Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Lê Lệ Linh

THỨ/ NGÀY TIẾT Môn Tên bài dạy

Thứ hai

19/ 9 1 Chào cờ

 2 Đạo đức Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập1

 3 Âm / chữ Âm /ch/

 4 Âm / chữ Âm /ch/

Thứ ba

20/ 9 1 Âm / chữ Âm /d/

 2 Âm / chữ Âm /d/

 3 Toán Số 7

 4 TN và XH Vệ sinh thân thể

Thứ tư

21/ 9 1 Toán Số 8

 2 Âm / chữ Âm /đ/

 3 Âm / chữ Âm /đ/

Thứ năm

22/ 9 1 Toán Số 9

 2 Âm / chữ Âm /e/

 3 Âm / chữ Âm /e/

Thứ sáu

23/ 9 1 Âm / chữ Âm /ê/

 2 Âm / chữ Âm /ê/

 3 Toán Số 0

 4 SHTT Sinh hoạt lớp

 

doc 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Lê Lệ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẤP VÒ
TRƯỜNG : TIỂU HỌC BÌNH THẠNH TRUNG I
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 5 Từ ngày 19/09/2016 đến ngày 23/09/2016
THỨ/ NGÀY
TIẾT
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
19/ 9
1
Chào cờ
2
Đạo đức
Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập1
3
Âm / chữ
Âm /ch/
4
Âm / chữ
Âm /ch/
Thứ ba
20/ 9
1
Âm / chữ
Âm /d/
2
Âm / chữ
Âm /d/
3
Toán
Số 7
4
TN và XH
Vệ sinh thân thể
Thứ tư
21/ 9
1
Toán
Số 8
2
Âm / chữ
Âm /đ/
3
Âm / chữ
Âm /đ/
Thứ năm
22/ 9
1
Toán
Số 9
2
Âm / chữ
Âm /e/
3
Âm / chữ
Âm /e/
Thứ sáu
23/ 9
1
Âm / chữ
Âm /ê/
2
Âm / chữ
Âm /ê/
3
Toán
Số 0
4
SHTT
Sinh hoạt lớp	
Năm học : 2016 - 2017
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2016
Đạo đức
GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (tiết 1)
I.Mục đích, yêu cầu:
 -Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
 -Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 -Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 @ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, bền, đẹp chính là thực hiện tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
 * GDBVMT
II. Đồ dùng dạy học: 
-Sách giáo khoa 
-Bút chì màu.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
Họat động 1: Làm bài tập 1
-Dùng bút màu tô những đồ dùng học tập trong tranh và gọi tên chúng
-Kết luận: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh này là: sách giáo khoa, vở bài tập, bút máy, bút chì, thước kẻ, cặp sách. Có chúng thì các em mới học tập tốt được. Vì vậy, cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp, bền lâu.
Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp
-Câu hỏi thảo luận:
 Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
 Để sách vở, đồ dùng học tập được bền, đẹp, cần tránh những việc gì?
-Kết luận: 
+Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, các em cần sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định, luôn giữ chúng cho sạch sẽ.
+Không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở; không làm rách nát, xé, làm nhàu nát sách vở, không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập..
* Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, bền, đẹp chính là thực hiện tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
Hoạt động 3: Bài tập 2.
-Giới thiệu một đồ dùng học tập của bản thân được giữ gìn tốt nhất
-GV nhận xét chung và khen ngợi một số HS.
+Hát:
4 / Củng cố : 
 -Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ? 
 - Để sách vở, đồ dùng học tập được bền, đẹp các em cần tránh những việc gì ?
5 / Dặn dò: 
	-Nhận xét tiết học. Về nhà sửa sang, giữ gìn tốt sách vở, đồ dùng học tập của mình.
-Hát
-Gọn gàng, sạch sẽ.
-HS làm bài tập trong vở.
-Trao đổi kết quả cho nhau theo cặp
-Từng bạn bổ sung kết quả cho nhau
-Vài HS trình bày trước lớp.
-HS thảo luận, trả lời, bổ sung cho nhau
-Nghe.
-Từng cặp HS tự giới thiệu, trình bày trước lớp.
- Sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong xếp đúng nơi qui định, luôn giữ chúng cho sạch sẽ. 
- Không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở, không làm rách nát, xé, làm nhàu nát sách vở, không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập.
- HS lắng nghe
-----------------------------------
Âm / chữ 
Âm /ch/ 
----------------------------------- 
Âm / chữ 
Âm /ch/ 
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016
Âm / chữ 
Âm /d/
----------------------------------- 
Âm / chữ 
Âm /d/ 
Toán
SỐ 7
I. Mục tiêu :
 -Biết 6 thêm 1 được7, viết số 7.
 -Đọc đếm được từ 1 đến 7.
 -Biết so sánh các số trong phạm vi 7, vị trí số 7 trong dãy dố từ 1 đến 7.(BT, 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ 7 in và viết. Các nhóm đồ vật có 7 phần tử (có số lượng là 7)
III. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Khởi động :
Bài cũ : số 6
Tìm nhóm đồ vật có số lượng là 6
Trong dãy số từ 1-6, số nào là số lớn nhất, bé nhất
Viết số 6
Nhận xét
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu:
Số 7
Hoạt động 1: giới thiệu số 7
Bước 1 : Lập số
Có 6 em đang ngồi chơi cầu trượt, 1 em khác chạy tới có tất cả là mấy em?
6 em thêm 1 em là 7 em. Tất cả có 7 em
Tương tự với bông hoa, hình vuông, chấm tròn
Kết luận: bảy học sinh, bảy hình vuông, bảy chấm tròn đều có số lượng là 7
Bước 2 : giới thiệu số 7
Số 7 được viết bằng chữ số 7
Giới thiệu số 7 in và số 7 viết
Giáo viên hướng dẫn viết số 7 viết
Bước 3 : nhận biết thứ tự số 7
Giáo viên đọc 1 2 3 4 5 6 7
Số 7 được nằm ở vị trí nào ?
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 : Viết số 7 (giáo viên giúp học sinh viết đúng theo quy định)
Bài 2 : cho học sinh nêu à rút ra cấu tạo số 7
7 gồm 6 và 1, 1 và 6
7 gồm 5 và 2, 2 và 5
7 gồm 4 và 3, 3 và 4
Bài 3 : Viết số thích hợp
Trong dãy số từ 1 đến 7 số nào là số lớn nhất?
Củng cố:
Trò chơi thi đua : trò chơi thi đua ai nhanh hơn
Cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua đính nhóm mẫu vật có số lượng là 7
Dặn dò:
Viết 1 trang số 7 ở vở 2
Xem trước bài số 8
Hát
6 bóng đèn, 6 chậu hoa
Số lớn nhất: 6
Số bé nhất: 1
Học sinh nêu 
Học sinh nhắc lại: có 7 em
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con 
Học sinh đếm từ 1 đến 7 và đếm ngược lại từ 7 đến 1
Số 7 liền sau số 6 trong dãy số 1 2 3 4 5 6 7
Học sinh viết số 7
Học sinh đọc cấu tạo số 7
Học sinh đếm và điền:
Học sinh đính và nêu
----------------------------------------
VỆ SINH THÂN THỂ
I.Mục đích:
 - Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ.
 - Nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa, ghẻ, chấy rận, đau mắt, mụn nhọt.
 - Biết cách đề phòng các bệnh về da.
II. Các KNS cơ bản được GD :
Kĩ năng tự bảo vệ: chăm sóc thân thể.
Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ thân thể.
