Giáo Án Lớp 1 - Tuần 34 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B

I/ Mục tiêu:

 1.Kiến thức

 - Đọc đúng, nhanh được cả bài: Bác đưa thư.Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.

 - Tìm được tiếng có vần inh trong bài.

 - Tìm được tiếng có vần inh – uynh ngoài bài.

 - Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc những người đưa thư.

 2.Kĩ năng

 -Đọc đúng, được cả bài: Bác đưa thư.Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.

 - Tìm được tiếng có vần inh trong bài.

 - Tìm được tiếng có vần inh – uynh ngoài bài.

 3.Thái độ

 - HS hiểu Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà.

 - Các em cần yêu mến và chăm sóc những người đưa thư.

II/ Đồ dùng dạy – học :

1. Giáo viên: Tranh vẽ SGK.

2. Học sinh: SGK.

III/ Các hoạt động dạy và học:

 

doc 29 trang Người đăng honganh Lượt xem 2143Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 34 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia chớp, đêm khuya kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 2.
 3.Thái độ
 - HS viết nắn nót , cẩn thận.
 II/ Đồ dùng dạy – học :
 1.GV : Bảng phụ, chữ mẫu.
 2.HS: Bảng con, vở tập viết ...
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
4'
6'
20'
2'
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Cho 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: khăn đỏ, măng non.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp ghi tên bài:
 TÔ CHỮ HOA X , Y
b.Vào bài:
 GV cho HS nhắc tên bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa X,Y.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được chữ hoa X, Y.
 Cách tiến hành 
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn và nêu nội dung bài học.GV ghi tên bài lên bảng.
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu trên bảng 
 X
- Nhận xét số lượng nét, các kểu nét.
- Giáo viên nêu quy trình viết ( Vừa nói vừa tô chữ mẫu) 
- Yêu cầu Học sinh viết trên không.
- Tương tự với chữ hoa Y.
Y
- So sánh chữ hoa Y vói U.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng bảng con.
* Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp các vần, từ .
 Cách tiến hành 
- Yêu cầu học sinh đọc các vần, từ cần viết . HS nêu độ cao các con chữ, cách nối nét.
- Giáo viên nhắc học sinh các nét nối giữa các con chữ .
- Yêu cầu HS phân tích tiếng có vần: minh, huynh, tia , khuya.
- Học sinh viết bảng con.
 inh
 uynh 
 bình minh
 phụ huynh
 ia
 uya
 tia chớp
 đêm khuya
- Giáo viên uốn nắn sửa sai .
* Hoạt động 4 : Viết vào vở 
* Mục tiêu: Học sinh tô, viết đúng, đẹp bài trong vở tập viết .
 Cách tiến hành 
- Học sinh nêu yêu cầu bài viết .
- Hướng dẫn học sinh viết, lưu ý nét nối, khoảng cách giữa các con chữ .
- Nhắc học sinh tư thế ngồi viết .
- Cho HS tô chữ hoa X, Y và viết vần , từ vào vở tập viết.
- Giáo viên chấm 1 số bài , nhận xét.
4.Củng cố-dặn dò:
- GV cho HS lớp xem các bài viết đẹp.
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài.
- Lớp hát.
- 2 HS viết bảng lớp còn lại viết bảng con.
 khăn đỏ, măng non
- HS nhắc lại tên bài. TÔ CHỮ HOA X , Y
- Học sinh đọc . 
- Học sinh nêu nhận xét 
- HS quan sát.
- HS viết chữ hoa X trên không trung.
- HS so sánh .
- Học sinh nêu độ cao các con chữ , cách nét nối , độ rộng , cỡ chữ 
- HS phân tích theo yêu cầu của GV.
- Học sinh viết vào bảng con .
- 1 HS nêu.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh làm theo yêu cầu của Giáo viên .
- Học sinh tô chữ đúng quy trình.
- Học sinh viết nắn nót , cẩn thận .
- HS quan sát học tập.
Tiết 3
Môn: Thể dục
GV nhóm 2 dạy
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : ÔN TẬP Các Số đến 100
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100
 - Biết viết số liền trước, số liền sau của 1 số .
 - Biết cộng, trừ ( không nhớ ) các số có đến 2 chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn .
 2.Kĩ năng
