Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

A. YÊU CẦU:

- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi

- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, vở bài tập

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Kiểm tra bài cũ:

+ Khi nào thì nói lời cảm ơn?

+ Khi nào thì nói lời xin lỗi?

- GV nhận xét, ghi điểm.

2- Dạy - học bài mới:

*Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3

- HS thảo luận theo nhóm 2

- HS làm việc theo nhóm, GV quan sát, giúp đỡ nhóm HS còn lúng túng.

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV kết luận.

*Hoạt động 2:Trò chơi " ghép hoa "

- GV nêu bài tập 5. Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1nhị hoa và các cánh hoa

- GV nêu yêu cầu của trò chơi

- HS thảo luận trong nhóm, GV đi từng nhóm quan sát và giúp đỡ.

- Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.

- Cả lớp nhận xét và bổ sung.

- GV kết luận

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 Ngày soạn: 19/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ hai: 22/ 03/ 2010
ĐẠO ĐỨC: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (T2)
A. YÊU CẦU:
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, vở bài tập 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
+ Khi nào thì nói lời cảm ơn?
+ Khi nào thì nói lời xin lỗi?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3
- HS thảo luận theo nhóm 2
- HS làm việc theo nhóm, GV quan sát, giúp đỡ nhóm HS còn lúng túng.
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận.
*Hoạt động 2:Trò chơi " ghép hoa "
- GV nêu bài tập 5. Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1nhị hoa và các cánh hoa
- GV nêu yêu cầu của trò chơi
- HS thảo luận trong nhóm, GV đi từng nhóm quan sát và giúp đỡ.
- Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận
*Hoạt động 3: HS làm bài tập 6
- GV nêu và giải thích yêu cầu của bài tập
- HS làm bài, GV theo dõi
- Gọi HS chữa bài, HS khác nhận xét
- GV kết luận chung.
* Hoạt động nối tiếp
+ Vì sao phải nói lời cảm ơn, xin lỗi?
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học.
Nhận xét giờ học.
____________________________
TẬP ĐỌC:	 HOA NGỌC LAN
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn... bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGV + Bộ đồ dùng thực hành
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Học sinh đọc bài Vẽ ngựa.
+ Vì sao bà lại cười khi nhìn bức tranh của em bé ?
2. . Bài mới:
TIẾT 1:
1. Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng: Hoa ngọc lan.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu toàn bài – Học sinh nhìn bài trên bảng theo dõi. 
* Học sinh luyện đọc tiếng và từ ngữ: bạc, dày, ngan ngát, lấp ló. Khi luyện đọc có kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học ở tập 1
* Luyện đọc câu: Cho học sinh đọc thầm từng câu – Mỗi câu cho học sinh đọc lại thành tiếng.
* Luyện đọc đoạn: Mỗi đoạn cho vài học sinh đọc lại. từng nhóm 3 học sinh đọc nối tiếp nhau, mỗi em 1 đoạn. Học sinh đọc cá nhân toàn bài
- Hướng dẫn học sinh đọc theo nhóm. Thi đua đọc giữa các nhóm.
- Một em đọc lại toàn bài – Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
3. Ôn vần: ăm, ăp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần ăp.
- Đọc lại các tiếng có vần ăp.
- Tìm các tiếng khác ở ngoài bài có vần ăm, ăp. 
- Thi nói thành câu tiếng có vần ăm, ăp.
- Học sinh trả lời giáo viên theo dõi khen ngợi sửa sai cho học sinh. 
TIẾT 2:
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a/ Tìm hiểu bài đọc:
Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 1- 2 em đọc nối tiếp câu văn đầu – cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Nụ hoa lan màu gì? trắng ngần.
+ Hương hoa lan thơm như thế nào? Hương lan ngan ngát toả khắp nhà, khắp vườn.
- Gọi vài em thi đọc bài văn.
b/Luyện nói:
Học sinh sinh hoạt theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi trrong tranh:
 + Gọi tên các loài hoa trong tranh.
Học sinh trả lời- giáo viên nhận xét.
5. Củng cố dặn dò:
Cho vài em đọc lại bài - Khen ngợi những em học tập tốt.
Dặn: Về nhà đọc lại bài, làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 20/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ ba: 23/ 03/ 2010
 MĨ THUẬT: VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ
(Có GV bộ môn)
_______________________________
TẬP VIẾT: TÔ CHỮ HOA E, Ê, G
A. YÊU CẦU:
- Tô được các chữ hoa: E, Ê, G 
- Viết đúng các vần: ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập hai (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV – Chữ mẫu, bảng con, phấn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu nội dung bài học
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên nhận xét số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết.
- Học sinh viết trên bảng con
 3. Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng:
- Học sinh đọc các vần và từ ứng dụng 
- Học sinh quan sát các vần vần từ ứng dụng trên bảng phụ.
ăm, ăp, ươn, ương
chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương
- Học sinh tập viết vào bảng con
 4. Hướng dẫn học sinh tập tô và tập viết:
- Học sinh tô chữ: E, Ê tập viết, ăm, ăp, chăm học, khắp vườn.
- Học sinh viết- giáo viên theo dõi
- Giáo viên chấm chữa bài cho học sinh
5. Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương những em viết đẹp.
- Về nhà tập viết lại chư và vần vừa học.
_______________________________
CHÍNH TẢ: (T-C) NHÀ BÀ NGOẠI
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Nhà bà ngoại: 27 chữ trong khoảng 10 - 15 phút
- Điền đúng vần ăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV – bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1) Mở đầu: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết chính tả.
 2) Dạy bài mới: giáo viên giới thiệu bài
*Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi 3 em đọc lại đoạn văn- giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng viết sai: ngoại, rộng rãi, lòa xòa, hiên, khắp vườn. Học sinh tự đánh vần nhẩm và viết vào bảng con.
- Học sinh tập chép vào vở – khi học sinh viết chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- Học sinh viết xong cho học sinh dò bài, chữa lỗi.
- Hướng dẫn học sinh tự viết lỗi ra ngoài lề 
- Học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: ăm hay ăp
Giáo viên chép bài lên bảng – học sinh làm bài – giáo viên theo dõi .
b) Điền chữ c hay k:
- Học sinh làm bài- sau đó gọi vài em đọc lại bài.
4) Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên khen những học sinh viết đẹp, làm bài đúng yêu cầu.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
_______________________________
TOÁN: 	LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, biết tìm số liền sau của một số, biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị
- Làm các bài tập 1,2 (cột a,b),3 (cột a,b),4 SGK
- Củng cố về giải toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài tập: Điền dấu >, <, =
27 . . . 38 	54 . . . 59 	45 . . . 54
12 . . . 21 	37 . . . 37 	64 . . . 71
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập sau:
Bài 1: Trò chơi " Tiếp sức "
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 2 em
- GV nêu yêu cầu của trò chơi: 1 em đọc số, 1 em viết số theo 3 phần a, b, c.
- HS thảo luận và chuẩn bị lên chơi.
- HS thực hiện trò chơi, GV theo dõi nhắc nhở HS.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS đọc mẫu, GV viết lên bảng
- HS làm bài, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
- HS đổi bài chéo, kiểm tra lẫn nhau
- Gọi HS chữa bài, cả lớp nhận xét
- GV kết luận.
Bài 3: ( Hoạt động cả lớp )
- HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét
- GV nhận xét chung.
Bài 4: ( Hoạt động cả lớp )
- HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS chậm
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết:
87 = 80 + 7
- GV nhận xét chung.
3- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc các số từ 20 - 40, 50 - 60, 80 - 99
- GV nêu 2 số để HS so sánh và diễn đạt cách so sánh
- Về nhà ôn lại bài và làm bài tập trong VBT. Nhận xét giờ học.
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 22/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ năm: 25/ 03/ 2010
THỂ DỤC: BÀI TDPTC - TẬP HỢP HÀNG DỌC, 
 DÓNG HÀNG - TRÒ CHƠI: TÂNG CẦU
(Có GV bộ môn)
_______________________________
CHÍNH TẢ: (T-C) CÂU ĐỐ
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8 - 10 phút.
- Điền đúng chữ ch, tr, v, d, hoặc gi vào chỗ trống
- Làm bài tập (2) a hoặc b
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Mở đầu: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết chính tả.
2) Dạy bài mới: giáo viên giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh tập chép: 
- Gọi 3 em đọc lại bài thơ- giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng viết sai: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
- Học sinh tự đánh vần nhẩm và viết vào bảng con.
- HS tập chép vào vở – khi HS viết chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- Học sinh viết xong cho học sinh dò bài, chữa lỗi.
- Hướng dẫn học sinh tự viết lỗi ra ngoài lề – Học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: anh hay ach.
Học sinh làm bài, Giáo viên theo dõi chép bài 2 lên bảng.
b) Điền chữ: ng hay ngh.
- Học sinh làm bài- sau đó gọi vài em đọc lại bài.
4) Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên khen những học sinh viết đẹp, làm bài đúng yêu cầu.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
______________________________
KỂ CHUYỆN: 	TRÍ KHÔN 
A. YÊU CẦU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình ảnh ở sách giáo khoa.
- Mặt nạ trâu, hổ, khăn quấn
- Bảng phụ ghi 4 đoạn của câu chuyện
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài:
b. Giáo viên kể chuyện:
Lần 2 kết hợp với bức tranh minh hoạ
c. Hướng dẫn HS kể từng đoạn dựa vào các câu hỏi và các bức tranh.
 + Tranh 1 vẽ cảnh gì? 
 + Hổ nhìn thấy gì?
 + Thấy cảnh ảnh hổ đã làm gì?
- 2 em kể lại nội dung bức tranh
- Tiến hành tương tự với bức tranh 2,3,4
d. Hướng dẫn HS kể toàn chuyện
- Giáo viên chia nhóm
- Sử dụng hoá trang thi kể chuyện theo vai
e. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
 Câu chuyện này cho em biết điều gì?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hỏi: 
+ Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
+ Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe.
______________________________
TOÁN: LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Viết được số có hai chữ số, viết được số tiền trước, số liền sau của một số; so sánh các số, thứ tự số.
- Làm các bài tập 1,2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau các số từ 1 đến 100, mỗi em đọc 2 số và trả lời câu hỏi:
+ Các số có 1 chữ số là những số nào?
+ Các số tròn chục là những số nào?
+ Các số có 2 chữ số giống nhau là những số nào?
-Gọi HS nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm
2- Dạy - học bài mới:
Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập sau:
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài: Viết số
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- Gọi HS đọc kết quả của bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm bài, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
Tóm tắt: 
Có: 9 bạn
Số bạn nữ: 5 bạn
Số bạn nam:  bạn?
Bài giải
Số bạn nam của tổ em là:
9 – 5 = 4 (bạn)
Đáp số: 4 bạn nam.
- HS đổi bài chéo, kiểm tra lẫn nhau
- Gọi HS chữa bài, cả lớp nhận xét
- GV kết luận.
Bài 3: ( Hoạt động cả lớp )
- HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc các số từ 1 đến 100
- Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong VBT
- Nhận xét giờ học.
__________________________________________________________
 Ngày soạn: 23/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ sáu: 26/ 03/ 2010
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG 
A. YÊU CẦU:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, biết giải toán có một phép cộng. Làm các bài tập 1,2,3 (b,c) bài 4,5 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
Phần a) Học sinh nêu nhiệm vụ và làm. Học sinh quan sát tranh vẽ, dựa vào bài toán trong SGK để viết phần còn thiếu. Học sinh nêu bài toán và tự giải.
Bài giải:
Số ô tô có tất cả là:
5 + 2 = 7 (ô tô)
Đáp số: 7 ô tô
 Phần b) thực hiện tương tự phần a. 
Bài giải:
Số con chim còn lại trên cành là:
6 – 2 = 4 (con chim)
Đáp số: 4 con chim
Bài 2: Học sinh quan sát hình vẽ rồi tự nêu tóm tắt bài toán.
 Tóm tắt: 
	Có: 	8 con thỏ
	Chạy đi: 	3 con thỏ
	Còn lại: 	 con thỏ?
Bài giải:
Số con thỏ còn lại là:
 8 – 3 = 5 (con thỏ)
Đáp số: 5 con thỏ
Học sinh làm bài – giáo viên theo dõi uốn nắn.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Làm vào VBT và nêu kết quả.
7265	15>10+4
85>81	42<76	16=10+6
45<47	33<66	18=15+3
Thu bài- chấm, chữa bài.
Dặn: Về nhà làm bài tập ở VBT Toán.
_______________________________
TẬP ĐỌC:	 MƯU CHÚ SẺ 
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. Bước đầu biết nghỉu hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nội dung: Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 SGV + Bộ đồ dùng thực hành
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 TIẾT 1
1. Bài cũ: 
- 3 em đọc thuộc lòng bài Ai dậy sớm - trả lời câu hỏi
- GV nhận xét đánh giá 
2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng: 
- Bức tranh vẻ cảnh gì? 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu toàn bài – Học sinh nhìn bài trên bảng theo dõi. 
* Học sinh luyện đọc tiếng và từ ngữ: oảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ. Khi luyện đọc có kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học ở tập 1
* Luyện đọc câu: Cho học sinh đọc thầm từng câu – Mỗi câu cho học sinh đọc lại thành tiếng.
* Luyện đọc đoạn: Mỗi đoạn cho vài học sinh đọc lại. từng nhóm 3 học sinh đọc nối tiếp nhau, mỗi em 1 đoạn - Học sinh đọc cá nhân toàn bài - Hướng dẫn học sinh đọc theo nhóm. Thi đua đọc giữa các nhóm.
Một em đọc lại toàn bài – Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
3. Ôn vần: uôn, uông
- Tìm tiếng trong bài có vần uôn, đọc và phân tích: muộn
- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông.
- Xem các bức tranh SGK
- Bức tranh vẽ cảnh gì
- Trò chơi: Thi tìm tiếng nhanh
Nói câu có chứa tiếng: vần uôn hoặc uông.
TIẾT 2
* Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2
- GV gọi 2 em đọc đoạn 1
 Buổi sớm điều gì đã xảy ra?
- 2 HS đọc đoạn 2
Khi Sẻ bị chú Mèo chộp được. Sẻ đã nói gì với Mèo?
- Gọi 2 HS đọc đoạn 3
 Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- Đọc câu hỏi 3: 2 H lên bảng dùng thẻ gắn nam châm xếp nhanh
- Cả lớp ghép bảng con.
- Đọc bài làm
- GV nhận xét
- Gọi 2 HS đọc lại bài
3. Củng cố dặn dò:
- Kể lại câu chuyện theo cách phân vai
- Nhận xét tiết học - dặn dò H về nhà luyện đọc bài
________________________________
 SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO
A. YÊU CẦU:
- Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động tuần qua
- Kế hoạch tuần tới.
- Sinh hoạt tập thể.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Nhận xét, đánh giá.
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Nề nếp duy trì tốt. 
- Không có trường hợp nói tục.
- Trang phục một số em còn luộm thuộm,vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ như: 
Trong giờ học một số em sôi nổi tham gia xây dựng bài như: 
- Tham gia sinh hoạt sao đều
2.Kế hoạch tuần tới.
- Ôn tập để làm bài kiểm tra giữa kì cho tốt.
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt sao.
- Tham gia đầy dủ các buổi sinh hoạt khác.
- Duy trì nề nếp và sĩ số lớp học.
3. Sinh hoạt sao.
- Lớp ra sân sinh hoạt múa hát do các anh chị phụ trách.
- Gv nhận xét giờ học .
- Dặn dò về nhà.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 27.doc