng chữ hoa mới và hiểu nghĩa câu ứng “Việt Nam thân yêu” qua bài: “Chữ hoa V (kiểu 2)”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV gắn mẫu chữ hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát nhận xét
+ Chữ hoa V có độ cao mấy ô li ?
- Cao 5 ô li
+ Gồm mấy nét là những nét nào ?
- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết
+ Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y ( nét móc hai đầu, ĐB trên ĐK5, DB ở ĐK2)
+ Nét 2: từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở ĐK 6.
+ Nét 3: từ điểm DB củ nét 2, đổi chiều 
bút, viết một đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành một vòng xoắn nhỏ, DB ở ĐK6.
- Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: nét móc 2 đầu, nét cong phải và nét cong dưới tạo vòng xoắn nhỏ.
- HS quan sát 
- Cho HS tập viết chữ V
- HS viết trên bảng con ( 2 lần )
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
 V V
3.3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng: Việt Nam thân yêu
- Giúp HS giải nghĩa câu ứng dụng: Em hiểu câu ứng dụng nghĩa như thế nào?
- Việt Nam là tổ quốc thân yêu của chúng ta
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
- HS quan sát nhận xét:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?
+ Các chữ cái: V, N, h, y
+ Chữ t
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Việt”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con (2 lần) Việt
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 “Việt Nam thân yêu”
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Tập đọc	 Tiết 99:	 Lượm
I. Mục tiêu.
- Đọc, hiểu nghĩa được các từ ngữ được chú giải trong bài: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng. Hiểu nội dung: Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc đáng yêu và dũng cảm. 
- Đọc đúng các câu thơ 4 chữ, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Học thuộc lòng bài thơ 
- Giáo dục HS lòng dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. 
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bóp nát quả cam
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiếp nối truyện Bóp nát quả cam kể về Trần Quốc Toản – Một thiếu niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên cách đây hơn 700 năm, hôm nay các em sẽ được học bài thơ Lượm viết về một chú bé làm liên lạc đưa thư qua các mặt trận trong thời kì cả dân tộc ta chiến đấu chống thực dân Pháp. Hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ đẹp như thế nào, các em hãy cùng đọc bài thơ để biết điều đó.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, nhấp nhô,...
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- Bài thơ có mấy khổ thơ?
- Có 5 khổ thơ
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Chú bé loắt choắt/
Cái xác xinh xinh/
Cái chân thoăn thoắt/
Cái đầu nghênh nghênh// 
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải thích từ: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 5
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
+ Đọc đồng thanh: đọc cả bài
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
Câu 1. Tìm những nét đáng yêu ngộ nghĩnh của Lượm trong 2 khổ thơ đầu.
Câu 2. Lượm làm nhiệm vụ gì ?
Câu 3. Lượm dũng cảm như thế nào ?
- Em hãy tả hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4?
Câu 4. Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ?
*Qua bài em hiểu được điều gì?
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
- Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường. 
- Làm nhiệm vụ chuyển thư, chuyển công văn, tài liệu.
- Lượm không sợ nguy hiểm vượt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc, chuyển gấp lá thư “ thượng khẩn”
- Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên biển lúa.
- HS phát biểu.
* Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc rất ngộ nghĩnh đáng yêu và dũng cảm.
3.4. Luyện đọc lại
- GV nhắc lại cách đọc, giọng dọc
- GV gắn bảng phụ ghi điểm tựa, hướng dẫn cách đọc, giọng đọc
- Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét
- HS nghe 
- HS học thuộc lòng bài thơ
- HS nhận xét
4. Củng cố. Bài thơ ca ngợi điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời: Ca ngợi chú bé liên lạc rất ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Đạo đức	Tiết 33:	 Dành cho địa phương
I. Mục tiêu.
- Biết được hoàn cảnh khó khăn của một số bạn trong lớp. Hiểu được là bạn bè cần phải chia sẻ, giúp dỡ nhau khi gặp khó khăn.
- Thực hiện đoàn kết, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn b»ng những việc làm phù hợp.
- Quý trọng tình bạn, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy học - HS: Bảng nhóm	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : Kể tên những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
- GV nhận xét
- 3 HS trả lời
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục tìm hiểu và chia sẻ về hoàn cảnh của các bạn trong lớp nhằm giúp các em biết thể hiện tình đoàn kết và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Nội dung.
* Hoạt động 1. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn.	
- GV cho HS tự đăng kí giúp đỡ các bạn gặp khó khăn theo khả năng của mình.
- GV tập hợp những HS cùng đăng ký giúp đỡ 1 bạn gặp khó khăn thành nhóm và hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn 
- Cho các nhóm báo cáo về kế hoạch giúp bạn 
 - GV và các nhóm góp ý cho bản kế hoạch để phù hợp với khă năng của HS.
- GV nhận xét
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
*Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn gặp khó khăn. 
