Giáo Án Lớp 1 - Tuần 29 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B

I/ Mục tiêu :

 1. Kiến thức :

 - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại , thuyền nan.

 2.Kĩ năng:

 - Học sinh đọc trơn cả bài, nghỉ hơi sau dấu chấm. Ôn vần en, oen, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần en, oen.

 - Hiểu từ ngữ : đài sen, nhị (nhuỵ) thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.

 3.Thái độ:

 - Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.

II/ Đồ dùng dạy học :

 1.GV:

 - SGK , chép sẵn bài lên bảng.

 2.HS:

 - SGK.

III/ Các hoạt động dạy –học:

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 1333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 29 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng:
 - Vận dụng để giải toán .
 - Củng cố về đo độ dài.
 3.Thái độ:
 Rèn tính cẩn thận ,chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học :
 1.GV:
 Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 1 số que tính rời .
 2.HS:
 SGK, bảng con, vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy –học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
8'
20'
3'
1'
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : 
- 1 học sinh lên bảng làm bài 2 / 152 Sách giáo khoa.
- Nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét bài cũ . 
3. Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : Phép cộng trong phạm vi 100( cộng không nhớ)
b.Vào bài :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ.
* Mục tiêu :Biết cách làm tính cộng số có 2 chữ số ( không nhớ )
* Cách tiến hành:
a) Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 24. 
- Bước 1: Thao tác trên que tính.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 35 que (3 
bó và 5 que tính rời)
- GV gài 35 que tính lên bảng giống SGK.
- Các em vừa lấy bao nhiêu que tính?
- Gv viết : 35
- Sau đó yêu cầu HS lấy thêm 24 que tính ( 2 bó và 4 que ).
- GV gài 24 que tính lên bảng.
- Chúng ta vừa lấy thêm bap nhiêu que tính?
- Gv viết : 24
- Vậy các em đã lấy tất cả bao nhiêu que tính?
- Tại sao em biết?
- Gv chốt lại: Đúng rồi, nhưng cô có cách nhanh hơn để tìm ra số que tính sau 2 lần chúng ta lấy. Cô sẽ thực hiện phép cộng 35+ 24
- GV viết dấu + vào giữa 2 số 35 và 24
- Bước 2: Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép cộng 35+ 24
+ Đặt tính:
. 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
. Gv viết 3 vào cột chục ,5 vào cột đơn vị.
. 24 gồm mẫy chục và mấy đơn vị?
. Gv viết 2 vào cột chục ,4 vào cột đơn vị.
. Em nào có thể nêu cách tính?
. Ta bắt đầu cộng từ đâu?
. Em nào có thể thực hiện phép cộng?
. Gv ghi bảng:
35
 24
+
59
- Viết 35 rồi viết 24 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu + , kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái 
 - 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 
 - 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 
 Như vậy 35 + 24 = 59 
 b) Trường hợp : 35 + 20 ; 35 + 2 
( Tiến hành tương tự như trên )
- Lưu ý học sinh : 
Bài 1 : Số có 2 chữ số cộng số có 2 chữ số. 
Bài 2 : Số có 2 chữ số cộng số tròn chục .
Bài 3 : Số có 2 chữ số cộng số có 1 chữ số .
* Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Học sinh biết làm tính cộng, biết đặt tính, giải toán và đo độ dài đoạn thẳng 
* Cách tiến hành: 
 -Cho học sinh mở Sách giáo khoa. 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài 1 .
- Hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài, chữa bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài chung cả lớp .
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính.
- Cho HS làm bảng con ( chia mỗi tổ giải 1 phép tính )
 GV quan sát HS làm mỗi tỏ mời 1 HS giải nhanh nhất lên bảng giải.
 GV nhận xét bài HS giải bảng , và bài các tổ giải , nhận xét kết quả ,khen ngợi tổ giải nhanh , đúng .
 Lần 2 ( 3 tính ) tiến hành tương tự.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai chung .
Bài 3 : Yêu cầu học sinh tự đọc đề . Hỏi bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
GV nêu câu hỏi cho HS tóm tắt và cho HS giải bài toán . Cho 1 hs giải bảng còn lại giải bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cho học sinh dùng thước xăng ti mét để đo các đoạn thẳng AB , MN . 
-Giáo viên kiểm tra, nhận xét chung .
 4.Củng cố:
 GV hỏi : cô vừa day các con bài gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
 5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau : Luyện tập 
- Lớp hát.
- HS lên bảng làm bài:
	Bài giải:
 Số con thỏ còn lại là:
 8 – 3 = 5 ( con thỏ)
 Đáp số: 5 con thỏ.
- HS nhắc lại tên bài. Phép cộng trong phạm vi 100( cộng không nhớ)
- HS lấy 35 que tính theo yêu cầu.( Học sinh để các bó chục bên trái, các que rời bên phải )
- HS chú ý.
- ( 35 que tính)
-Đặt bó chục theo bó chục, que rời thẳng với que rời 
- HS chú ý.
- ( 24 que tính)
-Học sinh gộp bó que tính với nhau ,các que rời với nhau . Tất cả được: 59 que tính. 
- Vì em đã gộp số que tính lại với nhau được 5 chục que tính và 9 que tính tách rời nên cả 2 lần lấy được 59 que tính.
-Học sinh quan sát lắng nghe và ghi nhớ .
-Vài học sinh nêu lại cách cộng 
. 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị.
. 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị.
. HS nêu.
. Từ hàng đơn vị ( tức là cộng từ phải sang trái )
. HS thực hiện.
- Học sinh nhận xét, ghi nhớ cách đặt tính của 3 bài tính .
- Nhớ nguyên tắc cộng từ phải sang trái, đặt số thẳng cột .
- HS mở sách giáo khoa.
1/ Tính.
- Học sinh nêu lại cách tính 
- Học sinh làm bài .
- 3 học sinh lên bảng sửa bài .
+
+
+
+
+
+
 52 82 43 76 63 9
 36 14 15 10 5 10
 88 96 58 86 68 19
2/ Đặt tính rồi tính 
- Học sinh nêu cách đặt tính. 
- 3 học sinh lên bảng ( 2 bài / em )
- Cả lớp làm vào bảng con ( 2 bài/dãy ) 
 35+12 60 + 38 6 + 43 
+
+
+
 35 60 6
 12 38 43
 47 98 49
 41+34 22+ 40 54 + 2
+
+
+
 41 22 54
 34 40 2
 75 62 56
3/ Tóm tắt : 
 Lớp 1A : 35 cây 
 Lớp 2A : 50 cây 
 Cả 2 lớp :  cây ? 
 Bài giải : 
 Số cây cả 2 lớp trồng là : 
35 + 50 = 85 ( cây )
Đáp số : 85 cây 
4/ Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo .
- Học sinh đo và ghi số đo vào trên mỗi đoạn thẳng. 2 học sinh lên bảng đo 
-AB = 9 cm 
-MN = 12 cm 
 - HS nêu : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 ( Cộng không nhớ )
Thứ tư, ngày 30 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Môn : Toán
 Phân môn : Tập đọc
(Tiết 1)
Bài : MỜI VÀO
I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ :kiễng chân, soạn sửa, quạt mát, buồm thuyền . 
2.Kĩ năng:
 - Học sinh đọc trơn cả bài
 -Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Ôn vần : ong, oong, tìm được tiếng có vần. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 3.Thái độ: 
 - Hiểu được nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. 
II/ Đồ dùng dạy học : 
 1.GV :
 - Chép sẵn bài lên bảng, SGK .
 2.HS:
 - SGK .
III/ Các hoạt động dạy- học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2'
5'
2'
7'
19''
5'
4'
1'
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ :
- 2 học sinh đọc lại bài Đầm sen, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét cho điểm.
- Nhận xét bài cũ. 
3. Dạy học bài mới :
a/ Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh trong sách giáo khoa và nêu nội dung tranh.
- GV: Hôm nay các em sẽ học bài thơ Mời vào kể về ngôi nhà hiếu khách , niềm nở đón tiếp những người bạn tốt đến chơi. Chúng ta hãy xem những người bạn tốt ấy là ai? Họ rủ nhau làm những công việc gì nhé!
- Gv ghi tên bài lên bảng: Mời vào
b.Vào bài:
* Hoạt động 1 Luyện đọc từ khó.
* Mục tiêu : Học sinh nắm tên bài học. Hiểu nghĩa từ và ý chính của bài. Phát âm đúng các từ khó.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc mẫu.
- Tóm tắt ý chính: Bài nói về một chủ nhà rất hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. 
- Luyện đọc từ khó: kiễng chân, soạn sửa, quạt mát, buồm thuyền.
- Giáo viên giải nghĩa từ:
 gạc ,sừng kiễng chân ,nhón chân ,
buồm thuyền , thuyền di chuyển trên biển nhờ gió thổi căng buồm đẩy thuyền đi.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc.
* Mục tiêu : Học sinh đọc trơn khổ thơ, bài thơ. Đọc đúng nhịp thơ. 
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên hướng dẫn nhịp đọc, cách đọc: giọng vui, tinh nghịch với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại, trải dài hơn 10 dòng thơ cuối.
-- Luyện đọc câu thơ:
- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
 Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Luyện đọc khổ thơ, bài thơ:
- Chia bài làm 4 khổ thơ.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc trơn tứng khổ thơ.
- Cho cá nhân thi đọc cả bài thơ.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh đọc tốt.
- Cho lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
* Hoạt động 3 : Ôn vần
* Mục tiêu : Học sinh nắm cấu tạo vần. Tìm được tiếng có vần ong, oong.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên gọi HS nêu yêu cầu bài 1 trong SGK .
+ Cho HS tìm, sau đó yêu cầu HS phân tích tiếng.
+ Nhận xét.
- Giáo viên giải thích vần ong, oong.
* Giáo viên gọi HS nêu yêu cầu bài 2 trong SGK .
+ Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc mẫu .
+ Tổ chức cho HS thi tìm.
+ Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh tìm từ tốt.
4.Củng cố:
 - Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Giáo dục HS biết yêu quý và chăm sóc các con vật có ích.
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh học tốt.
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết 2.
- Lớp hát.
- 2 HS đọc bài Đầm sen và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- HS nhắc lại. Mời vào
- Học sinh đọc thầm theo Gv.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh đọc đúng: kiễng chân, soạn sửa, quạt mát, buồm thuyền. ( kết hợp phân tích tiếng)
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau.
- Mỗi khổ thơ 3 HS đọc.
- 4 em 1 nhóm đọc nối tiếp nhau.
- Cá nhân thi đọc.
- Cả lớp đọc.
1/ Tìm tiếng trong bài có vần ong: 
 trong
- Hs phân tích cấu tạo 2 vần.
2/ Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, có vần oong.
+ Hs đọc mẫu: chong chóng, xoong canh, 
+ Hs thi đua tìm từ có vần ong, oong.
 ong: nước nóng, lạnh cóng, chong chóng, cõng bé , con còng
 oong: boong tàu, xoong nồi, cải xoong, 
- 1 HS đọc.
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 2)
Bài : MỜI VÀO
I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn cả bài.
 - Trả lời câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 2.Kĩ năng:
 -Học sinh đọc trơn cả bài , và thuộc lòng bài thơ.
 - Biết nói tự nhiên, hồn nhiên về những con vật, sự vật yêu thích. 
 3.Thái độ:
 - Hiểu được nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.
II/ Đồ dùng dạy học : 
 1.GV :
 -Sách giáo khoa.
 2.HS :
 - Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy –học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
4'
1'
18'
5'
5'
4'
1'
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV cho hs đọc lại bài tiết 1, kết hợp tìm tiếng có vần ong oong.
 GV nhận xét cho điểm, khen ngợi.
3. Dạy học bài mới :
a.Giới thiệu bài : Các con vừa học tiết 1, bây giờ cô trò mình cùng học tiếp tiết 2 nhé.
b.Vào bài:
*Hoạt đông 1: Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu nội dung bài.
* Mục tiêu : Đọc trơn cả bài. Hiểu nội dung bài. Tả lời được các câu hỏi trong bài.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh mở SGK.
- GV đọc mẫu bài lần 2.
- Gọi 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu.
1.Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?.
- Gọi 1 HS đọc 2 khổ cuối.
2.Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì?
- Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
+ Khổ thơ 1: Người dẫn chuyện, chủ nhà, Thỏ.
+ Khổ thơ 2: Người dẫn chuyện, chủ nhà, Nai 
+Khổ thơ 3: Người dẫn chuyện, chủ nhà, Gió 
- Chú ý ở khổ thơ đầu người dẫn chuyện chỉ đọc câu mở đầu: Cốc, cốc, cốc!
* Hoạt đông 2: Học thuộc lòng bài thơ.
* Mục tiêu : HS Học thuộc lòng bài thơ.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng khổ thơ theo hướng dẫn của Giáo viên. Sau đó Giáo viên xoá từng khổ một chỉ giữ lại chữ đầu dòng . Mỗi khổ thơ cho học sinh xung phong đọc thuộc.
- Yêu cầu HS thi đua học thuộc lòng theo nhóm, tổ.
- Giáo viên khen ngợi học sinh đọc thuộc cả bài thơ.
* Hoạt đông 3: Luyện nói
 Mục tiêu: Học sinh biết nói tự nhiên, hồn nhiên về con vật mình yêu thích.
* Cách tiến hành: 
- Đọc cho cô chủ đề luyện nói.
- Hướng dẫn học sinh nói theo mẫu trong Sgk.
- Cho học sinh thi đua nói về những con vật em yêu thích.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh nói hay.
4.Củng cố:
- Gọi 1 em học thuộc lòng cả bài thơ.
- Giáo dục HS biết yêu quý và chăm sóc các con vật có ích.
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh học tốt.
5.Dặn dò:
 -Yêu cầu các em về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị cho tiết học tới: Chú công
- Lớp hát.
- HS đọc lại bài , nêu tiếng có vần ong.
- HS mở SGK.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu.
1.Thỏ, Nai và Gió.
- 1 HS đọc 2 khổ cuối.
2. Gió được chủ nhà mời vào để cùng soạn sửa đón trăng lên, quạt mát thêm cho biển cả, làm reo hoa lá, đẩy thuyền buồm đi khắp miền làm việc tốt.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- Hs xung phong đọc thuộc từng khổ thơ.
- HS thi đọc . 
 - HS đọc: Nói về con vật em yêu thích.
 - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ gợi ý 1 số con vật và sự vật trong SGK.
 - 1 h/s nói mẫu:
 - Tôi có một con sáo. Tôi rất yêu nó vì nó hót rất hay. Tôi thường bắt châu chấu cho nó ăn.
 - HS thi nói.
 - 1 HS đọc.
Tiết 3
Môn : Toán
Bài : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức :
 - Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ).
 - Đặt tính rồi tính .
 - Biết tính nhẩm .
 2.Kĩ năng:
 - Củng cố về giải toán và đo độ dài đoạn thẳng .
 3.Thái độ:
II/ Chuẩn bị :
 Chép sẵn bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy- học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2'
5'
1'
5'
13'
15'
 3'
1'
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- 3 học sinh lên bảng làm tính : 
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính .
- Cả lớp nhận xét. Giáo viên sửa bài .Gv ghi điểm.
- Nhận xét chung . 
3. Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài :Trực tiếp ghi đầu bài : Luyện tập.
b.Vào bài:
 * Hoạt động 1 : ôn lại kiến thức.
 Mục tiêu : Học sinh nắm tên bài học. Nhớ phương pháp đặt tính và tính .
 Cách tiến hành: 
- Giáo viên hỏi học sinh nêu lại cách đặt tính .
 GV nhận xét HS nêu.
-Giáo viên chốt lại cách đặt tính, cách tính 
* Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Học sinh biết làm tính cộng, tính nhẩm. 
 Cách tiến hành: 
- Cho học sinh mở Sách giáo khoa.
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
-Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính.
- Cho HS làm bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai chung .
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
-Gọi học sinh nêu lại cách cộng nhẩm .
- Cho HS làm bài, chữa bài.
- Chỉ vào 2 phép tính : 52 + 6 = 58
 6 + 5 2 = 58
- Nhận xét cho cô về các số trong 2 phép tính này.
- Vị trí của các số trong 2 phép tính có gì khác nhau ?
- Kết quả của hai phép tính ra sao?
- GV chốt lại: Khi ta thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
- Gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 2:
 Mục tiêu : HS biết tóm tắt , trình bày bài giải bài toán có lời văn.
 Cách tiến hành
 Cho học sinh tự nêu đề toán . GV đặt câu hỏi rồi cho HS tự tóm tắt và giải bài toán .
 GV gọi 1 HS lên bảng giải , lớp giải bảng con.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai chung.
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên yêu cầu học sinh : dùng thước đo để xác định độ dài 8cm. Sau đó vẽ đoạn thẳng có độ dài là 8 cm .
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và các bước giải bài toán.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong vở bài tập toán 
- Chuẩn bị các bài tập cho tiết học hôm sau : Luyện tập
- Lớp hát.
 HS1 HS2 HS3
42
 24
+
66
38
 20
+
58
36
 3
+
39
- HS nhắc lại tên bài.Luyện tập
-Viết số thứ nhất rồi viết số thứ 2 sao cho số hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị, số hàng chục thẳng với cột chục. Cộng từ phải sang trái 
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh mở Sgk 
1/ Học sinh nêu yêu cầu bài 1: Đặt tính rồi tính .
- HS nhắc lại.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện ( 2 phép tính / 1 em ). Cả lớp làm vào bảng con. Mỗi dãy bàn thực hiện 2 phép tính .
47 + 22 40+ 20 12 + 4
+
+
+
47 40 12
22 20 4
69 60 16
51+ 35 80 + 9 8 + 31
+
+
+
51 80 8
35 9 31
86 89 39
-Cả lớp nhận xét bài 3 bạn trên bảng .
2/ Tính nhẩm .
- HS nêu: 30 + 6 : gồm 3 chục và 6 đơn vị nên: 30 + 6 =36
 30+ 6= 36 60 +9 = 69
40+ 5= 45 70 + 2= 72
 52+ 6 = 58 82 + 3= 85
 6+ 52 = 58 3 + 82 = 85
- Các số trong 2 phép tính này giống nhau.
-Đỗi chỗ cho nhau.
- Giống nhau và đều bằng 58.
- HS nhắc lại...
3/ Học sinh nêu đề toán tự tóm tắt 
 Tóm tắt : 
 Bạn gái : 21 bạn
 Bạn trai : 14 bạn 
 Có tất cả : bạn ?
 Bài giải : 
 Lớp em có tất cả là : 
 21 + 14 = 35 ( bạn )
 Đáp số : 35 bạn 
4/ Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.
- Học sinh tự đo và vẽ vào vở.
 - HS nêu....
Tiết 4
Phân môn : Thủ công
Bài : CẮT, DÁN HÌNH TAM GIÁC ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - Hs biết kẻ, cắt, dán được hình tam giác.
 2.Kĩ năng:
 - Hs kẻ cắt, dán được hình tam giác .
 3.Thái độ:
 - Ham thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học :
 1. GV: 
 -Hình tam giác mẫu, 1 tờ giấy kẻ ô.
 2. HS: 
 1 tờ giấy màu, vở thủ công.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
2'
1'
5'
16'
3'
1'
1.Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
 - Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Cắt, dán hình tam giác ( tiết 2)
b.Vào bài:
* Hoạt động 1: Ôn lại cách kẻ hình tam giác.
* Mục tiêu: Nhắc lại cách kẻ hình vuông.
 Cách tiến hành: 
 Gv nhắc lại cách kẻ hình tam giác theo 2 cách, hỏi:
+ Để kẻ hình tam giác ta phải làm cách nào?
+ Cách cắt nào đơn giản và ít thừa giấy hơn?
 GV nhận xét khen ngợi HS nếu trả lời đúng.
* Hoạt động 2: thực hành.
 Mục tiêu: HS kẻ, cắt, dán hình tam giác theo 2 cách.
 Cách tiến hành:
- GV nhắc qua các cách kẻ, cắt hình tam giác theo 2 cách.
- Cắt rời hình chữ nhật.
- Xác định 3 điểm, nối 3 điểm được hình tam giác.
- Cắt rời 2 cạnh AB, AC đựơc 1 hình tam giác.
- Nhắc Hs cắt cho thẳng, dán cân đối và phẳng.
- Chấm bài nhận xét.
4.Củng cố: 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị giấy màu, đồ dùng học tập để: “ Cắt dán hàng rào đơn giản”.
- Lớp hát.
 + HS trả lời.
 + HS trả lời.
- HS chú ý.
- HS vẽ hình chữ nhật cạnh dài 7ô rộng 8ô.
- HS cắt rời hình tam giác.
- Dán sản phẩm vào vở.
- Dọn vệ sinh lau tay.
- Hs nhắc lại...
Thứ năm, 30 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Chính tả
Bài : MỜI VÀO
I/ Mục tiêu :
 1.Kiến thức:
 - HS nhìn bảng , chép lại cho đúng khổ thơ 1,2 bài Mời vào khoảng 15’.
 2.Kĩ năng: 
 - Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ong hay oong, điền chữ ng hay ngh. Nhớ quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i.
 3.Thái độ:
II/ Đồ dùng dạy học : 
 1.GV :
 - Chép sẵn nội dung bài chính tả lên bảng.
 2.HS: 
 Bảng con, vở chính tả .
III/ Các hoạt động dạy- học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
1'
8'
16'
8'
4'
1'
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên chấm vở học sinh chép lại bài hôm trước – Nhận xét.
- 2 em lên bảng làm bài tập 2 ( điền vần en hay oen) Bài 3 (điền chữ Giáo viên hay gh) của bài chính tả hôm trước.
- GV nhận xét, cho điểm .
- Giáo viên nhận xét bài cũ . 
3. Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: tập chép 2 khổ thơ đầu của bài: Mời vào”
- Gv ghi tên bài lên bảng.
b..Vào bài:
Hoạt động 1 : luyện viết từ khó.
* Mục Tiêu : Học sinh nắm nội dung bài viết. Viết đúng các từ khó trong bài.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần.