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
III. Các PP/ KT DH tích cực có thể sử dụng :
Thảo luận nhóm.
Hỏi đáp trước lớp.
Đóng vai, xử lí tình huống.
IV.Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Bảo vệ mắt và tai.
Các em làm gì để bảo vệ mắt ?
Các em làm gì để bảo vệ tai ?
Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hát “Đôi bàn tay xinh”
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh và tìm các bộ phận bên ngoài cơ thể
 B1: Thực hiện hoạt động : Chia nhóm. Ghi câu hỏi trên bảng : Hằng ngày các con đã làm gì để giữ sạch thân thể, quần áo ?
- QS, nhắc HS tích cực hoạt động. 
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 + Kết luận: Tắm, gội đầu, thay quần áo, rửa tay chân trước khi ăn cơm và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, rửa mặt hàng ngày, luôn đi dép, 
Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Cách tiến hành: 
 B1: Thực hiện hoạt động
 - Chia nhóm, yêu cầu HS QS tranh và trả lời câu hỏi : 
 ? Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
 ? Theo con bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai ? Vì sao ?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện
 ?Khi đi tắm chúng ta cần làm gì ?
 ?Chúng ta nên rửa tay, rửa chân khi nào ?
 B2: Kiểm tra kết quả và hoạt động
 ? Để bảo vệ thân thể chúng ta nên làm gì?
4/ Củng cố :
 ?Trước khi cầm thức ăn, sau khi đi đại tiện các em phải làm gì ?
 ?Khi đi chân không hoặc chân dơ các em phải làm gì ? 
5/ Dặn dò :
 Về nhà các em thực hành như nội dung bài học. Xem trước bài 6.
-Hát
- Trả lời.
-Em có đôi bàn tay trắng tinh
Đôi bàn tay chúng em nhỏ xinh
Nghe lời cô chúng em giữ gìn
Giữ đôi tay cho thật trắng tinh.
-Làm việc theo nhóm 4 HS, trả lời câu hỏi.
-Các nhóm trưởng trình bày trước lớp, lớp nhận xét- bổ sung
- Nghe.
-Làm việc theo nhóm
-Nhóm lên trình bày
-Đang tắm, gội đầu, tập bơi, mặc áo.
-Bạn đang gội đầu đúng. Vì gội đầu để giữ đầu sạch, không bị nấm tóc, đau đầu.
-Bạn đang tắm với trâu ở dưới ao sai vì trâu bẩn, nước ao bẩn sẽ bị ngứa, mọc mụn
-Đại diện nhóm nêu tóm tắt các việc nên làm và không nên làm.
-Lấy nước sạch, khăn sạch, xà phòng.
-Khi tắm : Dội nước,xát xà phòng, kì cọ, dội nước
-Tắm xong : lau khô người.
-Mặc quần áo sạch.
-Rửa tay trước khi cầm thức ăn, sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, sau khi đi chơi về.
-Rửa chân : trước khi đi ngủ, sau khi ở ngoài vào nhà
- Không đi chân đất, thường xuyên tắm rửa
-Rửa tay cho sạch bằng xà phòng.
-Rửa chân cho sạch.
- Nghe.
-----------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016
Toán
SỐ 8
I/ Mục tiêu :
 -Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8.
 -Đọc, đếm được từ 1 đến 8.
 -Biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
 -BT cần làm : Bài 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ 8 in và viết. Các nhóm đồ vật có 8 phần tử (có số lượng là 8)
III. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ : số 7
Đếm từ 1 đến 7
Đếm từ 7 đến 1
So sánh số 7 với các số 1, 2, 3, 4
Viết bảng con số 7
Nhận xét 
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu:
Học bài số 8 à giáo viên ghi tựa
Hoạt động 1: giới thiệu số 7
Bước 1 : Lập số
Giáo viên treo tranh SGK/30
