Giáo án Lớp 2 - Tuần 10

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc

- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọcm biết phân biệt lời kể và lời nhân vật.

2. Hiểu:.

- Hiểu nội dung của bài: Bé Hà rất yêu quý kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé Hà có suy nghĩ và sáng kiến phải chọn một ngày làm lễ cho ông bà (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).(lồng BVMT-khai thác trực tiếp )

3 Thái độ: giáo dục các em phải kính trọng, thương yêu ông bàvà những người thân trong gia đình

II. ĐỒ DÙNG:

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số quả cam có là:
45 – 25 = 20( quả)
Đáp số: 20 quả.
-Chấm bài và chữa bài
Bài 5: Đọc yêu cầu bài
2 em
-Thảo luận theo nhóm
Làm theo nhóm bàn
-Đại diện nhóm nêu kết quả
X + 5 = 5 
 X = 0 vì 5 – 5 = 0
C.Củng cố- dặn dò: về nhà ôn lại bài
Đạo đức: Chăm chỉ học tập ( tiết 2)
Yêu cầu: 
Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
Thực hiện chăm chỉ học tập hàng ngày. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Đóng vai.
Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
Cách tiến hành.
H/s đọc yêu cầu bài 5.
Y/c các nhóm thảo luận để đóng vai trong tình huống trên.
- Một số nhóm lên trình bày.
- G/v nhận xét và kl: Hà nên đi học. Sau buổi học về sẽ chơi và nói chuyện với bà.
- Kl: H/s cần phải đi học đều và đúng giờ.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Giúp h/s bày tỏ thái độ đối với cácý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.
Cách tiến hành:
Gọi h/s đọc yêu cầu và các ý kiến trong bài 6
- G/v đọc từng ý kiến, h/s bày tỏ bằng thẻ và giải thích.
- G/v kl: ý a không tán thành vì là h/s thì ai cũng cần chăm chỉ học tập.
ý d không tán thành vì thức khuya có hại cho sức khoẻ.
yb, c tàn thành.
Hoạt động 3: Phân tích tình huống.
Mục tiêu. Giúp h/s đánh giá hành vi chăm chỉ học và giải thích.
- Cách tiến hành: G/v đưa ra một tình huống. 
Trong giờ ra chơi bạn An cắm cúi làm bài tập. Bạn Bình thấy vậy liền bảo: " Sao cậu không ra chơi mà làm việc gì vậy? " An trả lời: "Mình tranh thủ làm bài tập để về nhà không phải làm nữa và được xem ti vi cho thoả thích."
- Theo các e m đây có phải là chăm chỉ học tập không?
- G/v h/d tìm hiểu.
Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ không? Vì sao?
Em có thể khuyên bạn như thế nào?
+ Trong lớp mình có bạn nào như vậy không?
G/v kl: Giờ ra chơi dành cho học sinh vui chơi, bớt căng thẳng trong học tập, không nên dùng thời gian đó để làm bài tập. Chúng ta cần khuyên bạn nên giờ nào việc nấy.
Kl chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh, đồng thời cũng là để giúp các em thực hiện tốt hơn đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.
- 2 h/s đọc
- Từng nhóm thảo luận cách ứng xử
- Lớp nhận xét góp ý từng lần diễn.
- 2 h/s đọc, suy nghĩ để làm bài vào vở.
- Bày tỏ thái độ bằng thẻ, bổ sung ý kiến.
- H/s thảo luận nhóm
- H/s tự đánh giá, xem xét mình.
Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2010
Chính tả: ( tập chép) Ngày lễ
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác đoạn văn “ Ngày lễ”.
- Biết và viết tên đúng các ngày lễ lớn.
-Viết đúng: phụ nữ, ngày lễ.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần chép.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- Đọc đoạn chép
2 em
+ Đoạn văn nói về điều gì?
Nói về ngày lễ
+ Đó là những ngày nào?
Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ,
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Hãy đọc các chữ được viết hoa trong bài.
2 em đọc
- Viết chữ khó
Học sinh viết bảng con
c. Chép bài vào vở
Nhìn bảng để chép
- Soát lỗi
Dùng bút chì để khảo
d. Chấm và chữa bài:
2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT- 1 em lên làm
+ Nhận xét và chữa bài
Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh.
Bài 3 a:Đọc yêu cầu bài 
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào bảng con
+ Chữa bài
Nghỉ học, lo nghĩ, ngẫm nghĩ.
C. Củng cố, dặn dò:
 -Về nhà luyện viết thêm
Toán: Số tròn chục trừ đi một số
I.Mục tiêu: Giúp học sinh biét cách thực hiện phép trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 chữ số hoặc 2 chữ số ( có nhớ)
-Củng cố cách tìm 1 số hạng chưa biết khi biét tổng và số hạng kia.
II.Đồ dùng: Que tính
III.Các hoạt động - dạy học:
A.Bài cũ:
+ Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta làm thế nào?
+ Tìm x : x+ 35 = 78 41 + x = 52
 H/s làm vào giấy nháp, 2 h/s lên bảng làm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay ta sẽ học về phép trừ có dạng số tròn chục trừ đi một số.
2. Dạy học bài mới:
a, Giới thiệu phép trừ 40 - 8.
Bước1: Nêu vấn đề. G/v nêu bài toán.
Có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Y/c h/s nhắc lại bài toán.
+ Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
+ Viết lên bảng 40 - 8.
Bước 2: Đi tìm kết quả.
G/v gắn 4 bó chục, thực hiện thao tác bớt đi 8 que để tìm kết quả.
+ Còn lại bao nhiêu que tính?
-Y/c h/s nêu cách làm
- G/v h/d cho h/s cách bớt( Tháo một bó rồi bớt)
- Vậy 40 - 8 bằng bao nhiêu?
- G/v ghi phép tính. 40 - 8 = 32
Bước 3: Đặt tính rồi tính.
Y/c h/s nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính.
- H/s nêu cách đặt tính.
_ G/v h/d h/s cách tính: 
- 0 có trừ được 8 không?
-Lúc nãy ta đã làm thế nào để bớt 8 que tính
- Đó chính là thao tác mượn 1 chục ở 4 chục.
Bước 4: áp dụng.
Y/c h/s áp dụng thực hiện các phép trừ
60 -9 50 - 5 90 - 2
b, Giới thiệu phép trừ 40 -18.
Tiến hành tương tự theo 4 bước trên.
c,Luyện tập thực hành.
Bài 2: Tìm x. H/s làm vào vở
Gọi h/s nhận xét bài của bạn.
G/v nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Gọi h/s đọc bài toán
- 2 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Y/c h/s trình bày bài giải
-Chấm một số bài.
3. Củng cố dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà luyện tập thêm.
-2 h/s nhắc lại.
- thực hiện phép trừ 40 - 8
- h/s thảo luận cách làm dể tìm kết quả.
- Viết số bị trừ 40 rồi viết số trừ 8 xuống dưới thẳng cột với 0. Viết dấu trừ và kẻ gạch ngang
- Tháo rời một bó thành 10 que rời rồi bớt.
-H/s làm vào bảng con, gọi một số h/s nêu cách tính.
- H/s làm vào vở, 3 h/s làm bảng lớp.
- 1 h/s đọc.
a, x + 9 = 30 b, 5 + x = 20
 x = 30 - 9 x = 20 - 5
 x = 21 x = 15
 c, x + 19 = 60
 x = 60 -19
 x = 41
- 2 chục = 20 đơn vị
- ta thực hiện phép trừ.
Giải:
Đổi 2 chục = 20
Số que tính còn lại là:
20 – 5 = 15( que tính)
Đáp số: 15 que tính
- làm vào VBT
Kể chuyện: Sáng kiến của bé Hà
I. Mục tiêu: Dựa vào gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện phối hợp với giọng kể, điệu bộ.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy – học:
2. Kể lại từng đoạn:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
a. Chọn ngày lễ
- ý a thuộc đoạn nào?
Đoạn 1
- Treo bức tranh 1 lên
Học sinh quan sát
+ Hà đang nói gì với bố?
Học sinh trả lời
+ Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ cho ông bà?
- Học sinh kể lại đoạn 1
2 em
- Treo tranh 2
Học sinh quan sát
b. Bí mật của 2 bố con
+ Hai bố con đã bí mật làm điều gì?
- Học sinh kể đoạn 2
2 em kể
c. Niềm vui
- Treo bức tranh 3
Học sinh quan sát
+ Những ai về chúc thọ ông bà trong ngày lập đông?
Các cô, chú
+ Hà tặng ông bà món quà gì?
Chùm điểm mười.
+ Món quà của Hà ông bà có thích không?
Rất thích
- Kể lại đoạn 3
2 em
- Kể theo nhóm
Kể theo nhóm 3
+ Đại diện các nhóm lên kể
Các nhóm kể
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Kể lại cả câu chuyện
2 em
- Kể theo phân vai(học sinh khá giỏi)
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Học sinh đóng vai kể
+ Nhận xét và bổ sung
3. Củng cố, dặn dò: Qua câu chuyện các em học tập bé Hà điều gì?
- Chúng ta cần học tập bé Hà.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
Tập viết: Chữ hoa H
I. Mục tiêu:
 Viết đỳng chữ H hoa 
- Viết đúng cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng
- Viết đúng mẫu chữ, đúng kiểu chữ, nối các con chữ đúng qui định, đúng khoảng cách giữa các chữ.
-Rốn HS cú ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng: Mẫu chữ H hoa, cụm từ ứng dụng.
III. Các hạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn viết chữ hoa
 a.Quan sát cấu tạo và qui trình viết chữ H hoa
-Treo chữ mẫu lên bảng
Học sinh quan sát
+Chữ H hoa cỡ vừa cao mấy li, rộng mấy ô?
Cao 5 li, rộng 5 ô
+Chữ H hoa được viết bởi mấy nét?
- G/v đưa thước theo 3 nét.
- Chỉ nét 1 và hỏi: Nét 1 là kết hợp của những nét nào?
-Điểm đặt bút nét này ở đâu?
Nét thứ 2 gồm những nét cơ bản nào?
Nêu cách viết nét 3?
3 nét:
Của nét cong trái và nét lượn ngang.
- Đặt trên đường kẻ ngang 5, giữa đường dọc 3 và đường dọc 4.
- Gồm nét khuyết dưới, nét khuyết trên và nét cong phải. 
- Giáo viên nêu qui trình viết
Học sinh theo dõi
b.Viết trên không và vào bảng con
Học sinh viết
- Giáo viên theo dõi để sửa sai cho học sinh
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ
+Em hiểu “Hai sương một nắng
” ntn?
Đây là thành ngữ nói lên sự vất vả , chịu khó của người nông dân 
+Cụm từ có mấy chữ? Viết theo cỡ chữ nào?
+Nhận xét độ cao của các con chữ
Học sinh trả lời
- Hướng dẫn cách viết
Học sinh theo dõi
+Học sinh viết chữ “ Hai”
Viết vào bảng con
4.Viết vào vở
Học sinh viết bài
- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh cách viết, tư thế ngồi.
5.Chấm bài, nhận xét:
-Thu chấm tổ 1 và tổ3
C.Củng cố, dặn dò:Về nhà luyện viết thêm
 Thứ 4 ngày 27tháng 10 năm 2010
Tập đọc: Bưu thiếp
I.Mục tiêu:
1.Đọc
.-Nghỉ hơi sau các dâu câu và giữa các cụm từ.
2.Hiểu:
-Hiểu nội dung của 2 bưu thiếp trong bài.
-Biết mục đích của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, các ghi phong bì thư(trả lời được cỏc cõu hỏi SGK)
3.Thỏi độ :GdHS gửi bưu thiếp chỳc mừng người thõn vào ngày lễ 
II.Đồ dùng: Chuẩn bị một bưu thiếp, một phong bì.
III.Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ: Đọc bài “ Sáng kiến của bé Hà”
- 3 em đọc bài
-Bé Hà có sáng kiến gì?
-Em học bé Hà điều gì?
+Nhận xét và cho điểm
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc bài: giọng tình cảm nhẹ nhàng
b. Luyện đọc từng bưu thiếp kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ:
- Luyện đọc từng bưu thiếp
Mỗi h/s đọc 1 bưu thiếp.
- Luyện đọc từ khó
Học sinh đọc: mạnh khoẻ, bưu thiếp, Vĩnh Long.
+ Đọc lại 2 bưu thiếp
2 em
+ Em hiểu “ Bưu thiếp” là gì?
Tấm giấy cứng, khổ nhỏ dùng để viết
- Đọc phần phong bì
1 em
- Hướng dẫn ngắt giọng 1 số câu dài:
Người gửi:// Trần Trung Nghĩa//Sở Giáo dục và đào tạo Bình Thuận//
Người nhận: // Trần Hoàng Ngân// 18 / đường Võ Thị Sáu // thị xã Vĩnh Long // tỉnh Vĩnh Long //
- Luyện đọc lại phong bì
2 em đọc
- Đọc nối tiếp đoạn
3 em
c. Đọc nhóm
Đọc theo nhóm bàn
d. Thi đọc giữa các nhóm
Các nhóm đọc thi
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đọc bưu thiếp 1
1 em
+ Bưu thiếp này là của ai gửi cho ai?
Của cháu gửi cho ông bà
Gửi để làm gì?
Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
- Đọc câu hỏi 2
1 em
- Đọc thầm bưu thiếp thứ 2 để trả lời câu hỏi
Học sinh đọc thầm
+ Bưu thiếp thứ 2 của ai gửi cho ai?
Của ông bà gửi cho cháu
Gửi để làm gì?
Để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.
+ Bưu thiếp dùng để làm gì?
+ Nhân dịp nào người ta thường gửi bưu thiếp cho nhau?
+ Con đã bao giờ gửi bưu thiếp cho ai chưa? Gửi vào dịp nào?
+ Con đã nhận được bưu thiếp của ai? Vào dịp nào?
+ Khi nhận được bưu thiếp con cảm thấy thế nào?
G/v: vào các ngày lễ tết người ta thương gửi bưu thiếp cho nhau như vậy tình cảm giữa mọi người sẽ thân thiết, gắn bó hơn.
Để bưu thiếp đến tận tay người nhận người ta có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Khi gửi qua đường bưu điện em cần lưu ý điều gì?
Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức.
- Các ngày lễ, tết, sinh nhật
- Nhiều ý kiến.
- Phải ghi địa chỉ người gửi, người nhận rõ ràng, đầy đủ.
- Đọc câu hỏi 4
1 em
Giảng: chúc thọ ông bà cùng nghĩa với mừng sinh nhật ông bà, nhưng chỉ nói chúc thọ nếu ông bà đã già ( thường là trên 70 tuổi )
Hưóng dẫn cách viết: viết ngắn gọn. Khi viết phong bì thư, phải ghi rõ địa chỉ của người nhận để bưu điện chuyển đến tay người nhận. Em cũng cần phải ghi địa chỉ của người gửi để người nhận biết ai gửi thư cho mình và để nếu thư thất lạc, bưu điện sẽ trả lại thư.
- Cho học xem mẫu trên phong bì
Học sinh theo dõi và quan sát
+ Viết bưu thiếp và phong bì thư
Học sinh làm việc cá nhân
+ Đọc bài làm lên
Nhiều học sinh nối tiếp đọc
Củng cố, dặn dò:
- Về thực hành viết bưu thiếp khi cần thiết.
Toán: 11 trừ đi một số 11- 5
I.Yêu cầu
-: Giúp h/s biết cách thực hiện phép trừ 11- 5.
- Lập bảng công thức: 11 trừ đi một số.
- áp dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có một phộp trừ dạng 11-5 (giảm bài 1b bài 3)
-Bồi dưỡng lũng say mờ mụn 
II. Đồ dùng dạy học: Que tính.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi h/s lên bảng thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tình trừ có dạng 11 trừ đi một số., 11 -5.
2. Giới thiệu phép trừ 11 - 5.
G/v nêu bài toán: Có 11 que tính, bớt 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? 
+ để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
+ Viết lên bảng 11 - 5.
+ Yêu cầu h/s thao tác trên que tính để tìm kết quả.
+ Y/c h/s nêu cách bớt của mình.
+G/v h/d cho h/s cách bớt hợp lí: đầu tiên bớt 1 que tính rời trước.
Còn phải bớt bao nhiêu que nữa?
+Để bớt được 4 que nữa cô tháo bó chục thành 10 que tính rời , bớt 4 que còn lại 6 que.
+ Vậy 11 que tính bớt 5 que còn lại mấy que.
+ Vậy 11 trừ 5 bằng mấy? 
Viết 11 - 5 = 6.
+ đây cũng chính là cách tính nhẩm.
+ Ngoài cách tìm kết quả bằng que tính còn có cách làm thông thường đó là đặt tính.
Y/c h/s đặt tính và tìm kết quả vào giấy nháp.
+ y/c nhiều h/s nhắc lại phép trừ. G/v ghi bảng.
3. Bảng công thức : 11 trừ đi một số.
G/v ghi phép tính, y/c h/s tìm thêm.
 11 - 2 = 
 11 - 3 =
+ ghi kết quả.
+ y/c h/s đọc đồng thanh, đọc thuộc. 
4. Luyện tập, thực hành.
Bài 1: y/c h/s nhẩm rồi ghi kết quả.
+Khi biết 7 + 4 = 11 có cần tính 4 + 7 không ? Vì sao?
+ Khi đã biết 7 + 4 = 11 có thể ghi ngay kết quả của 11 - 4 và 11- 7 được không?
Bài 2: Làm vào bảng con sau đó nêu cách thực hiện.
Bài4 Gọi h/s đọc đề bài: 
+ Cho đi nghĩa là thế nào?
+ Vậy ta làm phép tính gì?
+Y/c h/s tự giải bài tập.Rồi cho HS chữa bài 
4. Củng cố dặn dò: 
Y/c h/s đọc thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số, ghi nhớ cách thực hiện phép trừ.
H/s1: đặt tính và thực hiện. 30 - 8; 
 40 -8
H/s 2: Tìm x: x + 14 = 60
 12 + x = 30
- h/s dưới lớp làm vào giấy nháp.
- H/s nêu lại bài toán.
- Làm phép trừ 11 - 5.
- Làm việc với que tính.
- Nhiêù ý kiến
- Bớt 4 que nữa vì 1 + 4 = 5.
- Còn 6 que.
- 6.
- h/s nêu.
- H/s nhẩm để tìm kết quả.
- Đọc kết quả.
- Không , vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
- Có thể ghi ngay: 11 - 4 = 7 và 
 11 - 7 = 4 vì khi lấy tổng trừ số hạng này ta được số hạng kia.
11 
- 	 
 8 
 3
2 h/s đọc to, lớp đọc thầm.
- Là bớt đi.
- Phép trừ 11 - 5 
Giải:
Bình còn lại số quả bóng bay là:
11- 4 = 7 (quả)
Đáp số: 7 quả.
.
Thể dục: Điểm số 1 – 2, 1 -2 theo đội hình vòng tròn.
Trò chơi: “ Bỏ khăn”
I. Mục tiêu: Điểm số 1 -2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
- Học trò chơi “ Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Vệ sinh sân sạch sẽ.
- Chuẩn bị khăn, còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Cho học sinh khởi động.
B. Phần cơ bản:
1. Điểm số theo hàng ngang: 2 lần
- Chú ý: Điểm số đúng, rõ ràng, động tác quay đầu lợp lý. Tập xong cho chuyển đội hình thành vòng tròn.
2. Điểm số 1 – 2; 1 – 2 theo đội hình vòng tròn: 2 – 3 lần.
3. Trò chơi: “ Bỏ khăn”
- Giáo viên nêu tên trò chơi vừa giải thíc
- Học sinh chơi thật.h vừa đóng vai người bỏ khăn bằng cách đi chậm.
- Học sinh chơi thử
C. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Thể dục: Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.
I. Mục tiêu: Kểm tra bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài, động tác tương đối chính xác.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Vệ sinh sân trường sạch sẽ.
- Chuẩn bị còi, học sinh chuẩn bị bàn ghế.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần cơ bản:
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Ôn bài thể dục 1 – 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
B. Phần cơ bản:
1. Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.
- Nội dung kiểm tra: Học sinh cần thực hiện động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra:
+ Kiểm tra nhiều lần, mỗi lần 3 – 4 em.
+ Cách đánh giá: Theo mức độ thực hiện của từng học sinh.
Hoàn thành: thuộc bài, các động tác thực hiện tương đối đúng.
Chưa hoàn thành: không thuộc bài, thực hiện sai từ 3 động tác trở lên.
2. Đi đều: 2 – 4 hàng dọc
- Giáo viên và cán sự lớp điều khiển
C. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng.
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
- Tổng kết, dặn dò.
 Thứ 5 ngày 29 tháng10năm 2009
Toán: 31- 5
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 ,dạng 31 – 5.
-Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 31 – 5 để giải các bài toán liên quan.
- Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng (Giảm bài 1 dũng 2, bài 2 c)
II. Đồ dùng: Que tính, bảng cài
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi h/s đọc thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số.
+ Y/c nhẩm nhanh mộy vài phép tính thuộc dạng 11 trừ đi một số.
+ Nhận xét và cho điểm.
- 3 em đọc.
2. Dạy học bài mới.
a, Nêu phép trừ 31 - 5.
*/v nêu bài toán: Có 31 que tính, bớt đi 5 que. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Nghe, nhắc lại bài toán.
Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Thực hiện phép trừ 31 - 5.
Viết 31 - 5
Y/c h/s thao tác trên que tính để tìm kết quả 
- Thao tác trên que tính, báo kết quả.
G/v h/d: Y/c lấy ra 3 bó chục và 1 que tính rời
Muốn bớt 5 que tính trước hết ta bớt 1 que rời
Còn phải bớt bao nhiêu que nữa?
- Bớt 4 que nữa, vì 4 + 1 = 5
Để bớt 4 que tính nữa ta tháo rời 1 bó thành 10 que rồi bớt 4 que thì còn lại 6 que rời.
- Tháo 1 bó và bớt 4 que.
+ Hai bó và 6 que tính rời là bao nhiêu?
- Là 26 que.
+ 31 que tính bớt 5 que còn lại bao nhiêu que?
+ 31 - 5 bằng bao nhiêu?
- 26
* Đặt tính rồi tính.
+ Y/c h/s đặt tính và tính kết quả vào bảng con. Gọi 1 h/s nêu cách làm,g/v ghi bảng
+Bắt đầu tính từ hàng nào?
+ 1 có trừ được 5 không?
+ Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 1 là 11, 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, 3 chục cho mượn 1 còn 2 hay 3 trừ 1 là 2, viết 2.
+ G/v lưu ý đây là phép trừ có nhớ, khi mượn 1 ta trả 1 vào hàng chục của số trừ
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: làm vào vở.
+ Gọi 2 em nêu cách thực hiện.
Bài 2: gọi h/s đọc y/c
+G/v nhận xét, bổ sung.
Bài 3: 
+ G/v chấm một số em.
- 2 h/s nhắc lại toàn bộ cách tính.
- H/s làm vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Đọc và làm vào bảng con.
- Đọc bài toán, giải vào vở, 1 h/s làm bảng phụ.
Bài 4: Thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời
3. Củng cố dặn dò: Gọi 2 h/s nêu lại cách thực hiện.
 Tự nhiên và Xã hội:
Ôn tập con người và sức khoẻ
 I.Mục tiêu: 
-Khắc sõu kiến thức về cỏc hoạt động của cơ quan vận động ,tiờu húa 
 --Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
-Bồi dưỡng lũng say mờ mụn học .
II.Đồ dùng dạy – học: Các hình vẽ SGK
-Hình vẽ các cơ quan tiêu hoá phóng to đủ cho các nhóm
III.Các hoạt động dạy – học:
1.Khởi động: Trò chơi xem ai nói nhanh, nói đúng tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khỏe.
2.Phát triển bài: Trò chơi “ Xem cử động, nói tên các xương và khớp xương
Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động theo nhóm
-Mỗi nhóm 3 em lên thực hiện 1 số động tác vận động và nói với nhau xem khi làm động tác đó thì vùng cơ nào và xương nào, khớp nào phải cử động
Học sinh quan sát bạn làm và nhận xét
Bước 2: Hoạt động cả lớp
Các nhóm viết nhanh tên các nhóm cơ, xương, khớp xương thực hiện vào bảng phụ
Nhóm nào viết nhanh và đúng là thắng cuộc chơi
Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi hùng biện”
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên ghi 1 số câu hỏi vào giấy
Thảo luận theo nhóm
-Chúng ta cần ăn uống và vận động ntn để khoẻ mạnh và chóng lớn?
Đại diện nhóm lên trình bày
-Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
-Làm thế nào để phòng bệnh giun sán
GV chốt: Hằng ngày các em cần phải tập luyện để cơ thể phát triển tốt, ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh bệnh giun sán.
Luyện từ và câu: Từ ngữ về họ hàng.
 Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
I.Mục tiêu:
- Tim được một số từ ngữ chỉ người trong gia đỡnh, họ hàng(BT1, BT2)
- Xếp đỳng từ chỉ người trong gia đỡnh, họ hàng mà em biết vào 2 nhúm; họ nội, họ ngoại ( Bài tập 3)
- Điền đỳng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn cú chỗ trống (BT 4).
II.Đồ dùng: 4 tờ giấy to, bút dạ.
-Bảng phụ ghi nội dung BT4
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các con sẽ được củng cố, mở rộng và hệ thống hoá các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Sau đó rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm,dấu hỏi.
2. Dạy học bài mới:
Bài 1: Gọi h/s đọc y/c
H/s mở sách đọc thầm bài Sáng kiến của bé Hà, gạch chân dưới từ chỉ người trong gia đình,họ hàng
Gọi h/s đọc các từ lên.
Nêu các từ: bố, con, ông, bà, mẹ, cô ,chú, cụ già, con cháu, cháu
+ Ghi bảng cho h/s đọc lại các từ này.
Bài2: Gọi h/s đọc y/c
Ngoài những từ này con biết từ nào chỉ người trong gia đình,họ hàng?
- Thím, mự, bác, con dâu, con rể
+Nhận xét sau đó cho h/s ghi các từ này vào vở.
Bài 3: H/s đọc y/c.
+ Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố hay mẹ?
- Với bố.
+ Họ ngoại là những người như thế nào?
-Có quan hệ ruột thịt với mẹ.
+ Y/c h/s thảo luận nhóm, ghi vào giấy nháp.
- làm việc theo nhóm.
Gọi các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 4; G/v treo bảng phụ, gọi h/s đọc y/c
+ Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu?
- Cuối câu hỏi.
+ Y/c h/s làm vào vở, 1 h/s làm bảng phụ.
- Nhận xét.
+ Mẩu chuyện này có gì buồn cười?
G/v: Khi viết đoạn văn cần biết sử dụng các dấu câu cho phù hợp để câu văn rõ ý và hay hơn.
3. Củng cố dặn dò; Nhận xét giờ học.
- Nhiều ý kiến.
Thứ 5 ngày 28 tháng10năm 2010
Chính tả: Nghe- viết ) Ông cháu
I.Yêu cầu: 
- Nghe và viết lại chính xác bài thơ Ông cháu, trình bày đúng hình thức thơ 5 chữ.
- Làm đúng các bài tập chính tả (Bài tập 2, Bài tập 3)
- Rèn ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi h/s viết tên một số ngày lễ lớn.
Nhận xét.
2. Dạy học bài mới.
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn viết chính tả.
+ Giới thiệu đoạn thơ cần viết.
Gv y/c h/s mở sgk, g/v đọc bài viết 1 lần.
- Bài thơ có tên là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 10.doc