Báo Cáo Tham Luận Tại Hội Thảo Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Cấp Trường Năm Học 2011 - 2012

Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT- BGDĐT, ngày 12/8/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mậm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011- 2012;

 Công văn số 5438/BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo ( Vụ Giáo dục tiểu học) về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 đối với giáo dục tiểu học;

 Căn cứ Chỉ Thị số 07/CT- UBND, ngày 24/8/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh năm học 2011 – 2012;

 Công văn 1228/SGD&ĐT- GDTH, ngày 23/8/2011 của Sở Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 cấp tiểu học.

 Căn cứ Chỉ Thị số 03/CT-UBND, ngày 31/8/2011 của Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng về việc tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện năm học 2011 - 2012;

 Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức “Hội thảo giáo viên chủ nhiệm lớp ” của nhà trường vào ngày 26/11/2011 tại cuộc Họp hội đồng sư phạm tháng 11. Tổ 1 báo cáo tham luận về Công tác giáo viên chủ nhiệm như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI:

- Hiệu trưởng Nhà trường đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo giáo viên chủ nhiệm trong Hội đồng sư phạm và phân công nhiệm vụ cho các Tổ khối tổ chức Hội thảo trước tại Tổ ngày 26/11/2012

- Tổ1đã tiến hành Hội thảo giáo viên chủ nhiệm tại Tổ vào ngày 22/11/2011 và ghi lại được những ý kiến đóng góp rất hiệu quả trong công tác làm chủ nhiệm của các giáo viên trong Tổ.

- Tổ tiến hành Hội thảo bằng nhiều ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm trong tổ.

 

doc 6 trang Người đăng honganh Lượt xem 1238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo Cáo Tham Luận Tại Hội Thảo Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Cấp Trường Năm Học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo huyện HỮU LŨNG
Trường tiểu học ĐỒNG TIẾN
= = = = = = = = = =
Báo cáo tham luận 
Tại hội thảo giáo viên chủ nhiệm LỚP cấp trường
Năm học 2011 - 2012
-----------***-----------
Tháng 11/2011
Phòng GD&ĐT HỮU LŨNG
Trờng TH XÃ ĐỒNG TIẾN
 = = = = = = 
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------***-------
Đồng Tiến, ngày 25 tháng 11 năm 2011
BÁO cáo tham luận
Công tác giáo viên chủ nhiệm LỚP
Năm học 2011-2012
-------------
Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT- BGDĐT, ngày 12/8/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mậm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011- 2012;
	Công văn số 5438/BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo ( Vụ Giáo dục tiểu học) về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 đối với giáo dục tiểu học;
	Căn cứ Chỉ Thị số 07/CT- UBND, ngày 24/8/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh năm học 2011 – 2012;
	Công văn 1228/SGD&ĐT- GDTH, ngày 23/8/2011 của Sở Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 cấp tiểu học.
	 Căn cứ Chỉ Thị số 03/CT-UBND, ngày 31/8/2011 của Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng về việc tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện năm học 2011 - 2012;
 Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức “Hội thảo giáo viên chủ nhiệm lớp ” của nhà trường vào ngày 26/11/2011 tại cuộc Họp hội đồng sư phạm tháng 11. Tổ 1 báo cáo tham luận về Công tác giáo viên chủ nhiệm như sau:
I. công tác chỉ đạo, triển khai:
- Hiệu trưởng Nhà trường đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo giáo viên chủ nhiệm trong Hội đồng sư phạm và phân công nhiệm vụ cho các Tổ khối tổ chức Hội thảo trước tại Tổ ngày 26/11/2012
- Tổ1đã tiến hành Hội thảo giáo viên chủ nhiệm tại Tổ vào ngày 22/11/2011 và ghi lại được những ý kiến đóng góp rất hiệu quả trong công tác làm chủ nhiệm của các giáo viên trong Tổ.
- Tổ tiến hành Hội thảo bằng nhiều ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm trong tổ.
II. kết quả thực hiện:
Công tác Giáo viên chủ nhiệm là một công tác đòi hỏi người Giáo viên phải quan tâm nhiều hơn đến học sinh cùng với việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh, bên cạnh đó người giáo viên còn phải tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm của bản thân mình. Chính vì vậy, Tổ1 đã tiến hành Hội thảo giáo viên chủ nhiệm cấp Tổ và đưa ra được một số phương pháp trong công tác chủ nhiệm, chúng tôi không dám chắc đây là những phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm mà đây chỉ là những ý kiến chúng tôi đúc kết ra từ kinh nghiệm công tác của cá nhân mình, hôm nay đưa ra Hội thảo cấp trường để cả Hội đồng nhà trường cùng nhau tham khảo, bổ sung và đóng góp:
1, Cần duy trì sĩ số học sinh.
Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trí sĩ số học sinh. Chính vì vậy, GV được phân công chủ nhiệm lớp nào phải nắm được sĩ số của lớp mình, nhận lớp tìm hiểu nơi ở của học sinh, nắm được số học sinh của từng thôn.
VD: Lớp 1B, tổng số học sinh: 14 em, trong đó: Thôn Đèo cỏo: 2 em, Thôn Mỏ Ám : 6 em, Lõn Chàm 1. Hộ nghốo 5. Các em đều là dân tộc thiểu số, có cùng độ tuổi (6 tuổi). Vào đầu năm học GVCN đã đến từng gia đình để thăm hỏi, nắm bắt những thông tin về gia đình học sinh. Nếu cú học sinh nghỉ học từ 1->2 buổi học, GVCN tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp với gia đình, động viên để học sinh không nghỉ học nữa.
2, Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
GVCN lập kế hoạch vào đầu năm học để tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh.
 VD: Lớp 1B tổng số học sinh có 7 em, trong đó có 4 em có hoàn cảnh khó khăn (nhà nghèo) phân bố ở các thôn sau: Thôn Làng Cà có 3 em, Thôn Liờn Phương có 4 em. ( 1 em trong diện học sức cú sức khỏe yếu, và trớ tuệ phỏt triển kộm). Từ đó GVCN có kế hoạch thăm hỏi, động viên thường xuyên và trong lớp phân công các em HS gần đó động viên tinh thần. Bên cạnh đó, GVCN nên phối hợp với phụ huynh HS và trưởng thôn bản, trao đổi giúp đỡ (trong phạm vi có thể). Những HS có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập, GVCN dùng phương pháp nêu gương tốt để động viên, khích lệ HS giúp các em vươn lên hơn nữa trong học tập.
3, Nắm bắt được học sinh từng thôn.
Sau khi nhận lớp chủ nhiệm ngoài duy trì sĩ số HS, GVCN phải nắm bắt được HS ở từng thôn bản, số HS thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
VD: Lớp 1A: + Tổng số HS: 20 em, trong đó: Nữ có 8 em, Nam có 12 em.
	 + Độ tuổi của HS khụng đồng đều. Trong đó: dân tộc Nùng có 13 em,
 Tày có 2 em.
+ Số HS của lớp tập trung ở 4 thôn:
- Thụn Lõn Luụng: 6 em, trong đó có 1 em thuộc hộ nghèo.
- Làng Gia: 7 em, trong đó có 3 em thuộc hộ nghèo.
- Làng Quặng: 4 em, trong đó có 1 em thuộc hộ nghèo.
 - Địa Phận: 4 em, trong đú cú 1 em thuộc hộ nghốo
	Những HS thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn nên sức học của các em còn yếu. GVCN nên kết hợp với phụ huynh HS để thường xuyên trao đổi, động viên HS kịp thời để các em không mặc cảm mà có tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập.
4, Nắm được số điện thoại của gia đình các em học sinh.
Ngoài duy trì sĩ số và nắm được HS các thôn bản, GVCN muốn liên lạc được một cách nhanh chóng, tiện lợi khi có việc cần thiết hoặc khi muốn bổ sung thêm thông tin về HS lớp chủ nhiệm thì việc nắm bắt được số điện thoại gia đình HS để kịp thời trao đổi với phụ huynh là điều rất cần thiết. Điều đó giúp GVCN tiết kiệm được thời gian trong công tác phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong công tác giáo dục HS.
Bên cạnh đó, để gia đình kịp thời cập nhật đựoc thông tin về tình hình học tập của con em mình ở trường, GVCN còn có trách nhiệm hoàn thành sổ liên lạc đúng kỳ hạn. Sổ liên lạc giúp GVCN thông báo được kết quả cũng như kết quả rèn luyện, học tập của HS tại nhà trường. Từ đó, phụ huynh HS nắm được sức học, thái độ tham gia các hoạt động giáo dục chung trong nhà trường của con em mình.
5, Quan tâm đến từng đối tượng học sinh của lớp.
Thông qua sự nhận thức của mỗi HS trong từng tiết dạy, GV phân loại HS theo từng mức Giỏi, Khá, TB, Yếu. Từ đó, GV lên kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng thêm cho HS với lượng kiến thức phù hợp. 
VD: Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả của lớp 1A như sau:
- Tổng số HS: 20 em, trong đó: + Giỏi: 2 em
	 + Khá: 3 em
	 + TB: 8 em
	 + Yếu: 7 em
Cụ thể trong từng tiết dạy đối với đối tượng HS khá, giỏi GV có thể cho HS làm hết lượng bài tập trong SGK (kể cả những bài tập đã ở trong diện giảm tải). Ngoài ra, có thể giao thêm các bài tập nâng cao cho HS làm. Đối với HS trung bình yêu cầu HS làm hết các bài tập quy định, còn đối với đối tượng HS yếu có thể chỉ định yêu cầu HS làm 1/2 lượng kiến thức của từng bài tập, ngoài ra trong giờ học GV còn phải quan tâm đối tượng học sinh này nhiều hơn.
6, Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình học sinh với nhà trường.
Sau khi đã duy trì được sĩ số, nắm bắt được HS các thôn, liên lạc 2 chiều với gia đình, phân loại được HS công tác chủ nhiệm cần phối kết hợp với nhà trường, luôn có thông tin 2 chiều tới gia đình HS để cùng nhau có những giải pháp giáo dục HS tốt hơn.
Kết hợp họp phụ huynh cùng nhà trường để thông tin tới gia đình, ngoài ra còn họp Ban phụ huynh của lớp. GV có kế hoạch cụ thể nhận xét về những mặt yếu, mặt mạnh của từng HS thành văn bản cụ thể để đưa ra giai pháp khắc phục. Từ đó, tổ chức họp phụ huynh lớp, GV đọc văn bản cuộc họp phụ huynh của lớp để từng phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của con em trong thời gian học ở trường. Sau khi đã thông tin được tới gia đình, ở trên lớp GVCN thường xuyên sinh hoạt lớp theo tiến trình: Trước tiên Tổ trưởng tự nhận xét các tổ viên của tổ mình về học tập, ý thức đạo đức, ý thức thực hiện nề nếp, thực hiện giờ giấc, sau đó GV tổng hợp các ý kiến của các tổ trưởng rồi nhận xét những mặt mà lớp đã đạt được, những mặt cần khắc phục.
7, Quan tâm đến các hoạt động phong trào của lớp.
GVCN phải biết kết hợp với BGH, Tổng phụ trách Đội dể quan tâm hơn nữa đến các hoạt động phong trào của lớp chủ nhiệm. Bên cạnh đó, GV nên đi sâu tìm hiểu tập thể HS lớp chủ nhiệm để phát hiện ra được những em HS có năng khiếu ca hát cũng như trong các hoạt động bề nổi của lớp để bồi dưỡng cho các em phát huy hơn nữa. Luôn quan tâm, cùng HS tham gia các hoạt động phong trào của lớp do nhà trường và bên Đội đề ra, kịp thời nhắc nhở, tập luyện, động viên HS nhằm đưa phong trào của lớp đi lên.
8, Hiểu được các yếu tố dẫn đến thành cồng trong công tác chủ nhiệm.
Ai trong chúng ta đều biết rằng, một học sinh tốt không nhất thiết là học sinh xuất sắc nhất. Cũng như vậy, một tập thể lớp tốt không nhất thiết phải luôn phấn đấu trở thành lớp nhất khối, nhất trường. Mỗi con người khi sinh ra và trong quá trình phát triển đều không có gì giống với người khác. Mỗi tập thể lớp cũng vậy. Chính vì lẽ đó, chúng tôi muốn học sinh ý thức được sự phát triển của chính mình, ngày càng có ý thức hơn trong mọi mặt. Chúng tô muốn giáo dục cho học sinh tinh thần: mình/tập thể lớp mình và bạn/tập thể lớp bạn trao đổi với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, với khẩu hiệu - chúng ta cùng tốt -. Bởi vậy, chúng tôi thiết nghĩ, thành công trong công tác chủ nhiệm chính là làm sao cho mỗi cá nhân học sinh:
- Có ý thức tốt trong mọi hoạt động của bản thân, của lớp và của trường.
- Biết tự chủ, chọn cách sống lương thiện, chân thật.
- Giàu lòng tự trọng, biết tôn trọng mọi người xung quanh, biết ơn cha mẹ sinh ra mình và tất cả những ai nuôi dưỡng mình, giáo dục mình, giúp đỡ mình, tạo cho mình môi trường phát triển lành mạnh.
- Có ý chí, có nhiều ước mơ trong sáng. Phấn đấu ngày càng tiến bộ, càng giỏi giang hơn trong học tập.
- Giàu lòng vị tha nhân ái với mọi người trong cuộc sống.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ tài sản của bản thân, của mọi người xung quanh và của xã hội, có ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
 Trên đây là Báo cáo tham luận tổng hợp lại các ý kiến tại Hội thảo giáo viên chủ nhiệm của Tổ1 trong năm học 2011-2012. Trong quá trình thảo luận, đóng góp ý kiến, nêu ra những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm từ thực tiễn của tổ, chúng tôi chắc chắn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo của BGH nhà trường, ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong Hội đồng sư phạm để chúng tôi tiếp tục tìm ra được những tiêu chí tốt nhất trong công tác chủ nhiệm, giúp chúng tôi đạt kết quả cao hơn trong công tác của mình.
Xin trân thành cảm ơn!
 TM Tổ chuyờn mụn
 Tổ trưởng
 Nụng Thị Biển

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(1).doc