- HS thực hiện
- HS nghe và xây dựng vào giấy A4
- HS báo cáo
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS
- Thực hiện điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2017
Toán	 Tiết 163:	Ôn tập về phép cộng và phép trừ
I. Mục tiêu.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm. Làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số cố ba chữ số và (có nhớ) trong phạm vi 100. Giải được bài toán bằng một phép cộng.
- Vận dụng kiến thức, làm đúng các bài tập.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.GV:bảng phụ HS:Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. GV cho HS làm bảng con
631  640 909  902 + 7 708  807
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay các em sẽ được ôn lại kĩ năng làm tính cộng trừ các số có 3 chữ số và trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, qua bài: “Ôn tập về phép cộng và phép trừ”
- 3 HS lên bảng thực hiện
631 < 640 909 = 902 + 7 708 < 807
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nhắc tựa bài
Bài 1.Tính nhẩm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nêu miệng kết quả
- GV nhận xét.
Bài 2. Tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài vào bảng con cột 1, cột 2,3 làm vào vở
- GV nhận xét
Bài 3. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, nối tiếp sửa bài:
30 + 50 = 80 300 + 200 = 500
20 + 40 = 60 600 - 400 = 200
90 - 30 = 60 500 + 300 = 800
80 – 70 = 10 700 - 400 = 300
- HS nhận xét 
- HS đọc
- HS làm bài bảng con, sau đó làm vào vở 
 34 68 968
 62 25 503
 96 43 465 
 64 72 90
 18 36 38
 82 36 52 
 765 286 600 
 315 701 99 
 450 987 699
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu: Tóm tắt
Gái: 265 học sinh
Trai : 234 học sinh
Trường: ....học sinh?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Trường tiểu học đó có số học sinh là:
265 + 234 = 499 (học sinh)
Đáp số: 499 học sinh
- HS nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Luyện từ và câu	 Tiết 33:	 Từ ngữ chỉ nghề nghiệp 
I. Mục tiêu.
- Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp, nhận biết được những từ ngữ nói nên phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
- Đặt được một số câu ngắn với những từ tìm được.
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS tìm những cặp từ trái nghĩa - GV nhận xét
- HS tìm và nêu: lên – xuống; cao – thấp;....
- HS nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
- Để giúp các em nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp, nhận biết được những từ ngữ nói nên phẩm chất của nhân dân Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài:“Từ ngữ chỉ nghề nghiệp”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập:
Bài 1. Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, cho HS thảo luận nhóm 4 dựa vào tranh từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh.
- Gọi đại diện các nhóm trình này
- GV nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm 4
- HS trình bày kết quả trước lớp:
1: Công nhân; 2: Công an; 3: Nông dân; 4: Bác sĩ; 5: Lái xe; 6: Người bán hàng.
 - HS nhận xét, sửa bài
Bài 2. Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV phát bảng phụ, hướng dẫn cho HS thảo luận nhóm 4, tìm và ghi nhanh từ ngữ cỉ nghề nghiệp vào bảng
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4.
- Gọi đại diện các nhóm gắn bảng nhóm lên bảng và đọc
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Cho HS viết bài vào vở
Bài 3. Những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn cho HS tìm theo nhóm đôi và ghi vào vở
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét
Bài 4. Đặt một câu với một từ tìm được trong bài tập 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn, cho HS chọn một từ và sau đó đặt một câu với từ đó
- Gọi HS nêu trước lớp
- GV nhận xét
- HS trình bày bảng nhóm và đọc bài làm của nhóm: Thợ may, thợ nề, thợ làm bánh, đầu bếp, hải quân, giáo viên
- HS nhận xét, bổ sung
- HS viết bài vào vở
- HS đọc
- HS tìm và ghi vào vở
- HS đọc bài làm của mình: Anh hùng, gan dạ, thông minh, đoàn kết, anh dũng
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi và tự đặt câu
- HS đọc: 
+ Trần Quốc Toản là một thanh niên anh hùng.
+ Bạn Nam rất thông minh.
+ Hương là một HS rất cần cù.
- HS nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS
 Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2017
Toán	Tiết 164: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
- Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm và biết làm tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng trừ không nhớ các số có ba chữ số. Giải được bài toán về ít hơn. Tìm được số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.