 - Rèn đọc ,viết ,so sánh đúng các số trong phạm vi 100.
 - HS nhận biết viết số liền trước, số liền sau của 1 số một cách chính xác.
 - HS thực hiện cộng, trừ ( không nhớ ) các số có 2 chữ số nhanh đúng.
 - Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn dầy đủ các bước.
 3.Thái độ
 - Yêu thích môn học, siêng năng trong tính toán.
II/ Đồ dùng dạy – học :
 1.GV: Bảng phụ .
 2.HS: Bảng con, SGK, Vở toán...
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
29'
2'
1'
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh : 
 + Học sinh 1 : Đọc các số từ 60 š 80 
 + Học sinh 2 : Đọc các số từ 71 š 90 	
- Giáo viên nhận xét cho điểm .
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :- Giới thiệu trực tiếp ghi ôn tập : các số đến 100.
b.Vào bài:
 GV cho HS nhắc tên bài.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
*Mục tiêu: Củng cố đọc, viết, tính cộng trừ, giải toán có lời văn .
 Cách tiến hành
Bài 1 : 1 học sinh đọc yêu cầu bài .
 - Gọi 1 em lên bảng viế.
 -Cả lớp làm vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài .
Bài 2 : Treo bảng phụ gọi 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Hướng dẫn cách làm.
- Cho HS làm bài theo tổ. 
- Gọi đại diện tổ trình bày.
- Giáo viên và HS nhận xét .
Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên tổ chức cho 2 nhóm thi đua. 
- Giáo viên nhận xét, tổng kết .
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
- Yêu cầu học sinh làm bảng con .
- Gọi 3 học sinh lên bảng chữa bài .
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 5 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán .
- Hỏi: Bài toán cho ta biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên hướng dẫn tóm tắt và cách giải .
- Học sinh giải vào vở. Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài .
4.Củng cố:
- Giáo dục HS, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học .
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài.
- Lớp hát.
- 2 HS đọc theo yêu cầu.
- Lớp chú ý theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại đề bài .ÔN TẬP Các Số đến 100
1/HS nêu yêu cầu: Viết các số:
Ba mươi tám, hai mươi tám, năm mươi tư, sáu mươi mốt, ba mươi, mười chín, bảy mươi chín, tám mươi ba, bảy mươi bảy.
 - 1 HS lên bảng viết 
 38, 28, 54, 61, 30, 19, 79, 83, 77.
- HS nhận xét, sửa bài.
2/Hs nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
18
19
20
54
55
56
29
30
31
77
78
79
43
44
45
98
99
100
3/ a/ Khoanh vào số bé nhất:
28
 59 , 34 , 76 , 
b/ Khoanh vào số lớn nhất:
66
 , 39 , 54 , 58.
4/ HS đọc yêu cầu bài : Đặt tính rồi tính:
- 3 HS lên bảng làm bài :
_
 68-31 52+37 35+42 
+
+
 68 52 35
 31 37 42
 37 87 77
 98-51 26+63 75-45
_
+
_
 98 26 75
 51 63 45
 47 89 30
5/ 1 HS đọc đề bài toán.
- HS trả lời .
- Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng :
Tóm tắt
 Thành có: 12 máy bay
 Tâm có : 14 máy bay
 Hai bạn có: máy bay?
 Bài giải:
 Số máy bay cả hai bạn gấp được là:
	12 + 14 = 26 ( máy bay)
 Đáp số : 26 máy bay.
 Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 1)
Bài : LÀM ANH
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Học sinh đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
 - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Tìm tiếng có vần ia trong bài.
 - Tìm được tiếng ngoài bài có vần ia – uya.
 - Hiểu nội dung bài: Anh chị phải thương yêu và nhường nhịn em nhỏ.
 2. Kĩ năng
 -HS đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
 - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Tìm tiếng có vần ia trong bài.
 - Tìm được tiếng ngoài bài có vần ia – uya.
 3.Thái độ
 - HS hiểu anh chị phải thương yêu và nhường nhịn em nhỏ
II/ Đồ dùng dạy – học :
1.Giáo viên: Tranh vẽ SGK.
2.Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
2'
29'
8'
4'
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ : Bác đưa thư.
- Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Minh đã làm gì khi thấy bác đưa thư nhễ nhại mồ hôi?
+ Con học ở bạn Minh điều gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Cho HS quan sát tranh: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Anh, chị, em là những người ruột thịt trong gia đình. Để làm cho cuộc sống gia đình luôn vui vẻ, hòa thuận, chúng ta phải biết cư sử đúng mực với anh, chị em của mình. Bài thơ Làm anh của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sẽ giúp các em hiểu thêm về điều này.
- GV ghi tên bài lên bảng: Làm anh
b.Vào bài:
 GV cho HS nhắc lại tên bài.
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc mẫu.
- Tóm ý nội dung bài.
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó.
- Giáo viên ghi bảng: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS.
- GV cùng HS giải nghĩa từ khó.
* Luyện đọc câu:
- Cho HS luyện đọc 2 dòng thơ 1.
- Yêu cầu HS luyện đọc hai dòng thơ một, theo hình thức nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Bài thơ được chia làm mấy khổ?
- Mỗi khổ thơ gọi 3 HS đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ : cá nhân, nhóm.
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: Ôn vần.
* Mục tiêu: Tìm tiếng có vần ia trong bài.
Tìm được tiếng ngoài bài có vần ia – uya.
 Cách tiến hành 
1/Tìm tiếng trong bài có vần ia.
- Yêu cầu HS tìm.
- Gọi HS đọc và phân tích.
- Nhận xét.
2/Tìm tiếng ngoài bài có vần ia – uya.
- Cho HS quan sát tranh, đọc từ mẫu.
- Tổ chức cho HS thi tìm.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
4.Củng cố- Dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát múa chuyển sang tiết 2.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lớp chú theo dõi nhận xét.
- Hai chị em đang chơi đồ chơi.
- HS nhắc lại tên bài. Làm anh
- Học sinh theo dõi bài .
- Học sinh luyện đọc từ khó: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
- HS luyện đọc 2 dòng thơ 1.
- HS luyện đọc 2 dòng thơ một theo hình thức nối tiếp.
- 4 khổ.
- Mỗi khổ thơ 3 HS đọc.
- HS luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ cá nhân, nhóm.
- 2 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
1/ HS nêu yêu cầu của bài.
 chia.
2/ HS nêu yêu cầu của bài.
- M: tia chớp, tía má, chia quà đêm khuya , phéc- mơ- tuya
- Chia nhóm tìm.
- 1 HS đọc.
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 2)
Bài : LÀM ANH
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Đọc trơn cả bài.Luyện đọc thể thơ 4 chữ.
 - Học sinh hiểu nội dung bài : Anh chị em trong nhà phải thương yêu, nhường nhịn nhau.
 - Trả lời được câu hỏi 1 trong sách giáo khoa.
 - Luyện nói theo chủ đề.
 - Phát triển ngôn ngữ tự nhiên.
 2.Kĩ năng
 - Đọc trơn cả bài.Luyện đọc thể thơ 4 chữ.
 - Trả lời được câu hỏi 1 trong sách giáo khoa.
 - Luyện nói theo chủ đề.
 3.Thái độ
 Anh chị em trong nhà phải thương yêu, nhường nhịn nhau.
II/ Đồ dùng dạy – học :
Giáo viên: SGK.
Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
4'
1'
23'
6'
4'
1'
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV gọi HS đọc lại nội dung tiết 1.
 GV nhận xét.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Chúng ta học tiếp tiết 2.
b.Vào bài:
* Hoạt động 1: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung bài.
.Luyện đọc thể thơ 4 chữ.
 Cách tiến hành 
Giáo viên đọc lần 2.
Gọi 4 học sinh đọc khổ thơ 1 và 2 .
+ Anh phải làm gì khi em bé khóc?
+ Anh phải làm gì khi em bé ngã?
- Gọi 2 HS đọc khổ 3.
+ Chia quà cho em, anh phải chia thế nào?
+ Anh phải làm gì khi có đồ chơi đẹp?
- Gọi 3 HS đọc khổ thơ cuối.
+ Muốn làm anh phải có tình cảm thế nào với em bé?
Giáo viên nhận xét.
*Hoạt động 2: Luyện nói.
* Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề.
Phát triển ngôn ngữ tự nhiên.
 Cách tiến hành 
- Gọi HS đọc đề tài luyện nói.
- Nội dung: Kể về anh chị của em.
Chia nhóm 4 học sinh, trao đổi và đại diện nói.
Nhận xét.
4.Củng cố:
 Gọi 1 HS đọc lại bài.
