Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Hoàng Thị Hiên - Trường Tiểu học Khánh Thịnh

A. Mục tiêu:

 - HS đọc trơn toàn bài. Luyện đọc các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy.

 - Ôn các vần: oang, oac.

 Tìm tiếng trong bài có vần oang.

 Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac.

 - Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm: mùa đông, cành trơ trụi, khẳng khiu; mùa xuân, lộc non xanh mơn mởn; mùa hè, tán lá xanh um; mùa thu, quả chín vàng.

B. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Tranh minh hoạ.

- HS: Xem trước bài.

C. Hoạt động dạy- học:

 

doc 42 trang Người đăng honganh Lượt xem 1179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Hoàng Thị Hiên - Trường Tiểu học Khánh Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần it, uyt.
- HS quan sát tranh trong sgk, suy nghĩ để điền it ( uyt ) vào chỗ chấm và đọc câu văn đã hoàn chỉnh.
- 2, 3 HS đọc đoạn 1.
- 2, 3 HS đọc đoạn 2.
- 1, 2 HS đọc toàn bài.
- 3- 4 HS đọc toàn bài.
____________________________________
Thủ công( tiết 33)
Cắt, dán và trang trí hình ngôi nhà
( Bài đã soạn ở thứ sáu tuần 32)
Mĩ thuật( tiết 33)
Vẽ tranh bé và hoa
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết đề tài Bé và hoa.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên.
- Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và hoa.
B. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về đề tài Bé và hoa.
	 - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu đề tài.
 Bé và hoa là bài vẽ mà các em rất hứng thú. Đề tài này rất gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
 Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với 1 bông hoa hoặc vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ.
GV treo tranh và gợi ý để HS nhận ra:
- Màu sắc và kiểu quần áo của em bé.
? Em bé đang làm gì?
- Hình dáng các loại hoa – Màu sắc của hoa.
* Cách vẽ: - Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
- Bé trai và bé gái mặc quàn áo đẹp ở trong vườn hoa.
- Vẽ thêm các hình ảnh khác như lối đi, chim 
- Vẽ màu theo ý thích.
3. Thực hành: GV theo dõi, gợi ý về vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn.
4. Nhận xét, đánh giá: HS nhận xét về cách thể hiện đề tài, cách sắp xếp hình ảnh trong tranh, hình dáng, màu sắc của tranh,
5. Dặn dò: HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét..
- HS nhắc lại cáh vẽ.
- HS chọn hình ảnh chính và vẽ tranh theo đề tài.
- HS trưng bày bài và nhận xét bài của bạn và chọn bài vẽ đẹp.
Ký duyệt của ban giám hiệu
Tuần 34
Thứ hai ngày tháng năm 2008
Tập đọc( tiết 53, 54)
Bác đưa thư 
A. Mục tiêu:
	- HS đọc trơn toàn bài.
	- Ôn các vần: inh, uynh.
	- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư đến mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.
B. Đồ dùng dạy- học:
	- GV: Tranh minh hoạ.
- HS: Xem trước bài.
C. Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài “Nói dối hại thân”, trả lời câu hỏi trong sgk.
GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc:
GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS luyện đọc:
* Đọc tiếng, từ( tiếng từ ghi trong mục T SGK).
? Nêu tiếng khó đọc trong bài?
GV giải nghĩa từ: mừng quýnh.
* Đọc câu, đoạn.
? Bài có mấy câu? Mấy đoạn?
( 7 câu, 2 đoạn)
GV sửa cách đọc cho HS.
* Đọc toàn bài.
3. Ôn vần: inh, uynh
? Tìm tiếng trong bài có vần inh?
? Tìm tiếng ngoài bài có vần inh, uynh?
 Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:
? Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì? 
( Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà khoe với vơi mẹ)
? Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh làm gì?
( minh rót 1 cốc nước mát lạnh, bưng ra lễ phép mới bác uống)
 b. Luyện nói: Đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư.
- Cách thực hiện: Dựa theo tranh, từng HS đóng vai Minh, nói lời chào của Minh với bác đưa thư
 ? Minh nói thế nào ? Bác đưa thư trả lời ra sao? 
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, khen những em học tốt
- Dặn HS về đọc lại bài, đọc trước bài tuần sau.
2 – 3 HS dọc bài và trả lời câu hỏi.
HS nêu tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng, từ. 
Mỗi câu, đoạn 2-3 HS đọc.
HS đọc câu bất kì do GV chỉ.
HS đọc nối tiếp theo câu, đoạn.
3 HS, cả lớp toàn bài.
- HS nêu tiếng( Minh).
- HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần inh, uynh.
- 2, 3 HS đọc đoạn 1.
- 2, 3 HS đọc đoạn 2.
- 1, 2 HS đọc toàn bài.
- 3- 4 HS đọc toàn bài.
- HS đọc yêu cầu luyện nói.
- HS đóng vai theo cặp: một em đóng vai Minh, một em đóng vai bác đưa thư, thực hiện cuộc gặp gỡ ban đầu lúc Minh mời bác đưa thư uống nước 
- Lớp nhận xét sự thể hiện vai của các bạn.
toán (133)
Ôn tập: Các số đến 100
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
	- Đọc, viết và so sánh các số trong phạm vi 100. Viết số liền trước, số liền sau của một số đã cho.
	- Thực hiện phép cộng, trừ các số có hai chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
B. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1. GV tổ chức hướng dẫn HS làm và chữa từng bài trong SGK.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
	HS tự làm bài vào vở.
	HS nêu miệng kết quả (mỗi em một phép tính).
Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu của bài.
 HS tự thảo luận theo nhóm đôi và làm bài.
 1 số nhóm trình bày trước lớp.
 Các nhóm khác nhận xét.
Bài 3: 2 HS nêu yêu cầu của bài.
	 HS tự làm bài vào vở.
	 HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra. 
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài. 
	 4 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
	 HS nhận xét chữa bài theo lời giải đúng.
Bài 5: 3 HS đọc bài toán.
	 HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
	 1 HS lên bảng chữa bài.
	 HS nhận xét bài làm của bạn và trao đổi về câu lời giải.
2. GV nhận xét tiết học.
Bài 1: Viết các số.
Ba mươi tám: 38
Hai mươi tám: 28
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
 Số liền
 trước
Số đã cho
Số liền
sau
18
19
20
54
55
56
Bài 3: 
Khoanh vào số bé nhất.
59 34 76 28
Khoanh vào số lớn nhất.
66 39 54 58
Bài 4: Đặt tính rồi tính.
Bài 5: Tóm tắt.
Thành gấp: 12 máy bay
Tâm gấp : 14 máy bay
Cả hai bạn : máy bay?
__________________________
Đạo đức( tiết 34)
Thực hành: Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
( Bài đã soạn ở thứ hai tuần 33)
__________________________
Thứ ba ngày tháng năm 2008
Tập viết( tiết 32)
Tô chữ hoa: X, Y
A. Mục tiêu:
	- HS biết tô các chữ hoa: X, Y
 - Viết đúng các vần: inh, ia; các từ: bình minh, tia chớp chữ thường, cỡ vừa đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ viết mẫu nội dung bài viết.
HS: Bảng con, phấn , vở, bút.
C. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra bài viết của HS ở nhà.
II. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn tô chữ hoa:
- GV treo chữ mẫu X.
- GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết ( vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ).
* Chữ Y: HD tương tự chữ X.
3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng.
Vần: inh, ia.
Các từ: bình minh, tia chớp.
- GV hướng dẫn HS tập viết vào bảng con.
4. Hướng dẫn HS tập tô, tập viết.
- GV quan sát HS viết bài, nhắc HS ngồi đúng tư thế.
- GV chấm điểm và nhận xét.
 5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, khen những HS viết chữ đẹp.
- GV nhắc HS tự luyện viết thêm ở nhà.
- HS quan sát chữ X trên bảng.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng.
- HS tập viết vào bảng con.
- HS tập tô các chữ hoa: X, Y; các vần inh, ia; các từ: bình minh, tia chớp.
Chính tả( tiết 19)( tập chép)
Bác đưa thư
A. Mục tiêu:
 - HS viết lại chính xác, không mắc quá 5 lỗi trong đoạn từ “Bác đưa thư...” đến “....mồ hôi nhễ nhại”.Tốc độ viết tối thiểu 25 chữ/15 phút.
	- Điền đúng vần inh/ uynh, chữ c hoặc k.
B. Đồ dùng dạy- học:
	- GV:nội dung các bài tập, bảng phụ viết trước nội dung bài.
	- HS: vở Chính tả, vở BTTV.
C. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
 2. Hướng dẫn HS viết bài.
- GV đọc đoạn văn cần viết.
? Nêu những tiếng viết dễ sai trong bài?
- GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng dễ viết sai
- GV yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế chuẩn bị viết.
- GV hướng dẫn: Viết đề bài vào giữa trang vở, chữ đầu của đoạn văn viết lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
- GV đọc thong thả để HS soát lại bài viết. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần tiếng. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không. Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai- sửa bên lề vở
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến bài viết.
- GV chấm tại lớp 1 số vở- nhận xét
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a.Điền vần inh hay uynh?
 bình hoa khuỳnh tay
- GV quan sát giúp đỡ một số em làm chậm.
b. Điền c hay k? ( HD tương tự ý a)
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt.
- Yêu cầu những HS có bài viết sai nhiều lỗi về nhà tập chép lại cho đúng.
- 2-3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn.
- HS tự nhẩm, đánh vần từng tiếng – viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS cầm bút chì chuẩn bị chữa bài. 
- HS ghi số lỗi ra lề vở, phía trên của bài.
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS đọc yêu cầu, quan sát tranh và làm bài.
 - 2 HS chữa bài – Lớp nhận xét.
	toán (134)
Ôn tập: Các số đến 100
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
	- Thực hiện phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
	- Thực hành xem giờ đúng.
	- Giải bài toán có lời văn.
B. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1. GV HD HS làm lần lượt các bài tập trong SGK rồi chữa bài.
- Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
	 HS tự làm bài rồi nêu miệng kết quả (mỗi em một phép tính).
- Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu của bài.
	 HS tự làm bài vào vở. 
	 3 HS lên bảng chữa bài (nêu rõ cách tính).
- Bài 3: 2 HS nêu yêu cầu của bài.
	 4 HS lên bảng làm bài.
	 Dưới lớp làm bài vào vở.
	 GV gọi một số em nêu cách đặt tính, thứ tự thực hiện phép tính.
- Bài 4: 2 HS đọc bài toán.
	 HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, GV chấm điểm một số bài của HS.
	 1 HS lên bảng chữa bài.
	 Cả lớp nhận xét và trao đổi về câu lời giải.
Bài 5: HS quan sát từng đồng hồ rồi đọc giờ trên từng đồng hồ.
2. GV nhận xét tiết học.
Bài 1:Tính nhẩm.
Bài 2: Tính.
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
Bài 4:Tóm tắt.
Dài :72 cm
Cắt đi : 30 cm
Còn lại:cm?
Bài 5: Đọc số giờ trên đồng hồ.
tự nhiên và xã hội( tiết 34)
Thời tiết
A. Mục tiêu: HS biết:
	- Thời tiết luôn luôn thay đổi.
	- Sử dụng vốn riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết. 
	- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe.
B. Đồ dùng dạy học:
	Các hình ảnh trong bài 34, mũ, nón, quần áo cho mùa hè, mùa đông.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát các tranh ảnh trong SGK để phân biệt lúc trời nắng, lúc trời mưa, trời lặng gió, trời có gió rồi sắp xếp các tranh ảnh thể hiện được thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp lí do tại sao lại sắp xếp như vậy.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
GV hỏi và yêu cầu các em suy nghĩ để trả lời.-? Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (mưa hay rét) ?
? Em mặc như thế nào khi trời nắng (rét) ?
* Trò chơi: Dự báo thời tiết
	Cách chơi: Như trò chơi “Trời nắng, trời mưa” nhưng người quản trò phải nói được nhiều dấu hiệu của thời tiết hơn.