Có 7 em đang chơi nhảy dây, thêm 1 tới chơi tất cả là mấy em?
à 7 em thêm 1 em là 8 em. Tất cả có 8 em
Tương tự với bông hoa, hình vuông, chấm tròn
à Kết luận: tám học sinh, tám hình vuông, tám chấm tròn đều có số lượng là 8
Bước 2 : giới thiệu số 8
Số 8 được viết bằng chữ số 8
Giới thiệu số 8 in và số 8 viết
GV hướng dẫn viết số 8 viết
Bước 3 : nhận biết thứ tự số 8
Giáo viên đọc 1 2 3 4 5 6 7 8
Số 8 được nằm ở vị trí nào ?
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 : Viết số 8 (giáo viên giúp học sinh viết đúng theo quy định)
Bài 2 : cho học sinh nêu yêu cầuà rút ra cấu tạo số 8
Bài 3 : viết số thích hợp
Củng cố:
Trò chơi thi đua : trò chơi thi đua ai nhanh hơn
Giáo viên cho 2 dãy thi đua điền nhanh đúng các số còn thiếu vào ô trống
Nhận xét
Dặn dò:
Viết 1 trang số 8 ở vở 2
 Xem trước bài số 9
Hát
 học sinh đếm
Học sinh so sánh
Học sinh viết 
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Học sinh nhắc lại: có 8 em
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con 
Học sinh đếm từ 1 đến 8 và đếm ngược lại từ 8 đến 1
Số 8 liền sau số 7 trong dãy số 1 2 3 4 5 6 7 8
Học sinh viết số 8
Học sinh đọc cấu tạo số 8
Học sinh viết
Học sinh cử đại diện thi đua
----------------------------------- 
Âm / chữ 
Âm /đ/
----------------------------------- 
Âm / chữ 
Âm /đ/
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016
Toán
SỐ 9
I. Mục tiêu :
 -Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9 ; đọc, đếm được từ 1 đến 9 ; biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
 - BT cần làm : Bài 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ 9. Các nhóm đồ vật có 9 phần tử (có số lượng là 9)
III. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ: số 8
Gọi học sinh đếm từ 1 đến 8
Đếm từ 8 đến 1
Viết bảng con số 8
So sánh số 8 với các số 1,2,3,4 ,5,6,7
Nhận xét
Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu số 9
Bước 1 : Lập số
Giáo viên treo tranh 
Có 8 bạn đang chơi vòng tròn, thêm 1 bạn khác nữa là mấy bạn?
à 8 bạn thêm 1 bạn là 9 bạn. Tất cả có 9 bạn
Bước 2 : giới thiệu số 9
Số 9 được viết bằng chữ số 9
Giới thiệu số 9 in và số 9 viết
Giáo viên hướng dẫn viết số 9
Bước 3 : nhận biết thứ tự số 9
Gv đọc 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số 9 được nằm ở vị trí nào?
b/ Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 : Viết số 9 . giáo viên giúp học sinh viết đúng theo quy định
Bài 2 : cho học sinh nêu yêu cầu
à Rút ra cấu tạo số 9
Bài 3 : cho học sinh nêu yêu cầu
Hãy so sánh các số tong phạm vi 9
Bài 4 : Điền số thích hợp 
Giáo viên thu chấm
Nhận xét 
Củng cố:
Trò chơi thi đua : Ai nhanh hơn
Giáo viên cho học sinh lên thi đua gắn mẫu vật có số lương là 9 nhưng hãy tách thành 2 nhóm và nêu kết quả tách được
Nhận xét 
Dặn dò:
Viết 1 trang số 9 ở vở 2
Xem lại bài, chuẩn bị bài số 0
Hát
 học sinh đếm
học sinh viết bảng con 
học sinh so sánh số
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu theo nhận xét 
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát số 9 in, số 9 viết 
Hs viết bảng con số 9
Học sinh đọc
Số 9 liền sau số 8 trong dãy số 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Học sinh viết số 9
Học sinh viết vào ô trống
Học sinh nêu yêu cầu
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài
Làm bài
Học sinh lên thi đua gắn, tách và nêu cấu tạo số 9
--------------------------------
Âm / chữ 
Âm /e/ 
------------------------------ 
Âm / chữ 
Âm /e/ 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
Âm / chữ
Âm /ê/
------------------------------------------ 
Âm / chữ
Âm /ê/
 ----------------------------------------
Toán
SỐ 0
I. Mục tiêu :
 - Viết được số 0 ; đọc và đếm được từ 0 đến 9 ; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
 - BT cần làm : Bài 1, bài 2(dòng 2), bài 3(dòng 3), bài 4(cột 1,2).
II. Đồ dùng dạy học:
 - 10 tờ bìa (mỗi tờ ghi một số từ 0 đến 9).
 - Các nhóm đồ vật có 9 phần tử (có số lượng là 9)
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Đếm và viết từ 1- 9, từ 9 đến 1? 9 gồm 2 với mấy? 9 gồm 8 với mấy? 
 3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu số 
+Hình thành số 0: 
-Cho HS lấy 4 que: 
Bớt 1 que, còn mấy que? 
Bớt 1 que nữa?
Bớt 1 que nữa?
Bớt luôn que còn lại?
-Cho HS xem tranh:
Lúc đầu có mấy con cá?
Lấy đi 1 con thì còn mấy con?
Lấy tiếp con nữa?
Lấy luôn con còn lại?
-GV nêu: Không còn que nào,không còn con cá nào hoặc không có con cá nào thì dùng số 0, hôm nay học bài: Số 0- GV ghi tựa
+Giới thiệu số 0:
-Cho HS lấy số 0 trong bộ đồ dùng.
-GV giới thiệu số 0
-Hướng dẫn cách viết số 0 (1 nét cong kín trong 2 dòng li), GV viết mẫu
+Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0- 9:
-Cho HS xem hình trong sách: Có mấy chấm tròn? 
-Ta có số thứ tự từ 0- 9
-0 so với 1 thì nhiều hơn hay ít hơn?
b/ Thực hành:
Bài 1: Viết số 0
Bài 2 : (dòng 2) viết số thích hợp vào ô trống
à Giáo viên cùng học sinh sửa bài
Bài 3 : (dòng 3) viết số thích hợp
Bài 4 : (cột 1, 2) điền dấu: >, <, =
0 so với 1 thế nào?
Thực hiện cho các bài còn lại tương tự 
Nhận xét 
4/Củng cố :
 - Trong các số từ 0 đến 9 số nào bé nhất ?, Số nào lớn nhất ?.
 - Đếm xuôi, ngược 
 - Nhận xét
5/ Dặn dò :
 - Làm bài tập ở vở BT, đếm từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0.
 - Xem trước bài Số 10
-Hát
-Làm bảng con- đọc lên
-HS lấy 4 que
3
2
1
Không còn que nào
3
2
1
Không còn con nào
-HS nhắc tựa.
-Lấy, đọc: cá nhân- lớp
-HS viết bảng con
-0, 1, 2,, 9
-HS đếm ngược- đếm xuôi
-0 < 1- đọc: 0 bé hơn 1
-0 là số bé nhất trong tất cả các số đã học.
Học sinh viết 1 dòng
Học sinh làm và sửa bài
Học sinh làm bài
0 nhỏ hơn 1 ( 0 < 1)
Học sinh làm bài
- Số 0 bé nhất, số 9 lớn nhất
- Đếm.
- Nghe.
------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 5
 I/ Mục tiêu :
 - Giúp HS nắm được nội dung tuần 6
 - Lễ phép với Thầy cô giáo và người lớn tuổi
 - Không nói tục, chưởi thề
 - Hạn chế nghỉ học
 - Giữ gìn sách vở sạch, đẹp
 - GD HS về ATGT, VSMT
 II/ Nội dung :
 - GV nhận xét tình hình tuần qua, phê bình, tuyên dương HS
 - Phân công công việc tuần 6 :
 + Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
 + Học bài và làm bài xong trước khi đến lớp
 + Giữ trật tự trong và ngoài lớp học
 + Hạn chế nghỉ học, nếu nghỉ học phải xin phép
 + GD về ATGT, VSMT
 + Phân công HS học tốt kèm HS học còn chậm
 + Giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Hát.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc