Giáo án Lớp 1 - Tuần 8

I.YÊU CẦU:

 Giúp HS:

- Nhận thấy rõ ưu, khuyết điểm của bản thân, tổ và của lớp. Từ đó phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.

- Nắm được phương hướng hoạt động và cụ thể công việc của tuần 8.

II. NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH SINH HOẠT:

1. Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 7

a. Lớp trưởng điều khiển lớp

*Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi của tổ mình.

*Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động trong tuần:

- Truy bài đầu giờ.

- Học bài cũ ở nhà, chuẩn bị trước bài.

- Vệ sinh cá nhân, trường lớp.

- Thực hiện nề nếp Đội.

b.Ý kiến các thành viên trong lớp

2. Giáo viên sơ kết tuần 7

- Đã duy trì 100% sĩ số, nề nếp thực hiện tương đối tốt.

-Vệ sinh lớp sạch sẽ, cá nhân trang phục chưa gọn gàng: Nguyễn Quang.

- Học tập chưa tự giác nhiều em chưa làm bài tập: Nguyễn Quang.

- Truy bài đầu giờ còn mất trật tự: Thế Linh, Cảnh, Tuấn.

- Nhiều bạn được điểm cao trong trong tháng như: Mai, Ngọc Huyền, Minh, Thạch,.

- Còn một số bạn điểm yếu: Nguyễn Quang.

- Nề nếp vệ sinh cá nhân: đa số HS ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- Thực hiện tốt nề nếp Đội.

 

doc 28 trang Người đăng honganh Lượt xem 1335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (5- 6’)
- GV cho HS quan sát bài mẫu:
H: Đây là bài xé dán hình gì?( hình cây)
H: Cây có những bộ phận nào? ( tán cây, thân cây,)
H: Tán cây có dạng hình gì? có màu gì?( ...hình tròn, gần tròn, có màu xanh)
H: Thân cây to hay nhỏ?
H: Thân cây có màu gì? ( nâu)
H: Em còn biết thêm những đặc điểm gì của cây mà em đã nhìn thấy?
H: Em hãy kể tên một số loại cây mà em biết? Chúng có màu sắc ntn?
- GV chốt lại đặc điểm chính của cây: Cây có các bộ phận: rễ, thân, lá, lá cây thường có màu xanh...).
c. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu ( 10-12’)
* Xé hình tán cây.
+ Xé tán lá cây tròn.
- GV lấy 1 tờ giấy màu xanh lá cây, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình vuông có cạnh 6 ô.
- Làm thao tác xé rời để lấy hình vuông ra.
- Xé 4 góc của hình vuông ( không cần xé 4 góc đều nhau). Chỉnh sửa cho giống hình tán lá.
- Lật mặt màu cho HS quan sát .
+ Xé tán lá cây dài
- GV lấy 1 tờ giấy màu xanh lá cây, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô.
- Làm thao tác xé rời để lấy hình chữ nhật ra.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật ( không cần xé 4 góc đều nhau). Chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây dài.
- Lật mặt màu cho HS quan sát .
* Xé hình thân cây.
- GV lấy giấy màu nâu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô, sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô
- Lật mặt màu cho HS quan sát.
* Dán hình;
- GV thao tác và làm mẫu: Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
+ Dán phần thân ngắn với hình tán lá tròn.
+ Dán phần thân dài với hình tán lá dài.
- Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Củng cố: 2’
- GVnhận xét giờ.
- HS dọn vệ sinh lớp.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau thực hành.
Tiết 2 ( 35’)
1. ổn định: ( 1’)
2. Kiểm tra: ( 2’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: ( 30’)
a. GV giới thiệu bài.( 1’) 
b. Hoạt động 1: Thực hành( 20-22’)
- HS nhắc lại các bước xé dán hình cây.
- GV nhắc lại cách làm.
- GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn( lật mặt sau có kẻ ô), đánh dấu và vẽ hình vuông ( mỗi cạnh 8 ô)
- Sau khi xé được hình vuông, HS tiếp tục xé 4 góc của hình vuông, chỉnh sửa cho giống hình tán lá.
- Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa. Yêu cầu các em khi xé xong, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
- HS thực hành. GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Sau khi xé xong từng bộ phận của cây, HS sắp xếp hình vào trong vở thủ công cho cân đối. Cuối cùng lần lượt bôi hồ và dán theo thứ tự đã hướng dẫn. Chú ý dán cho phẳng, cân đối.
c. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá (4-5’)
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- Đánh giá sản phẩm: 
+ Xé được đường cong, đường xé đều, ít răng cưa.
+ Hình xé gần giống mẫu, dán cân đối.
- GV cùng HS tìm ra bài đẹp, tuyên dương trước lớp.
4. Củng cố: 2-3’
- GV nhận xét giờ học.
- Cho HS dọn vệ sinh lớp học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Dặn HS chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học xé, dán hình ngôi nhà.
Toán ( Tiết số: 29)
Luyện tập
I. mục tiêu:
 Giúp HS :
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, SGK, bộ TH toán 1...
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 2’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 5-6’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì? Mời 2 HS nêu bảng cộng trong phạm vi 4.
- 3 HS lên bảng làm bài 3+ 1= 1 + 3 = 2 + 2 = 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài:
+ Bài 1: 
- HS nêu cách làm bài (Tính theo cột dọc)
- HS làm bài. GV quan sát nhắc nhở. 
- 1 HS lên bảng làm bài. Lớp chữa bài trên bảng. 
H: Khi thực hiện tính theo cột dọc em cần lưu ý gì?
- GV lưu ý khi đặt tính các hàng phải thẳng cột với nhau 
+ Bài 2: (dòng 1)
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn mẫu ý 1: 1 cộng 1 bằng 2, viết 2 vào ô trống.
- HS làm bài. 1 số em đọc kết quả.
- Nhận xét, chốt kq đúng.
- Cho 1 HS đọc kết quả bài làm.
+ Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV nêu và hướng dẫn HS làm mẫu ý 1
+ GV ghi phép tính: 1 + 1 + 1 =...
H: Muốn thực bài này em làm thế nào? 
+ HS nêu cách làm (lấy 1 + 1 bằng 2, lấy 2 + 1 = 3 viết 3 vào sau dấu bằng) 
	1 + 1 + 1 = 3 
- HS làm tương tự với phép tính: 2 + 1 + 1 =......
 1 + 2 + 1 = .....
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
*Với HS khá giỏi làm thêm dòng 2 (bài 2) và bài 4:
- Giúp HS nêu cách làm bài: Nhìn tranh vẽ nêu bài toán.
- HS nhìn tranh vẽ nêu bài toán và phép tính thích hợp.
- GV nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau: Phép cộng trong phạm vi 5.
 Ngày soạn: 7 / 10 / 2010
Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 69 + 70)
Bài 32: oi, ai
I. Mục tiêu:
- Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái ; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, chữ mẫu, tranh minh hoạ, phấn màu,... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành,.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát
2. Kiểm tra: 5’
