Giáo án Lớp 2 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU :

 Giúp hs.

 - Củng cố về việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm.

 - Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế.

II. CHUẨN BỊ :

 Gv : Thước đo có có các vạch chia thành từng cm.

 Hs : Thước đo có có các vạch chia cm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 1316Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao Na buồn ?
Đoạn 2 :
- Cuối năm học, các bạn bàn tán về điều gì ?
- Lúc đó Na làm gì ?
- Các bạn Na thầm thì bàn tán điều gì với nhau ?
- Cô giáo nghĩ thế nào về sáng kiến của các bạn ?
Đoạn 3 :
- Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra như thế nào ?
- Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy ?
- Khi Na được nhận phần thưởng, Na, các bạn và mẹ Na vui mừng như thế nào?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Yêu cầu HS kể nối tiếp.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nêu : Chúng ta đã được học 2 tiết kể chuyện. Bạn nào có thể cho biết kể chuyện khác với đọc chuyện như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Bài Phần thưởng.
- Về bạn Na.
- Câu chuyện đề cao lòng tốt. Khuyên chúng ta nên làm nhiều việc tốt.
- 3 HS khá nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn chuyện.
- Thực hành kể trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Na là một cô bé rất tốt bụng.
- Các bạn rất quý Na.
- Đưa cho Minh nửa cục tẩy.
- Na trực nhật giúp các bạn trong lớp.
- Vì Na chưa học giỏi.
- Cả lớp bàn tán vể điểm thi và phần thưởng.
- Na yên lặng nghe các bạn.
- Các bạn đề nghị cô giáo tặng riêng cho Na một phần thưởng vì Na luôn giúp đỡ bạn bè.
- Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
- Cô giáo phát phần thưởng cho HS, từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng.
- Na vui mừng đến nỗi tưởng mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
- 3 HS nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối câu chuyện.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã giới thiệu.
- 1 đến 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Khi đọc chuyện phải đọc đúng, chính xác, không được thêm bớt từ ngữ. Khi kể chuyện có thể kể bằng lời của mình, thêm điệu bộ, nét mặt  để tăng sự hấp dẫn.
Môn : Tập Đọc
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ khó quanh, quét,  các từ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ; các từ mới : sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng, bận rộn.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới : sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng, bận rộn.
- Hiểu được lợi ích của người, đồ vật, cây cối, con vật được giới thiệu trong bài.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Mọi vật mọi người quanh ta đều làm việc. Làm việc mạng lại niềm vui. Làm việc giúp mọi người, mọi vật có ích lợi cho cuộc sống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa.
- Bảng ghi sẵn các từ cần luyện phát âm, các câu cần luyện, ngắt giọng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Kiểm tra 3 HS.
- Nhận xét, cho điểm HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Hỏi : Hằng ngày em làm gì giúp đỡ bố mẹ ? Khi làm việc em cảm thấy thế nào ? 
- Giới thiệu : Mọi người, mọi vật uang ta đều làm việc, làm việc tuy vất vả nhưng đem đến niềm vui. Tại sao vậy ? Để biết rõ về điều này chúng ta cùng học bài hôm nay.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc 
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc khá đọc lại. 
- Chú ý giọng đọc nhanh, vui vẻ, hoà hứng.
b) Hướng dẫn phát âm khó :
- Gọi HS đọc từng câu của bài sau đó nhắc lại các từ khó, dễ lẫn có mặt trong câu vừa đọc.
- Yêu cầu đọc lại các từ khó (đã ghi lên bảng) 
c) Hướng dẫn ngắt giọng :
- Giới thiệu các câu cần luyện đọc (đã chép trên bảng) yêu cầu HS tìm cách đọc đúng. Sai khi thống nhất cách đọc thì cho HS luyện đọc. 
- Yêu cầu HS nêu nghĩa các từ sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
d) Đọc theo nhóm :
- Yêu cầu HS đọc trơn cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc theo nhóm.
e) Thi đọc :
g) Cả lớp đọc đồng thanh :
2.3. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm và gạch chân các từ chỉ đồ vật, con vật, cây cối, người được nói đến trong bài.
- Yêu cầu nêu các công việc mà các đồ vật, con vật, cây cối đã làm.
- Vậy còn em Bé. Bé đã làm những việc gì ?
- Khi làm việc em Bé cảm thấy thế nào ?
- Em có đồng ý với ý kiến của Bé không ? Vì sao ?
- Hãy kể về các đồ vật, con người và công việc của vật đó, người đó làm mà con biết ? (có thể hỏi cụ thể : bếp làm gì ? bút làm gì ? sách vở làm gì ?  mẹ em, bố em làm gì ? các chú công an làm gì ? các bác sỹ làm gì ? )
- Theo em tại sao mọi người, mọi vật quanh ta đều làm việc ? Nếu không làm việc thì có ích cho xã hội không ? 
- Yêu cầu HS đọc câu Cành đào  tưng bừng.
- Rực rỡ có nghĩa là gì ?
- Hãy đặt câu với từ rực rỡ ?
- Tưng bừng có nghĩa là gì ?
- Hãy đặt câu với từ tưng bừng.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hỏi : Bài văn muốn nói với ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS luyện đọc lại bài, ghi nhớ nội dung và chuẩn bị bài sau.
- HS 1 : Đọc đoạn 1 bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi : Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na.
- HS 2 : Đọc đoạn 2 bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi : Theo em các bạn của Na bàn bạc nhau điều gì ?
- HS 3 : Đọc đoạn 2 bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi : Bạn Na có xứng đáng được nhận phần thưởng không ? Vì sao ?
- Trả lời theo suy nghĩ. 
- 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. 
- Đọc các từ khó : quanh, quét : từ dễ lẫn : gà trống, trời, sắp sáng, sâu rau, làm việc, bận rộn, , vật, việc, tích tắc, biết, vải, cũng , đỡ,  
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau : Quanh ta, / mọi vật, / mọi người, / đều làm việc. /// Con tu hú kêu / tu hú, / tu hú. // Thế là sắp đến mùa vải chín. // 
Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ, / ngày xuân thêm tưng bừng. //
- Xem chú giải và nêu.
- Một số HS đọc cả bài trước lớp.
- Thực hành đọc trong nhóm.
- Đọc và gạch chân các từ : đồng hồ, con tu hú, chim sâu, cành đào, Bé.
- Trả lời theo nội dung bài.
- Bé đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
- Em bé cảm thấy bận rộn nhưng rất vui.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Trả lời theo hiểu biết. Càng nhiều HS trả lời càng tốt.
- Mọi người, mọi vật đều làm việc vì làm việc mang lại niềm vui. Làm việc giúp mọi người, mọi vật đều có ích trong cuộc sống. 
- Đọc bài.
- Rực rỡ có ý nghĩa là tươi sáng, nổi bật lên.
- Đặt câu, chẳng hạn : Mặt trời toả ánh nắng vàng rực rỡ / Những bông hoa rực rỡ trong sắc xuân.
- Tưng bừng có nghĩa là vui, lôi cuốn nhiều người.
- Cả nước tưng bừng chào đón Quốc khánh.
- Lễ khai giảng thật tưng bừng.
- Mọi vật, mọi người đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui và làm việc giúp mọi vật mọi người có ích cho cuộc sống.
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
BỘ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
	Sau bài hs có thể:
	- Nói tên 1 số xương và khớp xương của cơ thể.
	- Hiểu được rằng cần đi đúng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
II. CHUẨN BỊ :
-Tranh vẽ bộ xương và các phiếu rời ghi tên một số xương và khớp xương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KHỞI ĐỘNG :
 * Mục tiêu: Nhận biết vị trí của một số xương trên cơ thể để dẫn vào bài học.
 * Cách tiến hành:
	- Gv yêu cầu hs.
 Ÿ Em hãy cho biết cơ thể có những xương nào ? chỉ vị trí, nói tên và nêu vai trò của xương đó.
	- Gv cho hs tự sờ nắn trên cơ thể mình để nhận ra phần xương cứng ở bên trong.
-Gv gọi hs phát biểu trước lớp.
-Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
 Hoạt động 1 : Quan sát hình vẽ bộ xương.
 * Mục tiêu : Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể.
 * Cách tiến hành :
 + Bước 1: Gv yêu cầu hs quan sát các hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
 + Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 Gv treo tranh vẽ bộ xương phóng to lên bảng. Gọi 2 hs lên bảng. 1 hs vừa chỉ vào xương vẽ vừa nói tên xương.
 Ÿ 1 hs gắn các phiếu rời ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng vào tranh.
	- Hs thảo luận nhóm:
 Ÿ Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không ?	
 Ÿ Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực cột sống và các khớp xương. 
	- Hs trình bày trước lớp.
 GVKL: Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương khoảng 200 chiếc. Kích thước khác nhau làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan, quan trọng như: tim, phổi, não Nhờ có xương cơ phối hợp dưới sự phối hợp của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
 Hoạt động 2. Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ xương.
 * Mục tiêu: Hiểu được cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
 * Cách tiến hành:
	-Hs quan sát hình 2, 3 đọc và trả lời dưới mỗi hình.
 Ÿ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng, đúng tư thế ?.
 Ÿ Tại sao các em không nên vác nặng ?.
 Ÿ Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt ?
 GVKL: Chúng ta ở tuổi lớn xương còn mềm yếu nếu ngồi học không ngay ngắn, mang vác vật nặng sẽ dẵn đến cong vẹo cột sống.
	Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp hai vai.
3. CỦNG CỐ-DẶN DÒ :
 -Gv nhận xét tiết học.
- Hs lắng nghe.
 - Hs cả lớp thực hiện
 - 3 hs phát biểu
 - Hs thực hiện nhóm đôi.
 - 2 hs thực hiện.
 - Trên bảng-cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 đại diện nhóm trình bày Hs nhận xét.
- Hs làm việc nhóm đôi.
 - Đại diện nhóm trả lời.
 - HS cả lớp nhận xét.
 - Hs lắng nghe.
Môn :Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp hs củng cố về phép trừ không nhớ. Tính nhẩm và tính viết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. Giải bài toán có lời văn.
	- Bước đầu làm quen với bài tập dạng trăùc nghiệm có nhiều lựa chọn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH :
2. BÀI MỚI :
	-Gv giới thiệu, ghi lên bảng.
 Bài 1: Hs làm vào vở. Gv gọi hs lên sửa, cả lớp nhận xét.
	 88	 49	 64	 96	 57
	-36	-15	- 44	-12	- 53
	 52	 34	 20	 84	 4
	- Gọi hs nêu tên gọi của phép tính cả lớp nhận xét.
 Bài 2: Hs làm vào vở.
 - Gv gọi hs đọc kết quả và nêu cách tính.
 Bài 3: Gv hướng dẫn hs tự đặt tính.
	 48	 77	 59
	- 31	- 53	-19
	 53	 24	 40
	- Hs làm bài vào vở.
	- Hs sửa bài.
 Bài 4: 
	- Gv gọi 1 hs đọc đề toán.
	- Hs nêu tóm tắt đề và giải.
 Tóm tắt:
 Mảnh vải dài:	9 dm
 Cắt đi 1 đoạn:	5 dm
 Mảnh vải còn lại:dm ?
 Tính	 Giải
 9	 	Mảnh vải còn lại dài:
 - 5	 	 9 – 5 = 4 (dm)
 4	 Đáp số: 4 dm	
Bài 5:
	- Gv yêu cầu hs đọc đề bài và hướng dẫn cách làm.
	- Hs làm bài vào vở.
	- Hs sửa bài.
 c. 60 cái ghế
4. CỦNG CỐ-DẶN DÒ :
 - Gv nhận xét tiết học.
- Hs nhắc lại tựa bài.
- 5 hs lên làm bài trên lớp cả lớp nhận xét sửa chữa.
- 5 hs nêu tên gọi của phép tính. Cả lớp nhận xét.
- 3 hs nêu kết quả.
- Hs làm bài
- 3 hs thực hiện bảng lớp cả lớp nhậ xét.
-1 hs đọc đề.
-1 hs tóm tắt. Cả lớp cùng giải
- 1 hs độc đề.
	Hs lắng nghe.
	Hs làm bài
	1 hs thực hiện trên bảng.
Cả lớp nhận xét.
Môn : Chính Tả
PHẦN THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU
- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.
- Viết đúng một số tiếng có âm đầu x/s hoặc có vần ăn/ăng.
- Học thuộc phần còn lại và toàn bộ bảng chữ cái.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ chép sẵn nội dung tóm tắt bài Phần thưởng và nội dung 2 bài tập chính tả.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS, yêu cầu cả lớp viết vào giấy nháp.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các chữ cái đã học.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ chép từng đúng đoạn tóm tắt nội dung của bài tập đọc chính tả và học thuộc phần còn lại của bảng chữ cái.
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung 
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
- Đoạn văn kể về ai ?
- Bạn Na là người như thế nào ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài.
- Những chữ này ở vị trí nào trong câu ?
- Vậy còn Na là gì ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
- Kết luận : chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải viết dấu chấm.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV yêu cầu HS đọc các từ HS dễ lẫn, từ khó.
- Yêu cầu HS viết các từ khó.
- Chính sửa lỗi cho HS.
d) Chép bài.
- Yêu cầu HS tự nhìn bài chép trên bảng và chép vào vở.
e) Soát lỗi
- Đọc thong thả đoạn cần chép, phân tích các tiếng khó, dễ lẫn cho HS kiểm tra.
g) Chấm bài 
- Thu và chấm một số bài tại lớp. Nhận xét bài viết của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Cho điểm HS.
2.4. Học bảng chữ cái
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Kết luận về lời giải của bài tập.
- Xóa dần bảng chữ cái cho HS học thuộc.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp không mắc lỗi, động viên các em còn mắc lỗi cố gắng. Dặn dò HS học thuộc 29 chữ cái.
- HS viết theo lời đọc của GV.
+ quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm, lo lắng, no đủ 
+ cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang, sàn nhà, cái sàng 
- Đọc thuộc lòng.
- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn cần chép. 
- Đoạn văn kể về bạn Na.
- Bạn Na là người rất tốt bụng.
- Đoạn văn có 2 câu
- Cuối; Na; Đây
- Cuối và Đây là các chữ đầu câu văn.
- Là tên của bạn gái được kể đến.
- Có dấu chấm.
- Đọc từ dễ lẫn : năm, là, lớp, luôn luôn, phần thưởng, cả lớp, đặc biệt,  ; từ khó người, nghị.
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Chép bài.
- Đổi chéo vở, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Điền vào chỗ trống x hay s; ân hay ăng.
- Làm bài
a. xoa đầu, ngoài sân, chim câu, câu cá.
b. cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.
- Nhận xét bạn làm Đúng / Sai.
- Làm bài : điền các chữ theo thứ tự : p, q, r, t, u, v, x, y.
- Nhận xét bài bạn.
- Nghe và sửa chữa bài mình nếu sai.
- Học thuộc 10 chữ cái cuối cùng.
Môn : Tập Đọc
MÍT LÀM THƠ
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ như : nổi tiếng, dạo này, làm thơ, thi sĩ ; nổi tiếng, học hỏi, thi sĩ, nghĩa, nhất, bắt tay, vò đầu bứt tai, 
- Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới : nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.
- Nắm được diễn biến câu chuyện.
- Cảm nhận tính hài hước của câu chuyện.
- Bước đầu làm quen với vần thơ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa.
- Bảng ghi sẵn các từ cần luyện phát âm, các câu cần luyện, ngắt giọng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài Làm việc thật là vui.
- Nhận xét, cho điểm HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Hỏi : Trong lớp ta có bạn nào từng làm thơ ? 
- Nêu : Làm thơ không phải là một công việc đơn giản. Muốn làm được thơ người làm thơ phải vừa có tài lại vừa phải học hỏi rất nhiều. Ở thành phố Tí Hon có câụ bé tên là Mít rất thích làm thơ. Muốn biết cậu là người như thế nào, thơ của cậu ra sao, hôm nay chúng ta học bài Mít làm thơ. Đây là 1 đoạn trích trong tác phẩm Chuyện phiêu lưu của Mít và các bạn của nhà văn Nga có tên là Nô-xốp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc 
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu 1 lượt cả bài. 
- Chú ý giọng vui, hóm hỉnh. Giọng của Mít hồn nhiên, ngây thơ.
b) Hướng dẫn phát âm khó, dễ lẫn :
- Yêu cầu HS đọc và phát âm thật đúng các từ khó đã ghi trên bảng. Sau đó nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Gọi HS đọc từng câu của bài. 
c) Hướng dẫn ngắt giọng :
- Giới thiệu các câu cần luyện đọc đã chép trên bảng. Yêu cầu HS đọc thử, tìm cách đọc đúng, hay nhất. Sau khi thống nhất cách đọc thì cho HS luyện đọc. 
d) Đọc theo nhóm :
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. Theo dõi nhận xét và cho điểm.
- Theo dõi HS đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm :
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn và thi đọc cả bài.
