Giáo án Lớp 2 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu.

 Hiểu các từ ngữ: Ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.

 Hiểu ý nghĩa truyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, xem thường người khác.(trả lời được CH1,2,3,5-HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4)

-GDHS luôn bình tĩnh trước khó khăn và không nên kiêu căng xem thường người khác.

- Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

+ Tư duy sáng tạo: nhận xét , bình luận về các nhân vật trong câu chuyện

+ Ra quyết định: Biết lựa chọn tình huống thích hợp.

+ ứng phó với căng thẳng:

II, ĐỒ DÙNG. bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 1143Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22:
 Thứ 2 ngày 24 tháng 1 năm 2011.
Tập đọc: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu.
 Hiểu các từ ngữ: Ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
 Hiểu ý nghĩa truyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, xem thường người khác.(trả lời được CH1,2,3,5-HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4)
-GDHS luôn bình tĩnh trước khó khăn và không nên kiêu căng xem thường người khác.
- Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
+ Tư duy sáng tạo: nhận xét , bình luận về các nhân vật trong câu chuyện
+ Ra quyết định: Biết lựa chọn tình huống thích hợp.
+ ứng phó với căng thẳng: 
II, Đồ dùng. bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1.
A. Kiểm tra bài cũ.
Gọi 2 h /s đọc thuộc lòng bài Vè chim
- 2 h/s đọc.
- Em thích loài chim nào? Vì sao?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
1. Giáo viên đọc mẫu. Giọng người dẫn chuyện chậm rãi, giọng Chồn lúc kiêu căng , lúc thất vọng, cuối truyện lại rất chân thành. Giọng Gà Rừng khiêm tốn tự tin.
- Nghe, theo dõi.
2, Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc đoạn rút từ khó –cho 4 HS đọc 
- H/d luyện đọc từ khó.
- Cuống quýt, thọc.
Đoạn 1: H/d ngắt giọng câu văn dài, giọng đọc câu hỏi, giọng Chồn hợm hĩnh, Gà Rừng khiêm tốn.
- Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân/ nhưnng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.//
Đoạn 2: Giọng Gà Rừng hốt hoảng, Chồn buồn bã
Đoạn 3: Giải nghĩa từ: Tìm từ cùng nghĩa với mẹo. 
Đoạn 4: 
Đọc nối tiếp 4 đoạn
4 h/s nối tiếp đọc 2 lần
c, Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc theo nhóm bàn
d, Thi đọc giữa các nhóm
G/v nhận xét, ghi điểm.
-1HS đọc toàn bài 
 Tiết 2.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
Gọi h/s đọc toàn bài
- 1 h/s đọc to, lớp đọc thầm.
- Y/c h/s đọc thầm đoạn 1
- Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng?
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. ít thế sao?Mình thì có hàng trăm.
- H/d giọng đọc của Chồn huênh hoang, giọng Gà Rừng khiêm tốn.
- Khi gặp nạn Chồn như thế nào?
- Học sinh đọc đoạn 2 để trả lời.
- Khi gặp nạn Chồn lúng túng, sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.
- Khi đọc giọng của Chồn nói với gà giọng lo lắng.
Chuyển: Hai con vật làm thế nào để thoát nạn, chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 3.
- Ai đã nghĩ ra mẹo để thoát nạn?
- Gà Rừng.
- Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
- Gà Rừng nghĩ ra mẹo giả vờ chết để lừa người thợ săn tạo cơ hội cho Chồn chạy thoát.
- Qua chi tiết đó ta thấy Gà Rừng có những phẩm chất nào đáng quý?
- Thông minh dũng cảm, liều mình cứu bạn.
- Sau lần thoát nạn đó thái độ của Gà Rừng ra sao?
- Đọc đoạn 4 và trả lời
Chồn thay đổi hẳn thái độ, trở nên khiêm tốn hơn. Nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
Hoạt động 4. Luyện đọc lại.
-1 h/s đọc lại toàn bài.
- Y/c h/s đọc câu hỏi 5
- Y/c h/s thảo luận, gọi từng nhóm trình bày, nêu lí do.
G/v chốt tên ( C) phù hợp với chủ điểm
- Y/c đọc phân vai
- Gọi các nhóm đọc
- Con thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
C. Củng cố dặn dò.
- Hãy bình tĩnh trong lúc hoạn nạn, phải biết tôn trọng bạn.
Toán: Kiểm tra.