Giáo dục HS phải biết thương yêu , nhường nhịn anh( chị, em) của mình.
5.Dặn dò:
Các em về nhà đọc bài.
Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
- HS đọc thầm theo.
Học sinh đọc theo yêu cầu.
+ Anh phải dỗ dành.
+ Anh phải nâng dịu dàng.
- 2 HS đọc khổ 3.
+ Chia em phần hơn.
+ Anh phải nhường em.
- 2 HS đọc.
+ Muốn làm anh phải yêu em bé.
- Đề tài: Kể về anh ( chị, em )của em.
Học sinh chia nhóm thảo luận.
Tập kể trong nhóm mình.
Mỗi nhóm 1 học sinh thi nói.
Nhận xét.
- 1 HS đọc.
Tiết 3
Môn : Toán
Bài : ÔN TẬP: Các Số đến 100
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Thực hiện phép cộng, phép trừ số có hai chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn .
 - Thực hành xem giờ đúng .
 2.Kĩ năng
 - HS tính cộng ,trừ số có hai chữ số nhanh chính xác.
 - Trình bày đúng các bước giải toán có lời văn
 - Xem giờ đúng.
 3.Thái độ
 - Yêu thích tính toán và cẩn thận ,chính xác.
II/ Đồ dùng dạy – học :
 + Bảng phụ , mô hình đồng hồ 
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
29'
2'
1'
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu tìm số liền trước, liền sau của các số 72, 49, 56, 88.
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng : Ôn tập : các số đền 100
b.Vào bài:
 GV cho HS nhắc tên bài.
*Hoạt động 2 : Làm bài tập 
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng tính cộng, trừ, giải toán, xem giờ.
* Cách tiến hành: 
Bài 1 : Yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi nêu kết quả nhanh .
- Cho HS trả lời miệng phần a.
- Phần b cho HS làm vào bảng con, kết hợp gọi 3 HS lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
Bài 2 : 1 học sinh nêu yêu cầu bài .
- Gọi học sinh nhắc lại cách tính. Giáo viên nhắc lại và hướng dẫn cách tính.
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm vào vở. 
- Giáo viên nhận xét sửa bài .
Bài 3 : 1 học sinh đọc yêu cầu bài .
- Gọi 2 em nhắc lại cách đặt tính và cách tính .
- Học sinh làm bảng con, kết hợp gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4 : 1 học sinh đọc đề bài toán .
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn tìm độ dài sợi dây còn lại ta làm như thế nào ? 
- Gọi 1 học sinh lên bảng. Cả lớp giải vào vở.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 5 : Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 
- Tổ chức cho 2 đội thi đua xem giờ đúng .
- Giáo viên tổng kết .
4.Củng cố:
 - Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị cho bài hôm sau : Ôn tập các số đến 100.
- HS lên bảng làm theo yêu cầu.
- HS nhắc lại tên bài.Ôn tập : các số đến 100
1/ Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm.
a/ HS làm miệng:
 60+20=80 80-20=60 40+50=90
 70+10=80 90-10=80 90-40=50
 50+30=80 70-50=20 90-50=40
b/ HS làm vào bảng con, kết hợp 3 lên bảng làm.
 62+3=65 85-1=84 84+1=85
 41+1=42 68-2=66 85-1=84
 28+0=28 29-3=26 85-84=1
 2/ Học sinh tự nêu yêu cầu bài tập: Tính
- Học sinh viết vào vở. 3 học sinh lên bảng .
 15+2+1=18 68-1-1= 66 77-7-0=70
 34+1+1=36 84-2-2= 80 99-1-1=97
- Cả lớp sửa bài .
3/ Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính:
- HS trả lời .
- HS làm bài vào bảng con, kết hợi lên bảng làm.
 63+25 87-14 31+56
_
+
+
 63 87 31
 25 14 56
 88 73 87
_
_
_
 94-34 62-62 55-33
 94 62 55
 34 62 33
 60 00 22
4/ Học sinh đọc bài toán.
- Lan có sợi dây dài 72cm, Lan cắt đi 30cm.
- Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng- ti-mét.
- Ta làm phép tính trừ.
 Tóm tắt Bài giải
Dây dài: 72cm Sợi dây còn lại có độ dài là:
Cắt đi : 30cm 	
Còn lại :..cm? 72- 30= 42 ( cm)
 Đáp số: 42cm
5/ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
a/ 1 giờ. b/ 6 giờ. c/ 10 giờ.
- HS chú ý nghe.
Tiết 4
Phân môn : Thủ công
Bài : ÔN TẬP CHƯƠNG III: KĨ THUẬT CẮT, DÁN GIẤY
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Giúp HS củng cố được kiến thức, kĩ năng cắt, dán các hình đã học.
 2.Kĩ năng
 - Cắt dán được ít nhất 2 hình trong các hình đã học.
 3.Thái độ 
 - Đánh giá kiến thức kĩ năng của hs qua sản phẩm là một trong những sản phẩm cắt, dán đã học.
II/ Đồ dùng dạy – học :
 1. GV: Các hình mẫu của các bài 23 - 33 để xem lại. 
 2. HS: Dụng cụ thủ công.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
4'
1'
4'
17'
2'
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét.
3.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Ôn tập chương III: Kĩ thuật cắt, dán giấy.
b/ Vào bài:
 GV cho HS nhắc tên bài.
*Hoạt động 1 : Ôn lại qui trình cắt dán hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác
* Mục tiêu: Giúp H S nắm lại qui trình cắt dán hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác
 Cách tiến hành
- GV treo một số qui trình, hỏi HS :
+ Muốn cắt hình chữ nhật ta tiến hành mấy bước ?
+ Đó là những bước nào ?
Tương tự hỏi về cách cắt, dán hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác. . .
à GV nhận xét chốt ý.
*Hoạt động 2 : Thực hành.
* Mục tiêu: Giúp HS làm và trang trí hai sản phẩm tự chọn.
* Cách tiến hành: .
- GV tổ chức cho HS thực hành cắt dán sản phẩm tự chọn theo nhóm. GV hướng dẫn giúp đỡ những nhóm làm chậm.
- GV gợi ý cho HS có thể trang trí thêm bằng cắt dán hoặc vẽ màu để sản phẩm thêm sinh động. 
4.Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Trưng bày sản phẩm .
- Lớp hát.
- HS nhắc lại.Ôn tập chương III: Kĩ thuật cắt, dán giấy.
* Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS quan sát, trả lời.
+ Hs trả lời.
+ HS nêu.
- Hoạt động cá nhân, nhóm .
- HS thực hành theo nhóm 4-5 HS.
- HS làm theo nhóm và trình bày sản phẩm.
- HS chú ý nghe.
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Chính tả
Bài : CHIA QUÀ
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Nhìn bảng , chép lại và trình bày đúng bài Chia quà trong khoảng 15 đến 20 phút.
 - Tập trình bày đoạn văn có ghi lời đối thoại.
 - Điền đúng s hay x, v hay d.
 - Viết đúng s hay x.
 - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
 2.Kĩ năng
 - Nhìn bảng , chép lại và trình bày đúng bài Chia quà trong khoảng 15 đến 20 phút.
 - Điền đúng s hay x, v hay d.
 - Viết đúng s hay x.
 - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
 3.Thái độ
 - Nhận ra thái độ lễ phép của chị em Phương khi nhận quà và thái độ nhường nhịn của em Phương.
 - Viết cẩn thận , nắn nót.
II/ Đồ dùng dạy – học :
 1.Giáo viên: Bảng phụ.
 2.Học sinh: Vở viết,bảng con.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
22'
5'
4'
1'
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ :
- Chấm vở học sinh viết lại bài.
- Viết: Minh, mừng quýnh.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em sẽ học chính tả tập chép bài: Chia quà.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
b/Vào bài:
 GV cho HS nhắc tên bài.
*Hoạt động 1: Tập chép.
* Mục tiêu : Chép đúng và đẹp đoạn văn chia quà.Tập trình bày đoạn văn có ghi lời đối thoại.
 Cách tiến hành
 - GV đọc mẫu bài viết.
 - Gọi 2 HS đọc lại.
 - Khi nhận được quà mẹ cho, em thấy thái độ của Phương như thế nào?
 - Tìm cho cô các chữ trong đoạn văn được viết hoa. Giải thích vì sao?
 - Cho HS luyện viết tiếng, từ khó vào bảng con.
 - Nhận xét, sửa sai cho HS.
 - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
 - GV nhắc nhở HS cách trình bày bài chính tả.
 - Cho học sinh viết bài vào vở.
 - Gv đọc lại bài cho HS dò.
 - Hướng dẫn HS tự chữa lỗi.
 - Thu chấm 1 số vở , nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài tập.
* Mục tiêu: Điền đúng s hay x, v hay d.
Viết đúng s hay x.
 Cách tiến hành
Bài 2
 a. Điền chữ s hay x.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Tranh vẽ gì?
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
b. Điền chữ v hay d. Tương tự bài 2a.
- Nhận xét.
4.Củng cố:
- Cho HS viết bảng con : 
- Khen những em viết đẹp, tiến bộ.
5.Dặn dò:
- Em nào viết sai nhiều về viết lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- HS viết bảng con
 Minh, mừng quýnh
- HS nhắc lại.Chia quà
- Học sinh đọc thầm theo.
- 2 HS đọc lại.
- Phương rất lễ phép và biết nhường nhịn em nhỏ.
- Học sinh viết bảng con: Phương, reo, tươi cười, quả.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh viết vở.
- HS dò bài.
- HS tự chữa lỗi.
2a/ HS nêu yêu cầu của bài.
+ Sáo tập nói.
+ Bé xách túi.
2 học sinh lên bảng.
Lớp làm vào vở.
 Sáo tập nói. Bé xách túi.
b/ 
 Hoa cúc vàng . Bé dang tay
Tiết 2
Phân môn : Kể chuyện
Bài : HAI TIẾNG KÌ LẠ
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Học sinh nghe giáo viên kể chuyện , Học sinh nhớ lại và kể lại được từng đoạn câu chuyện , toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý .
 - Học sinh biết được ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. 
 2.Kĩ năng
 - Học sinh nghe giáo viên kể chuyện , Học sinh nhớ lại và kể lại được từng đoạn câu chuyện , toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý .
 3.Thái độ
 - Học sinh biết được ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. 
II/ Đồ dùng dạy – học :
 1.GV: Tranh vẽ trong sách giáo khoa.
 2.HS: sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
8'
17'
4'
3'
1'
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau kể chuyện : Dê con nghe lời mẹ.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
 Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi. Vì sao cậu lại giận cả nhà? Chuyện gì sảy ra với cậu bé? Cô mời các em cùng theo dõi câu chuyện: “ Hai tiếng kì lạ”
Gv ghi tên truyện lên bảng.
b.Vào bài:
 GV nhắc tên bài
* Hoạt động 1: GV kể truyện
* Mục tiêu: Học sinh nắm được tên truyện, nội dung câu truyện.
* Cách tiến hành: 
Giáo viên kể lần 1, sau đó kể lần 2 có kết hợp với tranh minh hoạ .
Kỹ thuật kể : Đoạn đầu giọng chậm rãi 
Lời cụ già : thân mật, khích lệ
Lời Paolích : nhẹ nhàng, âu yếm 
Các chi tiết tả phản ứng của bà, của chị, của anh cần được kể với sự ngạc nhiên sau đó là sự thích thú trước sự thay đổi của Paolích .
*Hoạt động 2: Học sinh kể 
* Mục tiêu: Học sinh biết kể lại từng đoạn š cả câu chuyện.
 Cách tiến hành 
Yêu cầu học sinh dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để kể chuyện. Mỗi tranh gọi 2, 3 học sinh kể.
Chia lớp thành nhiều nhóm thi kể với nhau.
- Nhận xét.
* Hoạt động 3: Ý nghĩa 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nghĩa câu chuyện .
 Cách tiến hành 
Theo em 2 tiếng kỳ lạ mà cụ già dạy cho Paolích là gì ?
Vì sao Pao lích nói 2 tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ em ?
Gv chốt lại ý nghĩa câu chuyện: Nếu lễ phép và lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
4.Củng cố:
- Giáo dục HS phải biết lễ phép, lịch sự với mọi người.
Nhận xét tiết học .
5.Dặn dò:
Dặn học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Lớp hát.
- HS kể theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.Hai tiếng kì lạ
- Hs lắng nghe để biết câu chuyện .
- Hs ghi nhớ các chi tiết trong câu chuyện .
- HS quan sát tranh nhận xét và trả lời câu hỏi.
- Hs xung phong nhìn tranh kể lại từng đoạn , cả câu chuyện.
- Một em xung phong kể .
- Cả lớp nhận xét .
- Thi đua nhóm 4 bạn kể đóng vai .
- HS trả lời: Đó là hai tiếng” vui lòng”
- Pao-lích đã thành bé ngoan ngoãn, lễ phép.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý nghe.
Tiết 3
Môn : Toán
Bài : ÔN TẬP: Các Số đến 100
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Nhận biết được thứ tự của các số từ 0 š 100.
 - Thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 100.
 - Giải được bài toán có lời văn .
 - Đo được độ dài đoạn thẳng .
 2.Kĩ năng
 - Nhận biết được thứ tự ,thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 100.
 - Giải được bài toán có lời văn .
 - Đo được độ dài đoạn thẳng .
 3.Thái độ
 - HS tích cực trong tính toán.
II/

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án tuần 34.doc