- Vận dụng kiến thức, làm đúng các bài tập.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ - HS: bảng con
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ. - GV đọc đề bài, cho HS làm bảng con
- HS làm bảng con 
 765 566
 315 40
 450 526
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào làm các bài tập đó là cộng trừ nhẩm các số tròn trăm và biết làm tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng trừ không nhớ các số có ba chữ số, qua bài: “Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo)”
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành
Bài 1. Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nêu miệng kết quả
- GV nhận xét
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài vở
- Gọi HS làm bài nhanh lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, nối tiếp nêu kết quả:
500 + 300 = 800 700 + 100 = 800
800 - 500 = 300 800 - 700 = 100
800 - 300 = 500 800 - 100 = 700
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng sửa bài:
66 + 29 100 – 72 345 + 422 517 + 360
 65 100 345 517
 29 72 422 360
 94 028 767 877
- HS nhận xét
Bài 3. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét 
Bài 5. Tìm x:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gọi HS xác định tên gọi của x trong phép tính
- Gọi HS nêu cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết
- GV cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
 - HS đọc
- HS nêu: Tóm tắt
Anh cao: 165 cm
Em thấp hơn anh: 33 cm
Em cao: ....cm?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Em cao số xăng – ti – mét là:
165 - 33 = 132 (cm)
Đáp số: 132 cm
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu: câu a, x là số bị trừ chưa biết, câu b, x là số hạng chưa biết
- HS nêu
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng sửa bài:
x - 32 = 45 x + 45 = 79 
 x = 45 + 32 x = 79 - 45
 x = 77 x = 34
- HS nhận xét
4. Củng cố:- Nhận xét giờ.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 66:	 (Nghe viết) Lượm
I. Mục tiêu.
- Hiểu nội dung và nghe - viết 2 khổ thơ của bài thơ: Lượm 
- Nghe - viết chính xác và làm đúng các bài tập phân chính tả.
- Giáo dục HS lòng dũng cảm. HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con lao xao, xoè cánh
- HS viết bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết 2 khổ thơ đầu trong bài Lượm và tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc bài thơ 1 lần
- HS nghe - 2 HS đọc.
+ Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ ?
+ Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn cách trình bày
- Cho HS viết từ khó
- GV nhận xét, cho HS đọc lại các từ
+ 4 chữ 
+ Nêu bắt đầu từ ô thứ 3.
- HS nhận xét
- HS theo dõi
-HS viết bảng: loắt choắt, nghênh nghênh, cái xắc, thoăn thoắt, huýt sáo, chim chích.
- HS đọc
b. GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cho HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài 3a. Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng chỉ khác nhau ở âm s và x:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS tìm, cho HS làm bài vào vở
- HS đọc
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng sửa bài:
(sen, xen) - hoa sen, xen kẽ
(xưa, sưa) - ngày xưa, say sưa
(xử, sử) - cư xử, lịch sử
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, tìm và viết vào vở
- Gọi HS nêu
- GV nhận xét
- HS nêu: so sánh – xo vai
Sa xuống – xa xôi
Cây sung – xung phong
Sinh sống – xinh đẹp
Dòng sông – xông lên.
- HS nhận xét, sửa bài và bổ sung vào vở
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Kể chuyện	 Tiết 33:	 Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước căm thù giặc Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong truyện
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, kể kết hợp với điệu bộ
+ KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, đảm nhận trách nhiệm, kiên định
- Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước căm thù giặc của nhân dân ta.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu
- GV nhận xét
- 2 HS kể
- HS nhận xét
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ dựa vào nội dung truyện sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện và kể lại từng đoạn của câu chuyện, sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Qua bài Bóp nát quả cam
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn kể chuyện.
+ GV kể mẫu, tóm tắt nội dung
- HS nghe.
1. Sắp sếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, trao đổi nhóm đôi sắp xếp lại các tranh vẽ theo đúng thứ tự
- GV nhận xét
2. Kể từng đoạn câu chuyện dựa theo 4 tranh đã được sắp xếp lại.
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS kể trong nhóm theo tranh
- GV gọi đại diện các nhóm thi kể
- GV nhận xét
3. Kể toàn bộ câu chuyện 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV cho HS thi kể trước lớp
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS quan sát trao đổi với bạn
- HS nêu thứ tự đúng của các tranh: 2-1- 4 - 3
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS kể theo nhóm
- Đại diện các nhóm thi kể
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS thi kể trước lớp
- HS nhận xét bình chọn
4. Củng cố. KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, đảm nhận trách nhiệm, kiên định
- Qua hành động và ý chí của Trần Quốc Toản, dù tuổi nhỏ nhưng có hành động và ý chí yêu nước, bản thân em là học sinh, em cần làm những việc gì để thể hiện sự yêu nước, góp phần giúp đất nước phát triển?
- Em đã thực hiện được những việc làm đó chưa?
- HS nêu
- HS trả lời
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS kể hay, Khuyến khích những HS có tiến bộ
- HS lắng nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS. 
-Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2017
Toán	Tiết 165: 	 Ôn tập về phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu.
- Thuộc bảng nhân và bảng chia đã học để tính nhẩm. Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính. Biết tìm số bị chia, tích. Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Vận dụng kiến thức, làm đúng các bài tập.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV đọc bài toán cho HS làm bảng con
- GV nhận xét
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng bảng nhân bảng chia để tính nhẩm và tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính, qua bài: “Ôn tập về phép nhân và phép chia”
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2.Thực hành
Bài 1. Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nêu miệng kết quả
- GV nhận xét
Bài 2. Tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bảng con
- GV nhận xét
Bài 3. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét 
Bài 5. Tìm x:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gọi HS xác địn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_33_CKTKC_2016_2017.doc