I.Yêu cầu:
- Học thuộc và biết vận dụng các bảng nhân đã học để làm bài tập.
- Nắm vững và nhận biết về đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
-Giải toán có lời văn bằng một phép nhân 
 -Trình bày bài sạch sẽ, đẹp.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Giáo viên ghi đề bài.
Bài1: Tính nhẩm.
3 x 7 2 x 8 5 x 9
4 x 7 3 x 8 4 x 9
5 x 7 4 x 8 3 x 5
Bài 2: Tính.
5x 5 + 6 = 4 x 6 - 17 =
2 x 9 - 18 = 3 x 9 + 29 =
Bài 3: Mỗi học sinh có 5 quyển vở. Hỏi 9 học sinh có bao nhiêu quyển vở?
Bài 4: a, Tính độ dài đường gấp khúc sau.( Mỗi đoạn đều dài 2 cm)
 A C E 2 cm F
 B D
 b, Ghi tên các đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng có trong hình vẽ trên.
Bài 5. Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tích là 20.
B. Học sinh làm bài.
C. Thu bài chấm.
Biểu điểm: Bài 1 : 3 đ Bài 2: 2 đ Bài 3: 1 đ
 Bài 4: 2 đ Bài 5: 1 đ
Đạo đức: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: H/s biết nói lời y/c đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.Lời y/c đề nhgị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- H/s biết sử dụng lời y/c đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày.
- H/s có thái độ quý trọng những người biết nói lời y/c, đề nghị phù hợp.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra.
- Khi nào cần nói lời y/c đề nghị?
- Khi cần được giúp đỡ.
- Nx 
B. Bài tiếp.
Hoạt động 1: H/s tự liên hệ.
Mục tiêu: H/s biết tự đánh giá việc sử dụng lời y/c đề nghị của bản thân.
Cách tiến hành. G/v nêu y/c
- Em nào đã biết nói lời y/c, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ?
Hãy kể một vài trường hợp cụ thể.
- H/s tự liên hệ
- G/v khen h/s đã biết thực hiện bài học.
- Y/c h/s mở BT (33) đọc y/c bài 4.
- Đọc y/c bài 4
- Y/c h/s ghi tên chữ cái đặt trước câu trả lời
- Vì sao em chọn cách ứng xử này?
- Vì tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
KL: Khi muốn sử dụng đồ dùng của bạn cần phải hỏi mượn lịch sự, nếu bạn cho phép mới lấy dùng.
Hoạt động 2: Đóng vai.
Mục tiêu: H/s thực hành nói lời y/c, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
Cách tiến hành: G/v nêu tình huống, y/c h/s thảo luận đóng vai theo từng cặp.
Tình huống1: Em muốn mẹ cho đi chơi công viên vào ngày chủ nhật.
- Thảo luận đóng vai theo nhóm.
- Mời một vài cặp lên đóng vai 
- Y/c h/s nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm
- Nhiều h/s nhận xét.
- Tương tự các tình huống khác.
KL: KHi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của người khác em cần nói lời, cử chỉ, hành động thíc hợp.
Hoạt động 3: Trò chơi văn minh, lịch sự
Mục tiêu: Biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.
Cách tiến hành. G/v phổ biến trò chơi, luật chơi.
Người chủ trò nói một câu đề nghị nào đó đối với các bạn trong lớp, nếu là lời đề nghị lịch sự thì các bạn trong lớp làm quen hoặc ngược lại.
- G/v nhận xét, đánh giá.
KL: Biết nói lời y/c đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
- H/s thực hiện trò chơi.
 Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2011.
 Chính tả:(Nghe viết): 
 Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại đúng đẹp đoạn Một buổi sáng...thọc vào hang.
- Củng cố quy tắc chính tả r/ d/ gi, dấu ? / ngã.
-Rèn HS có ý thức giữ vở sạch ,viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng. Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra.
- G/v đọc cho h/s viết
- Viết bảng con: trảy hội, nước chảy.
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: HD viết chính tả.
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- G/v đọc đoạn viết.
- Đọc thầm.
- Đoạn văn có mấy nhân vật, là những nhân vật nào? 
- 3 nhân vật: Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn.
- Đoạn văn kể lại chuỵên gì?
- Chồn và Gà Rừng đang dạo chơi thì gặp nạn.
b, Hướng dẫn cách trình bày.
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 
- Tìm câu nói của người thợ săn?
- Câu nói của người thợ săn được đặt trong dấu gì?