2.3. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 1. Sau đó hỏi : Vì sao cậu bé được gọi là Mít ?
- Yêu cầu 1 HS khác đọc tiếp đoạn 2.
- Hỏi : Dạo này, Mít có gì thay đổi ? 
- Ai dạy Mít làm thơ ?
- Bài học đầu tiên thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít là gì ?
- Hai từ như thế nào thì gọi là vần ? 
Nêu : Hai từ (tiếng) có phần cuối hay phần vần gióng nhau thì vần với nhau như vịt và thịt cũng có vần là it, cáo và gáo cùng có vần là ao.
- Mít đã gieo vần như thế nào ?
- Gieo vần như vậy có buồn cười không, tại sao?
- Hãy tìm 1 từ (tiếng) vần với tên của em.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Gọi 1 HS đọc trơn cả bài.
- Hỏi : Con có thích Mít không, vì sao?
- Theo con Mít là người như thế nào ?
- Nêu : Mít là một cậu bé ngây thơ, ham học hỏi nhưng lại quá vội vàng. Mít muốn làm thơ nhưng lại chưa học đầy đủ đã cho rằng mình biết hết rồi. Chính vì thế những bài thơ của Mít rất buồn cười. Tuần sau chúng ta sẽ rõ những điều này.
- HS 1 : Đọc bài Làm việc thật là vui từ đầu đến ngày xuân thêm tưng bừng và trả lời câu hỏi : Các con vật, đồ vật xung quanh ta làm những việc gì ?
- HS 2 : Đọc đoạn còn lại của bài Làm việc thật là vui. Trả lời câu hỏi : Tại sao làm việc bận rộn mà lại vui ?
- Trả lời. 
- HS nghe giới thiệu.
- Nghe, theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc, luyện phát âm các từ : nổi tiếng, daog này, làm thơ, thi sĩ; nổi tiếng, học hỏi, thi sĩ, nghĩa, nhất, bắt tay, vò đầu bứt tai,  
- Nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu : 
Ở thành phố Tí Hon, / nổi tiếng nhất / là Mít. // Người ta gọi cậu như vậy / vì cậu chẳng biết gì. // Một lần, / cậu đến nhà thi sĩ Hoa Giấy / để học làm thơ. //
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài. Cả lớp theo dõi để nhận xét cách đọc của từng bạn.
- Lần lượt từng HS đọc trong nhóm.
- Các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau :
+ Đoạn 1 : 2 câu đầu
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến vân thì vân nhưng phải có nghĩa chứ.
+ Đoạn 3 : Còn lại
- Các nhóm HS cử đại diện thi đọc cá nhân, sau đó thi đọc đồng thanh.
- Vì cậu bé chẳng biết gì. Mít có nghĩa là chẳng biết gì.
- Cậu rất ham học hỏi.
- Thi sĩ Hoa Giấy. 
- Thi sĩ dạy Mít thế nào là vần thơ.
- Hai từ có phần cuối như nhau thì gọi là vần.
- Bé – phé.
- Rất buồn cười vì vần không có nghĩa
- Tự tìm và trả lời.
- Đọc bài.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Mít thật ngốc. / Mít là người rất buồn cười. / Mít thật ngộ nghĩnh ngây thơ.
Môn : Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Giúp hs củng cố về:
- Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
	- Phép cộng, phép trừ (tên gọi thành phần và kết quả của từng phép tính, thực hiện phép tính).
- Giải toán có lời giải.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH :
2. BÀI MỚI :
a/ Giới thiệu bài:
	 -Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
b/ Luyện tập:
 Bài 1: Gv gọi 1 hs nêu cách làm bài cho cả lớp làm. Gọi 1 hs lên sửa bài. Hs nhận xét sửa chữa.
	Viết các số:
 a/Từ 40 đến 50: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.
 b/Từ 68 đến 74: 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74.
 c/Tròn chục và bé hơn 50: 10, 20, 30, 40, 50.
 Bài 2: Gv cho hs làm bảng con. Gv đọc hs viết bảng con.
a. Số liền sau của 59 là:
b. Số liền sau của 99 là:
c. Số liền trước của 89 là:
d. Số liền trước của 1 là:
e. Số lớn hơn 74 và bé hơn 76
 Bài 3: Đặt tính rồi tính.
	 32	 96	 87	 44	 21	 53	+ 43 	- 42 	- 35 	+ 34 

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc