Giáo án Lớp 1 - Tuần 33

A.Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài : Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.

 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).

B. Đồ dùng dạy học:

- GV : Bảng phụ, bảng con

- HS : Bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Sau cơn mưa

- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi:

(?) Sau trận mưa rào mọi vật thây đổi ntn ?

(?) Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa ?

? Tìm tiếng có vần ây ?

→ Nhận xét, ghi điểm

2.Bài mới:

2.1: Giới thiệu bài:

2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc:

a. Luyện đọc tiếng, từ khó:

- Giáo viên đọc mẫu lần 1.

- Học sinh (đọc thầm) xác định các câu.

- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít .

=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.

- GV giảng từ: sừng sững, khẳng khiu

b. Luyện đọc dòng, khổ, bài:

- GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu -> hết bài.( 2 lượt )

- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn -> hết bài.

 

doc 12 trang Người đăng honganh Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
Tiết 49+50: Môn: Tập đọc	
 Bài: Cây bàng 	SGK / 127,128	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng. 
 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Sau cơn mưa
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi: 
(?) Sau trận mưa rào mọi vật thây đổi ntn ?
(?) Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa ?
? Tìm tiếng có vần ây ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các câu.
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít .
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: sừng sững, khẳng khiu
b. Luyện đọc dòng, khổ, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu -> hết bài.( 2 lượt )
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn -> hết bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: oang .
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần oang
- GV đính và giới thiệu vần - HS đọc
- HS đọc và tìm tiếng có oang
- HS đọc từ, phân tích.
- GV giới thiệu vần oac cũng như các từ có vần oac
- HS đọc từ, phân tích.
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?) Cây bàng thay đổi ntn qua bốn mùa ?
- GV HD HS đọc đúng.
- HS luyện đọc ngắt, nghỉ hơi
* Thư giãn :
b.Luyện nói: Kể về các loài cây có trong sân trường.
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi tranh phần luyện nói
- Mời HS lên trình bày -> Nhận xét, chốt ý .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
	Tiết 33: 	 Môn: Đạo đức	
	 Nội dung tự chọn của địa phương: Đi đến nơi về đến chốn 	
 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu: 
- HS hiểu : + Thế nào là đi đến nơi về đến chốn .
 + Ích lợi của việc đi đến nơi về đến chốn.
- HS biết : + Phân biệt được hành vi “Đi đến nơi về đến chốn” với hành vi “La cà dọc đường”
	 + Thực hiện tốt việc “Đi đến nơi về đến chốn” trong cuộc sống hàng ngày.
	 + Biết khuyện bạn nên “Đi đến nơi về đến chốn”, không đồng tình với việc “La cà dọc đường”
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tài liệu ND tự chọn địa phương
- HS : 
	C. Các hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
- Gv kể cho HS về 2 tình huống
- HS trao đổi về câu chuyện, nhận xét việc làm của các bạn trong câu chuyện
→ GV kết luận : Đi đến nơi về đến chốn là không la cà dọc đường.
* Hoạt động 2: Đóng vai
- HS phân vai và sắm vai theo nhóm với 2 tình huống GV nêu ra.
- HS sắm vai, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
→ GV kết luận : Nên khuyên bạn thực hiện tốt việc đi đến nơi về đến chốn.
	* Thư giãn: 
* Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp
- Gv nêu tình huống
- HS trao đổi và trình bày ý kiến.
→ GV kết luận : Em luôn luôn thực hiện tốt việc đi đến nơi về đến chốn, làm vui lòng người thân.
* Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế
- GV yêu cầu HS kể về những câu chuyện của em hoặc các bạn trong việc thực hiện tốt đi đến nơi về đến chốn
→ GV kết luận : Đi đến nơi về đến chốn, không la cà dọc đường là rất có lợi, đó cũng là bổn phận của các em .
* NX-DD:
D. Bổ sung:
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
Tiết 9: Môn: Tập viết	
Bài: Tô chữ hoa U, Ư,V 	 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: U, Ư,V 
- Viết đúng các vần : oang, oac, ăn, oăn; các từ ngữ khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.)
+ HS Khá giỏi: Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng,số chữ qui định trong vở tập viết 1, tập 2.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Khung bảng, mẫu chữ viết.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
- Gv nhận xét bài tiết trước
- HS luyện viết lại các chữ hoa : S,T
2. HDHS tô chữ hoa:
*Cho học sinh quan sát chữ mẫu U, Ư,V ( Theo thứ tự )
- HS quan sát chữ mẫu và nhận xét: độ cao con chữ, cấu tạo các nét; qui trình viết.
- GVHDHS về qui trình viết.
- HS luyện viết trên không
3.HDHS viết vần, từ ngữ ứng dụng:
- HS đọc vần và các từ
- GV yêu cầu HS luyện viết bảng con
- GV nhận xét, kiển tra , chỉnh sửa
	* Thư giãn : 
4. HDHS thực hành viết:
- GV chỉnh sửa và nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
- HS thực hành viết – GV quan sát
* GV thu vở HS chấm điểm – Nhận xét bài viết.
5. Củng cố : 
- HS luyện viết các vần , từ chưa đạt
* NX - DD:
D. Bổ sung : ...
Tiết 17: Môn: Chính tả	
 Bài: Cây bàng.	 SGK/ 129	 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại cho đúng đoạn: “Xuân sang.đến hết” : 36 chữ trong khoảng 15-17 phút.
- Điền đúng vần : oang, oac; chữ g, gh vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2,3 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài mới:
a. GTB:
b. HDHS tập chép:
- GV đính đoạn văn cần viết.
- HS đọc đoạn văn: CN + ĐT
- HS luyện viết các tiếng khó dễ viết sai.
c. HS tập chép:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết
- HS nhìn và tập chép vào vở
- GV đọc lại bài → HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở kiểm tra bài viết 
- GV thu và chấm vở cho Hs
	* Thư giãn :
d. HDHS làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài tập 2,3 SGK	
- Cả lớp nhận xét, sửa bài
2. Củng cố:
- GV nhận xét bài viết của HS
- HS luyện viết các tiếng, từ viết sai
* NX – DD :
D. Bổ sung:
..
..
 Tiết 129: Môn: Toán 	
 Bài: Ôn tập các số đến 10 SGK: 171 
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt: Biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ; biết nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ, các bông hoa số
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ
- 2 Hs làm bài tập 2,3 SGK/ 170
→ Gv nhận xét, ghi điểm
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: Thực hiện được cộng trong phạm vi 10 
- Học sinh làm bài– Gv yêu cấu học sinh nêu miệng kết quả – Học sinh tự nhận xét.
Bài 2: Thực hiện tình nhẩm các phép tính
Học sinh làm bài.
GV tổ chức bốc thăm chọn ra 8 Hs làm bảng phụ ( Bài 2a GV gợi ý HS nêu được tính chất giao hoán của phép cộng – Chưa gọi thành tên )
Nhận xét, sửa bài
* Thư giãn:
Bài 3: Tìm được thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ
- HS làm bài
- GV tổ chức cho HS sửa bài theo nhóm bằng cách đính các bông hoa số ( 3 nhóm )
- HS nhận xét, sửa sai
Bài 4: Nối được các điểm để có hình vuông, hình tam giác
- HS dùng bút chì chọn cách nối hình phù hợp
- 2 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét, nêu cách vẽ khác
3. Hoạt động 3: Củng cố 
- Trò chơi : Viết lại bảng cộng theo nhóm
* NX- DD:
D. Bổ sung:
Thứ năm, ngày 29 tháng 04 năm 2010
Tiết 51+52: Môn: Tập đọc	
 Bài: Đi học 	 SGK / 30,131	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối, râm mát. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Bạn nhỏ đã tự đến trường. Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Ngôi trường rất đáng yêu và có cô giáo hát rất hay.
 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Cây bàng
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi: 
? Cây bàng thay đổi ntn qua bốn mùa ?
? Tìm tiếng trong bài có vần oang ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các thơ, khổ thơ.
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối, râm mát.
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: lên nương 
b. Luyện đọc câu, khổ, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng dòng -> hết bài.( 2 lượt )
- GV hướng dẫn học sinh đọc bài theo khổ -> hết bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng dòng -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: ăng
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ăng
- GV đính và giới thiệu 2 vần - HS đọc
- HS đọc và tìm tiếng có vần ăng - ăn 
- HS đọc từ, phân tích.
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
* Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?) Đường đến trường có những cảnh gì đẹp ?
- GV chốt lại nội dung chính của bài
- GVHDHS luyện đọc thuộc lòng
- HS luyện đọc thuộc lòng
	* Thư giãn :
b.Luyện nói: Hát bài hát đi học 
- GV hát mẫu , luyện cho HS hát, kết hợp vận động .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
Tiết 130: Môn: Toán	 	 Bài : Ôn tập các số đến 10 SGK/ 172
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10; cộng, trừ các số trong phạm vi 10; biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ, các bông hoa số
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ
- 2 Hs làm bài tập 2,3 SGK/ 171
→ Gv nhận xét, ghi điểm
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10
Học sinh dựa vào cấu tạo các số trong phạm vi 10 để làm bài
- Gv yêu cấu học sinh nêu miệng kết quả – Học sinh tự nhận xét.
Bài 2: Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 10
Học sinh làm bài.
GV tổ chức bốc thăm chọn ra 5 Hs chọn bông hoa số đính vào ô trống.
Nhận xét, sửa bài
* Thư giãn:
Bài 3: giải bài toán có lời văn 
- HS làm bài
- 1 HS làm bảng phụ 
- HS nhận xét, sửa sai
Bài 4: Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
- HS dùng bút chì lấy điểm và vẽ đoạn thẳng
- Hs kiểm tra chéo, nhận xét
3. Hoạt động 3: Củng cố 
- Trò chơi : Gọi tên
* NX- DD:
D. Bổ sung:
Tiết 99: Môn: Thủ công	
Bài: Gấp mũ ca lô	(tt)	
 Thời gian dự kiến: 35/
Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng , phẳng.
+ Yêu cầu phát triển: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
 B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Giấy màu, đoạn gấp mẫu 
- HS : Giấy màu
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Ôn tập các bước gấp mũ ca lô.
- Cho học sinh nêu lại các bước gấp mũ ca lô.
- HS thực hiện gấp và trình bày cách gấp trên giấy khổ to.
- HS nhận xét, bổ sung, GV nhắc nhở HS cách gấp miết cho đều các nếp
- GV gợi ý cho HS cách miết thẳng, phẳng.
 * Thư giãn:
* Hoạt động 2: Thực hành:
- Giáo viên nhắc lại cách gấp.
- Học sinh thực hiện gấp theo từng nếp.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh yếu.
* NX, đánh giá sản phẩm: GV chọn bài để nhận xét
* Hoạt động 3:Củng cố 
- Tổ chức thi đua gấp giữa các nhóm, trưng bày sản phẩm
D. Bổ sung:
Thứ ba, ngày 04 tháng 05 năm 2010
Tiết 33: 	 Môn: Tự nhiên – Xã hội	
	 Bài: Trời nóng, trời rét 	SGK 68,69	
Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt: + Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng,rét.
 + Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét.
	- Yêu cầu phát triển : Kể về mức độ nóng, rét của địa phương nơi em sống.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh 
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
a.Mục tiêu: + Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét.
b. Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh SGK/ 68,69, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý:
? Tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ?
- Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét → GVkết luận nội dung các tranh.
*Hoạt động 2: Đàm thoại
a.Mục tiêu: + Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét.
	 + Kể về mức độ nóng, rét của địa phương nơi em sống.
b. Cách tiến hành: 
- GV đặt câu hỏi : 
? Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng ( hoặc lạnh) ?
? Nêu ý kiến về thời tiết (nóng, lạnh ) của địa phương ? 
? Những đồ vật nào cần thiết giúp ta bớt nóng hoặc bớt rét ?
- Hs nêu ý kiến
- GV chốt ý : Vào những ngày trời nóng ta cảm thấy khó chịu, ra nhiều mồ hôi, cần mặc quần áo ngắn, thoáng mát. Những ngày trời rét, ta cảm thấy lạnh, người run lên , cần mặc quần áo dày,dài đi kèm với vớ hoặc mũ chụp đầu để đảm bảo sức khỏe.
	* Thư giãn: 
*Hoạt động 3: Trò chơi : Trời nóng – trời rét
a. Mục tiêu: Hình thành thói quen ăn mặc phù hợp với thời tiết.
b. Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi, khi có khẩu hiệu “ trời nóng hay trời rét”, Hs dùng phấn để viết lên bảng con các đồ dùng cần thiết, phù hợp . Nhóm nào có nhiều tên đồ dùng nhất, nhóm đó thắng.
*Nhận xét, dặn dò: 
D. Bổ sung:
..
.
Tiết 18: Môn: Chính tả	
 Bài: Đi học	SGK/ 132	 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
- Nghe – viết chính xác 2 khổ thơ đâu bài thơ : Đi học trong khoảng 15-20phút.
- Điền đúng vần ăn hay ăng; chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
 Làm được bài tập 2 ,3.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài mới:
a. GTB:
b. HDHS tập chép:
- GV đính 2 khổ thơ cần viết.
- HS đọc 2 khổ thơ: CN + ĐT
- HS luyện viết các tiếng dễ viết sai.
c. HS tập chép:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết cách trình bày 2 khổ thơ
- HS nhìn và tập chép vào vở
- GV đọc lại bài → HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở kiểm tra bài viết 
- GV thu và chấm vở cho Hs
	* Thư giãn :
d. HDHS làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu bài 2, 3.
- HS làm bài tập thi đua theo dãy
- Cả lớp nhận xét, sửa bài
2. Củng cố:
- GV nhận xét bài viết của HS
- HS luyện viết các từ viết sai
* NX – DD :
D. Bổ sung:
..
..
 Tiết 9 : Môn: Kể chuyện	
