I. MỤC TIÊU:
- Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng
- Viết được: u, ư, nụ, thư.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: thủ đô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Phấn màu, chữ mẫu viết thường(u, ư, nụ, thư)
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: 1
- HS hát.
2. Kiểm tra: 3- 5
- GV gọi 3 HS đọc SGK bài 16 (ôn tập)
- GV đọc cho HS viết bảng con chữ: tổ cò, da thỏ, thợ nề(3 tổ) .Thợ nề còn gọi là thợ gì?
- GV nhận xét ghi điểm cho HS.
3. Bài mới:
trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, bộ TH toán1,7 lá cờ, 7 que tính - HS: SGK, bộ TH toán1, bảng con... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 3- 4’ H: Giờ trước chúng ta học số mấy?(số 6). 1 HS trả lời - GV đọc, HS viết 1, 2, 3, 4, 5, 6(bảng con) ,1 HS viết số 6(bảng lớp) - GVnhận xét , ghi điểm. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 7 ( 10 - 12’) * Lập số 7 - GV đính lên bảng 7 lá cờ và nói: “Có 6 lá cờ, thêm 1 lá cờ nữa.Tất cả có mấy lá cờ?(6 lá cờ thêm 1lá cờ là 7 lá cờ. Tất cả có 7 lá cờ) - Nhiều hs nhắc lại. - Yêu cầu HS lấy 6 que tính, sau đó lấy thêm 1 que tínhvà nói “Sáu que tínhthêm 1 que tính tất cả là 7 que tính” -1 HS trả lời,3- 4HS nhắc lại “có 7 que tính” + Làm tương tự với 7 hình tam giác, 7 hình tròn. HS thực hiện theo yêu cầu của GV H: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy?(là bảy) H: Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 7 ta dùng chữ số chữ số 7 * Giới thiệu số 7: - GV viết bảng số 7 in, số 7 viết thường , đọc mẫu - HS đọc (cá nhân) * Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7: - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1 H: Số nào đứng liền sau số 6?(số 7) H: Số nào đứng liền trước số 7? (số 6) Nhiều HS trả lời - Cho HS đọc từ 1đến 7; 7đến1 Giải lao: 1’ c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’)Bài tập cần làm: 1,2, 3 * Bài 1: Viết số 7 - 1HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn học sinh viết số 7 vào bảng con.GV sửa viết sai cho HS - HS viết 1 dòng vào SGK * Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống- GV nêu yêu cầu.(HS làm bài tập theo nhóm đôi) - GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống . H: Có mấy con bướm trắng? Mấy con bướm xanh? H: Trong tranh có tất cả mấy con bướm? - GV chỉ vào tranh và nói: “7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6” “7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5” “7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4” -nhiều HS nhắc lại nhằm củng cố về cấu tạo số7 *Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống - GV yêu cầu HS đếm số ô vuông trong SGK - Hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột. Sau đó giúp HS nhận biết: Cột có số 7 cho biết có 7 ô vuông cho biết 7 đứng liền sau 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. - GV giúp HS so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 7 (1 < 2, 2 < 3,... 6 < 7) - HS thực hành, GV quan sát - HS đổi vở kiểm tra bài của bạn - GV cùng hs nhận xét , * Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống (với HS khá giỏi) - Khuyến khích HS tự phát hiện yêu cầu của đề bài; tự làm bài của mình - HS thực hành làm bài, so sánh các số trong phạm vi 7 - GV kiểm tra HS làm - HS đọc bài làm, nhận xét, khen. 4. Củng cố: 2’ - GV tóm tắt nội dung bài. - GVnhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn về nhà đọc viết lại số 7, các số từ 1 đến 7. Chuẩn bị bài: Số 8 --------------------------------------------------------------------------- Thủ công (Tiết số: 5) xé, dán hình tròn I. Mục tiêu: - Biết cách xé, dán hình tròn. - Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. - Với HS khéo tay: . Xé, dán hình tròn. Đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng. . Có thể xé thêm được hình tròn có kích thước khác. . Có thể kết hợp vẽ trang trí hình tròn. - Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ. II. Đồ dùng dạy - học: - GV : Bài mẫucủa HS năm trước giấy màu, hồ dán... - HS : giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ - Lớp chơ trò chơi 2. Kiểm tra: 3’ H: Giờ trước chúng ta học xé, dán hình gì? - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. GV nhận xét. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b. Hoạt động dạy học * Hoạt động 1: : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (4-5’) - GV cho HS quan sát bài mẫu . H: Đây là hình gì? ( hình tròn ) H: Xung quanh ta có những đồ vật nào có dạng hình tròn? - Một số HS kể(cái mâm, miệng chậu, vành nón, vành mũ...). GV nhận xét. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: (8-9’) *Vẽ và xé hình tròn: - GV lấy 1 tờ giấy mầu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình vuông có cạnh dài 7 ô. - Làm thao tác xé từng cạnh của hình vuông. Lần lượt xé 4 góc hình vuông rồi chỉnh sửa dần cho tròn. HS quan sát GV làm - Lật mặt màu cho HS quan sát. - GV nhắc HS lấy giấy nháp kẻ ô tập vẽ và xé hình tròn như GV đã hướng dẫn(HS có thể xé hình tròn nhỏ hoặc to hơn cũng được). - HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ HS. * Dán hình: - GV thao tác và làm mẫu: Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán. - Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón trỏ di đều. + Lưu ý: dán cân đối đều hồ - HS thực hành dán. GV theo dõi giúp đỡ HS Giải lao: 1’ * Hoạt động 3: HS thực hành (14-16’) - GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn( lật mặt sau có kẻ ô), đánh dấu và vẽ và xé hình vuông(to hay nhỏ tuỳ ý). Sau khi xé được hình vuông, HS tiếp tục xé hình tròn từ hình vuông. - GV làm lại thao tác xé hình tròn để HS xé theo. - Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa. Yêu cầu khi xé xong, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. - HS thực hành xé hình tròn. - GV quan sát, uốn nắn cho HS. - GV hướng dẫn HS khéo tay: . Có thể xé thêm được hình tròn có kích thước khác. . Có dùng bút màu vẽ trang trí hình tròn. - Nhắc HS dán sản phẩm vào vở thủ công như GV đã hướng dẫn. Chú ý dán cho phẳng, cân đối. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(4-5’) - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo 3 nhóm. - GV cùng HS tìm ra bài đúng, đẹp, tuyên dương trước lớp. 4. Củng cố: 2’ - Em hãy nêu lại bài học hôm nay? - GV nhận xét giờ học. - Cho HS dọn vệ sinh lớp học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học xé, dán hình quả cam. Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010 Học vần (Tiết số: 41 + 42) bài 19: s, r I. Mục tiêu: - Đọc được: s, r, sẻ, rễ ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: s, r, sẻ, rễ. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: rổ, rá. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu viết thường:s, r, sẻ, rễ.. - HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở tập viết 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ - KT sĩ số. 2. Kiểm tra: 3- 5’ - GV cho 2, hs đọc: - Bảng lớp: x, ch, xe, chó 3 HS đọc: - SGK - GV đọc cho hs viết bảng con chữ : xa xa, chả cá, chì đỏ(3 tổ) - Tìm tiếng, từ chứa âm x, ch(xề, xi, xé,.. chú, cha, chõ..) - GV nhận xét , ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Tiết 1 (30’) a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài. - 2 HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi âm: * Dạy chữ ghi âm s (7-8’) + Nhận diện chữ: - GV giới thiệu chữ s in thường, chữ s viết thường H: Chữ ghi âm s gồm mấy nét?(...2 nét: nét thắt cao hơn 2 dòng li, nét cong hở trái ) H: Chữ s và chữ x giống nhau ở điểm nào? Khác nhau ở điểm nào? .Giống nhau đều có nét cong hở trái. . Khác nhau s có nét thắt,x có nét cong hở phải + Phát âm và đánh vần tiếng: - GV phát âm mẫu và nói cách phát âm( Khi phát âm s, đầu lưỡi uốn về phía vòm, hơi thoát rất mạnh, không có tiếng thanh.) - Cho HS phát âm (cá nhân, lớp) - Yêu cầu HS dắt chữ s, đọc. - Có âm s rồi, muốn có tiếng sẻ em làm thế nào?1 HS trả lời - 1 HS nhận xét, nêu lại cách ghép,cả lớp ghép tiếng:sẻ - HS phân tích : Tiếng sẻ có âm s đứng trước âm e đứng sau thanh hỏi trên e. - Đánh vần:sờ- e- se- hỏi- sẻ .đọc trơn : sẻ(cá nhân, lớp) - GV ghi tiếng mới, HS đọc. - HS đọc: s- sẻ - GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ mới ghi bảng, HS đọc. - 1 HS đọc tổng hợp: s- sẻ- sẻ. GV hỏi củng cố tô màu âm mới. - 2HS đọc xuôi ngược * Dạy chữ ghi âm r (7- 8’) - Quy trình tương tự như trên. Lưu ý: . Chữ r gồm nét thắt và nét móc ngược . So sánh s với r (Giống nhau đều có nét thắt. Khác nhau : r có nét móc ngược còn s có nét cong hở trái.) . Phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát có tiếng thanh, lưỡi rung - Đọc cả hai phần Giải lao: 1’ + Hướng dẫn viết( 8 - 9’) - GV viết mẫu, nêu quy trình viết và viết mẫu: s, r, sẻ, rễ. Khi hướng dẫn cách viết GV chú ý HS điểm đặt bút và điểm dừng bút, lưu ý độ cao nét thắt của 2 con chữ. - HS viết bằng ngón tay trên mặt bảng con - HS viết bảng con, nhận xét về chữ viết, cách trình bày, giúp HS viết đúng, đẹp c. Đọc từ ứng dụng ( 5 -6’) - GV viết bảng, HS đọc nhẩm su su , chữ số, rổ rá, cá rô - 1 HS đọc to.2 HS lên bảng tìm tiếng có âm mới học trong các tiếng, gạch chân (su, số, rổ, rá, rô). - HS luyện đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS . - GV đọc mẫu, giải thích từ khó: su su ( tên 1 loại cây thân leo,trồng để lấy quả lam thức ăn) - 2-3 HS đọc lại từ ứng dụng * Củng cố: 1’ - HS đọc lại bài tiết 1 H: Các em vừa học mấy âm mới ? là những âm nào?( s, r) H: Học những tếng mới nào? Từ mới nào?(sẻ, rễ) - GV nhận xét giờ học. Tiết 2 ( 35’) d. Luyện đọc: ( 12-13’) * Đọc bài tiết 1: ( 5 -7’) - HS lần lượt đọc(trên bảng, sgk) - HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho HS. * Đọc câu ứng dụng: ( 5 -6’) - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: H: Bức tranh vẽ gì? (Tranh vẽ cô giáo đang hướng dẫn HS viết chữ số). HS trả lời- HS nhận xét . - GV: Vậy nội dung tranh nói gì chúng ta cùng luyện đọc câu ứng dụng thì sẽ rõ - GV viết câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số. HS đọc nhẩm, tìm tiếng có âm vừa học? - 1 học sinh đọc to. - 1- 2HS tìm tiếng chứa âm mới, GVgạch chân: rõ, số - HS luyện đọc tiếng, kết hợp phân tích(3- 4 HS). - HS luyện đọc câu ứng dụng(cá nhân). GV chỉnh sửa đọc câu cho HS. - GV đọc mẫu câu. 2- 3 HS đọc, lớp đọc 1 lần. e. Luyện viết: (10 - 12’): - GV yêu cầu HS mở vở TV, 1 HS đọc nội dung bài viết. - GV hd độ cao, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết bài ở vở TV lần lượt từng dòng. - GV quan sát, uốn nắn cho HS. - GV chấm 3-5 bài, nhận xét . g. Luyện nói: (7-8’) - GV nêu chủ đề luyện nói: rổ , rá. - 2 HS nhắc lại - Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: H: Quan sát tranh em thấy gì? (cái rổ , cái rá). H: Hãy chỉ rổ, rá trên tranh? 1 HS lên chỉ và nói HS thảo luận nhóm đôi: 2’ H: Rổ, rá thường được làm bằng gì? (tre, nhựa) H: Rổ thường dùng làm gì? (đựng rau) H: Rá thường dùng làm gì? (vo gạo) H: Rổ và rá khác gì nhau?(nan rổ thưa hơn nan rá) H: Gia đình em dùng loại rổ, rá nào? - Đại diện các nhóm lên trình bày. GV theo dõi sử câu nói cho HS 4. Củng cố: 2’ H: Các em vừa học âm và chữ gì mới? 2 HS trả lời - 1, 2 HS đọc bài ở SGK. - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn HS ôn lại bài đã học. GV hướng dẫn HS đọc trước bài 20: k - kh Toán (Tiết số: 18) Số 8 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8. - Đọc, đếm được từ 1 đến 8 ; biết so sánh các số trong phạm vi 8. - Biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, bộ TH toán 1, Các nhóm có 8 lá cờ, que tính - HS: SGK, bộ TH toán1, bảng con... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 3-5’ H: Giờ trước chúng ta đã học số mấy? (số 7) - GV yêu cầu HS viết số7 vào bảng con, 2 HS đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, ngược lại - GVnhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.2 HS nhắc lại b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 8 (12 - 14’) * Bước 1: Lập số 8 - GV đính lên bảng 8 lá cờ và nói: “Có 7 lá cờ, thêm 1lá cờ.Tất cả có mấylá cờ”(7 lá cờthêm 1 lá cờlà 8lá cờ. Tất cả có 8lá cờ) - 3- 4 hs nhắc lại. + Yêu cầu HS lấy ra 7 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói “bảy hình vuông thêm 1 hình vuông tất cả là 8 hình vuông” - HSTtrả lời HS nhận xét, nhắc lại “có 8 hình vuông” - Làm tương tự với 8 que tính. HS cùng thực hiện với GV H: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy? H: Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 8 ta dùng chữ số 8. * Bước 2: Giới thiệu số 8. - GV viết bảng số 8 in, số 8 viết thường - HS đọc: 8(tám) :cá nhân, lớp. HS lấy số 8 trong bộ số. - Hướng dẫn HS viết chữ số 8 viết vào bảng con, sửa viết sai cho HS * Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 8, từ 8 đến 1(5- 7 HS) H: Số nào đứng liền sau số 7? ( số 8). ( 3- 4 HS trả lời) c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’): bài tập cần làm 1,2 3 Các em làm xong có thể làm thêm các bài tập còn lại +Bài 1: Viết số 8 - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn học sinh viết số 8 đúng quy định .HS tự viết số 8 +Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống . H: Nhóm bên trái có mấy chấm tròn, nhóm bên phải có mấy chấm tròn? H: Tất cả có mấy chấm tròn? - GV chỉ vào tranh và nói: “8 gồm 7 và 1, gồm 1 và 7”. HS nhắc lại. - Hỏi tương tự với các tranh còn lại để 2 HS hỏi và trả lời tiếp: H:8 gồm mấy và mấy? “8 gồm 6 và 2, gồm 2 và 6” “8 gồm 5 và 3, gồm 3 và 5” “8 gồm 5 và 3, gồm 3 và 5” - HS làm bài chữa bài. +Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống - Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống. - HS tự làm vở BT, đổi vở kiểm tra bài của bạn . GV quan sát. - GV cùng hs nhận xét, khen HS làm tốt *Bài 4: >,< =? 87 86 58 88 78 68 85 84 - HS thực hành làm bài- HS đọc bài làm, GV kiểm tra, nhận xét, khen. 4. Củng cố: 2’ - HS đếm từ 1 đến 8, từ 8 đến 1. - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn về nhà đọc, viết lại số 8; đếm xuôi ngược từ 1 đến 8 bài. Chuẩn bị bài: Số 9 Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010 Học vần ( Tiết số: 43 + 44) bài 20: k, kh I. Mục tiêu: - Đọc được: k, kh, kẻ, khế ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: k, kh, kẻ, khế. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù ,vù, ro ro, tu tu. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu viết thường:k, kh - HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở tập viế 1... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 1’ - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra: 3- 5’ - GV cho 2, 3 hs đọc: - Bảng lớp: r, s, rễ, sẻ - SGK - GV đọc cho hs viết bảng con chữ : chữ số, rổ rá, cá rô(3 Tổ) - GV nhận xét, ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Tiết 1 (30’) a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài. - 2 HS nhắc lại b. Dạy chữ ghi âm: * Dạy chữ ghi âm k (8-9’) + Nhận diện chữ: - GV giới thiệu k in, k viết thường H: Chữ k viết thường gồm mấy nét? (2 nét : nét khuyết trên và nét móc thắt) H: Chữ k và chữ h giống nhau ở điểm nào? Khác nhau ở điểm nào? . Giống nhau đều có nét khuyết trên . Khác nhau: k có nét móc thắt, còn chữ h có nét móc 2 đầu. + Phát âm và đánh vần tiếng: - GV phát âm mẫu, hướng dẫn cách phát âm . - HS phát âm:cá nhân, lớp. - Yêu cầu HS dắt chữ k, đọc - GV yêu cầu học sinh dắt k với e và dấu thanh hỏi thành tiếng mới. - HS ghép: kẻ H: Em ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào?(2 HS trả lời) - HS nhận xét, nêu cách ghép - HS phân tích : Tiếng kẻ có âm k đứng trước âm e đứng sau thanh hỏi trên e. - Đánh vần: k-e-ke-hỏi-kẻ. GV cho nhiều HS đánh vần tiếng kẻđọc trơn: kẻ (cá nhân, lớp) - GV ghi tiếng mới, HS đọc - 2 HS đọc: k- kẻ - GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ mới ghi bảng,3- 4 HS đọc. - 1 HS đọc tổng hợp: k-kẻ-kẻ. GV hỏi củng cố tô màu âm mới. - 2 HS đọc xuôi ngược. *Dạy chữ ghi âm kh (7- 8’) - Quy trình tương tự như trên. Lưu ý: . Chữ kh được ghép bởi những con chữ nào? (gồm con chữ k và h) . So sánh k với kh( Giống nhau đều có k. Khác nhau kh có thêm con chữ h) . Phát âm: gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp hơi thoát ra tiếng xát nhẹ, không có tiếng thanh - Đọc cả hai phần: k-kẻ-kẻ ; kh-khế-khế. Giải lao: 1’ + Hướng dẫn viết: ( 8 - 9’) - HS mở vở tập viết, 1 HS đọc to bài viết - GV viết mẫu, nêu quy trình viết: k, kh, kẻ, khế.( Khi hướng dẫn cách viết chữ kh GV chú ý hs viết liền tay không nhấc bút).HS quan sát - HS viết lên mặt bàn bằng ngón trỏ. - HS viết bảng tay, nhận xét về chữ viết, cách trình bày, giúp hs viết đúng c. Đọc từ ứng dụng: ( 5 - 6’) - GV viết bảng, HS đọc nhẩm theo, tìm tiếng có âm vừa học: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho - 1 HS đọc to, 2 HS lên bảng tìm âm mới học trong các tiếng, gạch chân. - HS luyện đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng. - GV chỉnh sửa phát âm, đọc đúng từ cho HS . - GV đọc mẫu, giải thích từ khó:kì cọ - 1 HS đọc lại từ ứng dụng. * Củng cố: 1’ - HS đọc lại bài tiết 1 H: Các em vừa học mấy âm mới ? là những âm nào?( k, kh) H: Học mấy tiếng mới? Từ mới?(kẻ, khế) * Lưu ý: chữ k chỉ viết với e, ê, i - GV nhận xét giờ học. Tiết 2 ( 35’) d. Luyện đọc: ( 10-12’) * Đọc bài tiết 1: ( 5 - 6’) H: Giờ trước các em vừa học âm, tiếng, từ mới nào? - HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk) - HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho HS. * Đọc câu ứng dụng: ( 5 - 6’) - GV viết câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê. - HS đọc nhẩm. 1 học sinh đọc to - HS tìm tiếng chứa âm mới, gạch chân ( kha, kẻ) - HS luyện đọc tiếng, kết hợp phân tích. - HS luyện đọc câu ứng dụng(cn- nhóm) GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV đọc mẫu câu ứng dụng và nói: Khi đọc câu các em cần chú ý ngắt hơi sau tiếng vở và tiếng hà. - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: H: Bức tranh vẽ gì? (Tranh vẽ chị đang kẻ vở cho 2 bé) H: Vậy chị kẻ vở cho ai? (bé hà, bé lê) - GV cho HS đọc CN - TT câu ứng dụng. e. Luyện viết: (12 - 13’): - GV yêu cầu HS mở vở Tập viết, 1 HS đọc nội dung bài viết. - GV hướng dẫn độ cao, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết bài ở vở TV lần lượt từng dòng. - GV quan sát, uốn nắn cho hs. - GV chấm 5-7 bài, nhận xét. g. Luyện nói: (7-8’) - GV nêu chủ đề luyện nói: ù ù, vo vo, vù ,vù, ro ro, tu tu - Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: H: Quan sát tranh em thấy tranh vẽ gì? (cối xay, bão, đàn ong, đạp xe, còi tàu) H: Các vật trong tranh có tiếng kêu như thế nào? ( ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu) H: Các em có biết tiếng kêu khác của loài vật không? (chiếp chiếp, ò ó o... ) H: Có tiếng kêu nào làm người ta sợ? H: Có tiếng kêu nào khi nghe người ta thích? - GV cho HS bắt chước tiếng kêu của các vật trong tranh. 4. Củng cố: 3 - 4’ H: Các em vừa học âm và chữ gì? - 1 HS đọc bài ở sgk. - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Dặn HS ôn lại các bài đã học trong tuần. Đọc trước bài 21: ôn tập Toán (Tiết số: 19) Số 9 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9. - Đọc đếm được từ 1 đến 9 ; biết so sánh các số trong phạm vi 9. - Biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, bộ TH toán 1, Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại: gà, hình vuông, que tính - HS: SGK, bộ TH toán1, bảng con.. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 3-5’ - 2 HS lên bảng( cột 1), lớp làm vào bảng con(cột 2): 58 86 8.. .7 88 - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 30’ b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 9 ( 12 - 14’) * Bước 1: Lập số 9 - GV đính lên bảng 9 mẫu vật và nói: “Có 8 con gà, thêm 1 con nữa. Tất cả có mấy con gà”(8 con gà thêm 1 con gà là 9 con gà. Tất cả có 9 con gà) - 6- 8 hs nhắc lại. + Yêu cầu HS lấy ra 8 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuôngvà nói “tám hình vuông thêm 1 hình vuông tất cả là 9 hình vuông” - HSTL, nhắc lại “có 9 hình vuông” - Làm tương tự với 9 que tính HS cùng thực hiện với GV H: Các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy? H: Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 9 ta dùng chữ số mấy?( chữ số 9) * Bước 2: Giới thiệu số 9: - GV viết bảng số 9 in, số 9 viết thường - HS: đọc: 9(chín) - Hướng dẫn HS viết số 9 vào bảng con. GV nhận xét sửa sai cho HS - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 9, từ 9 đến 1 H: Số 9 đứng liền sau số nào ?( số 8) H: Số 9 hơn số 8 mấy đơn vị? H: Số liền trước số 9 là số nào? HS trả lời, HS nhận xét Giải lao: 1’ c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’) *Bài 1: Viết số 9. HS nêu yêu cầu của bài - GV nêu lại cách viết số 9. - HS tự viết số 9 đúng quy định: cao 2 li . *Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống - GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống . H: Nhóm bên trái có mấy con tính xanh, nhóm bên phải có mấy con tính đen? H: Tất cả có mấy con tính? - HS tự làm bài - 2 chỉ vào tranh, hỏi và trả lời : “9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8” “9 gồm7 và 2, gồm 2 và 7” “9 gồm 6 và 3, gồm 3 và 6” “9 gồm 5 và 4, gồm 4 và 5” - HS khác nhận xét * Bài 3: >, <, =? - HS nêu yêu cầu của bài. - HS thực hành làm bài. - HS đổi vở cho nhau, kiểm tra bài của bạn, báo cáo kết quả kiểm tra. GV bổ sung. * Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống - Hướng dẫn HS so sánh từng cặp các số để viết vào số thích hợp vào ô trống. - 2 HS lên bảng làm lớp làm vở BT, GV quan sát. - GV cùng hs nhận xét , khen bạn làm đúng. * Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm bài. - HS đọc bài làm. GV kiểm tra sửa sai cho HS. 4. Củng cố: 2’ Các em vừa học số mấy? - HS đếm từ 1 đến 9, từ 9 đến 1 - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Về nhà đọc, viết lại số 9, đếm từ 1 đến9 và từ 9 đến 1. Chuẩn bị bài: Số 0 Mĩ thuật (Tiết số: 5) vẽ nét cong I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được nét cong. - Biết cách vẽ nét cong. - Vẽ được hình có nét cong và tô màu theo ý thích. (HS khá giỏi: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích.) II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Một số đồ vật có dạng hình tròn. Bài vẽ mẫu của HS năm trước. - HS: Vở tập vẽ, bút màu.. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định:1’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 2’ H: Giờ trước chúng ta đã tập vẽ hình gì? - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 30- 32’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2HS nhắc lại b. Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cong. ( 4 - 5’) - GV vẽ lên bảng 1 số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín...và đặt câu hỏi để HS trả lời: H: Em thấy nét vẽ thẳng hay cong? (cong) - GV cho HS quan sát 1 số đồ vật thật( lá, quả...) H: Muốn vẽ được những cái lá, quả, mặt trời...ta phải vẽ bằng nét gì? ( nét cong) - GV vẽ lên bảng 1 số hình lá, quả(đu đủ, bưởi....), sóng nước... để minh hoạ. c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ nét cong. ( 8 - 9’) - GV vẽ lên bảng một số nét cong, đánh dấu theo chiều mũi tên để HS quan sát + Vẽ từng nét cong( cong tròn, cong lượn, cong trái cong phải) + Vẽ nét cong lượn từ trái sang phải, cong kín từ trên xuống ) - GV khuyến khích HS khá giỏi: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích. Giải lao: 1’ d. Hoạt động 3: Thực hành (14- 15’) - GV hướng dẫ
Tài liệu đính kèm: