Giáo án Lớp 1 - Tuần 7

I. MỤC TIÊU:

Bước đầu biết được rrẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép , vâng lời ông bà, cha mẹ .

Lễ phép,vâng lời ông bà cha mẹ.

Biết trẻ em có quyền có gia đình,có cha mẹ.

Phân biệt được các hành vi,viếc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng,lễ phép,vâng lời ông bà,cha mẹ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

Vở bài tập Đạo đức; bộ tranh về quyền có gia đình

Bài hát “ Cả nhà thương nhau ”.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. ổn định tổ chức(1) -Lớp hát

 2. Bài cũ (2)

H. Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập ?

 3. Bài mới (30)

+Khởi động: cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”

a. Hoạt động 1: HS kể về gia đình mình

H: Gia đình em có mấy người? Bố mẹ em tên là gì?

H:Anh ( chị, em) em bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy?

HS tự kể trong nhóm kể trước lớp

+ Kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình.

b. Hoạt động 2: HS xem tranh BT2 kể lại nội dung tranh.

Mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh cử đại diện thi kể lại nội dung tranh.

H. Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình?

H . Bạn nào phải sống xa cha mẹ , vì sao?

 

doc 20 trang Người đăng honganh Lượt xem 1384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra ý nghĩa câu chuyện: Truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam.
4. Củng cố: 2’
- 1 HS đọc lại bài ởSGK.
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Hướng dẫn đọc trước bài 28.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 28: Chữ thường, chữ hoa.
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Học vần ( Tiết 59,60)
Ôn tập: Âm và chữ ghi âm
I. Mục đích, yêu cầu
HS đọc, viết 1 cách chắc chắn các âm và chữ ghi âm.
HS đọc được 1 số từ ngữ, câu.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
- GV: Bảng ôn , CTV: TTV08M3
- HS: SGK, vở Tập viết, bảng, phấn, bộ chữ học vần TH.
III. Hoạt động dạy học 
 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp Hát 
 2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)
HS nêu các âm đã học 
3. Bài mới (30’)
a. giới thiệu bài: giáo viên giới thiệu bài trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại 
ơ i a n m x ô
b. Luyện đọc đ h s r k o g
+GV chỉ chữ, HS đọc âm b t d l e ê 
+ HS chỉ chữ và đọc âm c v q p y
+ GVghi bảng 1 số từ , học sinh quả nho ý nghĩ
luyện đọc theo: cá nhân, nhóm, cả lớp. nhà ga tre ngà 
HS đọc các từ ngữ ứng dụng theo cá nhân, nhóm.
HS luyện đọc câu ứng dụng: Quê em Hà có nghề 
 Giải lao 
2. Luyện viết:
GV đọc âm, HS viết chữ vào bảng con. đ, y, t, s, m, k
HS viết vào bảng con- GV uốn nắn sửa sai.
GV giúp đỡ HS kém.
 4. Củng cố dặn dò(3’)
GV nhận xét giờ học.
 Tiết 2 
1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
HS nhắc lại bài vừa học
3. Bài mới (30’)
a. Luyện tập 
Ôn tập các âm ghép: gh, kh, gi, ng ngh, tr, ph, nh,ch
HS nhắc lại chữ và âm ghép đã học – HS nêu – GV ghi bảng
HS chỉ vào các âm – HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự 
Ôn tập từ, câu: thợ xẻ, chì đỏ, cá kho, nho khô, phá cỗ, gồ ghề
 Chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá 
 NGhỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.
 giải lao
b. Luyện viết:
GV đọc – HS viết bảng con : gh, kh, gi, ng ngh, tr, ph, nh,ch
HS viết vở: . đ, y, t, s, m, k, ng, ngh, tr, ph, nh,ch
GV chấm, chữa nhận xét bài
4. Củng cố, dặn dò(3’)
2 HS đọc lại toàn bài.GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Toán ( Tiết số: 25)
Kiểm tra
I. Mục tiêu:
 Tập trung vào đánh giá:
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10 ; đọc, viết các số, nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Giáo dục ý thức tự giác, tự lập trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, đề bài.
- HS: bút, thước kẻ,..
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 2’
- GV nhắc HS lấy dụng cụ học tập phục vụ cho giờ học.
3. Bài mới: 30- 35’
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Đề bài:
+ Bài 1. Số?
••••••••••..•
••••••••••
•••••••
+ Bài 2. Số?
 1 2
0 2
5 7 8
 9 7
3 2 1
7 6 4
+ Bài 3. Viết các số 5, 2, 4, 9, 6 theo thứ tự:
 a. Từ bé đến lớn: ..................................................................
 b. Từ lớn đến bé: ..................................................................
+ Bài 4. >, <, = ?
	8....5 5...9 10...6 8...3
	0...4 3....2 7....6 5....5
+ Bài 5. Số?
 Có hình vuông	
c. Cách đánh giá:
- Bài 1: 1 điểm ( Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm.)
- Bài 2: 3 điểm ( Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm.)
- Bài 3: 1 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Bài 4: 4 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Bài 5: 1 điểm ( 5 hình vuông: 1 điểm.)
 ( 4 hình vuông: 0,5 điểm ) 
4. Củng cố: ( 2’)
- GV thu bài làm của HS.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Về học bài, xem bài sau: Phép cộng trong phạm vi 3. Chuẩn bị 3 que tính, 3 hình vuông, 3 hình tròn.
mĩ thuật (Tiết số: 7)
vẽ màu vào hình quả ( trái) cây
I. Mục tiêu:
 	Giúp HS:
- Nhận biết màu sắc và vẻ đẹp của một số loại quả quen biết.
- Biết chọn màu để vẽ vào hình các quả. (HS khá giỏi: biết chọn màu, phối hợp màu để vẽ vào hình các quả cho đẹp.)
- Tô được màu vào quả theo ý thích.
* Giáo dục BVMT: - HS biết được sự đa dạng về màu sắc của các loại quả.
 - Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây, hoa trái
.	- Biết chăm sóc cây
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, một số tranh ảnh về quả, 1 số quả thực có màu sắc khác nhau.
1 số bài vẽ của HS năm trước.Tranh: TD001M2.
- HS: Vở tập vẽ, chì màu...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm các loại quả. (5 - 6’)
- GV bày 1 số quả thực cho HS quan sát: cam, đu đủ, bưởi, hồng
H: Đây là quả gì? Quả có hình gì ? Màu gì?
H: Khi chưa chín quả thường có màu gì?
H: Khi chín quả thường có màu gì?
H: Nêu ích lợi của quả đối với cuộc sống con người? 
H: Em cần làm gì để bảo vệ các loài cây? Cần chăm sóc cây như thế nào?
- Một số HS kể. 
*GV chốt: thực vật rất đa dạng. các loại quả cung cấp một số chất khoáng và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ cây
- GV cho HS xem 1 số tranh, ảnh về các loại quả khác nhau. 
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách làm bài tập. (10 -12’)
- GV nêu yêu cầu bài tập: Vẽ màu vào quả cà và quả xoài
- Gv cho HS quan sát hình vẽ( vở tập vẽ 1)
H: Đây là quả gì? ( quả cà, xoài)
H: Quả cà thường có màu gì? ( xanh hoặc tím...)
H: Quả xoài thường có màu gì?( vàng, xanh, tím...)
H: Để bài vẽ màu đẹp, em cần tô màu như thế nào? (Tô xung quanh trước, tô ở giữa sau, tô nhẹ nhàng sao cho nét tô mịn...)
d. Hoạt động 3: Thực hành (12-14’)
- GV nêu yêu cầu bài tập: Vẽ màu vào quả cà và quả xoài. 
- HS vẽ màu vào hình quả trong vở tập vẽ, vẽ màu theo ý thích.
- GV hướng dẫn HS yếu thực hành - GV quan sát, giúp đỡ HS.
e. Nhận xét, đánh giá: (2-3’)
- HS trưng bày bài vẽ theo nhóm ( 3 nhóm)
- GV cho HS xem 1 số bài vẽ và nhận xét về hình dáng, màu sắc ...xem bài nào đẹp?
- GV nhận xét, động viên khen ngợi HS .
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Dặn HS về quan sát hoa, quả về hình dáng và màu sắc của chúng.
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 61 + 62)
Bài 28: chữ thường, chữ hoa
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.
- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ba Vì.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng ôn , CTV: TTV08M3
- HS: SGK, vở Tập viết, bảng, phấn, bộ chữ học vần TH.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát.
2. Kiểm tra: 3 -5’
- GV cho 2, 3 HS đọc bài trên bảng: ph, nh, qu, gi, ch, kh, ngh
- GV đọc cho HS viết bảng con theo nhóm: tre già, quả nho, ý nghĩ.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a. Giới thiệu bài:1’
- GV giới thiệu bài, treo bảng “ Chữ thường, chữ hoa”- Ghi đầu bài.
- 2 HS nhắc lại
b. Nhận diện chữ hoa: (25 - 30’)
- GV chỉ bảng cho HS đọc cột chữ in thường, chữ in hoa
H: Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn?
H: Chữ in hoa nào không giống chữ in thường?
- HS thảo luận, nêu ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung:
+ Các chữ cái in có chữ hoa và chữ thường gần giống nhau là:
C, E, Ê, I, K, O, Ô, Ơ, P, S, U, Ư, V, X, Y.
+ Các chữ cái in có chữ hoa và chữ thường khác nhau là:
	A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R
- HS tiếp tục theo dõi bảng chữ thường, chữ hoa.
+ GV chỉ vào chữ in hoa, yêu cầu HS đọc: cá nhân, nhóm ( HS dựa vào chữ in thường để nhận diện)
+ GV chỉ vào chữ in hoa, che phần chữ in thường- HS nhận diện chữ, đọc âm
*Củng cố:
- HS đọc lại bài (cá nhân, lớp)
- GV nhận xét giờ học
 	Tiết 2 ( 30’)
c. Luyện đọc: (11 - 12’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (5 - 6’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 . HS giỏi: GV che phần chữ in, yêu cầu HS đọc chữ viết hoa
* Đọc bài ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa. (5 - 6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào có chữ cái được viết bằng chữ in hoa? (Bố, Kha, Sa Pa)
- Gv giới thiệu: Chữ Bố được viết hoa con chữ B vì đứng ở đầu câu
 Chữ Kha, Sa Pa được viết hoa vì đó là tên riêng.
H: Chữ đầu câuvà tên riêng được viết như thế nào?
- HS đọc tiếng, phân tích tiếng.
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì?
- GV nhận xét, chốt: Sa Pa là tên 1 thị trấn nghỉ mát đẹp thuộc tỉnh Lào Cai( SGV)
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
d. Luyện nói: (15’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: Ba Vì.2 HS nhắc lại
- GV giới thiệu về địa danh Ba Vì cho HS biết: Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì , tỉnh Hà Tây. Tương truyền, cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đã diễn ra ở đây. Sơn Tinh 3 lần làm núi cao lên để chống lại Thuỷ Tinh và đã chiến thắng. Núi Ba Vì chia thành 3 tầng, cao vút, thấp thoáng trong mây và lưng chừng núi là đồng cỏ tươi tốt, ở đây có nông trường nuôi bò sữa nổi tiếng. Lên 1 chút nữa là rừng Quốc gia Ba Vì. Xung quanh Ba Vì là thác, suối, hồ có nước trong vắt. đây là 1 khu du lịch nổi tiếng.
- HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận:
H: Trong tranh em thấy những gì?
H: Ba Vì ngày nay chăn nuôi con vật nào nổi tiếng?
H: Em ở tỉnh nào? Tỉnh Ninh Bình có cảnh đẹp nào?
H: Quê em có cảnh đẹp nào?
- Một số HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung
4. Củng cố: 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Hướng dẫn đọc trước bài 29.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 29: ia
Thủ công (Tiết số: 7)
xé, dán hình quả cam (T2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách xé, dán hình quả cam. 
- Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. ( Với HS khéo tay: Xé, dán được hình quả cam có cuống và lá. Đường xé ít răng cưa, hình dán phẳng và có thể xé thêm được hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.) 
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV : KHBH, bài mẫu, giấy màu, hồ dán- 
- HS : giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ, bút chì...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS, nhận xét.
3. Bài mới: 30’
a. giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: HS thực hành (20-25’)
- GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn( lật mặt sau có kẻ ô), đánh dấu và vẽ hình vuông ( mỗi cạnh 8 ô)
- Sau khi xé được hình vuông, HS tiếp tục xé 4 góc của hình vuông, chỉnh sửa cho giống hình quả cam
- Xé lá, cuống theo hướng dẫn.
- GV làm lại thao tác xé một cạnh của hình vuông để HS xé theo.
- Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa.Yêu cầu các em khi xé xong, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
- HS thực hành. GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Khuyến khích HS khéo tay xé thêm được hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam. 
- Sau khi xé xong từng bộ phận của quả cam, HS sắp xếp hình vào trong vở thủ công cho cân đối. Cuối cùng lần lượt bôi hồ và dán theo thứ tự đã hướng dẫn. Chú ý dán cho phẳng, cân đối.
d. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá (4-5’)
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- Đánh giá sản phẩm: + Xé được đường cong, đường xé đều, ít răng cưa.
	 + Hình xé gần giống mẫu, dán cân đối.
- GV cùng HS tìm ra bài đẹp, tuyên dương trước lớp.
4. Củng cố: 2-3’
- GV nhận xét giờ học.
- Cho HS dọn vệ sinh lớp học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học xé, dán hình cây đơn giản. 
toán ( Tiết số: 26)
phép cộng trong phạm vi 3
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, bộ đồ dùng DH toán 1, mô hình phục vụ bài học
- HS: bộ đồ dùng toán 1, bảng, phấn, sgk,...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 2’
- Trả bài kiểm tra, nhận xét.
3. Bài mới: 30’ 
a. Giới thiệu bài: GV viết bảng, 2 HS nhắc lại
b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3 (12- 14’)
* Hướng dẫn HS học phép cộng 1+ 1 = 2
- GV gắn lên bảng 1 bông hoa, sau đó gắn thêm 1 bông hoa nữa và nói: 
 Ta có bài toán sau: Một bông hoa thêm 1 bông hoa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa?
H: 1 bông hoa thêm 1 bông hoa , tất cả là mấy bông hoa?
H: Bạn nào giỏi nêu lại bài toán?
- HS nêu bài toán: Một bông hoa thêm 1 bông hoa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa?
- Nhiều HS nhắc lại .
H: Một bông hoa thêm 1 bông hoa nữa, tất cả là mấy bông hoa? HS trả lời- nhận xét 
H: 1 thêm 1 bằng mấy? ( 1 thêm 1 bằng 2)
- GV giới thiệu: “thêm tức là cộng” 1 thêm 1 bằng 2 được viết như sau: 1+1= 2.
 Dấu + gọi là “cộng”
 Đọc là: 1 cộng 1 bằng 2 (đây là phép cộng) - 3 HS đọc laị.
* Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 1 = 3 ; 1 + 2 = 3 các bước tương tự
* HS đọc lại các phép cộng: cá nhân- nhóm
* Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ cuối cùng:
H: Em có nhận xét gì về 2 phép cộng: 2 + 1 và 1 + 2 ?
- HS nêu ý kiến nhận xét, GV chốt ý: 2 + 1 cũng bằng 1 + 2 và đều bằng 3
c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’)
* Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3
+ Bài 1: GV nêu yêu cầu bài tập: Tính
- HS làm bài, 3 HS lên bảng, nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập: Tính
- GV hướng dẫn HS cách viết phép tính theo cột dọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, chữa bài.
+ Bài 3:
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài tập: Nối phép tính với số thích hợp
- HS chơi trò chơi.
- GV nêu cách chơi và luật chơi: có các phép tính: 1 + 2, 1+1, 2 +1 và các số1, 2, 3. 
- 2 HS lên bảng nối phép tính với kết quả đúng, ai nối đúng cả 3 phép tính và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS chơi, nhận xét, khen bạn thắng cuộc.
4. Củng cố: 2-3’
H: Hôm nay học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Dặn HS học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3, làm bài tập ôn . Chuẩn bị bài: Luyện tập 
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 63 + 64)
Bài 29: ia
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ia, lá tía tô ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ia, lá tía tô.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Chia quà.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng ôn , CTV: TTV08M3
- HS: SGK, vở Tập viết, bảng, phấn, bộ chữ học vần TH.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35 -37’’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.2 HS nhắc lại
b. Dạy vần mới: 
* Dạy chữ ghi vần ia (12- 14’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi vần ia in thường, chữ ghi vần ia viết thường.
H: Chữ ghi vần ia được tạo nên từ những âm chữ nào? (Chữ ghi vần ia được tạo nên từ i và a)
- Cho HS so sánh ia với i:
H: Chữ ghi vần ia và âm i có giống và khác nhau ở điểm nào?
 . Giống nhau: Đều có i
 . Khác nhau: vần ia kết thúc bằng a.
+ Ghép chữ và phát âm:
- GV phát âm mẫu: ia. HS phát âm(cá nhân), GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt vần ia, HS đọc: cá nhân, lớp
H: Vần ia có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (... i đứng trước, a đứng sau)
HS phân tích
 Đánh vần( GV hướng dẫn: âm nào đứng trước đánh vần trước, âm nào đứng sau đánh vần sau: i- a - ia, đọc trơn: cá nhân, lớp
H: Có vần ia, muốn có tiếng tía ta ghép thế nào?
- 1-2 HS nêu cách ghép, ghép tiếng tía.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng (cá nhân, lớp).
- HS đọc ia- tía
- GV cho HS quan sát lá tía tô, ngửi lá tía tô
H: Đây là lá gì?
H: Lá tía tô dùng để làm gì?(vừa là rau thơm, vừa là thuốc nam)
 - GV giới thiệu từ khoá: lá tía tô, ghi bảng.
- HS đọc từ (cá nhân).
- 1 HS đọc gộp: ia-tía-lá tía tô
H: Các em vừa học vần mới nào? tiếng gì? - GV tô màu vần ia.
- 1- 2 HS đọc xuôi, ngược, bất kì 
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: (9 - 10’)
- GV đưa chữ mẫu ia phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ ghi vần ia gồm mấy con chữ? Khi viết, ta viết con chữ nào trước, con chữ nào sau?
H: Con chữ i cao mấy li? Con chữ a cao mấy li? 
H: Hai con chữ cách nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu- HS quan sát.
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GV nhận xét ,chữa lỗi.
+ Hướng dẫn viết: lá tía tô tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách hai chữ trong 1 từ, vị trí các dấu thanh trên i. 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm tìm tiếng có vần vừa học?
- 1 em đọc to.
H: Tiếng nào có vần mới? - GV gạch chân các vần ia.
- HS luyện đọc kết hợp p hân tích tiếng khó.
- HS luyện đọc từ ứng dụng. Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV hướng dẫn giải nghĩa từ:
+ vỉa hè: đây là phần đường dành cho người đi bộ ở đường phố
+ tỉa lá: cắt bỏ lá già, úa vàng ra khỏi cây.
- 1 HS đọc lại từ ứng dụng.
* Củng cố:1- 2’
H: Chúng ta vừa học vần gì? tiếng gì?
- 1-2HS đọc lại bài 
- GV nhận xét giờ học
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc: (13-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (6-7’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng: 
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
- H: Tranh vẽ gì?
- Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.(5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (tỉa)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng mới.
H: Tiếng nào có chữ cái được viết bằng chữ in hoa?
H: Để đọc đúng, đọc hay câu ứng dụng, khi đọc em phải đọc như thế nào?
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu, chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì?
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết:(10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- GV nhắc lại cách viết: ia, lá tía tô.
H: Chữ ia thứ hai trong dòng cách chữ ia thứ nhất như thế nào?(bắt đầu từ dấu chấm)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
-Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ, uốn nắnm HS.
- GV chấm 5-6 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: Chia quà.2 HS nhắc lại
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh em thấy ai đang chia quà cho các em bé? ( bà)
H: Bà chia những gì? ( chuối, táo..)
H: Các em nhỏ có vui không?
- HS thảo luận: nhóm đôi 2’
H: ở nhà, ai hay chia quà cho em?
H: Khi em được chia quà, em nhận phần như thế nào?
- Một số HS trình bày trước lớp HS khác nhân xét bổ sung
- GV sửa câu nói hoàn chỉnh cho HS
4. Củng cố: 2’
- HS cả lớp đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần ia.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Hướng dẫn đọc trước bài 30.
- Dặn HS đọc viết lại bài. Đọc trước bài 30: ua, ưa
Toán ( Tiết số: 27)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- Giáo dục HS say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, SGK, bộ TH toán 1...
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3-5’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?
- Cho HS làm bảng con: 1 + 1= 1 + 2= 2 + 1 =
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.2 HS nhắc lại 
b. Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài:
* Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3(cột1), bài 5(a)
+ Bài 1: 
- GV cho HS nhìn tranh vẽ, hướng dẫn để HS tập nêu bài toán: có 2 con thỏ thêm1 con thỏ đang đi tới. Hỏi có tất cả mấy con thỏ?( HS nêu ngược lại)
- HS nêu phép tính ứng với tình huống trong tranh( 2 + 1 = 3; 1 + 2 = 3)
- Khi HS viết xong phép tính nên cho HS nêu bằng lời từng phép tính đó
- HS làm bài, chữa bài.
+ Bài 2:
- 2 HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng.
- Nhận xét , chữa bài: Cho HS đọc kết quả bài làm.
+ Bài 3:( cột 1) 
- HS nêu yêu cầu bài tập:
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS làm bài, đổi bài kiểm tra chéo. 1 HS lên bảng
- Giúp HS nhận xét về kết quả bài làm 
+ Bài 5 (a) 
- Giúp HS nêu cách làm bài: viết phép tính thích hợp 
- HS nhìn tranh vẽ nêu bài toán và phép tính thích hợp.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập có thể làm tiếp: bài 3(cột2, 3), bài 4, bài 5(b)
* HS nào làm xong, GV giao tiếp bài 3(cột 2,3), bài 4, bài 5 ý b.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS độc lập làm bài, GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ các HS đó
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài: các phép cộng trong phạm vi 3, tập biểu thị các tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Dặn HS về học thuộc các phép cộng trong phạm vi 3; chuẩn bị bài sau: Phép cộng trong phạm vi 4.
Tập viết ( Tiết số: 5)
Tập viết tuần 5: cử tạ, thợ xẻ,...
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một. ( HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.)
- HS viết đúng quy trình, biết trình bày đúng khoảng cách các chữ, chữ viết liền mạch, đều nét sạch sẽ, rõ ràng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ, phấn màu, KHBH...
- HS: Bảng, phấn, vở TV1
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: (1’)
- HS hát.
2. Kiểm tra: 5’
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS viết bảng con: mơ, do, ta( 3 nhóm)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới. (30’)
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài:1’
- GV giới thiệu nội dung và yêu cầu luyện viết.
-Yêu cầu 1, 2 HS đọc chữ mẫu trên bảng.
b. Tập viết trên bảng con: (12-14’)
* Từ “ cử tạ”:
- GV đưa chữ mẫu, HS đọc.
H: Từ “cử tạ”có mấy chữ? Khi viết, ta viết chữ nào trước, chữ nào sau? ( Viết chữ cử trước...
H: Con chữ c cao mấy li? Chữ ư cao mấy li? con chữ t cao mấy li?
H: Khoảng cách giữa 2 chữ như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý hướng dẫn HS cách nối nét giữa 2 con chữ.
- GV viết mẫu, HS viết bảng con, nhận xét, sửa sai cho HS.
* Từ thợ xẻ, chữ số, cá rô... hướng dẫn quy trình tương tự. Chú ý hướng dẫn HS độ cao của các con chữ: t, r, s.
Giải lao: 1p
c. Viết vở: (12-14’)
- Nhắc HS ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài
- HS mở vở tìm bài tập viết. 1-2 em đọc bài.
H: Từ cử tạ thứ hai trong dòng cách từ cử tạ thứ nhất như thế nào? ( Khoảng 1 ô) H: Từ thự xẻ thứ hai trong dòng có cách giống như từ cử tạ thứ hai không? ( có)
- GV viết mẫu
- Nhắc HS ngồi đúng tư thế chuẩn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc