Giáo án Lớp 1 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng

- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: phấn màu, chữ mẫu viết thường p ph, nh, tranh minh hoạ.

- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định: 1

- HS hát.

2. Kiểm tra: ( 3 - 5)

- GV cho 3 HS đọc bài 21 trong SGK

- GV đọc cho HS viết bảng con theo 3 nhóm: xe chỉ, củ sả, kẻ ô.

H: củ sả trồng đẻ làm gì?

- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áu đang lau bàn, ghế ...)
H: Tủ, ghế được làm bằng gì?
HS đọc đồng thanh 1lần
e. Luyện viết: (9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1học sinh đọc.
- GV nhắc lại cách viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ
H: Chữ g thứ hai trong dòng cách chữ g thứ nhất như thế nào?
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng. Lưu ý khi viết dấu ngã trên ô
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 4- 5 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: gà ri, gà gô
- HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận:
H: Bức tranh em thấy những con vật gì? ( 2 con gà...)
H: Con gà ri trong tranh là gà trống hay gà mái? Vì sao em biết?
H: Nhà em nuôi loại gà nào?
H: Gà thường ăn những loại thức ăn gì?
H: Em còn biết những loại gà nào? HS kể
H: Gà gô thường sống ở đâu? ( trong rừng)
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
4. Củng cố : 3-4’
- 2 HS đọc bài ở SGK
- Lưu ý cho HS: gh thường chỉ viết với e, ê,
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1-2’ 
- Dặn HS đọc, viết ôn lại bài vừa học 
- Hướng dẫn HS đọc bài: q, qu, gi.
Toán (Tiết số: 21)
Số 10 
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
- Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10.
- Đọc, đếm được từ 0 đến 10 ; biết so sánh các số trong phạm vi 10.
- Biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10. 
- Giáo dục HS lòng say mê học toán. 
 II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, bộ TH toán 1, các nhóm có 10 hình vuông, tam giác, tròn, que tính 
- HS: SGK, Bộ TH toán1, bảng, phấn...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra:4- 5’
H: Giờ trước chúng ta học số mấy?
- HS đọc số 0, đếm từ 0 đến 9 ; từ 9 đến 0. 
- GVnhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài, 2 HS nhắc lại
b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 10 (13-14’)
* Bước 1: Lập số 10
- GV gắn lên bảng và hỏi:
H: “Có 9 hình tròn, thêm 1 hình tròn nữa.Tất cả có mấy hình tròn”(9 hình tròn thêm 1 hình tròn là 10hình tròn. Tất cả có 10 hình tròn)
- Nhiều hs nhắc lại: “ Có 10 hình tròn- Yêu cầu HS lấy 9 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói “chín hình vuông thêm 1 hình vuông tất cả là 10 hình vuông” 
- HSTL, nhắc lại “có 10 hình vuông” 
+ Làm tương tự với 10 que tính, HS cùng thực hiện với GV
H: 9 thêm 1 được mấy?
H: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy?
H: Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 10 ta dùng chữ số mấy?( chữ số 10)
* Bước 2: Giới thiệu số 10:
- GV viết bảng số 10 và giới thiệu: Số 10 được viết bằng 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0.
- GV hướng dẫn cách viết, cách đọc. 
- HS đọc (cá nhân, lớp)
* Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10:
- GV hướng dẫn HS đếm từ 0 đến 10, từ 10 đến 0
H: Số nào đứng liền sau số 9?(số 10)
H: Số 9 đứng liền trước số nào?
Gọi nhiều HS trả lời
Giải lao: 1’
c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’)
* Bài tập cần làm: 1, 4, 5
+ Bài1: Viết số 10
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn học sinh viết số 10 vào bảng con.
- HS viết 1 dòng vào vở. GV quan sát, nhận xét.
+ Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Khuyến khích HS tự phát hiện yêu cầu của đề bài. 
- HS thực hành làm bài . 
- GV quan sát giúp đỡ HS
- HS đọc bài làm ,HS cùng GV nhận xét, khen.
+ Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất (theo mẫu)
- HS quan sát mẫu,1- 2 HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài, chữa bài(cá nhân)
* Bài tập có thể làm thêm: 2, 3
+ Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống 
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống .
- HS làm bài, GV kiểm tra.
- HS đọc kết quả.
+ Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống 
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đếm số chấm tròn ở 2 nhóm rồi viết số thích hợp vào ô trống.
H: 10 gồm mấy và mấy? HS xung phong nêu đầy đủ cấu tạo của số 10.
 + 10 gồm 9 và 1, gồm 1 và 9
 + 10 gồm 8 và 2, gồm 2 và 8
 + 10 gồm 7 và 3, gồm 3 và 7...
- Nhiều HS nhắc lại.
4. Củng cố : 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn về nhà làm lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập
	-------------------------------------------------------
Thủ công (Tiết số: 6 + 7)
xé, dán hình quả cam 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách xé, dán hình quả cam. 
- Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. ( Với HS khéo tay: Xé, dán được hình quả cam có cuống và lá. Đường xé ít răng cưa, hình dán phẳng và có thể xé thêm được hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.) 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV :bài mẫu, giấy màu, hồ dán... 
- HS : giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ, bút chì...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra:2- 3’
H: Giờ trước chúng ta học xé, dán hình gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS, GV nhận xét.
3. Bài mới: 30’
Tiết 1 (30’)
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (5-6’)
- GV cho HS quan sát quả cam thật để HS nhận biết màu sắc, hình dáng của quả cam
- GV cho HS quan sát bài mẫu .
H: Đây là hình quả gì? (hình quả cam)
H: Quả cam có dạng hình gì? Quả cam có màu gì?
H: Em còn biết những quả gì giống quả cam? ( táo, quýt...)
- Một số HS kể. 
c. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: (22-24’)
* Xé hình quả cam: GV làm mẫu, hướng dẫn HS quan sát
- GV lấy 1 tờ giấy màu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình vuông có cạnh 8 ô.
- Làm thao tác xé rời để lấy hình vuông ra.
- Xé 4 góc của hình vuông như hình vẽ. Chỉnh sửa cho giống hình quả cam.
- Lật mặt màu cho HS quan sát .
- GV nhắc HS lấy giấy nháp kẻ ô hoặc giấy màu tập vẽ và xé hình vuông có cạnh 8 ô như GV đã hướng dẫn( HS có thể xé hình vuông nhỏ hoặc to hơn 6 ô, 8 ô cũng được).
- HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ HS.
* Xé hình lá:
- GV lấy giấy màu xanh, lật mặt sau đánh dấu, vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô.
- Xé rời hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy màu, xé 4 góc, chỉnh sửa cho giống hình cái lá.
- Lật mặt màu cho HS quan sát.
* Xé hình cuống lá:
- Lấy 1 mảnh giấy màu xanh, vẽ và xé 1 hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô. Xé đôi hình chữ nhật, lấy 1 nửa để làm cuống.
* Dán hình:
- GV thao tác và làm mẫu: Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
- Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
* yêu xầu HS lấy giấy nháp kẻ ô, tập vẽ và xé hình quả cam, lá và cuống lá.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
4. Củng cố:1’
- GV nhận xét giờ học.
- Cho HS dọn vệ sinh lớp học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
 Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 51 + 52)
Bài 24: q - qu, gi
I. Mục tiêu:
- Đọc được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: quà quê. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh hoạ, chữ mẫu viết thường: q, qu, gi... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết 1. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: 3- 5’
- GV cho 2HS đọc g, gh, gà ri, ghế gỗ( bảng tay), 3 HS đọc bài 23 trong SGK
- GV đọc cho HS viết bảng con: gà ri, ghế gỗ, nhà ga(3 nhóm), 1 HS lên bảng viết: gồ ghề.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 (35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Dạy chữ ghi âm:
* Dạy chữ ghi âm q (4- 5’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm q in thường, chữ ghi âm q viết thường.
H: Chữ q viết thường gồm mấy nét? Là những nét nào? ( ...gồm 2 nét: nét cong hở phải, nét sổ )
- GV đưa chữ g cho HS so sánh:
H: Chữ q và chữ g giống và khác nhau như thế nào? 
 ( Giống nhau:đều có nét cong hở phải
 Khác nhau: chữ q có nét sổ, chữ g có nét khuyết dưới)
+ Phát âm và ghép chữ:
- GV phát âm mẫu: q ( cu)
- HS phát âm(cá nhân, lớp), GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm q, HS đọc(cá nhân)
* Dạy chữ ghi âm qu (7-8’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm qu in thường, chữ ghi âm qu viết thường.
H: Chữ ghi âm qu gồm mấy con chữ? Là những con chữ nào? ( ...gồm 2 con chữ: q và u)
- GV đưa chữ q cho HS so sánh:
H: Chữ qu và chữ q giống và khác nhau như thế nào? - HS nêu
 ( Giống: đều có con chữ q
 Khác: chữ qu có thêm con chữ u)
+ Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu, hướng dẫn cách phát âm: qu ( quờ)
- HS phát âm(cá nhân, lớp), GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm qu, HS đọc: (cá nhân)
H: Có âm qu, muốn có tiếng quê: em ghép thế nào?
- 1 HS nêu cách ghép, ghép chữ quê.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng quê(cá, nhân, lớp).
- 2 HS đọc: q- qu- quê
- GV cho HS quan sát tranh minh họa từ khóa.
H: Tranh vẽ gì? ở chợ có gì?
- GV giới thiệu từ khoá: chợ quê( ghi bảng).
- HS đọc từ (cá nhân).
- 1 HS đọc tổng hợp: qu-quê-chợ quê
H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? - GV tô màu âm qu.
* Dạy chữ ghi âm gi (Quy trình tương tự) (7-8’)
- Cho HS so sánh âm gi với âm gh.
 . Giống nhau: đều có g
 . Khác nhau: gi có thêm i, còn gh có thêm h.
- HS đọc tổng hợp cả 2 phần
GiảI lao: 1’
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: (8-9’)
- GV đưa chữ mẫu q phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ q gồm mấy nét? Chữ q cao mấy li? 
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu. HS quan sát.
- HS viết tay không
- HS viết bảng tay 1, 2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
 Hướng dẫn viết: qu, gi, chợ quê, cụ già tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ(qvới u, g với i)khoảng cách 2 chữ trong 1 từ..., vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm.
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có âm mới? - GV gạch chân các âm qu, gi(quả, qua, giò, giã, giỏ).
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ khó:
	+ qua đò: dùng thuyền nhỏ đưa người từ bên này sông sang bên kia sông.
+ Giã giò: dùng chày nện xuống thịt cho giập nát. 
* Củng cố:1’
H: Chúng ta vừa học những âm gì? tiếng gì?
-1HS đọc lại bài , cả lớp đọc 1 lần
- GV nhận xét giờ học 
Tiết 2 (35’)
d. Luyện đọc: (12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (6-7’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng:
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( chú, bà, bé,...)
H: Chú ghé qua nhà, cho bé những gì?
- chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá(5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm, tìm tiếng có âm mới vừa học?
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới?
- HS trả lời: (qua, giỏ)
- GV gạch chân: qua, giỏ
- HS đọc tiếng, phân tích tiếng .
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu
- GV đọc mẫu, 2- 3 HS đọc bài
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần. - HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( chú, bà, bé,...)
H: Chú ghé qua nhà, cho bé những gì?
e. Luyện viết:(9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- GVnhắc lại cách viết: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
H:Chữ q thứ hai trong dòng cách chữ q thứ nhất như thế nào?
H: Chữ qu thứ hai trong dòng có cách giống như chữ q thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
-Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu( bắt đầu mỗi chữ từ dấu chấm.) trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ, uốn nắn cho HS.
- GV chấm 5 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: quà quê. 2 HS nhắc lại
- HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận nhóm đôi 1-2’:
H: Trong tranh em thấy những gì? ( Mẹ đang chia quà cho các con...)
H: Quà quê gồm những thứ quà gì? Kể 1 số thứ quà quê mà em biết?( Bưởi, nhãn, na, hồng, chuối, gạo nếp...)
H: Em(bạn) đã được ăn những thứ quả nào từ làng quê?
- Một vài nhóm HS trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV sửa câu nói hoàn chỉnh cho HS
4. Củng cố : 2- 3’
- HS cả lớp đọc bài trên bảng: 1 lần
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS ôn lại bài. Hướng đọc trước bài 25: ng, ngh.
	-----------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết số: 22)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10.
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Cấu tạo của số 10.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV:, bộ đồ dùng DH toán 1, bảng phụ...
- HS: SGK, bộ đồ dùng toán 1,...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 2- 5’
- 2 HS nêu cấu tạo của số 10.
- HS đếm từ 1 đến 10, từ 10 đến 1,số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 28 - 30’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài, 1 HS nhắc lại
b. Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài:
* Bài tập cần làm: 1, 3, 4
+ Bài 1: HS quan sát mẫu, nêu cách làm bài.
- HS làm bài, GV quan sát.
- H: Bức tranh con lợn em nối với số mấy? Em đã làm thế nào để nối được?
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS đếm số hình tam giác có trong hình vẽ( số tam giác tô màu và số tam giác không tô màu), viết số vào ô trống.
- HS làm bài, GV quan sát.
- Chữa bài: 
H: Hình a có mấy hình tam giác?( HS phải nêu được có 10 hình)
H: Hình b có mấy hình tam giác?
+ Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống.
-2 HS nêu yêu cầu bài tập. 
H: Trước khi điền dấu, em phải làm gì? ( So sánh 2 số)
- HS làm bài, chữa bài.
H: Những số nào bé hơn 10?
H: Trong các số từ 0 đến 10, số nào bé nhất? Số nào lớn nhất?
- HS trả lời, nhận xét
- Lưu ý: khi so sánh 2 số, số nào bé hơn thì mũi nhọn quay về số ấy
* Bài tập có thể làm thêm:
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập: Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn 
H: muốn biết cần vẽ thêm mấy chấm tròn em phải làm gì?
- HS làm bài - HS báo cáo kết quả - chữa bài.
+ Bài 5: HS làm bài, nêu dược cấu tạo số 10( gồm 1và 9, 9 và 1; 2 và 8, 8 và 2,3 và 7, 7 và 3.....)
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố: 2-3’
H: chúng ta vừa học bài gì?
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS làm lại bài tập. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 53 + 54)
Bài 25: ng, ngh
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phấn màu, chữ mẫu viết thường:ng, ngh; tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết 1
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: 3- 5’
- GV cho 2 HS đọc q, qu, quê, chợ quê; gi, già, cụ già. 3 HS đọc bài 24 trong SGK
- GV đọc cho HS viết bảng con : qu, gi quả thị, 2 HS lên bảng viết: giỏ cá, quà quê.
- Yêu cầu HS thi đua tìm tiếng, từ chứa âm qu, gi.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 (35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.2 hs nhắc lại bài
b. Dạy chữ ghi âm:
* Dạy chữ ghi âm ng ( 9-10’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi âm ng in thường, chữ ghi âm ng viết thường.
H: Chữ ghi âm ng gồm mấy con chữ? Là những con chữ nào?(...gồm 2 con chữ: n và g)
- Cho HS so sánh ng với nh:
H: Âm ng và âm nh giống và khác nhau ở điểm nào? – 2 HS nêu
 . Giống nhau: đều có n
 . Khác nhau : nh có h đứng sau, ng có g đứng sau
+ Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: ng ( ngờ); hướng dẫn cách phát âm
- HS phát âm(cá nhân, lớp), GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt âm ng, HS đọc(cá nhân)
H: Có âm ng, muốn có tiếng ngừ ta ghép thêm âm gì?
-1- 2 HS nêu cách ghép, cả lớp ghép tiếng ngừ.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng ngừ (cá nhân, lớp)
- Gọi HS đọc: ng- ngừ
- GV cho HS quan sát tranh minh họa từ khóa:
H: Tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu từ khoá: cá ngừ, ghi bảng.
- HS đọc từ (cá nhân, lớp).
- 1 HS đọc tổng hợp: ng- ngừ- cá ngừ
H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? - GV tô màu âm ng.
- 2- 3 HS đọc xuôi, ngược, bất kì
* Dạy chữ ghi âm ngh ( 9-10’) (Quy trình tương tự)
- Cho HS so sánh âm ngh với âm ng.
 . Giống nhau: về cách đọc, đều có con chữ n và con chữ g
 . Khác nhau: về cách viết (ngh thêm con chữ h đứng sau.)
- GV lưu ý HS âm ngh kép chỉ đi được với e, ê, i
- GV cho HS đọc tổng hợp cả 2 phần
GiảI lao: 1’
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: ( 9-10’)
- GV đưa chữ mẫu ng phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ ng gồm mấy con chữ? Con chữ n cao mấy li? Con chữ g cao mấy li? 
H: Hai con chữ cách nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu, HS quan sát.
- HS viết tay không
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GV nhận xét, chữa lỗi.
 Hướng dẫn viết: ngh, cá ngừ, củ nghệ tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ( ngh), khoảng cách hai chữ trong 1 từ..., vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có âm mới? - GV gạch chân các âm ng, ngh.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ ngã tư(lấy ví dụ thực tế ngã tư đường trong xã: ở xóm 6- đường chia thành 4 ngả)), nghệ sĩ ( đưa tranh cho HS quan sát)
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
*Củng cố:
H: Chúng ta vừa học những âm gì? tiếng gì?
-2 HS đọc lại bài 
- GV lưu ý HS: chữ ngh thường chỉ ghép với e, ê, i
- GV nhận xét giờ học
Tiết 2 (35’)
d. Luyện đọc: (13-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (6-7’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? (chị và bé)
H: Chị ra nhà bé vào dịp nào?
- GVghi bảng bài ứng dụng: - 
HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (nghỉ, nga)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch từ: nghỉ hè và các tiếng khác trong câu.
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết: (9-10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- GVnhắc lại cách viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
H: Chữ ng thứ hai trong dòng cách chữ ng thứ nhất như thế nào? 
H: Chữ ngh thứ hai trong dòng có cách giống như chữ ng thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết( bắt đầu từ dấu chấm.).
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 4- 5 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (7-8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: bê, nghé, bé.
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh em thấy những gì? ( bê, nghé, bé)
- HS thảo luận: nhóm đôi
H: Bê là con của con gì? Nó thường có lông màu gì?
H: Nghé là con của con gì? Nó thường có lông màu gì?
H: Bê, nghé ăn gì? ( cỏ...)
H: Bê, nghé, bé có điểm gì chung? ( Đều còn bé)
H: Em biết bài hát, bài thơ nào về bê, nghé không?(đọc hoặc hát cho cả lớp nghe?)
- Một số HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, Gv bổ sung và sửa câu nói hoàn chỉnh cho HS
4. Củng cố : 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu 1- 2 HS giỏi nêu lại lưu ý: ngh hường viết với e, ê, và i.
- GVnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS ôn lại bài + Hướng dẫn đọc trước bài 26: y, tr.
	toán : Tiết số 23	
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10.
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Giáo dục HS yêu thích học toán, tính cẩn thận 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, bộ TH toán 1...
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 5-6’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?
- Cho 2 HS đếm từ 0 đến 10; từ 10 đến 0.
- 2 HS nêu miệng cấu tạo số 10.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.1 HS nhắc lại 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập cần làm: 1, 3, 4
 Bài 1 
- GV cho 2 HS nêu yêu cầu bài tập: Nối mỗi nhóm đồ vật với số thích hợp.
- HS làm bài, chữa bài.
H: Bức tranh con chim em nối với số nào? em đã làm thế nào để nối được?
Bài 3 : điền số
- 2 HS nêu cách làm bài.
- GV hướng dẫn, giới thiệu về toa tàu
 Phần a: HS viết số trên toa tàu theo thứ tự từ 10 đến 0.
 Phần b: HS viết số vào ô trống theo thứ tự từ 0 đến 10.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng.
- HS nhận xét, chữa bài: Cho HS dưới lớp đọc kết quả bài làm.
Bài 4 
- GV nêu yêu cầu bài tập: Viết các số 6, 1, 3, 7, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- 2 HS lên bảng thực hiện, HS nhận xét.GV chữa bài
- HS làm bài, đổi bài kiểm tra chéo. 
- HS báo cáo kết quả kiểm tra.
* Bài tập có thể làm thêm:
Bài 2: viết các số từ 0 đến 10 
-1 -2 HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bài 5 
- GV cho HS thi đua xếp đúng nhanh.
- HS và Gv nhận xét, khen.
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài: đã ôn các số trong phạm vi 10, so sánh các số trong phạm vi 10
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Dặn HS về làm bài ở buổi 2; chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
mĩ thuật ( Tiết số: 6)
vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số quả dạng tròn.
- Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn. (HS khá giỏi: Vẽ hoặc nặnđược một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.)
* Giáo dục về BVMT .
HS biết:
- một vài loại quả, cây thường gặp và sự đa dạng của thực vật.
- Một số vai trò của thực vật đối với con người.
- một số biện pháp cơ bản bảo vệ thực vật.
- Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây hoa trái. Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. biết chăm sóc cây.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: một số tranh ảnh về quả dạng tròn, 1 số quả dạng tròn khác nhau(táo, bưởi, cam.) 1số bài vẽ của HS năm trước...
- HS: Vở tập vẽ, chì màu, bút chì...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:1’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 2- 3’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giờ trước chúng ta đã được học vẽ nét gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 28 - 30’: Vẽ quả dạng tròn
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài, 1HS nhắc lại
b. Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn. (4-5’)
- GV bày 1 số q

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 - nga hoi lop 1.doc