Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Nguyễn Thu Hằng - Trường tiểu học Cái Keo

A. Mục tiêu:

 - HS đọc được: u , ư , nụ , thư ; Từ và câu ứng dụng.

 - Viết được : u , ư , nụ , thư.

 - Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề : thủ đô.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Bộ chữ dạy vần của GV và HS

C. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức:

 - Văn nghệ đầu giờ

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 1232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Nguyễn Thu Hằng - Trường tiểu học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 để viết tiếp nét cong trái như nét chữ c, lưng hai nét cong sát vào nhau.
 - Tiếp tục với chữ còn lại ch , xe , chó
 * Lưu ý : Cách nối nét
 - GV chỉnh sửa chữ viết cho HS
 * Đọc tiếng, từ ứng dụng
 - GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ.
- GV gọi HS đọc tổng hợp một lần.
– HS đọc theo
x : gồm một nét cong hở phải và một nét cong hở trái
 + Giống nhau đều có nét cong hở phải 
 + Khác nhau x có thêm nét cong hở trái
- HS ghép chữ x vào thanh cài 
- HS luyện phát âm xờ
 cá nhân – nôi tiếp – đồng thanh
- HS đọc x
- Lấy thêm chữ e ghép sau chữ xờ
- HS ghép tiếng xe
- HS đọc xe
- HS phân tích âm x đứng trước âm e đứng sau đánh vần xờ - e – xe – xe 
- Đánh vần cá nhân – nối tiếp – cả lớp
 ch : được cấu tạo từ c và h
+ Giống nhau: chữ h đứng sau
+ Khác nhau: ch bắt đầu bằng c, còn th bắt đầu bằng t.
- HS phát âm ch
- Cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS phân tích – đánh vần- đọc trơn
 chó : (ch đứng trước o đứng sau dấu sắc trên o)
 chờ – o – cho – sắc – chó
 Cá nhân - nhóm – đồng thanh
- HS nghe và quan sát mẫu viết vào bảng con 
 x xe 
 ch chó 
 - HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
	thợ xẻ 	chì đỏ
	xa xa 	chả cá
- 4 HS đọc ứng dụng két hợp phân tích tiếng
- HS tìm tiếng có chứa âm vừa học và gạch chân. Xẻ , xa xa , chỉ , chả
 Tiết 2
 3. Luyện tập: 
 a. Luyện đọc
 Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
 * Đọc câu ứng dụng:
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Để biết xe chở cá đi về đâu , cô mời một em đọc câu ứng dụng dưới tranh. 
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS cách đọc 
- Trong câu ứng dụng có tiếng nào chứa âm mới học. 
- Các em hãy đọc và phân tích các tiếng vừa tìm được. 
- GV nhận xét chỉnh sửa cách đọc và phát âm cho HS. 
b. Luyện viết
 - GV quan sát lớp và giúp đỡ em yếu kém
 c. Luyện nói
 - GV cho HS đọc tên bài luyện nói 
 GV nêu một số câu hỏi gợi ý 
 + Trong tranh có những loại xe nào ? 
 + Xe bò dùng để làm gì ?
 + Xe lu dùng để làm gì ? 
 + Xe ô tô dùng để làm gì ? 
 - HS đọc bài trên bảng lớp
 x - xe – xe ch – chó - chó 
 thợ xẻ chì đỏ
 xa xa chả cá
 HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh 
- Vẽ xe chở đẫy cá. 
- HS đọc câu ứng dụng dưới tranh
 Xe ô tô chở cá về thị xã
- HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS xe , chở , xã
- HS đọc và phân tích
- 1 HS đọc lại nội dung bài viết 
 x xe ch chó 
 HS viết vào vở tập viết và vở bài tập Tiếng Việt 
 xe bò – xe lu – xe ô tô
- HS thảo luận trả lời 
- Trong tranh có xe bò , xe lu , xe ô tô
- Dùng để chở lúa , hàng hóa , chở người
- Xe lu dùng để san đường cho phẳng.
