Giáo án Lớp 2 - Tuần 21

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: khôn tả, véo von, long trọng.

- Hiểu câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do ca hát bay lượn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc SGK.

 

doc 25 trang Người đăng honganh Lượt xem 3633Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người khác .
*Cách tiến hành:
Trò chơi: Văn minh lịch sử
- GV phổ biến luật chơi
- HS nghe và thực hiện trò chơi.
- GV nhận xét đánh giá.
*Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2006
Thể dục
Tiết 41:
Bài 41:
Đi đường theo vạch kẻ thẳng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn 2 động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ lên cao thẳng hướng và đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước sang ngang, lên cao thẳng hướng).
- Học đi thường theo vạch kẻ thẳng.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện tương đối chính xác.
3. Thái độ:
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ 2 vạch xuất phát.
Iii. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6-7'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
D
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, xoay vai, xoay khớp đầu gối, hông
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi do giáo viên chọn.
- GV điều khiển
b. Phần cơ bản:
- Ôn đứng đưa 1 chân sau hai tay giơ cao thẳng hướng.
Lần 1: GV làm mẫu
Lần 2, 3, 4: Cán sự điều khiển
- Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai hai bàn chân thẳng hướng phía trước.
- Cán sự lớp hô.
- Đi thường theo vạch kẻ
2-3 lần
- Cán sự điều khiển
- Trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.
3-4 lần
C. Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng
5-6 lần
- Nhảy thả lỏng
4-5 lần
- Hệ thống bài
5-6 lần
- Nhận xét – giao bài
1-2'
Kể chuyện
Tiết 21:
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói dựa vào gợi ý, kể lại được tứng đoạn và toàn bộ câu chuyện chim sơn ca và bông cúc trắng.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyển, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý bài tập 1.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Ông Manh thắng thần gió
- 2HS tiếp nối nhau kể
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS nêu
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện
- HS đọc yêu cầu
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn gợi ý từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS khá kể mẫu.
- Kể chuyện trong nhóm
- HS kể theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm thi kể
- Nhận xét, bình nhóm kể hay nhất.
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện
- GV mời đại diện các tổ chức kể
- Đại diện các tổ thi kể toàn bộ câu chuyện.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Khen những HS kể hay, động viên những HS kể có tiến bộ.
Chính tả: (Nghe – viết)
Tiết 41:
Chim sơn ca và bông cúc trắng 
I. Mục đích - yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chữ:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong chuyện 
2. Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ch/tr.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài chính tả.
- Bảng phụ bài tập 2 a.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng
- Các từ: sương mù, xương cá, đường xa, phù xa.
- Lớp viết bảng con.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn chép
- 2, 3 HS đọc lại bài.
- Đoạn này cho em biết gì về Cúc và Sơn Ca.
- Cúc và Sơn Ca sống vui vẻ và hạnh phúc trong những người được tự do
- Đoạn chép có những dấu câu nào?
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
- Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s.
- Rào, rằng, trắng, trời, sơn sà, sung sướng.
- Những chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Giữa, cỏ, tả, mãi, thẳm
*Viết bảng con:
- Sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống
*HS chép bài vào vở.
3. Hướng dần làm bài tập:
Bài 2: Lựa chọn
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh 
- Gọi HS lên chữa
Giải:
Từ ngữ chỉ loài vật.
- Có tiếng bắt đầu bằng chim chào mào, chích choè, chèo bẻo
- Có tiếng bắt đầu bằng tr: trâu, cá, trắm, cá trê, cá trôi.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS
- HS làm bảng con (nhận xét).
Giải:
a) chân trời, (chân mây)
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Toán
Tiết 102:
đường gấp khúc, độ dài đường gấp khức
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết đường gấp khúc (khi biết đo đường gấp khúc đó).
II. Đồ dùng – dạy học:
- Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đoản thẳng có thể ghép kín được thành thình tam giác.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 5
- 3 HS đọc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu đường gấp khúc độ dài đường gấp khúc.
- GV vẽ đường gấp khúc ABCD
- HS quan sát
- Đây là đường gấp khúc ABCD
- HS nhắc lại: Đường gấp khúc ABCD
- Nhận dạng: Đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng ?
- Gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD (B là điểm chung của 2 đoạn thẳng AB và BC; C là điểm chung của 2 đoạn thẳng BC và CD.
- Độ dài đường gấp khúc ABCD là gì ?
- Nhìn tia số đo của từng đoạn thẳng thẳng trên hình vẽ nhận ra độ dài của đoạn thẳng AB là 2 cm, đoạn BC là 4cm, đoạn AD là 3cm. Từ đó ta tính độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Cho HS tính
2cm + 4cm + 3cm = 9cm
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
2. Thực hành:
Bài 1: Nối các điểm để đường thẳng gấp khúc gồm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
a. Hai đoạn thẳng.
b. Ba đoạn thẳng.
Bài 2:
- Tính độ dài đường gấp khúc theo mẫu (SGK)
- HS quan sát.
a. Mẫu:
- Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3 + 2 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9cm
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
5 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
Bài 3: 
- HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Tính độ dài đoạn dây đồng.
Bài giải:
Độ dài đoạn dây đồng là:
4 + 4 + 4 = 16(cm)
Đáp số: 12 cm
- Nhận xét chữa bài
Bài 4:
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2006
Thủ công
Tiết 21:
Gấp, cắt, dán phong bì (t1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Cắt, gấp, dán được phong bì
- Thích làm phong bì để sử dụng.
II. chuẩn bị:
GV: - Phong bì mẫu
 - Mẫu thiếp chúc mừng của bài 1.
HS: - Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước kẻ.
II. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- Giới thiệu phong bì mẫu
- HS quan sát.
- Phong bì có hình gì ?
- Hình chữ nhật
- Mặt trước mặt sau của phong bì như thế nào ?
- Mặt trước ghi chữ người gửi, người nhận.
- Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thiếp chúc mừng sau khi cho thư vào phong bì ta dán nốt cạnh còn lại.
- So sánh kích thước của phong bì và thiếp chúc mừng.
- Phong bì rộng hơn thiếp chúc mừng.
3. Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp phong bì
- GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác.
- HS quan sát
Bước 2: Cắt phong bì.
- Mở tờ giấy cắt theo đường dấu, bỏ phần gạch chéo ở (h4) được (h5)
Bước 3: Dán phong bì
- Dán 2 mép trên
- Mời HS lên thao tác lại các bước gấp ?
- 1 HS lên thao tác lại.
- GV tổ chức cho HS tập gấp.
C. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập gấp lại phong bì.
Tập đọc
Tiết 83:
Thông báo của thư viện vườn chim
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. 
- Biết đọc bản thông báo một cách rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: thông báo, thư viện.
- Hiểu nội dung thông báo của thư viện.
II. đồ dùng – dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn 1 để hướng dẫn luyện đọc.
- ảnh chụp một số thư viện.
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- 2 HS đọc.
- Qua bài em rút ra được điều gì ?
- Hãy bảo vệ chim chóc bảo vệ các loài hoa.
- GV nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài:
- HS nghe
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu 
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu trên bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ:
+ Thông báo
- 1 HS đọc chú giải
+ Thư viện
- Nơi để sách báo cho mọi người đọc.
+ Đà điểu
- Loài chim to, cổ dài, chân cao, chạy nhanh.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi các nhóm đọc.
- HS đọc theo nhóm 3,
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện các nhóm thi đọc
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1:
- Thông báo của thư viện có mấy mục ? Hãy nêu tên từng mục.
- Thông báo có 3 mục: Mục 1: Giờ mở cửa, Mục 2: Gấp thể mượn sách, Mục 3: Sách mới về.
Câu 2:
- Muốn biết giờ mở cửa thư viện, đọc mục nào ?
- Cần đọc mục 1.
- Cần đến thư viện vào sáng thứ 5 hàng tuần.
Câu 4:
- Mục sách mới về "giúp chúng ta biết điều gì ?
- Giúp chúng ta biết những cuốn sách mới về thư viện để mượn đọc.
