Giáo án Lớp 2 - Tuần 21

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ .

2. Đọc hiểu- Hiểu điều câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim dược tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.(Trả lời được CH1,2,4,5-Hskhá giỏi trả lời được câu H3)(Lồng BVMT)

3.Thái độ ;GDHS luôn yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp và có ý nghĩa

 

doc 29 trang Người đăng honganh Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc bảng nhân 5
2 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Làm việc cá nhân
Học sinh nêu kết quảdưới dạng trò chơi truyền điện 
+ Nhận xét
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Đọc câu mẫu
1 em
+Dãy tính này có mấy phép tính?
2 phép tính
+ Ta thực hiện thế nào?
Ta thực hiện phép nhân trước
- Học sinh làm bài
Làm vào bảng con
 5 x 7 – 15 5 x 8 - 20
= 35 - 15 = 40 – 20 
= 20 = 20
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Học sinh làm bài
Tóm tắt và giải vào vở
+ Chấm và chữa bài
 Tóm tắt:
1 ngày học :5 giờ 
1 tuần học :5 ngày 
1 tuần học :giờ ?
Bài 5: Đọc yêu cầu bài
2 em
+ Các số đứng liền sau hơn kém nhau mấy đơn vị?
a. Hơn kém nhau 5 đơn vị
b. Hơn kém nhau 3 đơn vị
+ Làm việc theo nhóm
Thảo luận nhóm đôi
+ Gọi 2 em lên thi làm
+ Nhận xét và tuyên dương
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài 
- Học thuộc bảng nhân 5
Đạo đức: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. ( T 1)
I. Mục tiêu:
- Cần nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.
+ Lời yêu cầu đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
- Học sinh có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp.
II. Đồ dùng:
- Phiếu học tập cho hoạt động 3.
- Thẻ bày tỏ ý kiến
III. Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
 Mục tiêu: Học sinh biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 
Học sinh quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
+Trong giờ học vẽ, Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với Tâm?
Tâm ơi, mình quên bút chì. Cậu cho mình mượn bút chì có được không?
Kết luận: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Nam cần sử dụng câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: học sinh biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ.
- Đọc yêu cầu bài	 2 em
- Quan sát tranh
Thảo luận nhóm
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Đại diện nhóm trả lời
+ Em có đồng tình với việc làm của các bạn không?
Kết luận: Việc làm tranh 2, 3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lực sự khi cầm được sự giúp đỡ. Tranh 1 việc làm đó là sai vì bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em để xem thì cũng nói lời tử tế.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác.
- Đọc yêu cầu bài
2 em
+ Học sinh suy nghĩ thảo luận
Thảo luận nhóm 2
+ Bày tỏ thái độ bằng thẻ: Màu đỏ: ý kiến mà em tán thành; Màu xanh ý kiến mà em không tán thành; Màu vàng còn lưỡng lự
+ Học sinh đọc những ý kiến tán thành lên
Kết luận: Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Học sinh nhắc lại – Liên hệ
4. Củng cố, dặn dò: Thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè, anh chị cùng thực hiện.
 Thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 2011.
Chính tả: ( Tập chép ) Chim sơn ca và bông cúc trắng.
I. Mục tiêu:
- Chép đúng không mắc lỗi đoạn “ Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại ... bay về bầu trời xanh thẳm”.Trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật 
-Làm được bài tập 2
-Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng: 
- Chép sẵn bài tập 2 vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ:
- Viết: sương mù, xương cá
Học sinh viết bảng con – 1 em lên viết
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
- Giáo viên đọc – Học sinh đọc lại
2 em
+ Đoạn văn này cho em biết điều gì về bông cúc và sơn ca?
Cúc và sơn ca sống vui vẻ, hạnh phúc trong những ngày được tự do.
+ Đoạn văn có những dấu câu nào?
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
+ Tìm những chữ bắt đầu bằng s, tr, r?
Rào, rằng, trắng, trời, sơn, sà, sướng, trời.
- Viết từ khó 
Viết vào bảng con
b. Chép bài vào vở
Học sinh nhìn bảng chép vào vở
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh viết bài
c. Chấm và chữa bài
3. Luyện tập:
Bài 2a: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Làm việc theo nhóm
Thảo luận nhóm lớn
+ Đại diện các nhóm lên làm trò chơi “ Tiếp sức”
Chào mào, châu chấu, chẩu chàng,..
Trai, trâu, cá trê, cá trắm,
 Hai nhóm tham gia chơi: mỗi nhóm 3 em; Trong cùng 1 thời gian nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng là thắng cuộc chơi
+ Nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò: Về nhà luyện viết thêm một số từ còn lẫn lộn
Toán: Đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết đường gấp khúcz.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc bằng cách tính tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần của đường gấp khúc.
II. Đồ dùng:
- Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc thuộc bảng nhân 5
3 em
+ Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu đường gấp khúc và độ dài đường gấp khúc.
- Quan sát hình vẽ trên bảng
Học sinh quan sát
- Đây là đường gấp khúc ABCD
- Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào?
Có 3 đoạn thẳng: AB, CB và CD
- Đường gấp khúc ABCD có mấy điểm? Đó là những điểm nào?
Có 4 điểm đó là điểm A, B, C, D.
+ B, C là điểm chung của đoạn thẳng nào và đoạn thẳng nào?
B là điểm chung của đoạn thẳng AB và BC
C là điểm chung của đoạn thẳng BC và CD
+ Em hãy nêu độ dài mỗi đoạn thẳng của đường gấp khúc?
AB = 2 cm; BC = 4 cm; CD = 3 cm
Giáo viên: Độ dài của đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CD.
+ Em hãy tính tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
Tổng độ dài của các đoạn thẳng là:
 2 + 4 + 3 = 9 ( cm )
- Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?
Là 9 cm
- Muốn tính độ dài của đường gấp khúc khi biết độ dài của các đoạn thẳng ta làm ntn? 
Ta tính tổng độ dài của các đoạn thẳng đó.
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Nêu cách nối 2 điểm để được một đoạn thẳng
Học sinh nêu
- Học sinh làm bài
Làm vào bảng con B D
	A C 
+ Nhận xét và chữa bài
+ Đọc tên đường gấp khúc
Đường gấp khúc: ABCD
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?
Học sinh trả lời
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên bảng làm
Giải:
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 2 + 3 + 3 = 8 ( cm )
 Đáp số: 8 cm.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Học sinh làm vào VBT – 1 em làm vào bảng phụ
+ Học sinh làm bài
Giải:
+ Chấm và chữa bài
 Độ dài đoạn dây đồng hồ là:
 3 + 3 + 3 = 9 ( cm )
 Đáp số: 9 cm
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Kể chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
I. Mục tiêu:
-Rèn luyện kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý để kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng nghe: có khả năng tập theo dõi bạn kể chuyện ; biết nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
-GDHS luôn có ý thức bảo vệ các loài chim và hoa 
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ
- Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ:
- Kể lại câu chuyện “ Ông Mạnh thắng Thần Gió”
2 em kể
+ Nhận xét bạn kể.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể lại đoạn 1
- Treo bức tranh 1 lên
Học sinh quan sát
+ Bức tranh ứng với đoạn mấy của câu chuyện?
Đoạn 1
+ Đoạn 1 của câu chuyện nói về nội dung gì?
- Học sinh dựa vào tranh để kể
Kể theo nhóm bàn
+ Đại diện các nhóm lên kể
3 em kể
b. Kể các đoạn còn lại: cách tiến hành tương tự như trên
3. Kể lại cả câu chuyện
 4 em lên kể mỗi em kể 1 đoạn
+ Nhận xét và tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập kể lại cho mọi người cùng nghe.
Tập viết: Chữ hoa R
I. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết chữ.
1. Biết viết chữ hoa R theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viếtchữ và câu ứng dụng :Ríu (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ )cụm từ “ Ríu ra chim ca” theo cỡ nhỏ.
3.Thái độ :Rèn HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ R đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ R
- Chữ R cao mấy dòng? Rộng mấy li? Gồm có mấy nét?
5 li, gồm 2 nét: nét 1 giống như nét chữ của chữ P, nét 2 là kết hợp với 2 nét cong trên và móc ngược phải hai nét này nối vào nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ.
- Giáo viên hướng dẫn cách viết
Học sinh theo dõi.
b. Học sinh viết chữ R
Viết vào bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
2 em
+ Em hiểu: “Ríu ra chim ca” là ntn?
Là tả tiếng chim hót rất trong trẻo và vui vẻ liền nhau không dứt.
b. Hướng dẫn học sinh quan sát cụm từ ứng dụng:
- Nhận xét độ cao của các con chữ 
Học sinh nêu
- Nêu khoảng cách giữa các con chữ bằng chừng nào?
c. Viết vào bảng con:
-Viết chữ “Ríu”
Viết bảng con
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Viết 1 dòng chữ R cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
- Viết 1 dòng chữ Ríu cỡ nhỏ
- 1 dòng thành ngữ “Ríu ra chim ca”
+ Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh viết bài.
5. Chấm và chữa bài.
6. Củng cố, dặn dò: Về nhà luyện viết thêm
 Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2011.
Tập đọc: Vè chim.
I. Mục tiêu:
-Biết ngắt nghĩ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè 
- Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm tính nết giống con người (trả lời được câu hỏi 1,3;học thuộc 1 đoạn trong bài vè )Hs khá , giỏi thuộc được bài vè trả lời câu hỏi 2
-GDHS bảo vệ các loài chim 
II. Đồ dùng: Ghi sẵn câu văn cần luyện.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 
- Đọc bài “ Chim sơn ca và bông cúc trắng”
3 em đọc bài
+ Chim sơn ca nói với bông cúc ntn?
+ Cuối cùng chuyện gì xảy ra với sơn ca và bông cúc?
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc bài: giọng đọc kể vui nhộn, nhí nhảnh. Ngắt hơi cuối mỗi câu thơ.
Lớp theo dõi
c. Luyện đọc đoạn:
Giáo viên chia đoạn
HS luyện đọc đoạn Rút từ khó: lon xon, liếu điếu, mách lẻo, lân la, buồn ngủ
Chia làm 5 đoạn; Mỗi đoạn 4 câu thơ.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn – Kết hợp giải nghĩa từ khó.
d. Đọc trong nhóm
Đọc theo nhóm bàn
e. Thi đọc
Các nhóm đọc thi
g. Đọc đồng thanh
Đọc cả bài
3. Tìm hiểu bài:
- Đọc toàn bài
1 em
+ Tìm tên các loài chim trong bài?
Gà, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
+ Tìm từ ngữ để gọi các loài chim?
Em sáo, cậu chìa vôi, 
+ Từ ngữ tả các đặc điểm của các loài chim?
Chạy lon ton, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, nghịch tếu, .
+ Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?
Học sinh trả lời
- Theo em tác giả dân gian dùng các từ ngữ để tả người, các đặc điểm của người để kể về các loài chim có ý gì?
Tác giả muốn nói lên loài chim cũng có cuộc sống như cuộc sống của con người, gần gũi với cuộc sống con người.
4. Học thuộc lòng:
- Hướng dẫn cách học thuộc
- Giáo viên xoá dần bảng – học sinh đọc
- Thi đọc
Các em xung phong lên thi đọc
5. Củng cố, dặn dò:
- về nhà đọc thuộc bài
Toán: Luyện tập
I, Mục tiêu
-Giúp học sinh củng cố biểu tượng về đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.
-Rèn tư duy lô gic và tính cẩn thận. 
II. Đồ dùng: Vẽ sẵn các đường gấp khúc lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Làm bài 3
1 em lên giải
+ Nhận xét và điểm
Giải:
Độ dài dây đồng hồ là:
4 x 3 = 12 ( cm )
Đáp số: 12 cm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Học sinh làm bài
Làm vào bảng con
Giải:
Độ dài đường gấp khúc đó là:
12 + 15 = 27 ( cm)
Đáp số: 27 cm
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên làm 
+ Chấm và chữa bài
Giải:
Đoạn đường con ốc sên phải bò là:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài
68 + 12 + 20 = 100 ( cm )
Đáp số : 100 cm
Thể dục: Đi thường theo vạch kẻ thẳng.
I. Mục tiêu: Ôn 2 động tác: Đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và đứng hai chân rộng bằng vai ( hai bàn chân thẳng hướng phía trước ), hai tay đưa ra trước sang ngang- lên cao thẳng hướng. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Học đi thường theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Chuẩn bị 1 còi và kẻ 2 vạch giới hạn và các dấu chấm cho học sin đứng khi chuẩn bị cho trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 – 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70 – 80 m. Sau đó chuyển thành đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ và hít thở sâu.
- Vừa đi vừa xoay cổ tay, xoay vai: 1 phút; Sau đó đứng lại, quay mặt vào tâm.
- Đứng xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân: 1 phút.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung: 1 lần.
2. Phần cơ bản:
- Ôn đứng đưa một chân sau, hai tay giơ lên cao hướng vào nhau: 3 – 4 lần. Mỗi lần 2 x 4 nhịp.
Nhịp 1: Đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
Nhịp 2: Về TTCB
Nhịp 3: như nhịp 1, nhưng đưa chân phải ra sau.
Nhpị 4: Về TTCB
-- Ôn đứng hai chân rộng bằng vai ( hai bàn chân thẳng hướng phía trước ) thực hiện các động tác tay: 2 – 3 lần.
Nhịp 1: Đưa hai tay ra phía trước thẳng hướng, bàn tay sấp.
Nhịp 2: Đưa hai tay sang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 3: Đưa hai tay lên cao thẳng hướng, hai bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 4: Về TTCB
- Đi thường theo vạch kẻ thẳng: 2 – 3 lần 10 m
- Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”: 3 – 4 lần
C. Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng: 5 – 6 lần.
- Nhảy thả lỏng: 4 – 5 lần.
- Trò chơi: Chạy đổi chỗ.
Tự nhiên và Xã hội: Cuộc sống xung quanh.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết kể tên một số nghề nghiệp và nói những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.
- Học sinh có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
II. Đồ dùng: Tranh ảnh SGK trang 45 – 47
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
Hoạt động : Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Treo tranh lên
Học sinh quan sát
+ Đọc yêu cầu bài
2 em
+ Bạn hãy kể những gì bạn nhìn thấy trong hình 1?
Thảo luận nhóm 2
+ Nói tên một số nghề của người dân trong các hình còn lại?
- Đại diện nhóm trả lời: mỗi nhóm trả lời một hình vẽ
Kết luận: Các hình vẽ này thể hiện nghề nghịêp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn các vùng miền khác nhau của đất nước.
Hoạt động 2: Nói về cuộc sống của địa phương:
- Các em ở nông thôn hay thành phố?
- Nêu nghề nghiệp chính ở địa phương em?
- Giáo viên đưa một số tranh ảnh, các bài báo nói về cuộc sống và nghềg nghiệp của người dân ở địa phương giới thiệu cho học sinh biết
Học sinh kể
Hoạt động 3: Vẽ tranh
Mục tiêu: Biết mô tả bằng hình ảnh nét đẹp của quê hương.
Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý đề bài: có thể là nghề nghiệp, chợ quê em, nhà văn hoá,
- Học sinh tiến hành vẽ
Làm việc cá nhân
Bước 2: Giáo viên thu tất cả các bức tranh lên , sau đó cho học sinh nói lên nội dung của bức tranh
+ Nhận xét tuyên dương
Thứ 5 ngày 5 tháng 2 năm 2009.
Thể dục: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông
( dang ngang )
I. Mục tiêu:
- Học sinh đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông ( dang ngang ). Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Ôn trò chơi “ Nhảy ô”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Chuẩn bị đường kẻ thẳng, kẻ ô cho trò chơi và một còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 70 – 80 m; Sau đó đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Đứng xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai: 1 – 2 phút.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
B. Phần cơ bản:
- Ôn đứng hai chân rộng bằng vai ( hai bàn chân thẳng đứng hướng phía trước ) thực hiện các động tác tay: 2 lần
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông: 2 – 3 lần.
+ Giáo viên làm mẫu và giải thích trọng tâm ở tư thế đặt bàn chân theo vạch kẻ.
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang: 2 – 3 lần 10 m.
+ Cách làm như trên; Chú ý đưa tay dang ngang và đi thẳng hướng.
+ Các tổ làm thi động tác “ Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông”: 2 – 3 phút.
- Trò chơi: Nhảy ô: 6 – 8 phút.
+ Từng học sinh lần lượt bật nhảy chụm hai chân từ vạch xuất phát vào ô số 1, sau đó nhảy tách hai chân ( chân trái vào ô số 2, chân phải vào ô số 3 nhảy chụm hai chân vào ô số 4 và cứ lần lượt như vậy cho đến ô số 10. Tiếp theo nhảy quay ngược lại ô số 10, nhảy lần lượt về ô xuất phát,
C. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng: 1 phút.
- Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”: 1 phút
- Về nhà ôn luyện lại
Toán: Luyện tập chung.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3 ,4 ,5.
- Thực hành tính trong các bảng nhân đã học.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ::
-Tính độ dài đường gấp khúc ABCD biết AB = 4 cm; BC = 5 cm; CD = 7 cm
1 em làm
+ Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
2 x 6 = 2 x 8 = 5 x 9 = 3 x 5 =
- Nêu kết quả
3 x 6 = 3 x 8 = 2 x 9 = 4 x 5 =
4 x 6 = 4 x 8 = 4 x 9 = 2 x 5 =
5 x 6 = 5 x 8 = 3 x 9 = 5 x 5 =
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Làm bài
Làm theo nhóm bàn
- 2 nhóm lên trình bày kết quả bằng hình thức trò chơi: “ Tiếp sức”
+ Nhận xét và đánh giá
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh àm bài
Học sinh làm vào bảng con – 1 số em lên làm vào bảng phụ
+ Nêu cách làm: thực hiện tính nhân trước, cộng sau
5 x 5 + 16 = 4 x 8 – 17 =
 25 + 16 = 32 – 17 =
 41 15
Bài 4: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Tóm tắt:
- Học sinh tự tóm tắt và giải vào vở
1 đôi đũa: 2 chiếc
- 1 em lên bảng làm
7 đôi đũa: chiếc?
- Chấm và chữa bài
Bài 5: Đọc yêu cầu bài 
1 em
- Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm ntn?
Ta tính tổng độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc.
- Làm vào vở bàI tập
1 em lên làm
+ Nhận xét và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:Về nhà ôn lại bài
Luyện từ và câu: Từ ngữ về chim chóc. 
 Đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu?
I. Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống từ ngữ về chim chóc.
- Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu ở đâu?
II. Đồ dùng:
- Tranh BT1
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Hỏi đáp về thời gian
2 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bàI 
1 em
- Quan sát tranh
+ Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm bàn
+ Nêu kết quả
Đại diện các nhóm nêu
Giáo viên kết luận: Trong thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Có những loài chim được đặt tên theo cách kiếm ăn, theo tiếng kêu, theo hình dáng. Ngoài ra còn có rất nhiều loài chim khác.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Làm việc theo nhóm
Thảo luận nhóm 2
- Đại diện trả lời
a. Bông cúc trắng ở đâu?
- Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.
b. Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?
- Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng.
c. Bạn làm thẻ mượn sách ở đâu?
- Bạn làm thẻ mượn sách ở thư viện.
- Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó ta dùng từ gì để hỏi?
.. ta dùng từ “ ở đâu?”
- Đặt câu hỏi cho nhau có dùng từ ở đâu?
Học sinh cùng nhau thực hành
+ Nhận xét bạn
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Trước khi đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu ta cần xác định bộ phận nào là bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu
- Học sinh làm bài
Làm vào vở VBT
+ Chấm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Thủ công: Gấp, cắt, dán phong bì ( T1)
I. Mục tiêu: Học sinh biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phong bì.
- Thích làm phong bì để sử dụng.
II. Đồ dùng: 
- Mẫu phong bì.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu phong bì và hỏi:
+ Phong bì có hình gì?
+ Mặt trước và mặt sau phong bì ntn?
- Học sinh so sánh phong bì và thiếp chúc mừng.
3. Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp phong bì.
-Lấy tờ giấy thủ công gấp thành 2 phần theo chiều rộng như hình 1 sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên khoảng 2 ô được hình 2.
- Gấp 2 mép bên hình 2
- Mở đường mới gấp ra, gấp chéo 4 góc như hình 3 để lấy đường dấu gấp.
Bước 2: Cắt phong bì.
- Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo ở H4 và H5
Bước 3: Dán phong bì.
- Học sinh tập làm theo nhóm bàn
- Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện làm thêm
Thứ 5 ngày 20 tháng 1 năm 2011.
Chính tả: (Nghe viết) Sân chim
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại đúng các từ trong bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; uôt/ uôc.
II. Đồ dùng:
- Chép sẵn bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Viết: chào mào, chiền chiện
Học sinh viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
- Giáo viên đọc đoạn chép
Học sinh theo dõi
+ Đoạn trích nói về nội dung gì?
Cuộc sống của các loài chim trong sân chim
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài có những dấu câu nào?
- Chữ đầu câu viết ntn?
c. Hướng dẫn viết chữ khó
Học sinh viết bảng con
d. Viết chính tả:
- Giáo viên đọc học sinh chép bài
- Đọc khảo bài
e. Thu chấm bài
3. Hướng dẫn làm bàI tập
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào vở bàI tập
+ Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện viết thêm
 Thứ 6 ngày 21 tháng 1 năm 2011.
Tập làm văn: Đáp lời cảm ơn.
 Tả ngắn về loài chim.
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp cụ thể. 
-Tìm câu văn miêu tả trong bài . Biết viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
--GDHS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên .
II. Đồ dùng:
- Tranh BT2
III. Các hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 21.doc