- Xe ô tô dùng để chở người 
 4. Củng cố – dặn dò:	
 - GV chỉ bài trên bảng cho HS đọc theo 
 - Dặn các em về đọc lại bài và xem trước bài s r
 - GV nhận xét giờ học
Tiết 3
Môn : Toán
TCT: 17
Bài 
Số 7
A. Mục tiêu:
 - Biết 6 thêm 1 được 7; viết số 7; đọc đếm được từ 1 đến 7
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại
 - 7 miếng bìa viết các số từ 1 - > 7
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 Văn nghệ đầu giờ	
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS 1 em đếm từ 1 đến 6 và 1 em đếm ngược lại từ 6 đến 1
 - GV và HS nhận xét.
 3. Bài mới:
a.Giới thiệu số 7
 * Lập số 7
- GV đính tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
 - Có 6 em đang chơi cầu trượt, một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em ?
 - Yêu cầu HS lấy ra 6 hình vuông, sau đó lấy thêm một hình vuông
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ còn lại và giải thích: có sáu chấm tròn thêm một chấm tròn là bảy chấm tròn, sáu con tính thêm một con tính là bảy con tính.
 - GV nêu: Bảy HS, bảy hình vuông, bảy chấm tròn, bảy con tính; đều có số lượng là bảy.
* Giới thiệu chữ số 7 in và số 7 viết
 - GV Số bảy viết bằng chữ số 7
- GV giơ tấm bìa có chữ số 7 đọc là bảy
* Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số từ 1 , 2 , 3 , 4, 5 , 6 , 7
 - GV chỉ vào các số cho HS đếm từ 1 đến 7 và đếm ngược lại từ 7 đến 1.
 - Số liền sau của số 6 là số nào ?
 b.Thực hành
 Bài 1: Viết số 7 
 - GV yêu cầu HS viết số 7 vào bảng con.
 - GV quan sát lớp giúp đỡ các em viết đúng quy trình.
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống 
 - GV hướng dẫn HS nhận ra cấu tạo của số 7.
 - GV hỏi: Có mấy bàn là màu trắng, mấy bàn là màu đen?
Có mấy con bướm trắng và mấy con bướm xanh? 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
 - GV hướng dẫn HS đếm số ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống để có 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7
 - Giúp HS nhận biết: “ Số 7 cho biết có 7 ô vuông”; “ 7 đứng liền sau 6 trong dãy số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7”.
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống:
- Các em so sánh số rồi điền dấu thích hợp vào ô trống.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- HS quan sát tranh và trả lời
- Có 6 em đang chơi cầu trượt, có thêm 1 em nữa chạy tới. Tất cả có 7 em
- 1 HS nhắc lại “ có 7 em ”
- 6 hình vuông thêm 1 hình vuông là 7 hình vuông 
- 1 HS nhắc lại “có 7 hình vuông ” 
- 2 đến 4 HS nhắc lại. Có 6 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn là 7 chấm tròn . 6 con tính thêm 1 con tính là 7 con tính.
- Tất cả đều có số lượng là 7
 7 
 7 
- HS đọc bảy
- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- 7, 6, 5, 4, 3, 2,1
- 2 HS trả lời: Số liền sau của số 6 là số 7 
- Cả lớp luyện viết số 7 vào bảng con vào vở bài tập toán 1. viết một dòng.
- HS có 6 bàn là màu trắng và 1 bàn là màu đen. có 5 bướm xanh 2 bướm trắng, ba bút xanh, ba bút đen.
- HS phân tích cấu tạo số 7
 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6
 7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5
 7 gồm 3 và 4, gồm 4 và 3
- HS đếm số ô vuông rồi ghi kết quả
7
6
5
4
3
2
1
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
7
6
5
4
3
2
1
- 3 HS điền số thích hợp vào ô trống rồi đọc theo thứ tự từ 1 đến 7 rồi đọc ngược lại từ 7 đến 1.
- 4 HS lên bảng điền dấu thích hợp vào ô trống
- Cả lớp làm bài vào vở.
<
>
< 
>
 7 6 2 5 7 	 2 6 7
>
>
<
>
=
< ?
