Giáo án Lớp 2 - Tuần 19

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: Đâm chồi nẩy lộc, bập bùng

- Hiểu ý nghĩa truyện: Bốn mùa, xuân hạ, thu, đông, mỗi vẻ đẹp của riêng đều có ích cho cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh minh họa bài tập đọc SGK

- Bảng phụ 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng honganh Lượt xem 4317Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6-7'
1 - 2'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
D
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông
1 - 2'
 X X X X X D
 X X X X X
 X X X X X 
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
1-2lần
2x8 nhịp
- Cán sự điều khiển.
b. Phần cơ bản:
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
8 – 10'
- GV điều khiển
- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
6 – 8'
- GV điều khiển
- GV chia lớp thành 4 đội hình hướng dẫn HS chơi.
C. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay hát
1-2'
- Cúi người thả lỏng
6-8lần
- Nhảy thả lỏng
5-6lần
- Nhận xét – giao bài
1-2'
Kể chuyện
Tiết 19:
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Kể lại được câu chuyện đã học: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Dựng lại câu chuyện theo các vai.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh họa truyện 
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Nói tên câu chuyện đã học trong học kỳ I mà em thích nhất ?
- 2 HS kể.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể từng đoạn một câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát 4 tranh.
- HS quan sát tranh
- Nói tóm tắt nội dung từng tranh
- 4 HS nói
- Gọi 1 HS kể đoạn 1 câu chuyện theo tranh.
- 1 HS kể đoạn 1.
*Kể chuyện trong nhóm.
- HS kể theo nhóm 4.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Đại diện một số nhóm kể toàn bộ câu chuyện.
2.3. Dựng lại câu chuyện theo các vai.
- Trong câu chuyện có những vai nào ?
- Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên, bà đất.
- Yêu cầu 2, 3 nhóm thi kể theo phân vai.
- HS thi kể theo phân vai.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả: (Tập chép)
Tiết 37:
Chuyện bốn mùa
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Chép lại chính xác đoạn viết chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các vai tên riêng.
2. Luyện viết đúng các và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn l/n, dấu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn nội dung đoạn chép.
- Bảng quay viết bài tập 2.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn chép một lần 
- HS nghe
- Đoạn chép ghi lời của ai trong chuyện bốn mùa.
- 2 HS đọc lại đoạn chép.
- Bà đất nói gì ?
- Bà đất khen các nàng tiên, mỗi người mỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu.
- Đoạn chép có những tên riêng nào?
- Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Những tên riêng ấy phải viết như thế nào ?
- Viết hoa chữ cái đầu.
- HS viết bảng con: Tựu trường, ấp ủ
- Nhận xét HS viết bảng.
- Đối với bài chính tả tập chép muốn viết đúng các em phải làm gì ?
- Nhẩm, đọc chính xác từng cụm từ để viết đúng.
- Nêu cách trình bày đoạn viết ?
- Ghi tên đầu bài ở giữa trang, chữ đầu đoạn viết lùi vào một ô từ lề vào.
2.2. Học sinh chép bài vào vở:
- HS chép bài.
- GV quan sát HS chép bài.
- HS tự soát lỗi ghi lại lỗi sai ra lề vở.
- Nhận xét số lỗi của học sinh 
.
3. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5, 7 bài nhận xét
4. Hướng dần làm bài tập:
Bài 1: a. Lựa chọn
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cả lớp làm bài vào sách.
a. Điền vào chỗ trống l hay n
- Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
a. Tìm trong chuyện bốn mùa: 2 chữ bắt đầu bằng l
- l: lá, lộc, lại,
- n: nắm, nàng,
2 chữ bắt đầu bằng n ?
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Toán
Tiết 92:
Phép nhân
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau.
- Biết đọc ,viết và cách tính kết quả của phép nhân.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tranh, ảnh, mô hình, vật thực, các nhóm đồ vật có cùng số lượng.
- Nhận xét – chữa bài.
3 + 6 + 5 = 14
7 + 3 + 8 = 18
8 + 7 + 5 = 20
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- 1 đọc yêu cầu
a. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
- Đưa tấm bìa có mấy chấm tròn ?
- 2 chấm tròn
- Yêu cầu HS lấy 5 chấm tròn.
- HS lấy 5 chấm tròn.
- Có mấy tấm bìa.
- Có 5 tấm bìa.
- Mỗi tấm có mấy chấm tròn ta phải làm như thế nào ?
- Mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm như thế nào ?
Ta tính tổng:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
- Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có mấy số hạng ?
- Số 5 có số hạng, mỗi số hạng là 2.
- Ta chuyển thành phép nhân ?
2 x 5 = 10
- Cách độc viết phép nhân ?
- 2 nhân 5 bằng 10
- Dấu x gọi là dấu nhân.
- Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển thành phép nhân được.
2. Thực hành:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (mẫu).
4 + 4 = 8
4 x 2 = 8
b. Yêu cầu HS quan sát tiếp trong vẽ tranh vẽ số cá trong mỗi hình.
- HS quan sát tranh.
- Mỗi hình có mấy con cá ?
Vậy 5 được lấy mấy lần ?
- 5 được lấy 3 lần.
5 + 5 + 5 = 15
5 x 3 = 15
c. Tương tự phần c.
3 + 3 + 3 + 3 = 12
3 x 4 = 12
Bài 2:
- Viết phép nhân theo mẫu:
b. 9 + 9 + 9 = 27
a. 4 + 4 + 4 + 4 +4 = 20
 9 x 3 = 27
 4 x 5 = 20
c. 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 50
 10 x 5 = 50
- Nhận xét chữa bài
Bài 3:
- Viết phép nhân:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- HS quan sát hình.
Điền số hoặc dấu vào ô trống.
5 x 2 = 10
4 x 3 = 12
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2006
Thủ công
Tiết 19:
Cắt, Gấp trang trí thiệp chúc mừng (T1)
I. Mục tiêu:
- HS biết gấp cắt, dán trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng.
- Cắt, gấp trang trí được thiệp chúc mừng.
- HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II. chuẩn bị:
GV: - 1 số mẫu thiếp chúc mừng
 - Quy trình từng bước.
HS: - Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước kẻ.
II. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- Giới thiệu hình mẫu
- HS quan sát
- Thiếp chúc mừng có hình gì ?
- Là hình chữ nhật gấp đôi
- Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì ?
- Trang trí bông hoa và chữ "chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11".
- Kể những thiếp chúc mừng mà em biết ?
- Thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng 8-3 ( cho HS quan sát)
- Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt thiếp chúc mừng.
- Hình chữ nhật có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
- Gấp đôi rộng 10 ô
- Dài 15 ô.
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng
- Tuỳ thuộc ý nghĩa của thiếp mà người ta trang trí khác nhau.
*VD: Thiếp năm mới: Trang trí, cành đào, cành mai hoặc những con vật biểu tượng của năm đó: Con ngựa, con trâu, con gà
- Thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí bằng những bông hoa.
4. Tổ chức cho HS thực hành:
- GV tổ chức cho HS tập cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- HS thực hành cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng.
C. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh.
- Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ học sau.
Tập đọc
Tiết 75:
Lá thư nhầm địa chỉ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Nắm được một số kiến thức về thư từ.
- Biết cách ghi địa chỉ trên bì thơ. 
- Nhớ: Không được bóc thư xem trộm của người khác.
II. đồ dùng – dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK
- Một phong bì thư 
- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc chuyện Bốn mùa và trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc
- Qua bài cho em hiểu điều gì ?
- Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng
 - GV nhận xét
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài:
- HS nghe
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu 
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Bài chia làm 2 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến nhà mình mà
- Đoạn 2: Còn lại
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu trên bảng phụ.
- 1 HS đọc trên bảng phụ
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Giải nghĩa từ: Bưu điện
- Cơ quan phụ trách việc chuyển thư, điện báo, điện thoại
- Ngạc nhiên ?
- Lấy làm bất ngờ
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 2
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện các nhóm thi đọc cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm CN đọc hay nhất.
3. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm cả bài
Câu 1:
- Nhận được phong thư Mai ngạc nhiên về điều gì ?
- Mai ngạc nhiên về tên người nhận ghi ngoài phong bì thư là ông Tạ Văn Tường nhà Mai không có ai mang tên đó mặc dù địa chỉ đúng là nhà Mai.
Câu 2:
- Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường ?
- Vì không được bóc thư của người khác.
Câu 3:
Trên phong bì thư cần ghi những gì? Ghi như vậy để làm gì ?
- Trên phong bì thư cần ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận thư.
- Ghi tên, địa chỉ người nhận để bưu điện biết cần chuyển thư đến tay ai.
- Ghi tên địa chỉ người gửi đến người nhận biết ai gửi thư cho mình.
- Vì sao lá thư của ông Nhân không đến tay người nhận ?
- Vì bì thư ghi không đúng địa chỉ của người nhận.
- GV hướng dẫn HS tập ghi tên người gửi, người nhận lên phong bì.
4. Luyện đọc lại:
- 1 HS thi đọc lại bài văn.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Tiết 19:
Từ ngữ chỉ về các mùa 
đặt và trả lời câu hỏi
I. mục đích yêu cầu:
1. Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.
2. Xếp được các ý theo lời bà đất trong Chuyện bốn mùa, phù hợp với từng mùa trong năm.
3. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào ?
II. hoạt động dạy học:
- Phiếu viết sẵn bài tập 2.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
2. Hướng dãn làm bài tập:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Kể tên các tháng trong năm ? Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào ? kết thúc vào tháng nào ?
- Nhiều HS nêu miệng.
- Tháng giêng , T2., T12.
Mùa xuân: Tháng giêng, T2, T3.
Mùa hè: T4, T5, T6
Mùa thu: T7, T8, T9.
Mùa đông: T10, T11, T12
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà đất trong bài: Chuyện bốn mùa.
- HS làm vào sách.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Mùa xuân: b
Mùa hạ: a
Mùa thu: c, e
Mùa đông: d
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho từng cặp HS thực hành hỏi - đáp. 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời.
- HS từng cặp thực hành hỏi đáp.
- Khi nào HS được nghỉ hè ?
- Đầu tháng T6 HS được nghỉ hè.
- Khi nào HS tựu trường ?
- HS tựu trường vào cuối tháng 8.
- Mẹ thường khen em khi nào ?
- Mẹ thường khen em khi em chăm học.
- ở trường em vui nhất khi nào ?
- ở trường em vui nhất khi em được điểm 10.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 93:
Thừa số tích
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân.
II. các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Nhận xét chữa bài.
- 2 HS lên bảng
8 + 8 + 8 = 24
8 x 3 = 24
5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25
5 x 5 = 25
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
- Viết 2 x 5 = 10
- 2 nhân 5 bằng 10
- Gọi HS đọc ?
- Trong phép nhân 2 nhân 5 bằng 10. 
2 gọi là gì ?
- Là thừa số
5 gọi là gì ?
- Là thừa số
10 gọi là gì ?
- Là tích
2. Thực hành:
Bài 1: Đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết các tổng sau dưới dạng tích (theo mẫu).
3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5
- GV hướng dẫn HS làm 
- Gọi 3 em lên bảng
a)
9 + 9 + 9 = 9 x 3
b)
2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4
c)
10 + 10 + 10 = 10 x 30
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết các tích dưới dạng tổng mẫu: 6 x 2 = 6 + 6 = 12
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
a)
5 x 2 = 5 + 5 = 10
2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12
Bài 3: 
- Viết phép nhân theo mẫu biết:
8 x 2 = 16
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi 3 HS lên bảng
b) Các thừa số là 4 x 3, tích là 12
4 x 3 = 12
c) Các thừa số là 10 và 2, tích là 10
20 x 2 = 40
d) Các thừa số là 5 và 4 tích là 20
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại các bài tập.
Tự nhiên xã hội
Tiết 19:
Đường giao thông
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
- Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
- Nhận biết các phương tiện giao thông đi và khu vực có đường sắt chạy qua.
II. Đồ dùng – dạy học:
- Hình vẽ SGK.
- 5 bức vẽ cảnh: Bầu trời xanh, sông, biển, đường sắt.
- 5 tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không.
III. các Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Các em hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà em biết.
- Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thuỷ.
- Mỗi phương tiện giao thông chỉ đi trên một loại đường giao thông.
- Ghi bài: Đường giao thông
*Hoạt động 1: Quan sát tranh và nhận xét các loại đường giao thông.
Bước 1: 
- GV dán 5 bức tranh lên bảng
- HS quan sát kĩ 5 bức tranh.
- Gọi 5 HS lên bảng phát mỗi HS 1 tấm bìa.
- HS gắn tấm bìa vào tranh phù hợp.
*Kết luận: Có 4 loại giao thông là: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
*Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 40, 41
- HS quan sát hình.
- Bạn hãy kể tên các loại xe trên đường bộ ?
 - Xe máy, ô tô, xe đạp, xích lô
- Đố bạn loại phương tiện giao thông nào có thể đi trên đường sắt ?
- Tàu hoả.
- Hãy nói tên các loại tầu, thuyền đi trên sông hay trên biển mà em biết.
- Tàu thuỷ, ca nô
- Máy bay có thể đi được ở đường nào ?
- Đường hàng không 
Bước 2: Thảo luận một số câu hỏi.
- Ngoài các phương tiện giao thông trong các hình trong SGK. Em cần biết những phương tiện khác.
- HS trả lời
*Kết luận: Đường bộ dánh cho xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô đường sắt dành cho tàu hoả.
Hoạt động 3: 
Trò chơi "Biển báo nói gì"
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát 6 biển báo giao thông trong SGK.
- HS quan sát
- Chỉ và nói tên từng loại biển báo ?
- HS lên chỉ và nói tên từng loại biển báo.
- Đối với biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn. Các em chú ý cách ứng xử khi gặp biển bào này?
- Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt.
- Nếu có xe lửa sắp tới mọi người phải đứng cách xa ít nhất 5 mét.
c. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm, ngày tháng 1 năm 2006
Thể dục:
Tiết 38:
Bài 38:
Trò chơi "bịt mắt bắt dê và nhóm ba nhóm bảy"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn 2 trò chơi: "Bịt mắt bắt dê và nhóm ba nhóm bảy"
2. Kỹ năng:
- Tham gia chơi tương đối chủ động
3. Thái độ:
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, khăn.
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, 
- Giậm chân tại chỗ.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc.
X X X X X D
X X X X X
X X X X X
- Cán sự điều khiển
B. Phần cơ bản:
24'
- Ôn trò chơi: "Bịt mắt bắt dê"
2-3 lần
- Cán sự điều khiển
- Ôn trò chơi: "Nhóm ba nhóm bảy"
- Cán sự điều khiển 
c. Phần kết thúc:
5'
- Đi đều 2-4 hàng dọc và hát
2-4'
- Nhảy thả lỏng
4 lần
- Hệ thống nhận xét.
1-2'
Tập viết
Tiết 19:
Chữ hoa: p
I. Mục tiêu, yêu cầu:
+ Biết viết chữ P hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
+ Viết cụm từ ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa P đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Phong cảnh hấp dẫn
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa P:
2.1. Hướng dẫn HS quan sát chữ P và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ P
- HS quan sát.
- Chữ này có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Được cấu tạo bởi mấy nét ?
- Gồm 2 nét
- 1 nét giống nét của chữ B. Nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
- GV vừa viết mẫu vừa nói cách viết.
2.2. Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết P 2, 3 lần.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc: Ơn sâu nghĩa nặng
- Em hiểu cụm từ muốn nói gì ?
- Phong cảnh hấp dẫn
- Phong cảnh đẹp làm mọi người muốn đến thăm.
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ?
- P, g, h
- Chữ nào có độ cao 2 li ?
- p, d
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ ?
- Dấu sắc và dấu ngã đặt trên chữ â
3.2. Hướng dẫn HS viết chữ Phong vào bảng con
- HS viết 2 lượt.
- GV nhận xét, uốn nắn HS viết.
- HS viết dòng chữ P
4. Hướng dẫn viết vở:
- HS viết vở
- Viết theo yêu cầu của giáo viên
- 1 dòng chữ P cỡ vừa
- GV theo dõi HS viết bài
- 1 dòng chữ P cỡ nhỏ
- 1 dòng chữ Phong cỡ vừa
- 1 dòng chữ Phong cỡ nhỏ
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà luyện viết lại chữ P.
Tập đọc
Tiết 76:
Thư trung thu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.
- Đọc diễn cảm được tình của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ chú giải cuối bài học.
- Hiểu nội dung lời thơ và bài thơ.
3. Học thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Lá thư nhầm địa chỉ
- 2 HS đọc
- Trên phong bì thư cần ghi những gì ?
- Trên phong bì thư cần ghi rõ họ tên địa chỉ người nhận hoặc người gửi.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Bài có thể chia làm mấy đoạn ?
- 2 đoạn: Phần lời thư và phần bài thơ.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ở cuối bài (phần chú giải).
 c. Đọc giữa các nhóm.
- HS đọc theo nhóm 2.
d. Thị đọc giữa các nhóm
- Các nhóm thi đọc đồng thành, cá nhân từng đoạn, cả bài.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Câu 1:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mỗi tết trung thu Bác Hồ tới ai ?
- Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.
Câu 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Những câu nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiêu nhi ?
- Ai yêu bác nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Tính các cháu ngoan ngoăn. Mặt các cháu xinh xinh.
Câu 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bác khuyện các cháu làm những việc gì ?
- Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình
- Kết thúc lá thư Bác viết lời chào như thế nào ?
- Qua bài cho em biết điều gì ?
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, tình cảm yêu thương của Bác đối với thiếu nhi.
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS thuộc thuộc lòng bài thơ.
- HS học thuộc bài thơ.
C. Củng cố - dặn dò:
- 1 HS đọc cả bài thư Trung Thu
- Cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 94:
Bảng nhân 2
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Lập bảng nhân 2 (2 nhân với 1, 2, 3, , 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Thực hành nhân 2, giải toán và đếm thêm 2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa tấm có 2 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Viết phép nhân biết
- Cả lớp làm bảng con
- Các thừa số là 2, và 8 tích là 16
- 1 HS lên bảng
2 x 8 = 16
- Các thừa số là 4, và 5 tích là 20
 4 x 5 = 20
- Nhận xét, chữa bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 2 (lấy 2 nhân với 1 số).
- GV các tấm bìa, mỗi tấm 2 hình tròn.
- Hỏi mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Có 2 chấm tròn.
- Ta lấy 1 tấm bìa tức là 2 (chấm tròn) được lấy 1 lần.
- Viết như thế nào ?
- Viết: 2 x 1 = 2
- Yêu cầu HS đọc ?
- HS đọc: 2 nhân 1 bằng 2
- Tương tự với 2 x 2 = 4
2 x 3 = 6, thành bảng nhân 2.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bảng nhân 2.
- HS đọc lần lượt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đọc cách quãng.
2. Thực hành:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS nhẩm sau đó ghi kết quả vào SGK
2 x 2 = 4
2 x 4 = 8
2 x 6 = 12
2 x 8 = 10
2 x 10 = 20
2 x 1 = 2
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- 1 con gà có 2 chân
- Bài toán hỏi gì ?
- 6 con gà có bao nhiêu chân.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
Tóm tắt:
4 con: 2 chân
6 con: chân ?
Bài giải:
6 con gà có số chân là:
2 x 6 = 12 (chân)
Đáp số: 12 chân
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp ô trống.
- HS làm vào SGK
- 1 HS lên bảng
- GV hướng dẫn HS viết số. Bắt đầu từ số thứ hai mỗi đều bằng số ngay trước nó công với 2.
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật
Tiết 19:
Vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết quan sát hoạt động giờ ra chơi ở sân trường.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được tranh đề tài sân trường em.
3. Thái độ:
- Yêu thích và cảm nhận được cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi.
- Bài vẽ năm trước.
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- GV dùng tranh ảnh giới thiệu ?
- Sân trường

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan19.doc