	HS chơi, GV động viên khuyến khích các em.	
GV kết luận: Chúng ta biết được ngày mai sẽ như thế nào là do có bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên ti vi.
 Chúng ta cần ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
	 __________________________
Thứ tư ngày tháng năm 2008
Tập đọc( tiết 55, 56)
Làm anh 
A. Mục tiêu:
	- HS đọc trơn toàn bài.
	- Ôn các vần: ia, uya; tìm tiếng trong bài có vần ia, tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya.
	- Hiểu nội dung bài: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em.
B. Đồ dùng dạy- học:
	- GV: Tranh minh hoạ.
- HS: Xem trước bài.
C. Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài “Bác đưa thư”, trả lời câu hỏi trong sgk.
GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc:
GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS luyện đọc:
* Đọc tiếng, từ( tiếng từ ghi trong mục T SGK).
? Nêu tiếng khó đọc trong bài?
GV giải nghĩa từ: người lớn.
* Đọc câu, đoạn.
? Bài có mấy dòng thơ? Mấy khổ thơ?
( 16 dòng, 4 khổ thơ)
GV sửa cách đọc cho HS.
* Đọc toàn bài.
3. Ôn vần: ia, uya.
? Tìm tiếng trong bài có vần ia?
? Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya?
 Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:
? Là anh, phải làm gì:
- Khi em bé khóc?( phải dỗ dành)
- Khi em bé ngã? ( nâng dịu dàng)
- Khi mẹ cho quà bánh?( chia phần em hơn)
- Khi có đồ chơi đẹp?( nhường em)
? Muốn làm anh phải có tình cảm như thế nào với em bé?
b. Luyện nói: Đề tài: Kể về anh( chị, em) của em.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, khen những em học tốt
- Dặn HS về đọc lại bài, đọc trước bài tuần sau.
2 – 3 HS dọc bài và trả lời câu hỏi.
HS nêu tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng, từ. 
Mỗi dòng thơ, khổ thơ 2-3 HS đọc.
HS đọc dòng thơ bất kì do GV chỉ.
HS đọc nối tiếp theo dòng thơ, khổ thơ.
3 HS, cả lớp toàn bài.
- HS nêu tiếng( chia).
- HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya.
- 2, 3 HS đọc khổ thơ 1, 2, 3.
- 2, 3 HS đọc khổ thơ 4.
- 1, 2 HS đọc toàn bài.
- 3- 4 HS đọc toàn bài.
- HS đọc yêu cầu luyện nói.
- HS thảo luận theo nhóm đôi kể cho nhau nghe về anh, chi , em của em cho bạn nghe.
- 1 số nhóm kể trước lớp cho cả lớp nghe.
______________________
toán (135)
Ôn tập: Các số đến 100
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
	- Nhận biết thứ tự của mỗi số từ 0 đến 100. Đọc, viết số trong phạm vi 100.
	- Thực hiện phép cộng trừ trong phạm vi 100.
	- Giải bài toán có lời văn.
	- Đo độ dài đoạn thẳng.
B. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1. GV HD HS làm các bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài
	 HS tự làm bài vào vở
	 Khi chữa bài yêu cầu HS đọc các số theo thứ tự nêu trong từng hàng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài rồi tự làm bài
	 Khi chữa bài, HS đọc các số lần lượt từ số đứng đầu đến số đứng cuối trong mỗi hàng 
	Khuyến khích HS giải thích cách làm
Bài 3: 2 HS đọc yêu cầu của bài
	3 HS lên bảng làm bài
	Cả lớp làm bài vào vở
	HS nhận xét bài làm trên bảng và nêu cách đặt tính, cách tính một số phép tính
Bài 4: HS đọc bài toán, thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách giải
 HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, GV chấm điểm một số bài
 1 em lên bảng chữa bài.
 Lớp nhận xét.
Bài 5: 2 HS đọc yêu cầu của bài.
 HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm
tra.
2. GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Tính.
Bài 4: Bài giải
 Số con gà mẹ nuôi là:
 36 – 12 = 24( con)
 Đáp số: 24 con 
Bài 5: Đo độ dài đoạn thẳng AB.
____________________________
Thứ năm ngày tháng năm 2008
Chính tả( tiết 20)
Chia quà
A. Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác, không mắc quá 5 lỗi trong đoạn văn “Chia quà” Tốc độ viết tối thiểu 25 chữ/15 phút.
- HS nhận ra thái độ lễ phép của chị em Phương khi nhận quà và thái độ nhường nhịn em của Phương
B. Đồ dùng dạy- học:
	- GV: viết toàn bộ bài viết trên bảng.
	- HS: vở Chính tả, vở BTTV.
C. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
 2. Hướng dẫn HS viết bài.
- GV đọc đoạn văn cần viết.
? Nêu những tiếng viết dễ sai trong bài?
- GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng dễ viết sai
- GV yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế chuẩn bị viết.
- GV hướng dẫn: Viết đề bài vào giữa trang vở, chữ đầu của đoạn văn viết lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa.
- GV đọc thong thả để HS soát lại bài viết. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần tiếng. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không. Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai- sửa bên lề vở
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến bài viết.
- GV chấm tại lớp 1 số vở- nhận xét
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a.Điền chữ s hay x?
 sáo tập nói bé xách túi 
 GV quan sát giúp đỡ một số em làm chậm.
b. Điền v hay d? ( HD tương tự ý a)
 hoa cúc vàng bé dang tay
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt.
- Yêu cầu những HS có bài viết sai nhiều lỗi về nhà tập chép lại cho đúng.
- 2-3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn.
- HS tự nhẩm, đánh vần từng tiếng – viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS cầm bút chì chuẩn bị chữa bài. 
- HS ghi số lỗi ra lề vở, phía trên của bài.
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS đọc yêu cầu, quan sát tranh và điến chữ còn thiếu vào chõ chấm cho thích hợp.
- 2 HS chữa bài – Lớp nhận xét.
.________________________________
kể chuyện( tiết 9)
Hai tiếng kì lạ
A. Mụctiêu: 	
 - HS hào hứng nghe GV kể chuyện.
	- HS nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
	- HS nhận ra: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. 
B. Chuẩn bị: Tranh vẽ trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
I. Kiểm tra bài cũ :
? Kể chuyện nối tiếp nhau chuỵên “Cô chủ không biết quý tình bạn”.
 - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, cho điểm.
II. Dạy – học bài mới :
1. Giới thiệu câu chuyện.
2. Giáo viên kể chuyện :
a. Giáo viên kể lần 1, 2 
b. GV kể lần 3 kết hợp tranh minh hoạ 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn truyện theo tranh:
- Tranh 1
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Các tranh 2, 3, 4: tiến hành tương tự.
4. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
? Theo em hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao - lích là hai tiếng nào ? Vì sao Pao - lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ em ?
(Đó là hai tiếng “vui lòng” cùng với giọng nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng “vui lòng” đã biến Pao - lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ)
5. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
HS kể nối tiếp nhau, mỗi em một đoạn của chuyện.
HS nghe để biết truyện.
HS nghe để nhớ truyện.
- HS xem tranh 1 trong sgk, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời các câu hỏi:
- Mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể lại đoạn 1
- Cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét: Bạn có nhớ nội dung truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không?
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4: tiến hành tương tự.
___________________________
toán (136)
Luyện tập chung
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
	- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
	- Thực hiện phép cộng, trừ.
	- Giải toán có lời văn.
	- Đo độ dài đoạn thẳng.
B. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK
- Bài 1: 2 HS nêu yêu cầu của bài
	 HS tự viết số
	 Khi chữa bài các em nhìn vào số vừa viết được để đọc số
- Bài 2: 2 HS đọc yêu cầu của bài
 a) HS nhẩm rồi tự điền kết quả
 HS nêu miệng kết quả
 b) 3 HS lên bảng làm
 Cả lớp làm bài vào vở
 HS nhận xét bài làm trên bảng và nêu cách tính một số phép tính
- Bài 3: HS tự nêu yêu cầu của bài
	 HS làm xong đổi chéo bài để kiểm tra
- Bài 4: HS đọc bài toán
 HS tự thảo luận tìm ra cách giải bài toán
 HS tóm tắt và trình bày bài giải vào vở
	 GV chấm điểm một số bài
- Bài 5: 3 HS đọc yêu cầu của bài
	 HS tự làm bài xong rồi đổi chéo vở để kiểm tra
 GV gọi một số em nêu cách đo
2. GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Viết số. 
Năm : 5
Mười chín : 19
Bẩy mươi tư: 74
Bài 2: Tính. 
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm( , =) 
Bài 4: Bài giải 
 Băng giấy còn lại dài là:
 75 – 25 = 50( cm)
 Đáp số: 50 cm
Bài 5: Đo rồi ghi số đo độ dài từng đoạn thẳng.
____________________________
Theồ duùc(Tieỏt 31) 
 Trò chơi vận động
I. MUẽC TIEÂU:
-Tiếp tục ôn trò chơi: “Keó ca lừa sẻ”.Yêu cầu biết tham gia trò chơi và đọc vần điệu.
-Tiếp tục chuyền cầu theo nhóm hai ngời, tham gia ở mức tơng đối chủ động
II. ẹềA ẹIEÅM VAỉ PHệễNG TIEÄN: 
 GV : 1 coứi, 10 quaỷ caàu trinh.
 HS: Doùn veọ sinh saõn taọp
III. NOÄI DUNG VAỉ PHệễNG PHAÙP LEÂN LễÙP: 
 Hoaùt ủoọng cuỷa thaứy
 Hoaùt ủoọng cuỷa troứ
1. Phaàn mụỷ ủaàu: 
- GV nhaọn lụựp, phoồ bieỏn noọi dung vaứ yeõu caàu giụứ hoùc.
2. Phaàn cụ baỷn:
-HS từng đôi một quay mặt vào nhau chơi 
Vừa chơi vừa đọc vần điệu
-Tieỏp theo cho Hs chụi vaứ thi đua chụi .
-GV theo dõi hs chơi sửa sai
-HS chơi 2-3 lần
-Lớp chuyền cầu theo nhóm hai ngời
 3. Phaàn keỏt thuực: 
 Gv cuứng Hs heọ thoỏng laùi baứi.
 Gv nhaọn xeựt giụứ hoùc.
 Veà taọp laùi caực ủoọng taực cuỷa baứi theồ duùc. 
- Hs ủửựng voó tay vaứ haựt.
-Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn
-Ôn bài thể dục 7 đ/ tác 
-Trò chơi Keó ca lừa sẻ
-Hs chụi troứ chụi.
-HS oõn chuyền cầu theo nhoựm 2 ngời
-Đi thờng theo nhịp
-Ôn 2 đ/tác thể dục
-TC diệt các con vật có hại
Thứ sáu ngày tháng năm 2008
Tập đọc( tiết 57, 58)
Người trồng na 
A. Mục tiêu:
	- HS đọc trơn toàn bài.
	- Ôn các vần: oai, oay; tìm tiếng trong bài có vần oai, tìm tiếng ngoài bài có vần oay, oai.
	- Hiểu nội dung bài: Cụ già trồng na cho con cháu hưởng, con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng.
B. Đồ dùng dạy- học:
	- GV: Tranh minh hoạ.
- HS: Xem trước bài.
C. Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài “ Làm anh”, trả lời câu hỏi trong sgk.
GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc:
GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS luyện đọc:
* Đọc tiếng, từ( tiếng từ ghi trong mục T SGK).
? Nêu tiếng khó đọc trong bài?
GV giải nghĩa từ: người lớn.
* Đọc câu, đoạn.
? Bài có mấy câu?( 10 câu). Mấy đoạn?( 2 đoạn)
GV sửa cách đọc cho HS.
? Bài có mấy nhân vật?( cụ già, người hàng xóm, người dẫn chuyện)
* Đọc toàn bài.
3. Ôn vần: oai, oay.
? Tìm tiếng trong bài có vần oai?
? Tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay?
 Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:
? Thấy cụ già trồng na, người hàng xóm khuyên cụ điều gì?( cụ trông chuối có phải hơn không, chuói mau ra quả,)
? Cụ già trả lời thế nào?( Có sao đâu, tôi không ăn thì con cháu tôi ăn.)
? Bài có mấy câu hỏi? Đọc các câu hỏi trong bài.(có 2 câu hỏi).
b. Luyện nói: Đề tài: Kể về ông( bà) của em.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, khen những em học tốt
- Dặn HS về đọc lại bài, đọc trước bài tuần sau.
2 – 3 HS dọc bài và trả lời câu hỏi.
HS nêu tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng, từ. 
Mỗi câu 2-3 HS đọc.
HS đọc câu bất kì do GV chỉ.
HS đọc nối tiếp theo câu, đoạn.
HS đọc phân vai.
3 HS, cả lớp toàn bài.
- HS nêu tiếng( ngoài).
- HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay.
- 2, 3 HS đọc đoạn1.
- 2, 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 33.doc