= 7 3 5 7 7 4 7 7 
 4. củng cố – dặn dò:
 - GV gọi HS đọc lại các số từ 1 đến 7 và ngược lại từ 7 đến 1
 - Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7
 - Dặn các em về nhà làm bài tập trong vở bài tập chuẩn bị trước bài số 8
Tiết 4
Môn : Mĩ thuật
TCT: 5
Bài 5:
 Vẽ nét cong
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết nét cong
- HS biết cách vẽ nét cong
- HS vẽ được hình có nét cong và tô màu theo ý thích
II. Chuẩn bị:
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
 - Một số đồ vật có dạng nét cong
 - Một vài hình vẽ có hình nét cong
 - Một số tranh được vẽ bằng nét cong
 2. Sự chuẩn bị của học sinh:
 - Vở tập vẽ lớp 1
 - Bút chì, gôm, màu vẽ,
III. Các hoạt động day-học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
 3. Giới thiệu – dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài:
 + Hôm trước thầy đã giới thiệu với lớp mình nnét thẳng và hôm nay thầy giới thiệu một nét mới đó là nét cong, chúng ta bát tìm hiểu nét cong nhé!
- GV ghi tựa bài lên bảng và mời HS đọc lại tựa bài
Hoạt động 1
* Giới thiệu nét cong:
 - GV cho HS xem một số đồ vật có nét cong và đặt câu hỏi gợi ý:
 + Tên của những đồ vật này là gì?
 + Những đồ vật này có dạng hình gì?
 + Vậy chúng được tạo bằng nét gì?
- GV vẽ một số nét cong khác nhau lên bảng và giới thiệu cho HS biết về chúng
- GV chỉ ra cho HS nhận biết được các nét cong khác nhau ở các đồ vật
- GV gọi 2 HS lên bảng vẽ các đồ vật có nét cong mà các em biết
- GV nhấn mạnh: Có nhiều loại nét cong khác nhau, từ nét cong ta có thể kết hợp chúng và tạo ra được các hình khác nhau và từ những hình đó ta sẽ vẽ được một bức tranh
Hoạt động 2
* Hướng dẫn HS cách vẽ nét cong
- GV cho HS xem một số tranh vẽ hình hoa, lá, quả,
- GV vẽ chậm lên bảng một số nét cong để HS quan sát cách vẽ
 + Vẽ nét cong khép kín
 + Vẽ các hình hoa, lá, đồ vật.
 + Vẽ hình các con vật
- GV yêu cầu HS quan sát hình ở vở tập vẽ và nhắc HS vẽ theo chiều mũi tên
Hoạt động 3
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV cho HS xem một số tranh được vẽ bằng nét cong
 + Vậy ta thấy từ nét cong ta có thể vẽ được những bức tranh đẹp
- GV yêu cầu HS vẽ bài trong vở tập vẽ một bức tranh như: vườn hoa, vườn cây,
 + Ta có thể vẽ đơn giản một vài hình có nét cong là được
- Khi HS làm bài GV quan sát lớp, hướng dẫn và gợi ý cho HS vẽ bài
- GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng túng
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài đẹp và chưa đẹp treo lên bảng
- GV yêu cầu HS nhận xét và chọn ra bài mình thích – nêu lí do vì sao thích?
- GV nhận xét, bổ sung và đánh giá từng bài
- GV nhận xét chung tiết học
- HS lắng nghe
- HS đọc tựa bài và quan sát
- HS chú ý quan sát, lắng nghe – trả lời:
 + Quả cà, đông hồ, cái nón,
 + Hình tròn
 + Bằng nét cong
- HS chú ý quan sát tham khảo
- HS chú ý quan sát, lắng nghe và ghi nhớ
- Hai HS lên bảng vẽ theo sự hiểu biết
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát
- HS quan sát tham khảo
- HS quan sát
- HS quan sát-lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát
- HS quan sát hình trong vở tập vẽ và lắng nghe – ghi nhớ
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe gợi ý và tập trung thực hành
- HS quan sát
- HS nhận xét và chọn bài mình thích – nêu lí do theo suy nghĩ
- HS tập trung quan sát- lắng nghe và rút kinh nghiệm cho bản thân
- HS lắng nghe
4. Củng cố:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên bảng vẽ những đồ vật có nét cong với thời gian 5 phút nhóm nào vẽ được nhiều đúng và đẹp sẽ chiến thắng.
- HS tham gia trò chơi
- Khi hết thời gian GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, xếp loại và nhấn mạnh lại bài.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài hoc sau:
 + Xem và tìm hiểu bài 6: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
 + Chuẩn bị vở tập vẽ, đất nặn, bút chì, màu vẽ, gôm,.
 Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 + 2
Môn :Học vần 
Bài 19 : 
s	 r
A. Mục tiêu:
 - HS đọc được: s , r , sẻ , rễ ; Từ và câu ứng dụng 
 - Viết được : s , r , sẻ , rễ
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : rổ , rá
B. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ chữ dạy vần của GV và HS
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. Ổn định tổ chức: 
 - Văn nghệ đầu giờ
 - Kiểm tra bộ đồ dùng học tập của HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ cho HS viết vào bảng con.
- GV gọi 2 HS đọc câu ứng dụng 
 GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm
- HS viết vào bảng con , đọc và phân tích
 Tổ 1 thợ xẻ Tổ 2 xa xa 
 Tổ 3 chì đỏ Tổ 4 chả cá
 Xe ô tô chở cá về thị xã. 
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học âm mới s r 
 GV ghi bảng s r 
 * Dạy chữ ghi âm s
 b. Nhận diện chữ:
 - GV giới thiệu chữ s in thường và chữ s viết thường 
 * So sánh s với x
 * Phát âm 
 - GV phát âm mẫu s uốn đầu lưỡi về phía vòm ,hơi thoát ra xát mạnh ,không có tiếng thanh
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
 * Đánh vần
 - GV yêu cầu HS ghép tiếng sẻ
 - GV chỉnh sửa phát âm cho HS
 r
 Quy trình tương tự
* So sánh r với s 
* Phát âm 
 - GV phát âm mẫu rờ : uốn đầu lưỡi về phía vòm ,hơi thoát ra xát , có tiếng thanh
* Đánh vần
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
* Hướng dẫn viết chữ 
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết 
 Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang dưới, viết một nét chéo sang phải cao hơn đường kẻ ngang trên một chút thì lượn vòng xuống viết tiếp nét cong trái . Điểm dừng bút chạm đường kẻ ngang hai.
 - Chữ r tương tự chữ s nhưng điểm dừng bút của r là nét hất. Tiếp tục với chữ sẻ và rễ.
 * Lưu ý : nét nối giữa các con chữ.
- GV chỉnh sửa lỗi chữ viết cho HS
* Đọc từ ứng dụng
 - GV đính các từ ứng dụng lên bảng và đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ. 
- GV yêu cầu HS tìm tiếng có chứa âm vừa học 
 - GV chỉ bảng cho HS đọc và phân tích.
 - GV nhận xét chỉnh sửa cách phát âm.
- HS đọc theo s r
- HS chú ý lắng nghe
 s : gồm nét xiên phải , nét thắt ,nét cong hở trái
+ Giống nhau: đều có nét cong 
+ Khác nhau: s có thêm nét xiên và nét thắt
- HS quan sát GV làm mẫu và luyện phát âm
- HS phát âm nối tiếp – đồng thanh 
- HS ghép tiếng sẻ rồi đọc và phân tích
- HS phân tích đánh vần
sẻ : s đứng trước e đứng sau ,dấu hỏi trên e sờ – e – se – hỏi – sẻ
 Cá nhân – nhóm – đồng thanh
 r : cao 1,25 đơn vị – gồm một nét xiên, nét thắt ,nét móc ngược
+ Giống nhau: đều có nét xiên ,nét thắt
+ Khác nhau: r có nét móc ngược
HS phát âm nối tiếp – cá nhân – đồng thanh
- HS phân tích – đánh vần – đọc trơn
 rễ: r đứng trước ê đứng sau ,dấu ngã trên đầu chữ ê - rờ – ê –rê – ngã - rễ
 Cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS quan sát chữ mẫu và viết vào bảng con .
 s sẻ 
 r rễ 
- 2 HS đọc từ ứng dụng
 su su 	rổ rá
 chữ số	 cá rô
- 1 HS lên bảng tìm và gạch chân các tiếng có chứa âm vừa học
- HS đọc cá nhân 
 TIẾT 2
 3 Luyện tập: 
 a.Luyện đọc 
 - Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc câu ứng dụng
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK
 - Quan sát tranh em thấy gì?
- GV câu ứng dụng hôm nay là bé tô cho rõ chữ và số.
 - Các em hãy tìm trong câu tiếng có chứa âm vừa học trong câu ứng dụng.
 - GV đọc mẫu 
 b. Luyện viết
 - GV quan sát lớp giúp đỡ em yếu kém 
c. Luyện nói
 * GV nêu một số câu hỏi gợi ý
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + Rổ dùng để làm gì ?
 + Rá dùng để làm gì ?
+ Rổ và rá giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
 HS lần lượt phát âm
 s sẻ sẻ
 r rễ rễ
 su su chữ số 
 rổ rá cá rô
 Cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS quan sát tranh và trả lời 
- Em thấy tranh vẽ cô giáo đang hướng dẫn HS viết chữ số
- 2 HS đọc câu ứng dụng
 Bé tô cho rõ chữ và số
- HS tiếng rõ số
- HS luyện đọc cá nhân – cả lớp
- HS đọc lại nội dung bài viết
 s sẻ r rễ
- HS viết vào vở tập viết và vở bài tập Tiếng Việt
HS đọc tên bài luyện nói: rổ 	rá
- HS vẽ rỗ , rá
- HS rửa rau, rửa cá, đựng đồ  
- HS rá để vo gạo, đựng thức ăn, rau
- Giống nhau đều làm ra từ tre, nứa, nhựa  cùng để đựng .
- Khác nhau rổ đan thưa hơn, rá dầy hơn
 4. Củng cố – dặn dò:
 - GV chỉ bảng HS đọc theo đọc toàn bài
 - Dặn các em về nhà đọc lại bài – xem trước bài k - kh
 - Nhận xét giờ học 
Tiết 3
Môn : Toán
TCT:18
Bài	 Số 8
A. Mục tiêu:
 - Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8; Đọc đếm được từ 1 đến 8
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
B. Đồ dùng học tập:
 - Các đồ vật có 8 mẫu vật cùng loại - 8 miếng bìa nhỏ viết các số từ 1 đến 8
 - Bộ đồ dùng học toán của GV 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định tổ chức
 Văn nghệ đầu giờ
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 em đếm từ 1 à 7 , từ 7 à1
 - GV số 7 đứng sau số nào đã học ? 
 - GV nhận xét và cho điểm
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu số 8
 - GV Hướng dẫn HS xem tranh và nói: “ Có 7 em đang chơi nhảy dây,1 em khác đang chạy tới, tất cả có mấy em?
 - Cho HS quan sát tranh vẽ còn lại và giải thích “ bảy chấm tròn thêm một chấm tròn là tám chấm tròn”. “ bảy con tính thêm một con tính là tám con tính”.
 * GV kết luận: Tám HS, tám chấm tròn tám con tính có số lượng là 8	 
+ Giới thiệu số 8 in và số 8 viết
- Số tám được viết bằng chữ số 8
- Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
- Số 8 liền sau số mấy ?
* Thực hành
 Bài 1: Viết số 8
- GV nhận xét – sửa chữa
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống 
- GV hướng dẫn HS phân tích
8 : gồm 7 và 1 ,gồm 1 và 7
8 : gồm 2 và 6 , gồm 6 và 2
8 : gồm 3 và 5 , gồm 5 và 3
8 : gồm 4 và 4
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống 
- GV yêu cầu HS đếm số từ 1 - > 8 đếm ngược từ 8 - > 1. 
- GV nhận xét chữa bài cho HS
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- GV hướng dẫn HS dựa vào vị trí các số từ 1 à 8 giúp HS so sánh từng cặp trong các số từ 1 à 8 để tìm dấu thích hợp điền vào chỗ chấm.
- GV nhận xét chữa bài cho HS
- HS có 7 em đang nhảy dây ,thêm 1 em chạy tới tất cả có 8 em.
- 3 à 5 HS nhắc lại 7 em thêm 1 em là 8 em ,
 7 con tính thêm 1 con tính là 8 con tính.
- HS đọc tám
 8 
 8
- HS nhắc lại chữ số 8
 - HS đọc từ 1 đến 8, từ 8 đến 1
1
2
3
4
5
6
7
8
- Số 8 liền sau số 7-
- HS viết 1 dòng số 8 vào vở 
8 8 8 8 8 
- HS đếm ô chấm tròn ghi số thích hợp
- HS đọc lại cá nhân
8 : gồm 7 và 1 ,gồm 1 và 7
8 : gồm 2 và 6 , gồm 6 và 2
8 : gồm 3 và 5 , gồm 5 và 3
8 : gồm 4 và 4
- 2 HS lên bảng viết số thích hợp vào ô trống.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập
2
1
3
4
5
6
7
8
6
2
4
8
 7 5 3 1
 - Dành cho HS khá giỏi
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con
<
>
=
 8 > 7 8 > 6 5 < 8	 ? 
 7 5
 4. Củng cố – dặn dò:
 - GV củng cố lại bài – cho các em đếm từ 1 à 8, từ 8 à 1
 - Trong các số từ 1 à 8: số lớn nhất là 8, số nhỏ nhất là 1
 - Dặn các em về làm bài tập trong vở bài tập toán
 - GV nhận xét giờ học – ưu khuyết điểm 	
Tiết 4
Môn: TNXH
TCT:5
Bài	Vệ sinh thân thể
A. Mục tiêu:	
 - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể.
 - Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ.
 * Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc thân thể.
 * Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ thân thể.
 * Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
B. Đồ dùng học tập:
 - Các hình trong bài 5 SGK
 - Xà phòng, khăn mặt, đồ bấm móng tay
C. Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 - Để bảo vệ mắt và tai ta phải làm gì ? 
 2. Bài mới:
 * Khởi động
- GV yêu cầu từng cặp 2 HS nhận xét xem bàn tay ai sạch và bàn tay ai chưa sạch. 
 * GV giới thiệu bài học hôm nay cô hướng dẫn các em học bài: Giữ vệ sinh thân thể.
 * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+ GV hướng dẫn HS thực hiện
- Hãy nhớ xem mình đã làm gì hằng ngày để giữ gìn thân thể, quần áo, sau đó nói với bạn bè bên cạnh
 - GV gọi một số nhóm đại diện trình bày trước lớp về những gì các em đã trao đổi trong nhóm hai người
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
 - Nhận ra các việc nên làm để giữ da sạch sẽ. 
 - GV các em hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình
 + Nêu rõ từng hình đúng và sai? tại sao?
- GV theo dõi nhận xét và nêu kết luận
 * Kết luận
* Tắm gội đầu bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo, nhất là quần áo lót, rửa tay chân, cắt móng tay móng chân.
 - Những việc không nên làm như tắm ở ao, sông, bơi ở chỗ nước không sạch.
 Không nên ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện.
* Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp
 - GV giúp HS biết được các việc làm hợp vệ sinh.
+ Tắm, rửa chân, rửa tay và biết việc đó nên làm vào lúc nào là hợp lí.
+ Hãy nêu các việc cần làm khi tắm ? 
* Chú ý: Tắm nơi kín gió
+ Nên rửa tay khi nào ?
+ Các em hãy kể những việc không nên làm nhưng còn nhiều mắc phải.
 * Kết luận
* Biết tắm, gội, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi thực hiện các công việc này.
Ví dụ: Khi tắm các em không để vòi nước chảy liên tục,
Cả lớp hát bài: khám tay
- HS làm việc theo nhóm đôi
VD: sáng ngủ dậy em đánh răng
 + Tắm rửa giặt quần áo
- HS quan sát cá nhân hình ở trang 12, 13 SGK 
- HS trình bày trước lớp
- Tắm gội đầu bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo, nhất là quần áo lót, rửa tay chân, cắt móng tay móng chân
- Chuẩn bị nước, xà phòng, khăn tắm: khi tắm gội xát xà phòng, kì cọ, tắm xong lau khô người mặc quần áo sạch
- Trước khi cầm thức ăn, sau khi đại tiện.
- Trước khi đi ngủ. 
+VD: Ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất.
 Các em phải tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 4. Củng cố – dặn dò:	
 - GV gọi HS nhắc lại những việc nên làm để giữ vệ sinh thân thể.
 - Về nhà thực hiện những điều vừa học để giữ vệ sinh thân thể.
 - GV nhận xét giờ học 
Tiết 5
Môn : Thể dục
TCT: 
Đội hình đội ngũ- trò chơi vận động
A. Mục tiêu:
 - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc.
 - Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ.
 - Nhận biết đúng hướng để xoay người ( có thể còn chậm ).
 - Bước đầu làm quen với trò chơi. “ Đi qua đường lội”
 B. Địa điểm và phương tiện:
 - Trên sân trường dọn vệ sinh nơi tập – kẻ sân cho trò chơi
C. Nội dung và phương pháp:
TT
NỘI DUNG BÀI
T.GIAN
PP
SỐ LẦN
Phần
Mở
đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
+ Đứng vỗ tay và hát
+ Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 30 - > 40 m
+ Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. Sau đó đứng quay vào tâm+ Ôn trò chơi “diệt các con vật có hại”
5 - > 6
Phút
4 hàng
dọc
1 hàng dọc
1 vòng tròn
1 - > 2
Lần
Phần
Cơ
bản
Ôn tập hợp hàng dọc
- Dóng hàng đứng nghiêm – đứng nghỉ –quay phải – quay trái
	* Lần 1
- GV điều khiển hô cho HS thực hiện
	* Lần 2 ,3
- Cán sự lớp điều khiển dưới sự giám sát của gv
* Trò chơi
 GV nêu tên trò chơi sau đó cùng HS hình dung xem trên đường đi học nếu gặp phải đoạn đường lội các em phải xử lý thế nào ?
- Tiếp theo GV chỉ vào hình vẽ đã chuẩn bị để chỉ dẫn và giải thích cách chơi
 GV cho các em chơi thử
 GV quan sát lớp giúp đỡ em, khích lệ các em chơi
8 - > 10
Phút
8 - > 10
phút
4 hàng
dọc
2 hàng
Dọc
5 - > 6
Lần
5 - > 7
Lần
Phần
Kết
thúc
Đứng vỗ tay hát
 GV cùng HS hệ thống lại bài
 GV hô HS đứng nghiêm – đứng nghỉ- quay trái – quay phải – dóng hàng- tập hợp hàng dọc
- GV nhận xét giờ học 
5 - > 6
Phút
4 hàng dọc
1 - > 2
lần
 Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 + 2
Môn: Học vần
TCT: 43 +44
Bài 20: k	 	kh
A. Mụctiêu:
 - HS đọc được: k, kh, kẻ, khế ; Từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: k, kh, kẻ, khế
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu
B. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ chữ dạy vần của GV và HS
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định tổ chức:	
 Văn nghệ đầu giờ 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV đọc các từ ngữ ứng dụng cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm
 Tổ 1 : su su 	 Tổ 2 : chữ số
 Tổ 3 : rổ rá 	 Tổ 4 : cá rô
- HS viết vào bảng con và đọc lại kết hợp phân tích.
 1 -> 2 HS đọc câu ứng dụng
 bé tô cho rõ chữ và số
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta học chữ và âm mới k kh.
*Dạy chữ ghi âm
k
*Nhận diện chữ 
- Chữ k: Gồm nét khuyết trên, nét thắt, nét móc ngược
* Phát âm và đánh vần
 k: miệng mở rộng, có tiếng thanh
- Ghép tiếng kẻ
Chữ: kh
Quy trình tương tự
* Phát âm
 kh: gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh
- GV phát âm mẫu khờ
 - GV chỉnh sửa lỗi cho HS
 * Đánh vần
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
* Hướng dẫn viết chữ 
 - GV v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 52011.doc