Giáo án lớp 1 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu hoc Trần Văn Ơn

A/Yêu cầu:

- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập

- Nêu được lợi ích cuỉa việc giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập

- Thực hiện việc giữ sách vở và đồ dùng học tập của bản thân

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện

B/ Chuẩn bị:

- Tranh BT1,BT2 điều 28

C/Hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng honganh Lượt xem 1323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu hoc Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
	 ~~~~~~&~~~~~~
 Ngày soạn:Ngày 24 tháng 9 năm 2010
 Ngày dạy:Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Tiết 1: CHÀO CỜ 
 Tiết 2: Đạo đức	GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (T1)
A/Yêu cầu:
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập
- Nêu được lợi ích cuỉa việc giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập
- Thực hiện việc giữ sách vở và đồ dùng học tập của bản thân
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
B/ Chuẩn bị:
- Tranh BT1,BT2 điều 28
C/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/Bài cũ:
- Khi đi học em phải mang áo quần như thế nào?
- GV nhận xét- đánh giá
II/ Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Làm bài tập 1
- Giải thích yêu cầu bài tập 1
- GV theo dõi để giúp đỡ HS
 Hoạt động 2: : Làm bài tập 2
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu HS nêu được tên đồ dùng học tập.
- Đồ dùng đó dùng để làm gì?
- Cách giữ gìn đồ dùng học tập
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt. 
- Kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em.........thực hiện tốt quyền được học tập của mình
Hoạt động 3: : Làm bài tập 3
- GV nêu yêu cầu bài tập 3
- GV giải thích:
- Hành động của các bạn trong các bức tranh: 1 , 2 , 6 là đúng
- Hành động của các bạn trong các bức tranh : 3 , 4 ,5 là sai
- Kết luận: Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập: Không làm dây bẩn, viết bậy, vẽ bậy ra sách vở............. thực hiện tốt quyền được học tập của mình
III/ Kết luận dặn dò:
- GVchốt lại nôpị dung chính của bài
- Sửa sang lại sách vở để hôm sau thi "Sách vở ai đẹp nhất"
- Nhận xét giờ học
- HS trả lời
- Tìm và tô màu các ĐDHT
- Trình bày trước lớp
- Từng đôi một giới thiệu với nhauvề ĐDHT của mình.....
- HS chú ý lắng nghe
- Làm bài tập và giải thích hành động nào đúng, hành động nào sai
- HS chú ý theo dõi
- HS chú ý lắng nghe để thực hiện tốt
- HS lắng nghe
 Tiết 3+ 4: Tiếng Việt	U , Ư
A/Yêu cầu:
- Học sinh đọc được: u ư nụ thư
- Viết được u, ư , nụ, thư
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Thủ đô
B/ Chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ
C/ Hoạt động dạy học
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ
- Đọc viết từ ứng dụng và câu ứng dụng của bài Ôn tập
- GV nhận xét - ghi điểm
II/ Bài mới
TIẾT1
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài, đọc mẫu u ư
2. Dạy chữ ghi âm 
- Âm “u”
a) Nhận diện chữ
- Ghi bảng 
- Chữ u gồm một nét móc ngược và nét sổ dọc
+ So sánh chữ u và chữ i
- Yêu cầu HS tìm và gắn trên bảng cài chữ u
b) Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm mẫu u
- Âm n ghép với âm u thêm dấu nặng ta có tiếng "nụ"
- Ghi bảng "nụ"
- Đánh vần, đọc trơn mẫu
- Chỉ trên bảng lớp
* Dạy chữ ghi âm ư (quy trình tương tự)
- Chữ ư giống như chữ u và thêm dấu móc
- So sánh chữ ư vói chữ u
c) Hướng dẫn viết
- Vừa viết mẫu vừa hd quy trình viết
- Theo dõi nhận xét
d) Đọc tiếng ứng dụng
- GV viết từ ứng dụng lên bảng
- Đánh vần đọc mẫu
- Chỉ bảng
TIẾT 2
3. Luyện tập
a) Luyện đọc:
*Luyện đọc bài trên bảng
- Sửa phát âm cho HS
- Đánh vần đọc mẫu câu ứng dụng
- Chỉ bảng
* Luyện đọc câu ứng dụng
- Yêu cầu HS quan sát tranh nêu nhận xét
- GV viết câu ứng dụng lên bảng
- GV đọc mẫu
b) Luyện viết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách trình bày
- Theo dõi nhắc nhở HS
c) Luyện nói
+ Cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì?
+ Chùa một cột ở đâu?
+ Hà Nội được gọi là gì?
+ Mỗi nước có mấy thủ đô?
4. Củng cố dặn dò
- Cho HS đọc lại toàn bài
- Dặn dò Hs về nhà học bài , xem bài sau
- Nhận xét giờ học
- Lên bảng thực hiện y/c
- Đọc ĐT theo
- HS chú ý theo dõi
- HS nêu điểm giống và khác nhau
- HS thao tác trên bảng cài
- Phát âm cá nhân, nhóm, ĐT
- Phân tích tiếng "nụ"
- Ghép tiếng "nụ"đánh vần, đọc trơn
- Đọc theo
- Phát âm cá nhân, nhóm, ĐTó
- So sánh và nêu kết quả
- Viết lên không trung,viết mặt bàn bằng ngón trỏ
- Viết bảng con
- Đọc theo (cá nhân, nhóm, đồng thanh)
- Tự đọc
- Phát âm u, ư - nụ, thư ( cá nhân, nhóm , đồng thanh )
- Đọc theo
- Tự đọc
- HS quan sát tranh nêu nhận xét
- HS đọc nhẩm tìm tiếng mới
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- Tập viết u ư nụ thư trong vở tập viết
- Đọc Thủ đô
- Trả lời câu hỏi
- Đọc lại bài ở bảng.
 Ngày soạn: Ngày 25 tháng 9 năm 2010
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
 Tiết 1: Hát ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: 
 QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP, MỜI BẠN VUI MÚA CA
 GV bộ môn dạy
_________________________________
Tiết 2+3: Tiếng Việt	 X , CH	
A/ Mục tiêu:
- Học sinh đọc được: x ch xe chó
- Viết được x , ch , xe , chó
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô
B/ Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ
- Đọc viết từ ứng dụng và câu ứng dụng bài u ư
- GV nhận xét-ghi điểm
II/ Bài mới
TIẾT1
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài, đọc mẫu x ch
2. Dạy chữ ghi âm 
- Âm “x”
a) Nhận diện chữ
- Ghi bảng x
- Chữ x gồm một nét xiên trái và một nét xiên phải 
- Yêu cầu HS tìm và gắn trên bảng cài âm x
b) Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm mẫu x
- Âm x ghép với âm e ta có tiếng xe
- Ghi bảng “xe”
- Đánh vần, đọc trơn mẫu
- Chỉ trên bảng lớp
* Dạy chữ ghi âm ch (quy trình tương tự)
- Âm ch gồm âm c và âm h ghép lại
- So sánh âm ch với âm c
c) Hướng dẫn viết
- Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết
- Theo dõi nhận xét
d) Đọc tiếng ứng dụng
- Đánh vần đọc mẫu
- Chỉ bảng
TIẾT 2
3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- Luyện đọc bài trên bảng
- Sửa phát âm cho HS
* Luyện đọc câu ứng dụng
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nhận xét
- Đánh vần đọc mẫu câu ứng dụng
- Chỉ bảng
b) Luyện viết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách viết
- Theo dõi nhắc nhở HS
c) Luyện nói
+ Có những loại xe nào trong tranh
+ Xe bò, xe lu thường làm gì?
+ Xe ôtô trong tranh là xe ôtô gì?
+ Còn có những loại xe nào nữa?
4. Củng cố ,dặn dò
-Cho HS đọc lại bài
- Nhắc nhở Vền nhà học bài, chuẩn bị bài 
Sau 
- Nhận xét giờ học
- Lên bảng thực hiện y/c
- Đọc đồng thanh theo
- HS thao tác trên bảng cài
- Phát âm cá nhân, nhóm, ĐT
- Phân tích tiếng “xe”
- Ghép tiếng "xe", đánh vần, đọc trơn
- Đọc theo
- Phát âm cá nhân, nhóm, ĐT
- HS nêu điểm giống và khác nhau
- HS viết treng không trung, viết lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ
- Viết bảng con
- Đọc theo (cá nhân, nhóm, đt)
- Tự đọc
- Phát âm x, xe, ch, cho ï( cá nhân, nhóm , ĐT)
- HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nhận xét
- Đọc theo
- Tự đọc
- Tập viết x,ch,xe, chó trong vở tập viết
- Đọc: Xe bò, xe lu, xe ôtô
- Trả lời câu hỏi
- Đọc lại bài ở bảng
 Tiết 4: Toán 	SỐ 7
A/ Yêu cầu:
- Giúp HS biết 6 thêm 1 bằng 7, viết số 7 , đọc, đếm được từ 1 đến 7
- Biết so sánh các số trong phạm vi 7
- Biết vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7
- làm BT số 1 ,2,3 , bài 4 Hướng dẫn HS làm vào buổi thứ 2
B/ Chuẩn bị
- Các nhóm đồ vật có số lượng là 7
C/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
I/ Bài cũ
- Điền dấu , = vào chỗ"..." thích hợp
 4 ... 5 2 ... 2 3 ... 4
 6 ... 3 4 ... 6 1 ... 1
- GVnhận xét - ghi điểm
II/ Bài mới: Giới thiệu bài
1. Giới thiệu số 7
+ Có 6 em đang chơi cầu trượt thêm 1 em đang chạy tới. Tất cả có mấy em?
+ Yêu cầu HS lấy 6 que túnh và lấy thêm 1 que tính nữa và hỏi: Có mấy que tính?
+ Có mấy con tính? Mấy chấm tròn?
*Có 7 bạn, 7 que tính... Các nhóm đồ vật này đều có số lượng là 7 người ta dùng chữ số 7 để chỉ các nhóm đồ vật đó số 7 được viết bằng chữ số 7
- Giới thiệu số 7 in số 7 viết
- GV viết lên bảng và hướng dẫn cách viết
- GV nhận xét và sửa sai cho HS
- Cho HS đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1
2. Thực hành
Bài 1: Viết số 7
- Theo dõi giúp đỡ
Bài 2: Số ?
- Nêu câu hỏi để nêu cấu tạo số 7
- 7 gồm 6 và 1,gồm 1 và 6 ...
- Hỏi tương tự với các tranh còn lại
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Theo dõi nhắc nhỡ thêm
 * Số 7 là số lớn nhất trong các số từ 1 đến 7
Bài 4: Hướng dẫn HS làm vào buổi thứ 2
- Giúp đỡ thêm cho HS 
- Nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố dặn dò
- Đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1
- Giao việc về nhà : Xem lại bài , chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- 3 HS Lên bảng thực hiện yêu cầu
Cả lớp làm bảng con
- Đếm từ 1 đến 6, từ 6 đến 1
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Lấy 6 que tính, lấy thêm 1 que tính
Và trả lời câu hỏi
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Đọc “Số bảy"
- Viết số 7 vào bảng con
- Đếm 1 đến 7, từ 7 đến 1
- Viết một dòng số 7
- Trả lời rồi viết số vào ô trống
- Nhắc lại
- Đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp,đọc 1đến 7 từ 7 đến 1
- HS đếm xuôi, đếm ngược
 Ngày soạn : Ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
 Tiết 1: Thể dục ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI
A/ Yêu cầu:
- Ôn một số kỉ năng đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện chíng xác nhanh và kỉ luật, trật tự hơn giờ trước.
- Làm quen với trò chơi “Đi qua đường lội”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
- HS mạnh dạn khi tham gia các hoạt động tập thể.
B/ Chuẩn bị
- Còi, sân bãi. Vệ sinh nơi tập. Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi (Qua đường lội).
C/ Hoạt động dạy học
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học: 1 – 2 phút. 
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 1 – 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 30 – 40m.
- Đi theo vòng tròn và hit thở sâu: 1 phút sau đó đứng quay mặt vào tâm.
- Ôn trò chơi: Diệt các con vật hại theo đội hình vòng tròn: 2 phút.
2. Phần cơ bản:
*Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái (xoay): 2 – 3 lần.
- Lần 1: do GV điều khiển, lần 2 – 3 do cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.
*Trò chơi: Qua đường lội: 8 – 10 phút.
- GV nêu tên trò chơi.
- Sau đó cùng học sinh hình dung xem khi đi học từ nhà đến trường và từ trường về nhà nếu gặp phải đoạn đường lội hoặc đoạn suối cạn, các em phải xử lí như thế nào.Tiếp theo, GV chỉ vào hình vẽ đã chuẩn bị để chỉ dẫn và giải thích cách chơi. 
- GV làm mẫu, rồi cho các em lần lượt bước lên những “tảng đá” sang bớ bên kia như đi từ nhà đến trường. Đi hết sang bờ bên kia, đi ngược trở lại như khi học xong, cần đi từ trường về nhà. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy không chen lấn, xô đẩy nhau. 
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học, gọi một vài học sinh lên thực hiện động tác rồi cùng cả lớp nhận xét, đánh giá..
4. Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà thực hành.
- GV hô “Giải tán”
- HS ra sân tập trung.
- Học sinh lắng nghe nắmYC bài học.
- Lớp hát kết hợp vỗ tay.
- Chạy theo điều khiển của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Tập luyện theo tổ, lớp.
- Nhắc lại.
- Chia làm 2 nhóm để thi đua trò chơi. Nhóm nào đi nhanh, đúng yêu cầu của GV. Nhóm đó chiến thắng.
- Vỗ tay và hát.
- Lắng nghe.
- Học sinh hô : Khoẻ ! 
 Tiết 2+3: Tiếng Việt	K , KH	
A/ Yêu cầu:
- Học sinh đọc được: k kh kẻ khế từ và câu ứng dụng
- Viết được: k kh kẻ khế
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu
B/ Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ:
- Viết: su su, rổ rá
- GV nhận xét – ghi điểm
II/ Bài mới:
TIẾT1
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài, đọc mẫu k kh
2. Dạy chữ ghi âm 
- Âm “k”
a) Nhận diện chữ
- Ghi bảng k
- Chữ k gồm ba nét: nét sổ dọc , nét xiên trái, nét xiên phải
+ So sánh chữ k và chữ h
- Yêu cầu HS tìm và gắn trên bảng cài chữ k
b) Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm mẫu k
- Âm k ghép với âm e thêm thanh hỏi ta có tiếng kẻ
- Ghi bảng “kẻí”
- Đánh vần, đọc trơn mẫu
- Chỉ trên bảng lớp
* Dạy chữ ghi âm kh (quy trình tương tự)
- Chữ kh gồm chữ k và h
- So sánh chữ kh với chữ k
* Nghỉ giữa tiết
c) Hướng dẫn viết
- Vừa viết mẫu vừa hd quy trình viết
- Theo dõi nhận xét
d) Đọc tiếng ứng dụng
- GV viết từ ứng dụng lên bảng
- Đánh vần đọc mẫu
- Chỉ bảng
- Yêu cầu HS tìm tiếng , từ mới 
TIẾT 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc
*Luyện đọc bài trên bảng
- Sửa phát âm cho HS	
*Luyện đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh và nêu nhận xét
- GV viết câu ứng dụng lên bảng
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- Chỉ bảng
b) Luyện viết
- GV nêu yêu cầu luyện viết và hướng dẫn cách trình bày
- Theo dõi nhắc nhở HS
c) Luyện nói
- Nêu câu hỏi gợi ý:
- Trong tranh vẽ gì?
- Các vât, các con vật này có tiếng kêu như thế nào?
- Em còn biết các tiếmg kêu của các vật, các con vật nào khác không? ............
*Yêu cầu HS luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề
- GV nhận xét và tuyên dương những HS nói tốt
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài 
- Dặn dò: HS về nhà học bài, xem trước bài ôn tập
- Nhận xét giờ học
- 2HS lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
- Đọc đồng thanh theo
- Nêu điểm giống và khác nhau
- HS thao tác trên babgr cài
- Phát âm cá nhân, nhóm, ĐT
- Phân tích tiếng “kẻí”
- Ghép tiếng "kẻ"đánh vần, đọc trơn
- Đọc theo
- Phát âm cá nhân, nhóm, ĐT
- Viết lên không trung và viết trên mặt bàn bằng ngón trỏ
- Viết bảng con
- HS đọc nhẩm tìm tiếng mới
- Đọc theo (cá nhân, nhóm, ĐT)
- Tự đọc
- Đọc ( cá nhân, nhóm , ĐT)
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét
- HS đọc nhẩm tìm tiếng mới
- Đọc ( cá nhân, nhóm , ĐT)
- Tập viết k, kh, kẻ, khế trong vở tập viết
- Đọc: Ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Một số HS luyện nói trước lớp
- HS đọc lại bài trên bảng
 Tiết 4: Toán	SỐ 9
A/ Yêu cầu:
- Giúp HS biết 8 thêm 1 bằng 9, viết số 9, đọc, đếm được từ 1 đến 9
- Biết so sánh các số trong phạm vi 0
- Biết vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9
- làm BT số 1 ,2, 3 , 4 bài 5 Hướng dẫn HS làm vào buổi thứ 2
B/ Chuẩn bị:
- Các nhóm đồ vật có số lượng là 9
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ:
- Điền dấu , = vào chỗ"..." thích hợp
 7 ... 8 8 ... 2 3 ... 7
 6 ... 6 4 ... 6 8 ... 1
- GV nhận xét - ghi điểm
II/ Bài mới:
1. Giới thiệu số 9
+ Có 8 bạn đang chơi thêm 1 bạn đang chạy tới. Tất cả có mấybạn?