- Giáo viên tóm tắt nội dung khổ thơ 1, 2.
- Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà.
- Tìm những chữ được viết hoa. Giải thích vì sao?
- Cho học sinh viết bảng con các từ khó, kết hợp yêu cầu HS phân tích tiếng. 
- Giáo viên chỉnh sửa nét sai cho học sinh .
* Hoạt động 2 : Viết bài vào vở.
* Mục tiêu : Học sinh viết đúng, đẹp, biết trình bày khổ thơ trong vở ô li.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh lấy vở, sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- Giáo viên lưu ý học sinh : Các chữ đầu dòng đều viết hoa. Các câu thoại có gạch ngang nhỏ đầu dòng. Sau 3 tiếng cốc có dấu chấm cảm.
- Giáo viên cho HS viết bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
- Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài của học sinh .Nhận xét.
*Hoạt đông 3: Bài tập chính tả.
* Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần ong hay oong, điền chữ ng hay ngh. Nhớ quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i.
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2. 
+ Hướng dẫn HS làm bài.
+ Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài chung.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 3. 
+ Cho HS xem tranh, nêu nội dung tranh.
+ Gv giải nghĩa từ.
+ Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 3 em lên tham gia trò chơi với hình thức tiếp sức.
+ Nhận xét, tuyên dương. Cho HS đọc lại.
- Dạy qui tắc chính tả ( ngh + e, ê. i )
+ Dựa vào bài tập 3 , hãy cho cô biết chữ ngh được viết trước những âm nào?
+ Vậy chữ ng khi đứng trước các nguyên âm nào?
+ Gọi 3,4 HS nhắc lại quy tắc chính tả.
+ Cho HS lấy ví dụ minh họa cho quy tắc trên.
4.Củng cố:
- Cho HS phân biệt chữ đúng, sai trong bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh viết đúng, đẹp.
5.Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh về chép lại bài nếu chưa đạt yêu cầu .
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Chuyện ở lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài tập theo yêu cầu.
- HS nhắc lại. Mời vào
- 2 học sinh đọc lại bài.
- HS : Thỏ, Nai, Gió.
- Cốc, Ai, Tôi, Nếu, Cho, Thật. Vì đứng ở đầu câu.
- Học sinh vừa đánh vần vừa viết : cốc, nếu, xem gạc, thật.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên.
- HS chú ý.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh cầm bút chì dò lại từng chữ và chữa bài.
2/ Học sinh nêu yêu cầu bài: Điền vần ong hay oong
- Tự làm bài rồi chữa bài:
 Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan Vịnh Hạ Long. Đứng trên boong tàu, ngắm mặt biển rộng Nam mong lớn lên sẽ trở thành thuỷ thủ .
3 / Điền chữ ng hay ngh.
 Đội A Đội B
 ngôi nhà	 nghe nhạc
 nghề nông	 ngôi nhà
 nghe nhạc	 nghề nông
+ Viết âm đầu là ngh khi đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.
+ Viết ng khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, ơ, u, ư,
+ 3, 4 học sinh lập lại qui tắc chính tả.
 ngh
i
e
ê
+ nghe nói, nghệ , suy nghĩ, ý nghĩa,...
+ ngã, ngắn ngũi, ngúy nguẩy,
Tiết 2
Phân môn : Kể chuyện
Bài : NIỀM VUI BẤT NGỜ
I/ Mục tiêu :
 1.Kiến thức:
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. ( HS giỏi kể được toàn bộ câu chuyện)
 2.Kĩ năng:
 - Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện. 
 3.Thái độ:
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 1.GV :
 - Sách giáo khoa, truyện kể.
 2.HS:
 - Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy –học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
2'
4'
13'
4'
4'
1'
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 em kể nối tiếp nhau kể câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” (cho học sinh Q sát tranh minh hoạ trong SGK để kể lại).
- Nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét bài cũ. 
3. Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
 Các em có biết Bác Hồ là ai không? Bác Hồ chính là chủ tịch nước đầu tiên của nước ta. Khi Bác còn sống cho dù bận trăm công nghìn việc nhưng lúc nào Bác cũng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuần 29.doc