- GV yêu cầu HS đọc bài 31 SGK: 2- 3 em.
- GV đọc cho HS viết bảng : tờ bìa, lá mía, vỉa hè.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Dạy vần mới:
* Vần oi ( 9- 10’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi vần oi in thường, chữ ghi vần oi viết thường.
H: Vần oi được tạo nên từ những âm nào?( Vần oi được tạo nên từ o và i)
- Cho HS so sánh oi với o:
H: Vần oi và âm o có gì giống và khác nhau?
 . Giống nhau: Đều bắt đầu bằng o.
 . Khác nhau: vần oi kết thúc bằng i.
+ Ghép chữ và phát âm:
- GV phát âm mẫu: oi. HS phát âm, GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt vần oi, HS đọc: CN-TT
H: Vần oi có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (... o đứng trước, i đứng sau)
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn: CN- TT
H: Có vần oi, muốn có tiếng ngói ta ghép thế nào?
- HS nêu cách ghép, ghép tiếng ngói.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng (CN-TT).
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ ( nhà ngói).
H: Bức tranh vẽ gì?( nhà ngói)
H: Nhà ngói có đặc điểm gì?( lợp bằng gì)
- GV giới thiệu từ khoá: nhà ngói, ghi bảng.
- HS đọc từ ( CN- TT)
- 1 HS đọc tổng hợp.
H: Các em vừa học vần gì ? tiếng gì? - GV tô màu vần oi.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì( CN-TT)
*Dạy chữ ghi vần ai ( 8’)	 Quy trình tương tự
- So sánh oi với ai ( giống nhau: đều kết thúc bằng i, khác nhau: oi bắt đầu bằng o, ai bắt đầu bằng a).
- Đọc cả 2 phần 
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: ( 10’).
- GV đưa chữ mẫu oi phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ ghi vần oi gồm mấy con chữ? Khi viết, ta viết con chữ nào trước, con chữ nào sau?
H: Con chữ o cao mấy li? Con chữ i cao mấy li? 
H: Hai con chữ cách nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu. HS quan sát.
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
* Hướng dẫn viết: ai, nhà ngói, bé gái tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách hai chữ trong 1 từ, vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng: ngà voi cái còi
 gà mái bài vở 
- HS đọc thầm.
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có vần mới? GV gạch chân các vần oi, ai.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ: ngà voi: hai răng nanh hàm trên của con voi to hơn các răng khác, mọc ngược lên, thò ra ngoài ( cho HS quan sát tranh); cái còi: làm bằng kim loại, dùng để thổi, tạo ra âm thanh.
*Củng cố:
H: Chúng ta vừa học vần gì? tiếng gì?
- HS đọc lại bài (CN-TT)
- GV nhận xét giờ học
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc: (12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (5-6’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng: (5-6’)
 Chú Bói Cá nghĩ gì thế?
 Chú nghĩ về bữa trưa..
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (Bói)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó: Bói, nghĩ, bữa trưa
H: Tiếng nào có chữ cái được viết bằng chữ in hoa?
H: Để đọc đúng, đọc hay bài ứng dụng, khi đọc em cần lưu ý gì?
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu, chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? Chú bói cá đang làm gì?(chú Bói Cá đang đậu trên cành tre, nhìn xuống mặt nước...)
- GV dẫn vào câu ứng dụng.
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết: (10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
H: Chữ oi thứ hai trong dòng cách chữ oi thứ nhất như thế nào? ( khoảng một ô lớn)
H: Từ nhà ngói thứ hai trong dòng có cách giống như chữ oi thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm một số bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: Sẻ, ri, bói cá, le le.
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh vẽ những con vật nào? ( sẻ, ri, bói cá, le le)
H: Em biết những con vật nào trong số những con vật này?
H: Bói cá và le le sống ở đâu? chúng thích ăn gì?(...sống ở đầm nước, thích ăn cá...)
H: Những con vật này giống nhau ở điểm nào? ( đều thuộc loài chim...)
H: Trong số những con chim này em thích con chim nào nhất?
H: Em có biết bài hát nào nói về các con chim không? em hãy hát cho cả lớp nghe.
- Một số HS trình bày trước lớp.
4. Củng cố: 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần oi, ai.
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- hướng dẫn HS đọc trước bài 33.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 33: ôi, ơi.
Thể dục (Tiết số: 8)
thể dục rèn luyên tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa 2 tay ra trước(2 tay ra trước có thể còn chưa thẳng.)
- biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Qua đường lội”
- Giáo dục HS chăm chỉ tập luyện.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch. GV chuẩn bị 1 còi.
- Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 7-8’
- GVnhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập hợp 3 hàng dọc theo tổ, sau đó xoay thành hàng ngang.
- HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp ( 1-2’)
- Chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại” (2- 3’)
2. Phần cơ bản: (20-22’)
a. Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng , đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: Mỗi tổ 1 lần do GV chỉ huy.
- GV chọn vị trí và hô từng tổ ra tập hợp, sau đó cùng HS cả lớp NX, đánh giá xếp loại. Sau khi các tổ thi xong, GV nhận xét, đánh giá chung.
b. Ôn dàn hàng, dồn hàng: 2 lần.
c. Học tư thế đứng cơ bản: 2- 3 lần
- GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu, vừa gỉi thích động tác. Tiếp theo dùng khẩu lệnh “ Đứng theo tư thế cơ bản...bắt đầu!” để HS thực hiện động tác, GV kiểm tra uốn nắn HS, sau đó dùng khẩu lệnh “ Thôi!” để HS đứng bình thường. 
- Lần 2, 3 hướng dẫn tương tự như trên
d. Học đứng đưa 2 tay ra trước: 2 lần. Cách hướng dẫn tương tự như trên.
đ. Ôn trò chơi: Qua đường lội: 5-6’
- GV nêu tên trò chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
3. Phần kết thúc: 6-7’
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn về nhà ôn tập thêm 2 động tác vừa học .
toán (Tiết số: 30)
phép cộng trong phạm vi 5
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, SGK, bộ TH toán 1...
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 2’
- Yêu cầu 1 số HS dưới lớp nêu các phép cộng có kết quả là 4. (12-14’)
- 2 HS làm bài trên bảng: 3 + 1 = 1 + 3 =
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5.
* Hướng dẫn HS học phép cộng : 4 + 1 = 5
- Yêu cầu HS lấy 4 hình vuông đặt ở nhóm bên trái, sau đó lấy thêm 1 hình vuông nữa đặt ở nhóm bên phải.
- GV cũng gắn lên bảng mô hình tương tự.
H: 4 hình vuông thêm 1 hình vuông là mấy hình vuông?
- HS nêu, nhắc lại: 4 hình vuông thêm 1 hình vuông là 5 hình vuông.
H: 4 thêm 1 là mấy? HS trả lời: 4 thêm 1 là 5.
- GV nói: Thêm tức là cộng.
H: 3 cộng 1 bằng mấy? HS trả lời, GV giới thiệu phép cộng, ghi bảng: 4 + 1 = 5
- HS đọc phép cộng: CN- TT
* Phép cộng: 1 + 4 = 5
- GV yêu cầu HS lấy 1 hình tam giác đặt ở nhóm bên trái, sau đó lấy thêm 4 hình tam giác đặt ở nhóm bên phải. 
H: Nhóm bên trái có mấy hình tam giác?
H: Nhóm bên phải có mấy hình tam giác?
- Yêu cầu HS dựa vào mô hình nêu bài toán, VD: Có 1 hình tam giác, thêm 4 hình tam giác nữa. Hỏi tất cả có mấy hình tam giác?
- HS trả lời, nêu phép tính: 1 + 4 = 5
- HS đọc phép tính: CN-TT
* Phép cộng 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5 hướng dẫn tương tự. HS không cần nêu bài toán mà dựa vào mô hình nêu phép tính luôn
H: Em có nx gì về kq các phép cộng trên?( các p/t trên đều có kq là 5)
- GV giới thiệu: Đây là các phép cộng trong phạm vi 5.
* GV gắn lên bảng mô hình chấm tròn:
- HS nhìn mô hình nêu các quy tắc cộng: 
 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5 
 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
- Cho hS nhận xét về vị trí và kq các phép tính trên để rút ra kl: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kq không đổi. 
* Tiến hành ghi nhớ các công thức cộng:
- GV cho HS đọc: CN- nhóm, tập thể
H: 4 cộng mấy bằng 5?
H: Mấy cộng 2 bằng 5?
H: 5 bằng mấy cộng 4?
c. Hoạt động 2: Thực hành (15-17’)
+ Bài 1: 
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập: Tính
H: Tính theo hàng ngang hay cột dọc?( tính theo hàng ngang)
- HS làm bài vào bảng con. 3 HS lên bảng mỗi em 1 cột ( cột 1, cột 2, cột 3)
- Nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính theo cột dọc
- HS làm bài vào bảng, 3 HS lên bảng.
- Nhận xét , chữa bài, lưu ý HS viết các số cho thẳng cột 
- Cho HS đọc kết quả bài làm.
+ Bài 4a: 
- GV tập cho HS nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích hợp:
- GV hướng dẫn HS làm bài: HS nhìn tranh, nêu bài toán( GV gợi ý: Bên trái có mấy con hươu? Bên phải có mấy con hươu? ) 
- HS nêu thành bài toán: có 4 con hươu, có thêm 1 con hươu nữa. Hỏi tất cả có mấy con hươu?
- Khuyến khích HS nêu nhiều bài toán khác nhau.
- HS nêu phép tính thích hợp: 4 + 1 = 5 hoặc 1 + 4 = 5
*Với HS khá giỏi thêm ý b (bài 4) và bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài tập: Viết dấu thích hợp vào chỗ trống:
- 1 HS lên bảng.
- Nhận xét kết quả. Đọc lại bài làm.
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Dặn HS về học bài và xem bài sau.
 Ngày soạn: 8 /10 /2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 71 + 72)
Bài 33: ôi, ơi
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Lễ hội.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, tranh minh hoạ, chữ mẫu,... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: 5’
- GV yêu cầu HS đọc bài 32 SGK: 2- 3 em.
- GV đọc cho HS viết bảng: nhà ngói, bé gái, cái còi
- GV nhận xét - ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Dạy vần mới.
* Vần ôi ( 9- 10’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi vần ôi in thường, chữ ghi vần ôi viết thường.
H: Chữ ghi vần ôi được tạo nên từ những âm nào? (Chữ ghi vần ôi được tạo nên từ ô và i)
- Cho HS so sánh ôi với oi:
H: Vần ôi và vần oi giống và khác nhau ở điểm nào?
 . Giống nhau: Đều kết thúc bằng i.
 . Khác nhau: vần oi bắt đầu bằng o, vần ôi bắt đầu bằng ô.
+ Ghép chữ và phát âm:
- GV phát âm mẫu: ôi
- HS phát âm, GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt vần ôi, HS đọc: CN-TT
H: Vần ôi có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (... ô đứng trước, i đứng sau)
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn: CN- TT
H: Có vần ôi, muốn có tiếng ổi ta ghép thế nào?
- HS nêu cách ghép, ghép tiếng ổi.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng (CN-TT).
- GV cho HS quan sát quả ổi.
H: Đây là quả gì? ( quả ổi)
H: Em đã được ăn ổi chưa ? có ngon không?
- GV giới thiệu cho HS biết: miền bắc gọi là quả ổi, miền nam gọi là trái ổi, GV giới thiệu từ khoá: trái ổi- ghi bảng.
- HS đọc từ ( CN- TT)
- 1 HS đọc tổng hợp.
H: Vừa học vần gì ? tiếng gì? - GV tô màu vần ôi.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì( CN-TT)
*Dạy chữ ghi vần ơi ( 8’)	Quy trình tương tự
- So sánh ôi với ơi ( giống nhau: đều kết thúc bằng i, khác nhau: ôi bắt đầu bằng ô, ơi bắt đầu bằng ơ).
- Đọc cả 2 phần 
* HDHS viết chữ trên bảng con: ( 9-10’).
- GV đưa chữ mẫu ôi phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ ghi vần ôi gồm mấy con chữ? Khi viết, viết con chữ nào trước, con chữ nào sau?
H: Con chữ ô cao mấy li? Con chữ i cao mấy li? 
H: Hai con chữ cách nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu, HS quan sát.
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GVnhận xét, chữa lỗi.
* Hướng dẫn viết: ơi, trái ổi, bơi lội tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách hai chữ trong 1 từ, vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng: cái chổi ngói mới
 Thổi còi đồ chơi 
- HS đọc thầm.
- 1 em đọc to.
H: Tiếng nào có vần mới? - GV gạch chân các vần ôi, ơi.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự (cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ ngói mới: ngói mới được sản xuất, mới ra lò
*Củng cố:
H: Chúng ta vừa học vần gì? tiếng gì?
- HS đọc lại bài (CN-TT)
- GV nhận xét giờ học 
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc(12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (5-6’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ. (5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (trai, gái)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
H: Tiếng nào có chữ cái được viết bằng chữ in hoa?
H: Để đọc đúng, đọc hay bài ứng dụng, khi đọc em cần lưu ý gì?
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu, chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì?
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết: (10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
H: Chữ ôi thứ hai trong dòng cách chữ ôi thứ nhất như thế nào? ( khoảng một ô lớn)
H: Từ trái ổi thứ hai trong dòng có cách giống như chữ ôi thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
-Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm một số bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: Lễ hội.
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh vẽ gì? ( cảnh lễ hội)
H: Tại sao em biết đây là cảnh lễ hội? ( ...mọi người ở đây ăn mặc trang phục lễ hội, cờ hội treo khắp nơi...)
- HS thảo luận:
H: Quê em có nhữngc lễ hội gì? Tổ chức vào mùa nào? Ai đưa em đi dự lễ hội?
H: Qua ti vi hoặc nghe kể, em còn biết những lễ hội gì?
H: Trong lễ hội thường có gì?
H: Em thích lễ hội nào nhất?
- Một số HS trình bày trước lớp. HS đọc lại chủ đề luyện nói.
4. Củng cố: 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần ôi, ơi.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Hướng dẫn HS đọc bài 34.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 34: ui, ưi.
Tự nhiên và xã hội (Tiết số: 8)
ăn uống hằng ngày
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh. 
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân.
* HS khá, giỏi: Biết tại sao không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa cơm.
* Giáo dục BVMT:
- Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ.
- Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể mình.
- hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, SGK... 
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 2’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?
H: Hãy nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh răng?
- GV nhận xét chung. 
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài (3 - 4’)
*Khởi động: Trò chơi: “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang” 
b. Hoạt động 1: động não (5-6’)
* Mục tiêu: Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hàng ngày .
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: GV hướng dẫn: Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hàng ngày.
- HS suy nghĩ và lần lượt từng em kể tên 1 vài thức ăn mà em vẫn ăn hàng ngày
- GV viết lên bảng tất cả tên những thức ăn mà HS vừa nêu, khuyến khích các em nêu được càng nhiều càng tốt.
+ Bước 2:
- HS mở SGK quan sát hình vẽ trang 18, chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình
H: Em thích ăn loại thức ăn nào trong đó ?
H: Loại thức ăn nào em chưa được ăn ?
* GV kết luận: Nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ.
c. Hoạt động 2: Làm việc với SGK (8-10’)
* Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn, uống hàng ngày.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát từng nhóm hình trong trang 19, SGK và trả lời câu hỏi. HS thảo luận nhóm đôi:
H: Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ?
H: Hình nào cho biết bạn học tập tốt ?	
H: Hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt ?
H: Tại s

Tài liệu đính kèm:

  • doc-T8-L1- HANG.doc