Giáo án Lớp 5 - Tuần 7

I. Mục Tiêu :

 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

 2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy - học :

 Tranh minh họa bài đọc . Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo .

III. Các hoạt động dạy – học :

 A. Kiểm tra bài cũ :

 HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện .

 GV nhận xét – ghi điểm.

 B. Bài mới :

 

doc 42 trang Người đăng honganh Lượt xem 3563Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV hỏi: Ngồi bệnh sốt rét, ai cịn biết bệnh nào cũng bị lây qua muỗi truyền?
( bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não ) . Bệnh sốt xuất huyết là gì ? Bệnh cĩ nguy hiểm khơng ? Cách phịng bệnh như thế nào ? Bài học hơm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết và cách phịng tránh căn bệnh nguy hiểm này .
	2. Giảng bài : 
	* Hoạt động 1 : Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết .
	- Mục tiêu : HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết .
 HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết .
	- Cách tiến hành : 
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập thực hành trang 28 SGK .
	+ Gọi HS đọc các thơng tin (đọc lời của mẹ cháu bé, lời bác sĩ, đọc thơng tin về bệnh ).
	+ HS thảo luận để chọn các câu trả lời đúng.
- GV gọi HS báo cáo kết quả thực hành .	
- GV nhận xét kết quả thực hành của HS
- GV hỏi : 
	+ Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
	+ Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào ? 
	+ Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ? 
- 1 – b ; 2 – b ; 3 – a ; 4 – b ; 5 – b .
+ Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại virus .
+ Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đĩ cĩ chứa virus gây bệnh sốt xuất huyết sau đĩ hút máu người lành, truyền virus gây bệnh sang cho người lành .
+ Bệnh sốt xuất huyết cĩ diễn biến ngắn, trường hợp nặng cĩ thể gây chết người trong vịng 3 đến 5 ngày . Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em .
GV kết luận : 
	- Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra . Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh .
	- Bệnh sốt xuất huyết cĩ diễn biến ngắn, bệnh nặng cĩ thể gây chết người nhanh chĩng trong vịng 3 đến 5 ngày. Hiện nay chưa cĩ thuốc đặc trị để chữa bệnh .
	* Hoạt động 2 : Những việc nên làm để phịng bệnh sốt xuất huyết .
	- Mục tiêu : Giúp HS .
	 + Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh khơng để muỗi đốt .
	 + Cĩ ý thức trong việc ngăn chặn khơng cho muỗi sinh sản và đốt người .
	- Cách tiến hành :
- HS hoạt động nhĩm để trao đổi, thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và khơng nên làm để phịng và chữa bệnh sốt xuất huyết - Gọi nhĩm làm xong trước dán phiếu lên bảng 	yêu cầu các nhĩm khác bổ sung ý kiến . GV ghi nhanh kên bảng ý kiến bổ sung để cĩ câu trả lời hồn chỉnh .
- Gọi HS nhắc lại .
- GV yêu cầu lớp quan sát các hình 2,3,4 trang 29 SGK , chỉ và nĩi về nội dung của từng hình .
+ Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở .
+ Đi ngủ phải mắc màn .
+ Diệt muỗi , diệt bọ gậy .
+ Bể nước, chum nước phải cĩ nắp đậy hoặc thả cá .
+ Phát quang bụi rậm, khơi thơng cống rãnh .
GV kết luận : Cách phịng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và mơi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt . Cần cĩ thĩi quen ngủ màn kể cả ban ngày .
	3. Củng cố - dặn dị : 
 - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi vào, tìm hiểu về viêm não .
	- GV nhận xét tiết học. 
___________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2007
Tập đọc . Tiết 14
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
( Quang Huy )
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó.
	- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp của thể thơ tự do.
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng lãng mạn về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
	2. Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp kỳ vĩ của công trường: sức mạnh của những người đang chế ngự, chinh phục dòng sông khiến nó tạo nguồn điện phục vụ cuộc sống của con người. 
	- Học thuộc lịng bài thơ .
	3. Thái độ: Sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. 
II. Đồ dung dạy - học : 
	- Thầy: Tranh phóng to một đêm trăng tĩnh mịch nhưng vẫn sinh động, có tiếng đàn của cô gái Nga - Viết sẵn câu thơ, đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc - Bản đồ Việt Nam 
	- Trò : Bài soạn phần luyện đọc - Bản đồ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	HS đọc truyện Những người bạn tốt , trả lời câu hỏi về bài học .
	GV nhận xét – ghi điểm. 
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Cho HS quan sát ảnh Nhà máy Thủy điện Hịa Bình và nĩi : Cơng trình thủy điện sơng Đà là một cơng trình lớn, được xây dựng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xơ. Cơng trình này giúp chúng ta chế ngự dịng sơng, làm ra điện, điều hồ nước cho đồng ruộng và phân lũ khi cần thiết để tránh lụt lội . Bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sơng Đà sẽ giúp các em hiểu vẻ đẹp kỳ vĩ của cơng trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dịng sơng và sự gắn bĩ, hịa quyện giữa con người với thiên nhiên .
	2. Giảng bài : 
	* Hoạt động 1 : Luyện đọc : 
	- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ , GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS ( nếu cĩ )
	- HS đọc phần chú giải .
	- HS luyện đọc theo cặp 
	- HS đọc tồn bài 
	- GV đọc mẫu tồn bài , chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ : ngĩn tay đan, cả cơng trường ,nhơ lên, song vai nhau, ngân nga, lấp lống, bỡ ngỡ, chia ánh sang, muơn ngả, lớn, đầu tiên .
	* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhĩm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK .
- Tổ chức cho HS tìm hiểu bài trước lớp 
	+ Những chi tiết nào trong bài gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên cơng trường sơng Đà? 
	+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bĩ giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sơng Đà 
	+ Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hĩa ? 
+ Cả cơng trường ngủ say cạnh dịng sơng / Những tháp khoan nhơ lên trời ngẫm nghĩ / Những xe ủi, xe ben sĩng vai nhau nằm nghỉ . Đêm trăng tĩnh mịch, sinh động vì cĩ tiếng đàn của cơ gái Nga, cĩ dịng sơng lấp lống dưới ánh trăng và cĩ sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hĩa : cơng trường say ngủ ; tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ ; xe ủi, xe ben sĩng vai nhau nằm nghỉ , 
+ Câu thơ Chỉ cĩ tiếng đàn ngân nga / Với một dịng trăng lấp lống sơng Đà gợi lên một hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bĩ, hịa quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dịng sơng. Tiếng đàn ngân lên, lan tỏa  vào dịng sơng lúc này như một “dịng trăng” lấp lống . 
+ Cả cơng trường say ngủ cạnh dịng sơng / Những tháp khoan nhơ lên trời ngẫm nghĩ / Những xe ủi, xe ben sĩng vai nhau nằm nghỉ / Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên / Sơng Đà chia ánh sáng đi muơn ngả .
	* Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm và học thuộc lịng bài thơ .
	- Cĩ thể chọn khổ thơ cuối để đọc điễn cảm . Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muơn ngả, lớn, đầu tiên .
	- HTL từng khổ thơ và cả bài thơ . Thi học thuộc lịng . 
	3. Củng cố - dặn dị : 
	- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ .	
	- GV nhận xét tiết học, HS về nhà đọc thuộc lịng bài thơ cho người thân nghe 
____________________________________
Tốn . Tiết 33
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN 
( tt )
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (ở dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân. 
	- Biết đọc, viết số thập phân (ở dạng đơn giản thường gặp).
	2. Kĩ năng: Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi học hỏi kiến thức về số thập phân. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
	- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1 nêu trong SGK. 
	- Trò: Bảng con - SGK - Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước .
	- GV nhận xét và cho điểm HS .
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Trong tiết học tốn này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về số thập phân .
	2. Giảng bài : 
	a) Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm số thập phân ( tt ) .
- GV treo bảng phụ cĩ viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc .
- GV giới thiệu và cho vài HS nhắc lại . 
- GV giới thiệu hoặc hướng dẫn HS tự nêu nhận xét với sự hỗ trợ của GV để HS nhận ra .
- GV viết từng ví dụ của SGK lên bảng, gọi HS chỉ vào phần nguyên, phần thập phân của số thập phân rồi đọc số đĩ .
+ 2m7dm hay 2m được viết thành 2,7m ; 2,7m đọc là : hai phẩy bảy mét .
Tương tự với 8,56m và 0,195m .
+ Mỗi số thập phân gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy .
	Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân .
 8 , 56
 phần nguyên phần thập phân
	8,56 đọc là : tám phẩy năm mươi sáu .
	b) Hoạt động 2 : Luyện tập - thực hành .
	* Bài 1 :
- GV viết các số thập phân lên bảng, sau đĩ chỉ bảng cho HS đọc từng số. Cho nhiều HS trong lớp được đọc .
	* Bài 2 :
- HS đọc đề, làm bài rồi sửa bài . Khi sửa bài, HS phải đọc từng số thập phân đã viết được .
	* Bài 3 :
- GV yêu cầu HS đọc đề tốn và tự làm bài.
- GV sửa bài và cho điểm HS .
1/
	 9,4 ; 7,98 ; 25,477 ; 206,075 ; 0,307 	
2/ 
	5,9 ; 82,45 ; 810,225 .
3/ 0,1 = 	 0,02 = 
 0,004 = 	 0,095 = 
	3. Củng cố - dặn dị :
 Làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau .
____________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
Kể chuyện . Tiết 7
CÂY CỎ NƯỚC NAM 
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa trong SGK. Học sinh kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. 
	2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là một lời khuyên con người hãy yêu quý thiên nhiên, chăm chút từng ngọn cỏ, lá cây. Chúng thật quý và hữu ích nếu chúng ta biết nhìn ra giá trị của nó. 
	3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động cụ thể như không xả rác bừa bãi, bứt, phá hoại cây trồng, chăm sóc cây trồng... 
II. Đồ dùng dạy - học : 
	- Tranh minh họa truyện trong SGK , phĩng to tranh ( nếu cĩ thể ) .
	- Ảnh hoặc vật thật – Băng giấy ghi nội dung chính của từng tranh .
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Yêu cầu 2 HS kể lại truyện được chứng kiến hoặc việc em làm thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước .
	- Nhận xét, cho điểm HS .
	B. Bài mới : 
	1, Giới thiệu bài : Trong tiết học hơm nay, cơ sẽ kể một câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh. Ơng tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sống dưới triều Trần. Ơng là một vị tu hành, là một thầy thuốc nổi tiếng . Từ những cây cỏ bình thường, ơng đã tìm ra hàng trăm vị thuốc để trị bệnh cứu người .
	2. GV Kể chuyện : 
- GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn .
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ 6 tranh minh họa .
- Chú ý viết lên bảng tên một số cây thuốc quý .
- Giải thích các từ ngữ .
- sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam .
- Trưởng tràng : người đứng đầu nhĩm học trị cùng học một thầy thời xưa .
	Dược sơn : núi thuốc .
	3. Hướng dẫn kể chuyện : 
	a) Kể chuyện theo nhĩm :
- Dựa vào lời kể của GV, 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nội dung chính của từng tranh .
- HS tiếp nối nhau phát biểu. GV kết luận, dán các băng giấy ghi nội dung các tranh lên bảng . 
- GV yêu cầu kể chuyện trong nhĩm 4HS, mỗi HS kể theo nội dung của từng tranh, các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn. GV giúp đỡ .
- HS hỏi – đáp trong nhĩm về nội dung và ý nghĩa câu chuyện .
+ Tranh 1 : Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trị về cây cỏ nước Nam .
+ Tranh 2 : Quân dân nhà Trần tập luyện để chuẩn bị chống giặc Nguyên .
+ Tranh 3 : Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta .
+ Tranh 4 : Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu .
+ Tranh 5 : Cây cỏ nước Nam gĩp phần làm cho binh sĩ thêm khỏe mạnh .
+ Tranh 6 : Tuệ Tĩnh và học trị phát triển cây thuốc nam .
	b) Thi kể chuyện trước lớp : 
	- 2 nhĩm HS thi kể, mỗi HS kể đoạn truyện tương ứng với 1 tranh .
	- HS cả lớp theo dõi và bình chọn nhĩm kể tốt, bạn kể hay .
	- 3 HS kể tồn bộ câu chuyện trước lớp .
	- GV nhận xét, cho điểm HS kể tốt .
	c) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : 
- Câu chuyện kể về ai ? 
- Câu chuyện cĩ ý nghĩa gì ? 
- Vì sao câu chuyện cĩ tên là Cây cỏ nước Nam ? 
- Câu chuyện kể về danh y Tuệ Tĩnh .
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý từng ngọn cỏ, lá cây vì chúng đều rất cĩ ích .
	Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu giá trị của chúng để làm thuốc chữa bệnh .
	Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý từng ngọn cỏ, lá cây .
- Vì cĩ hàng trăm, hàng ngàn phương thuốc được làm ra từ những cây cỏ nước Nam .
	4. Củng cố - dặn dị : 
	- Nhắc nhở HS biết yêu quý cây cỏ nước Nam và kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
	- GV nhận xét tiết học . 
________________________________________
Lịch sử . Tiết 7
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: - Học sinh biết: Lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc là người đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
	- Đảng ra đời là 1 sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn. 
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh nhớ ơn tổ chức Đảng và Bác Hồ - người thành lập nên Đảng CSVN. 
II. Đồ dung dạy - học : 
	- Thầy: Ảnh trong SGK - Tư liệu lịch sử. 
	- Trò : Sưu tầm thêm tư liệu 
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đĩ nhận xét và cho điểm HS .
	Nhận xét – ghi điểm. 
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, đưa đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam .
	2. Giảng bài :
	a) Hoạt động 1 : Hồn cảnh đất nước năm 1929 và yêu cầu thành lập Đảng CSVN.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau : 
	+ Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đồn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ cĩ ảnh hưởng thế nào với cách mạng Việt Nam 	?
	+ Tình hình nĩi trên đã đặt ra yêu cầu gì ?
	+ Ai là người cĩ thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất ? Vì sao ?
- HS báo cáo kết quả thảo luận của mình trước lớp .
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS .
+ Nếu để lâu dài tình hình trên sẽ làm cho lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và khơng đạt được thắng lợi .
+ Tình hình nĩi trên cho ta thấy rằng để tăng thêm sức mạnh của cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này địi hỏi phải cĩ một lãnh tụ cĩ uy tín mới làm được .
+ Chỉ cĩ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được việc này vì người là một chiến sĩ cộng sản cĩ hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn 
cách mạng, Người cĩ uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế và được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ .
GV kết luận : Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam rất phát triển, đã cĩ 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào. Thế nhưng để 3 tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng cách mạng phân tán, khơng hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất 3 tổ chức này thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm được điều đĩ và lúc đĩ cũng chỉ cĩ Người mới làm được . Chúng ta cùng tìm hiểu về hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
	b) Hoạt động 2 : Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
- GV yêu cầu HS hoạt động nhĩm, cùng đọc SGK để tìm hiểu những nét cơ bản về hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam theo các câu hỏi gợi ý sau : 
	+ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
	+ Hội nghị diễn ra trong hồn cảnh nào? Do ai chủ trì ?
	+ Nêu kết quả của hội nghị .
- HS báo cáo kết quả thảo luận .
- GV gọi 1HS khác yêu cầu trình bày về hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
- GV hỏi : Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngồi và làm việc trong hồn cảnh bí mật ?
+ Hội nghị diễn ra vào đầu xuân năm 1930, tại Hồng Kơng .
+ Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc .
+ Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam .
- Vì thực dân Pháp luơn tìm cách dập tắt các phong trào cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngồi và bí mật để đảm bảo an tồn .
	c) Hoạt động 3 : Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
- GV lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời : 
	+ Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam ? 
	+ Khi cĩ Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào ?
+ Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam làm cho cách mạng Việt Nam cĩ người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và cĩ đường đi đúng đắn .
+ Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang .
GV kết luận : Ngày 3 – 2 – 1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời. Từ đĩ, cách mạng Việt Nam cĩ Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang .
	3. Củng cố - dặn dị: 
	- HS học thuộc bài ở nhà . 
	- Tìm hiểu về phong trào Xơ viết Nghệ - Tĩnh .
	- Nhận xét tiết học. 
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 11 tháng 10 năm 2007
Tập làm văn . Tiết 13
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: Tiếp tục luyện tập tả cảnh sông nước: xác định các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn văn trong một bài..
	2. Kĩ năng: Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong đoạn văn. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
	- Thầy: Phim đèn chiếu giới thiệu cảnh đẹp Vịnh Hạ Long 
	- Trò: Sưu tầm hinh ảnh minh họa cảnh sông nước - Những ghi chép của học sinh khi quan sát cảnh sông nước 
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Thu, chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sơng nước của 3 HS .
	- Nhận xét bài làm của HS .
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Muốn viết được 1 bài văn miêu tả cảnh sơng nước thật sinh động, gần gũi, hấp dẫn người đọc chúng ta phải lập một dàn ý chi tiết, cĩ nhiều đặc điểm sinh động. Để bài văn thu hút được người đọc. Bài học hơm nay sẽ giúp các em thực hiện điều đĩ .
	2. Hướng dẫn làm bài tập : 
	* Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc lại bài văn . 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhĩm . 
	+ Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên .
	+ Phần thân bài gồm cĩ mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả những gì ? 
	+ Những câu văn in đậm cĩ vai trị gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ? 
	* Bài 2 : 
- HS thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn .
- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn văn đã hồn chỉnh . 
	* Bài 3 :
- HS tự làm . 
- GV đi hướng dẫn HS gặp khĩ khăn .
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng . GV cùng HS nhận xét, sửa chữa .
1/
+ Mở bài : Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh cĩ một khơng hai của đất nước Việt Nam .
+	Thân bài : Cái đẹp của Hạ Long  Theo giĩ ngân lên vang vọng .
	Kết bài : Núi non, sĩng nước tươi đẹp mãi mãi giữ gìn .
 Đoạn 1 : Tả sự kỳ vĩ của Hạ Long với hàng nghìn hịn đảo .
	Đoạn 2 : Tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long .
	Đoạn 3 : Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lịng người của Hạ Long qua mỗi mùa .
+ Các câu văn in đậm là câu mở đầu mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. Với cả bài, mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau .
2/ 
Đoạn 1 : Điền câu (b) vì câu này nêu được tả 2 ý trong đoạn văn : núi cao và rừng dày 
	Đoạn 2 : Điền câu (c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn : Tây nguyên cĩ những thảo nguyên rực rỡ muơn màu sắc .
3/ 
Đoạn 1 : Tây nguyên là một mảnh đất trù phú. Nơi đây khơng chỉ cĩ núi cao chất ngất mà cịn cĩ cả những rừng cây đại ngàn .
	Vẻ đẹp của Tây Nguyên trước hết là ở núi non hùng vĩ và những thảm rừng dày .
Đoạn 2 : Tây nguyên khơng chỉ cĩ núi cao, rừng rậm mà cịn cĩ những thảo nguyên xinh đẹp, rực rỡ như vườn hoa mùa xuân .
	Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ cĩ núi cao rừng rậm. Người Tây Nguyên cịn tự hào về những thảo nguyên rực rỡ sắc màu 
	3. Củng cố - dặn dị : 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Chuẩn bị tiết sau .
________________________________________
Tốn . Tiết 34
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN 
ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: - Nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản thường gặp), quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau.
	- Nắm được cách đọc, viết số thập phân (ở dạng đơn giản thường gặp). 
	2. Kĩ năng: - Rèn học sinh nhận biết hàng, mối quan hệ giữa các hàng liền nhau, cách đọc, viết nhanh, chính xác. 
	3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
II. Đồ dung dạy - học : 
	- Thầy: Kẻ sẵn bảng như SGK - Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi 
	- Trò: Kẻ sẵn bảng như SGK - Vở bài tập - SGK - Bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 	
	GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Trong tiết học tốn hơm nay các em cùng tìm hiểu về hàng của số thập phân, tiếp tục học cách đọc và viết số thập phân .
	2. Giảng bài :
	* Hoạt động 1 : Giới thiệu về các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của stp .
a) GV yêu cầu HS quan sát và đọc bảng 
- GV hỏi : Dựa vào bảng hãy nêu các hàng của phần nguyên, các hàng của phần thập phân trong số thập phân .
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau 
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng một phần mấy của hàn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 7.doc