 Bài: Cô chủ không biết quý tình bạn 	 Thời gian dự kiến: 35/
 A.Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh .
- Biết được lời khuyên của truyện : Ai không biết quý tình bạn, người đó sẽ sống cô độc.
+ HS khá-giỏi: kể được toàn bộ câu chuyện.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Tranh truyện.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học: 
1. GV giới thiệu câu chuyện
2. GV kể mẫu câu chuyện:
- GV kể chuyện lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa 
3. GV HDHS kể chuyện:
- GV gợi ý cho HS kể từng đoạn truyện → HS luyện kể
- GV + HS nhận xét, bổ sung
	* Thư giãn: 
4.GVHDHS kể phân vai:
- GV yêu cầu HS đóng vai luyện tập và lên kể theo nhóm → chỉnh sửa lời thoại cho Hs 
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về câu chuyện
- GV nhận xét chốt lại về ý nghĩa câu chuyện : Ai không biết quý tình bạn, người đó sẽ sống cô độc. 
6. Củng cố, dặn dò:
D. Bổ sung:
Tiết 131: Môn: Toán	
	 Bài: Ôn tập các số đến 10	 SGK : 173	
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Biết trừ các số trong phạm vi 10, trừ nhẩm; nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ; biết giải bài toán có lời văn.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Biết trừ các số trong phạm vi 10
- HS làm bài – HS nêu miệng kết quả.
HS kiểm tra, nhận xét.
Bài 2: Biết trừ nhẩm; nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ
- Cả lớp làm bài, 5 HS làm bảng con
 - GV sửa bài ở bảng phụ- học sinh đổi vở KT.
	* Thư giãn :
Bài 3 : Biết trừ nhẩm
- HS làm bài
- GV cử đại diện 3 dãy 3 HS làm bài.
 -> Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Bài 4 : Biết giải bài toán có lời văn.
- HS đọc đề, phân tích đề
- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ
- Cả lớp nhận xét, sửa bài
2. Hoạt động 2: Củng cố 
- Trò chơi : Tiếp sức
D. Bổ sung:
Thứ tư, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tiết 53+54: Môn: Tập đọc	
 Bài: Nói dối hại thân 	SGK / 133,134	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung lời khuyên của câu chuyện : Không nên nói dối làm mất lòng tin cảu người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đi học
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi: 
(?) Đường đến trường có những cảnh gì đẹp ?
? Tìm tiếng có vần ăng ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các câu -> GV đánh số câu.
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: giả vờ
b. Luyện đọc câu, đoạn, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu -> hết bài.( 2 lượt )
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn -> hết bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: it
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần it
- GV đính và giới thiệu vần it - HS đọc
- HS đọc và tìm tiếng có vần it
- GV giới thiệu vần uyt, HDHS phát âm
- GV đính các từ có vần uyt – HS đọc, phân tích
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?) Chú bé giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp ?
(?) Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp không ?
→ GV chốt ý 
- GVHD HS đọc diễn cảm
- HS luyện đọc diễn cảm
	* Thư giãn :
b.Luyện nói: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu
- Hs trìng bày ý kiến, cả lớp nậhn xét, bổ sung
-> Nhận xét, tuyên dương .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
Tiết 132: Môn: Toán	
 Bài: Ôn tập các số đến 100 SGK/ 174
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt: Biết, đọc, viết, đếm các số đến 100; biết cấu tạo số có 2 chữ số; biềt cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2 , bài 3 (cột 1, 2, 3), bài 4 
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Luyện tập 
Bài 1: Biết, đọc, viết, đếm các số đến 100
- Cá nhân học sinh tự làm bài 
6 HS nêu miệng các dãy số
Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Biết viết các số trên tia số
- HS làm bài, 2 Hs sửa bài trên bảng phụ
Kiểm tra nhận xét , sửa bài
 	* Thư giãn: 
Bài 3 (cột 1, 2, 3) : Biết viết được cấu tạo số có 2 chữ số ( theo mẫu ) 
- Học sinh làm bài, 3 HS sửa bài trên bảng con.
Bài 4 (cột 1, 2,3, 4) : Biềt cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100
- Học sinh làm bài, 8 HS sửa bài trên bảng con.
2. Hoạt động 2: Củng cố 
- Hs thực hiện bảng con : 33 + 12 ; 46 - 25
* NX –DD :
D. Bổ sung:
Tiết 33: Sinh hoạt tập thể: 	 Tổng kết tuần
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt.
- Nêu ra những mặc mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau).
- Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc.
- Cả lớp sinh hoạt trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 33(1).doc