- Dấu ngoặc kép
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- G/v đọc một số từ khó
- Viết vào bảng con:thợ săn, cuống quýt, đằng trời.
d, Viết bài. GV đọc
- Viết bài
e, Soát lỗi.
- Đổi vở soát lỗi.
g, Chấm bài. 5 - 7 bài
- Nhận xét bài viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài1: Gọi h/s đọc y/c
- G/v đọc nghĩa từ
Bài2: H/s làm cá nhân vào vở, 1 h/s làm bảng phụ.
C. Củng cố ,dặn dò.
- 2 h/s đọc
- Ghi từ vào bảng con: 
a, reo, giằng, gieo.
b, giả, nhỏ, ngõ.
Kể chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
I. Mục tiêu: -Biết đặt tên cho từng đoạn của truyện.
- Dựa vào gợi ý và trí nhớ kể lại từng đoạn ,HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ nội dung câu chuỵên với giọng hấp dẫn, sinh động.
- Biết nghe và nhận xét bạn kể.
-GDHS không nên kiêu căng ,xem thường người khác mà luôn phải khiêm tốn .
II.Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra.
- Gọi 2 h/s lên bảng kể lại câu chuyện
2 h/s kể.
Chim sơn ca và bông cúc trắng
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hd kể
1, Đặt tên cho từng đoạn truỵên
-Gọi h/s đọc y/c bài.
- H/d dựa vào nội dung từng đoạn để đặt tên.
- Bài mẫu đ1 đặt tên gì?
- Chú Chồn kiêu ngạo.
- Vì sao lại đặt tên cho đoạn 1 như vậy?
- Vì đoạn này kể về sự hợm hĩnh, kiêu ngạo của chú Chồn.
- Vậy theo con tên của từng đoạn phải thể hiện được điều gì?
- Thể hiện nội dung của đoạn đó.
- Y/c h/s đặt tên khác cho đoạn 1.
- Chú Chồn huênh hoang. gà Rừng khiêm tốn.
- Y/c h/s đọc thầm từng đoạn để đặt tên.
- Đ2: Trí khôn của Chồn/ Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm/Một trăm trí khôn của Chồn ở đâu?/Chồn bị mất trí khôn.
Đ3: Trí khôn của Gà Rừng./ Sự thông minh dũng cảm của Gà Rừng./Gà Rừng thể hiện trí khôn.
Đ4: Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau./Chồn cảm phục Gà Rừng./Tình bạn của Chồn và Gà Rừng.
2. Kể lại từng đoạn truyện.
Bước 1: Kể trong nhóm
- H/s kể theo nhóm 4.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Gọi từng nhóm kể.
- G/v lưu ý h/s lời kể thể hiện được thái độ của nhận vật.
- Một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe, bổ sung, nhận xét.
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 h/s khá kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện này con học tập ở Gà Rừng điểm tốt nào?
C. Củng cố dặn dò.
Toán: Phép chia.
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh bước đầu nhận biết được phép chia( Phép chia là phép tính ngược của phép nhân).
-Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia ,từ phép nhân viết thành 2 phép chia 
-Bồi dưỡng tư duy lô gic và tư duy sáng tạo trong học toán .
II. Đồ dùng : 6 hình vuông như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra. G/v nhận xét bài kiểm tra.
B. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia.
1. Phép chia 6 : 2 = 3
- G/v gắn lên bảng 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau.
- Quan sát
- Nêu: Mỗi phần có 3 ô vuông, hỏi 2 phần có bao nhiêu ô vuông?
- Suy nghĩ để tìm kết quả.
- Y/c h/s nêu phép tính, g/v ghi 
- 3 x 2 = 6
- G/v kẻ 1 vạch ngang.
- 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, hỏi mỗi phần có mấy ô?
- mỗi phần có 3 ô
- G/v ghi như trong sgk
- Y/c h/s lập phép tính để tìm số ô vuông trong mỗi phần,
- 6 : 2 = 3
G/v h/d h/s nhận biết dấu chia và cách đọc.
- Y/c h/s viết phép tính vào bảng con
2. Giới thiệu phép chia cho 3.
- 6 ô chia mỗi phần 3 ô, hỏi có mấy phần?
- 2 phần 6 : 3 = 2
- Ta có phép chia để tìm số phần, mỗi 1phần 3 ô, g/v ghi bảng.
Hoạt động 3. Nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Từ 6 ô vuông này ta lập được những phép tính nào?
- Gọi h/s đọc 3 phép tính.
- Như vậy từ 1 phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng.
- 3 nhân 2 bằng 6, nên 6 chia 2 bằng 3 và 6 chia 3 bằng 2. Đó chính là quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Hay: Phép chia là phép tính ngược lại cuả phép nhân.
Hoạt động 4; Thực hành.
Bài1: Gọi h/s đọc y/c
- Mỗi nhóm có mấy con vịt?
- Muốn tìm số vịt ở 2 nhóm ta làm thế nào?
- Từ phép nhân này hãy lập 2 phép chia tương ứng?
Tương tự y/c h/s làm bảng con các bài còn lại.
Bài 2: Tính.
3 x 4 = 12
12 : 3 = 
12 : 4 =
- 2 phép chia này được lập từ phép nhân nào?
- Khi biết kết quả của phép nhân ta có thể tìm ngay được kết quả của 2 phép chia lập từ phép nhân đó không? 
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
Dựa vào 1 phép nhân ta có thể lập được mấy phép chia?
 6 : 2 = 3
3 x 2 = 6
 6 : 3 = 2
- 1 h/s đọc: Cho phép nhân, viết 2 phép chia( theo mẫu)
- Có 4 con.
- 4 x 2 = 8
- 8 : 2 = 4
 8 : 4 = 2
- Làm vào vở bài tập.
- 3 x 4 = 12
- Có.
 Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2011.
Tập đọc: Cò và cuốc.
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn được cả bài. Nghỉ hơi giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Phân biệt giọng của Cò và Cuốc.
.- Hiểu nội dung câu chuỵên: Khuyên chúng ta phải lao động mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.(trả lời được các câu hỏi SGK)
-GDHS luôn học tập đức tính của Cò 
- Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
+ Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.
+ Thể hiện sự cảm thông: 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi câu cần luỵên đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 h/s đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- 2 h/s đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
Vì sao Chồn lại thay đổi thái độ đối với Gà Rừng?
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
B. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Cò và Cuốc là hai loài chim cùng kiếm ăn trên đồng ruộng, nhưng chúng laị có những điểm khác nhau. Chúng ta cùng học bài hôm nay để tìm hiểu thêm về hai loài chim này.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
a, Đọc mẫu: Giọng vui, nhẹ nhàng
c, Luyện đọc đoạn trước lớp.
Bài chia làm 2 đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-HD phát âm từ khó 
Đ1 Từ đầu đến hở chị
H/d đọc: Ngắt giọng sau các dấu câu, đọc đúng giọng điệu câu hỏi, giọng các nhân vật: Giọng Cò dịu dàng, vui vẻ, giọng Cuốc ngạc nhiên ngây thơ.
Đ2.H/d ngắt giọng
Phải có lúc vất vả lội bùn/mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao.//
- Trắng phau phau là chỉ màu sắcnhư thế nào?
- Trằng hoàn toàn, không có vệt màu khác.
d, Luỵên đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc theo nhóm đôi.
e, Thi đọc giữa các nhóm
- Lớp nhận xét, g/v ghi điểm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s tìm hiểu bài.
- Đọc toàn bài.
- Y/c h/s đọc đoạn 1.
- Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào?
Cuốc rất ngạc nhiên khi thấy Cò lội bùn bắt tép. Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
- Y/c h/s đọc tiếp đ2.
- Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
- Cò trả lời Cuốc như thế nào?
- Con hiểu thảnh thơi nghĩa là thế nào?
- Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
 Nếu con là Cuốc con sẽ nói gì với Cò?
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- 2 h/s đọc lại toàn bài.
- Phân vai đọc lại câu chuyện.
C. Củng cố, dặn dò.
Câu chuỵên này khuyên chúng ta điều gì?
Liên hệ: Nếu sau này chúng ta muốn trở thành người tài giỏi, có cuộc sống sung sướng thì ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì?
- 1 h/s đọc to, lớp đọc thầm.
- Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- H/s đọc thầm đ2.
- Vì Cuốc thấy áo Cò trắng phau, thường bay trên cao, trái ngược với Cò bây giờ đang lặn lội bùn bắt tép.
- Phải có lúc vất vả mới có lúc được thảnh thơi bay lên trời cao...
- Phải chịu khó lao động vất vả mới có ngày được sung sướng./ Khi lao động không ngại khó khăn vất vả./ Phải lao động mới có sung sướng ấm no.
- Em hiểu rồi, em cảm ơn chị!
Tập viết: Chữ hoa S.