- Yêu cầu HS lấy 8 que tính rồi lấy thêm 1 que tính nữa và hỏi
+ Có mấy que tính?
+ Có mấy con tính? Mấy chấm tròn?
* Có 9 bạn, 9 que tính... Các nhóm đồ vật này đều có số lượng là 9, số 9 được viết bằng chữ số 9
- Giới thiệu số 9 in số 9 viết
- Nhận xét
2. Thực hành
Bài 1: Viết số 9
- Theo dõi giúp đỡ HS
Bài 2: Số?
- Nêu câu hỏi để nêu cấu tạo số 9
- 9 gồm 8 và 1,gồm 1 và 8 ...
- Hỏi tương tự với các tranh còn lại
Bài 3: , = ?
- Theo dõi nhắc nhỡ thêm
Bài 4: Số?
- GV hướng dẫn cách làm:
- Số nào lớn hơn số 8
- Giúp đỡ thêm cho HS
- Nhận xét bài làm của HS
Bài 5: Hưóng dẫn HS làm vào buổi thứ 2
3. Củng cố dặn dò:
- Đếm từ 1 đến 9, từ 9 đến 1
- Dặn dò: HS về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- 3 HS Lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con
- Đếm từ 1 đến 8, từ 8 đến 1
- Trả lời và nhắc lại
- Lấy 8 que tính, lấy thêm 1 que tính và trả lời câu hỏi
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Đọc " Số chín"
- Viết số 9 vào bảng con
- Đếm 1 đến 9, từ 9 đến 1
- Viết một dòng số 9
- Trả lời rồi viết số vào ô trống
- Nhắc lại
- Nêu yêu cầu
- So sánh các số và điền dấu >,<,=
- HS suy nghĩ tìm số thích hợp để điền vào"..."
- HS làm bài
- HS đếm xuôi, đếm ngược
 Ngày soạn : Ngày 28 tháng 9 năm 2010
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2010
 Tiết 1: Toán	SỐ 0
A/Yêu cầu:
- Giúp HS Viết được số o, đọc và đếm được từ 0 đến 9
- Biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9
- Nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
- Làm bài tập 1, bài 2 (dòng 2), bài 3 (dòng 3) ; bài 4( cột 1,2) phần còn lại làm buổi chiều
B/ Chuẩn bị:
- Các nhóm đồ vật
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ:
- Điền dấu , = vào chỗ "..." thích hợp
 4 ... 9 5 ... 5 6 ... 4
 8 ... 3 7 ... 1 1 ... 2
- GV nhận xét – ghi điểm
II/ Bài mới:
1. Giới thiệu số 0
- Yêu cầu HS Lấy 4 que tính rồi lần lượt bớt đi từng que tính 1... cho đến lúc không còn que tính nào.
+ Còn bao nhiêu que tính
- Để chỉ không còn que tính nào ta dùng số "không"
- Số "không" được viết bằng chữ số "0"
- Giới thiệu số 0 in, số 0 viết
- Cho HS đếm từ 0 đến 9, từ 9 đến 0
- Số 0 là số bé nhất
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 0
- Theo dõi giúp đỡ HS
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống (dòng 2)
- GV hướng dẫn cho HS viết
- Cho HS đọc lại dãy số đó
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu )(dòng 3)
- Giới thiệu và hướng dẫn bài mẫu: Số liền trước số 2 là số mấy?
- Theo dõi giúp đỡ HS
Bài 4: ,= ? ( cột 1,2)
- Hướng dẫn HS so sánh 2 số rồi điền dấu thích hợp vào ô trống
- Giúp đỡ thêm cho hs
3. Củng cố, dặn dò:
- Đếm từ 0 đến 9, từ 9 đến 0
- Dặn dò : HS về nhà xem lại cac sbài tập, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- 3 HS Lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con
- Đọc từ 1 đến 9, từ 9 đến 1
- HS thao tác trên que tính và trả lời câu hỏi
- Đọc " Số 0"
- Đếm từ 0 đến 9, từ 9 đến 0
- Viết một dòng số 0
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- Số 1
- Làm quen với thuật ngữ "liền trước"
- Làm bài
- HS so sánh số rồi điền dấu vào ô trống
- HS đếm từ 0 đến 9 , đếm từ 9 đến 0
 Tiết 2 +3 Tiếng Việt	ÔN TẬP
A/ Yêu cầu:
- HS đọc được: u ư x ch s r k kh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21
- Viết được: u ư x ch s r k kh các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể "Thỏ và Sư Tử"
- HS khá giỏi kể lại được 2-3 đoạn truyện theo tranh
B/ Chuẩn bị 
- Bảng ôn, tranh minh hoạ
C/ Hoạt động dạy học
Hoạt độngcủa GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ:
- Viết: kẻ vở, rổ khế
- Đọc bài trong SGK
- GV nhận xét - ghi điểm
II/ Bài mới
TIẾT1
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
a) Các chữ và âm vừa học 
- Đọc âm
b) Ghép chữ thành tiếng
- Hướng dẫn HS ghép chữ thành tiếng
- Chú ý đến HS yếu kém
- Nhận xét sửa sai
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV viết từ ứng dụng lên bảng
- GV theo dõi để giúp đỡ cho HS
d) Tập viết:
- Viết mẫu và hướng dẫn viết :
- Nhận xét và sửa sai cho HS
TIẾT 2
3. Luyện tập
a) Luyện đọc:
*Luyện đọc bài trên nảmg
- Sửa phát âm cho HS
*Luyện đọc câu ứng dụng
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nhận xét
- Giới thiệu câu ứng dụng
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- Chỉ bảng
b) Luyện viết:
- GV nêu yêu cầu luyện viếưt và hướng dẫn cách viết
- Theo dõi nhắc nhở HS 
c) Kể chuyện: Thỏ và Sư Tử
- Kể chuyện kèm theo tranh minh hoạ 
- Kể từng đoạn của câu chuyện
- Nhận xét và tuyên dương những em kể tốt
* Cho HS khá giỏi kể 2 – 3 đoạn truyện theo tranh
4. Củng cố dặn dò
- Cho HS đọc lại bài
- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- 2 HS Lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
- 2 HS đọc
- Lên chỉ các chữ vừa học trong tuần
- Chỉ chữ
- Chỉ chữ và đọc âm
- Đọc các tiếng ở bảng 1
- Đọc các tiếng ở bảng 2
- Tự đọc các từ ngữ ứng dụng
- Viết bảng con
- Đọc các tiếng trong bảng ôn
- Đọc các từ ứng dụng
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét
- Đọc câu ứng dụng
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- Viết vào vở tập viết "xe chỉ",
"củ sả"
- Theo dõi, lắng nghe 
- Thảo luận nhóm cử đại diện kể
- Đại diên các nhóm kể trước lớp
- HS khá giỏi dựa theo tranh để kể 
- HS đọc lại bài trên bảng
Tiết 4: Sinh hoạt	SINH HOẠT LỚP	
A/ Mục tiêu:
 - GV đánh giá nhận xét lại các hoạt động trong tuần học
- GV phổ biến kế hoạch tuần 6.	
- GD : HS có ý thức thực hiện tốt các nề nếp đã quy định	
 B/ Chuẩn bị 
- Nội dung sinh hoạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Khởi động
II/ Nội dung
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần:
- Đi học chuyên cần, nghỉ học có lí do
- Mang đúng trang phục , đi dép có quai hậu
- Một số em có ý thức tốt trong học tập
- Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Làm tốt vệ sinh lớp học
- Hưởng ứng tốt cuộc vận động: ủng hộ vùng bị thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra
* Tồn tại :
- Vẫn còn có một vài em nói chuyện riêng trong giờ học
2. Kế hoạch tuần 6:
- Thực hiện tốt các nề nếp đã quy định:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học phải có lí do
- Giữ vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ, - Không ăn quà vặt ở trường
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội, Sao. 
- Cả lớp múa hát một bài
- HS chú ý lắng nghe để thấy được ưu khuyết điểm chính để khắc phục và phát huy
- HS chú ý lắng nghe để thực hiện cho tốt
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 5.doc