4. Luyện đọc lại:
- 3, 4 HS thi đọc toàn bộ câu chuyện
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại những điều rút ra được từ bài học.
- Thư viện là nơi cho mượn sách báo, học sinh nên thường xuyên đến thư viện.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà thực hiện những điều đã được học.
Luyện từ và câu
Tiết 21:
Mở rộng vốn từ, từ ngữ về chim chóc
đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ?
I. mục đích yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ về chim chóc (biết xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp).
2. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu ?
II. hoạt động dạy học:
- Tranh ảnh đủ 9 loài chim
- Viết nội dung bài tập 1.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 cặp HS đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ khi nào ? tháng mấy ? mấy giờ ?
- 2 cặp HS thực hành.
- HS1: Tớ nghe nói mẹ bạn đi công tác. Khi nào mẹ bạn về ?
- (Bao giờ, lúc nào) mẹ bạn về.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
2. Hướng dãn làm bài tập:
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- GV giới thiệu tranh ảnh về loại chim.
- GV phát bút dạ giấy cho các nhóm.
- HS làm bài theo nhóm
a. Gọi tên theo hình dáng ?
Mẫu: Chim cánh cụt, vàng anh, cú mèo, 
b. Gọi tên theo tiếng kêu ?
- Tu hú, quốc, quạ.
c. Gọi tên theo cách kiếm ăn
- Bói cá, chim sâu, gõ kiến
Bài 2: (Miệng)
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi đáp.
- HS thực hành hỏi đáp.
a. Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
a. Bông cúc trắng mọc ở bờ rào giữa đám cỏ dại...
b. Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?
b. Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng.
c. Em làm thẻ mượn sách ở đâu ?
c. Em làm thẻ mượn sách ở thư viện nhà trường.
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Tương tự bài tập 2:
- HS làm bài.
- 1 em đọc câu hỏi, 1 em đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu.
a. Sao chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.
a. Sao chăm chỉ họp ở đâu ?
b. Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.
b. Em ngồi học ở đâu ?
c. Sách của em để trên giá sách.
c. Sách của em để ở đâu ?
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thềm về các loài chim.
Toán
Tiết 103:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố, nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
II. các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ đường thẳng gồm 3 đoạn thẳng?
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
b. Bài mới:
1. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- 1 đường gấp khúc có độ dài 12cm, 15cm.
- Bài toán hỏi gì ?
- Tính độ dài đường gấp khúc
- Nêu cách tính ?
- Lấy tổng độ dài các đoạn thẳng.
+ Với nhau:
- Yêu cầu HS làm bài
Bài giải:
a. Độ dài đường gấp khúc là:
12 + 15 = 27 (cm)
Đáp số: 27 cm
b. Độ dài đường gấp khúc là: 
10 + 14 + 9 = 33(dm)
Đáp số: 33 dm
Bài 2:
- 1 HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ
- HS quan sát hình vẽ
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán rồi giải.
Bài giải:
Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là:
5 + 7 + 2 = 14 (dm)
Đáp số: 14 dm
- Nhận xét, chữa bài
- Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ bên ?
a. Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là ABCD.
b. Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là ABC, BCD.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại các bài tập
Tự nhiên xã hội
Tiết 21:
Cuộc sống xung quanh
I. Mục tiêu:
HS biết:
- Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
- HS có ý thức, gắn bó yêu quê hương.
II. Đồ dùng – dạy học:
- Hình vẽ trong SGK
- Tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân.
III. các Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Khi ngồi trên xe đạp, xe máy em cần làm gì ?
- Phải bám vào người ngồi phía trước.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Khởi động: 
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu : Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chíng ở nông thôn và thàng thị.
*Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận nhóm 2.
- Yêu cầu HS quan sát tranh nói về những gì em thấy trong hình ?
- Những bức tranh ở trang 44, 45 diễn tả cuộc sống ở đâu ? tại sao ?
- Những bức tranh trang 44, 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thông các vùng miền khác nhau của đất nước.
*Kết luận: Những bức tranh trang 44, 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn.
*Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương.
*Mục tiêu: HS có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
*Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đã sưu tầm tranh ảnh các bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương.
- Các nhóm tập trung tranh ảnh xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
*Hoạt động 3: Vẽ tranh
*Mục tiêu : Biết mô tả bằng hình ảnh nhưng nét đẹp của quê hương .
*Cách tiến hành:
Bước 1: 
- GV gợi ý: Có thể là nghề nghiệp, chợ quê em.
- HS thực hiện vẽ.
Bước 2: Yêu cầu các em dán tất cả tranh lên tường.
Gọi một số em miêu tả tranh vẽ (hoặc bạn này mô tả tranh của bạn kia).
- HS lêm mô tả.
c. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, khen ngợi một số tranh vẽ đẹp
- HS nghe
- Về nhà các em có thể vẽ thêm tranh khác về chủ đề nông thônm, chợ quê em.
Thứ năm, ngày 9 tháng 2 năm 2006
Thể dục:
Tiết 42:
Bài 42:
đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông (dang ngang) trò chơi "Nhảy ô"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học động tác đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang).
- Ôn trò chơi: "Nhảy ô"
2. Kỹ năng:
- Thực hiện động tác tương đối đúng.
- Biết cách chơi và bước đầu tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Đường kẻ thẳng, kẻ ô cho trò chơi.
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
X X X X X D
X X X X X 
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung.
B. Phần cơ bản:
24'
- Ôn đứng hai chân rộng bằng vai
Lần 1: GV làm mẫu
Lần 2: Cán sự điều khiển
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Trò chơi: "Nhảy ô"
c. Phần kết thúc:
5'
- Cúi lắc người thả lỏng
1-2'
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh 
1-2'
- GV điều khiển
- Nhận xét giao bài
1-2'
Tập viết
Tiết 21:
Chữ hoa: R
I. Mục tiêu, yêu cầu:
+ Biết viết chữ R hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
+ Viết cụm từ ứng dụng Rúi rít chim ca theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa R đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Rúi rít chim ca.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp viết bảng con chữ Q
- HS viết trên bảng con
- Nêu lại cụm từ ứng dụng
- Quê hương tươi đẹp.
- Cả lớp viết chữ: Quê
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa R:
2.1. Hướng ẫn HS quan sát chữ R và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ R
- HS quan sát.
- Chữ R có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Được cấu tạo mấy nét ?
- Gồm 2 nét, 1 nét giống chữ B và chữ P.
- Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo thành vóng xoắn giữa thân chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết:
2.2. Hướng dẫn cách viết trên bảng con.
- HS tập viết bảng con.
- GV nhận xét sửa sai cho HS
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc: Rúi rít chim ca
- Em hiểu ý câu trên như thế nào ?
- Tả tiếng chim rất trong trẻo và vui vẻ.
3.2. HS quan sát câu ứng dụng nêu nhận xét:
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ?
- R, h 
- Chữ nào có độ cao 1,5 li ?
- Chữ t
- Các chữ nào có độ cao 1,25 li ?
- Chữ r
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao 1 li
3.2. Hướng dẫn HS viết chữ Quê vào bảng con
- HS viết bảng.
4. Hướng dẫn viết vở
- HS viết vở theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát theo dõi HS viết bài.
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà luyện viết lại chữ R.
Tập đọc
Tiết 84:
Vè chim
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp câu vè.
- Biết đọc với giọng vui, nhí nhảnh.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: lon xon, tếu, nhấp nhem
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm tính nết giống con người của một số loài chim.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ một số loài chim có trong bài vè.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thông báo của thư viện vườn chim?
- 2 HS đọc
- Muốn làm thẻ mượn sách cần đến thư viện nào lúc nào ?
- Cần đến thư viện vào sáng thứ 5 hàng tuần.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. Giáo viên đọc mẫu bài vè:
2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ.
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc cho học sinh.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- 5 đoạn, mỗi đoạn gồm 4 dòng.
- GV hướng dẫn một số câu trên bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Giải nghĩa từ: Vè chim
- Lời kể có vần.
+ Tếu 
- Vui nhộn, gây cười
+ Chao
- Nghiêng mình từ bên này sang bên kia.
+ Mách lẻo
- Kể chuyện riêng của người ngày sang người khác.
+ Nhấp nhem
- Mắt lúc nhắm lúc mở.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tìm tên các loài chim được kể trong bài ?
- Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
Câu 2: 
- Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim ?
- Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo.
- Tìm những từ ngữ để tả các loài chim ?
- Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh, hay nghịch, hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo.
Câu 3:
- Em thích con chim nào trong bài ? vì sao ?
- Em thích con gà con mới nở vì lông nó như hòn tơ vàng.
4. Học thuộc lòng bài vè:
- HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS tập đặt một số câu vè
*VD: Lấy đuôi làm chổi
Là anh chó xồm
Hay ăn vụng cơm
Là anh chó cúm
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà tiếp tục học bài vè sưu tầm một vài bài vè dân gian.
Toán
Tiết 104:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4, 5 bằng thực hành tính và giải toán.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5
- 2 HS đọc
- GV nhận xét 
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
- HS làm bài, nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
2 x 6 = 12
2 x 8 = 16
3 x 6 = 18
3 x 8 = 24
4 x 6 = 24
4 x 8 = 32
- Nhận xét, chữa bài.
5 x 6 = 30
5 x 8 = 40
Bài 2: Đọc yêu cầu
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV viết mẫu lên bảng.
Bài 3: Tính
- Yêu cầu HS nêu cách tính
- Thực hiện từ trái sang phải.
a. 5 x 5 + 6 = 31
b. 4 x 8 – 17 = 15
c. 2 x 9 – 18 = 0 
d. 3 x 7 + 29 = 50 
Bài 3: Đọc đề toán
- 1 HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Mỗi đôi đũa có 2 chiếc
- Bài toán hỏi gì ?
- 7 đổi đũa có nhiêu chiếc
- Yêu cầu HS nêu miệng tóm tắt và giải
Bài giải:
7 đôi đũa có số chiếc đũa là:
2 x 7 = 14 (chiếc)
Đáp số: 14 chiếc đũa
Bài 4: Đọc yêu cầu
- 1 HS đọc đề bài.
- Tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ
- Nêu cách tính độ dài các đường gấp khúc.
- Tính tổng độ dài của các đoạn thẳng
a. Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
- Có thể chuyển thành phép nhân
3 x 3 = 9 (cm)
b. Độ dài đường gấp khúc là:
2 x 5 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật
Tiết 21:
Tập nặn tạo dáng tự do 
nặn hoặc vẽ hình dáng người 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh tập quan sát nhận xét các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay).
- Biết cách nặn vẽ dáng người.
2. Kỹ năng:
- Nặn hoặc vẽ được dáng người.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, cảm nhận được cái đẹp
II. Chuẩn bị:
- ảnh các hình dáng người 
- Bút màu, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh
- HS quan sát
- Nêu các bộ phận chính của con người ?
- Đầu, mình, chân, tay.
- GV đưa hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ đồ dùng dạy học.
- Các dáng của người khi hoạt động 
- Đứng nghiêm, đứng và giơ tay, chạy.
*Kết luận: Khi đứng, đi chạy thì các bộ phận (đầu, mình, chân, tay) của người sẽ thay đổi.
*Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV vẽ phác hình người lên bảng.
- Vẽ đầu, mình, tay, chân, thành các dáng.
- Đứng, đi, chạy, nhảy.
- Vẽ thêm 1 số chi tiết ?
- Đá bóng, nhảy dây
*Hoạt động 3: Thực hành
- Vẽ hình vừa với phần giấy
- HS thực hành vẽ
- Vẽ 1 hoặc 2 hình người 
- Vẽ thêm hình phụ và vẽ màu
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá
- Nhận xét về hình dáng, cách sắp xếp, màu sắc
- Dặn dò: Em nào chưa xong về nhà hoàn thành.
Thứ sáu, ngày 10 tháng 2 năm 2006
Âm nhạc
Tiết 21:
Học hát bài: Hoa lá mùa xuân
I. Mục tiêu:
- Qua bài hát các em cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với giai điệu, rộn ràng.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21.doc