I. Mục tiêu: 
- Biết viết chữ hoa S theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
- Rèn kĩ năng viết chữ đẹp, tư thế ngồi viết ngay ngắn.
II. Đồ dùng dạy học.
Mẫu chữ hoa đặt trong khung.
Cụm từ viết sẵn.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tập viết
1. Hướng dẫn viết chữ hoa.
G/v gắn chữ mẫu lên bảng
- Quan sát
a, Quan sát số nét, quy trình viết.
- Chữ hoa S cỡ vừa cao mấy li, rộng mấy li?
- cao 5 li
- Gồm có mấy nét, là những nét nào?
- 1 nét viết liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản.Nét cong dưới và nét móc ngược nối liền nhau tạo thành xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong.
- Chữ hoa S giống chữ hoa nào ta đã học
- Giống chữ hoa L
- G/v nêu lại quy trình và viết vào khung chữ kẻ sẵn.
b, Viết bảng. Y/c h/s viết vào không trung, sau đó viết vào bảng con
- Viết chữ hoa S cỡ vừa.
2, Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a, Gọi h/s đọc cụm từ.
- Sáo tắm thì mưa.
- Đây là một câu thành ngữ nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết trong dân gian.
b, Quan sát và nhận xét.
- Cụm từ có mấy chữ?
- Những con chữ nào có cùng chiều cao với con chữ S?
- Các con chữ còn lại cao mấy li?
- Nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ?
- Khoẩng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
Chú ý: Chữ a viết gần với chữ S
G/v viết mẫu chữ sáo
c, Viết bảng.
3, Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
4. Thu chấm bài.
5 Nhận xét, dặn dò.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Viết bảng chữ Sáo cỡ nhỏ.
- Viét bài 
Toán:
	 Bảng chia 2
I.Mục tiêu:
- Giúp h/s lập bảng chia 2. Thực hành chia 2.
-Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2)(làm B1.2)
-Bồi dưỡng tư duy lô gic và ý thức tự giác 
II. Đồ dùng:
- Thẻ 2 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra.
- HS 1: lên bảng làm các phép tính sau
5 x 2 = 
10 : 2 = 
10 : 5 = 
HS 2 đọc thuộc bảng nhân 2
- Lớp làm vào nháp
- G/v nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
- Trong giờ học toán này các con sẽ dựa vào bảng nhân 2 để lập bảng chia 2.
Hoạt động 2: Lập bảng chia 2.
Gắn 4 tấm thẻ, mỗi thẻ 2 chấm tròn.
Nêu: Mỗi thẻ có 2 chấm tròn, hỏi 4 thẻ có bao nhiêu chấm tròn?
- Nghe, phân tích bài toán
- Y/c h/s lập phép tính
- 2 x 4 = 8
-Nêu: Trên các tấm thẻ có 8 chấm tròn, mỗi thẻ có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy thẻ? 
- 8 : 2 = 4
Từ phép nhân 2 x 4 = 8 ta lập được phép chia cho 2 , 8 : 2 = 4
Lấy tích chia cho thừa số 2 ta được kết quả là thừa số kia.
- G/v treo bảng nhân 2, y/c h/s dựa vào bảng nhân 2 để lập bảng chia 2.
- Tìm điểm giống nhau của các phép chia vừa lập được.
- Có nhận xét gì kết quả của các phép chia?
- Đọc các số được đem chia
- Có nhận xét gì?
- Tổ chức cho h/s đọc thuộc bảng chia 2
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm
H/s làm vào vở bài tập. Gọi h/s đọc lần lượt.
Bài 2: Gọi h/s đọc bài toán
Nêu câu hỏi tìm hiểu bài.
- Chia đều là chia như thế nào?
H/d viết tóm tắt: 
 2 bạn : 12 cái kẹo
 mỗi bạn: ... cái kẹo ?
- Muốn tìm số kẹo mỗi bạn ta làm phép tính gì?
- Y/c h/s làm vào vở, 1 h/s làm bảng phụ.
G/v nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
1 h/s đọc lại bảng chia 2
Dặn dò về nhà đọc thật thuộc
- Đều chia cho 2
- lần lượt từ 1 cho đến 10
HS đọc 
- các số đem chia chính là tích của bảng nhân 2.( là các số đếm thêm 2 từ 2 đến 20)
- 1 h/s đọc to
- Chia 2 bạn bằng nhau
- Phép chia 12 : 2 = 6
 Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2011
Chính tả: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 22.doc