Giáo Án Lớp 1 - Tuần 27 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B

 I/ Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - Học sinh đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ : vỏ dày , lấp ló , hoa ngọc lan , ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu .

 2.Kĩ năng:

 - Ôn các vần : ăm , ăp . Tìm được tiếng trong bài có vần ăm , nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp .

 3.Thái độ:

 - Hiểu từ ngữ : lấp ló , ngan ngát .

 - Hiểu được nội dung bài : Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé .

 II/ Chuẩn bị :

 1.GV :

 Viết bài tập đọc lên bảng .

 2.HS : SGK

 III/ Các hoạt động dạy – học :

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 27 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sát và nhận xét.
+ Chữ hoa G gồm mấy nét , là những nét nào?
+Yêu cầu HS nêu về độ cao và độ giản của con chữ.
+ GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét.
+ Gv nêu quy trình viết( vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ)
+ Cho HS viết bóng.
* Cho HS tô chữ hoa vào VTV.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS viết được vần, từ ngữ ứng dụng vào bảng con.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc vần, từ trên bảng phụ.
- Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng:
+ Giới thiệu vần :ăm, ăp, ươn, ương
+ Giới thiệu từ ứng dụng: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngáy hương.
- Yêu cầu HS phân tích các từ.
-Giảng từ ứng dụng. 
-GV viết mẫu, hướng dẫn viết bảng con: Hướng dẫn cách viết ,độ cao,khoảng cách .
 ăm 
 ăp
 chăm vườn
 khắp vườn
 ươn 
 ương
 vườn hoa
 ngát hương
- GV uốn nắn sửa sai cho HS .
* Hoạt động 3: Thực hành 
* Mục tiêu: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
 *Cách tiến hành : 
- Đọc lại yêu cầu bài viết.
- Cho xem vở mẫu.
- Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- Hướng dẫn HS viết vở:
+ Chú ý HS: 
. Khi viết cần nối nét với nhau ở các con chữ.
. GV theo dõi , uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu kém.
- Chấm bài HS đã viết xong ( Số vở còn lại thu về nhà chấm)
- Nhận xét kết quả bài chấm.
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết
- Nhận xét giờ học.
- Giáo dục HS.
5. Dặn dò: 
 -Về nhà xem lại bài.
 - Chuẩn bị : Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau.
- Lớp hát.
- HS viết theo yêu cầu.
- HS nhắc lại.Tô chữ hoa E, Ê, G
- HS quan sát trên bảng phụ và trong vở TV.
+ Chữ hoa E gồm 1 nét .Độ cao 5 ô li, độ giải 4 ô li rưởi.
+ HS chú ý.
+ HS viết bóng.
HS trả lời
+Chữ hoa Ê có thêm dấu mũ
+HS viết bóng.
- HS quan sát.
+ Chữ hoa G gồm 2 nét.
+ Độ cao là 8 ô li, độ giản là 5 ô li.
+ HS chú ý.
+ HS viết bóng.
* HS tô các chữ hoa E, Ê,G nêu vào VTV.
- HS đọc: ăm, ăp, ươn, ương 
chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương
- HS phân tích
-HS quan sát, viết vào bảng con.
- HS đọc...
- HS quan sát.
- HS chú ý.
 -Cả lớp viết bài vào vở.
-HS viết xong nộp bài chấm điểm .
 Tiết 4
Môn: Thể dục
 GV nhóm 2 dạy
...............................................................................................
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức
 - Biết đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
 2.Kĩ năng:
 - Biết tìm số liền sau của một số .
 - Biết phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị .
 3.Thái độ :
 Có tính cẩn thậẩntong giải toán.
 II/ Chuẩn bị :
 Chuẩn bị các bài tập.
 III/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
27'
4'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập, các em còn lại làm vào nháp.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Luyện tập
b/ Vào bài:
* Hoạt động 1 : Làm bài tập.
* Mục tiêu : Củng cố đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số, tìm số liền sau của số có 2 chữ số .
* Cách tiến hành: 
-Cho học sinh mở SGK . 
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu bài 1
-Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 1a, 1b, 1c . Yêu cầu học sinh mỗi tổ làm 1 bài vào bảng con .Gọi HS lên bảng chữa bài.
-Giáo viên cho học sinh cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. Giáo viên chỉ vào các số yêu cầu học sinh đọc lại .
- Trong các số đó, số nào là số tròn chục? Vì sao em biết?
- Nhận xét.
Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu .
-Giáo viên treo bảng phụ có bài tập 2.
-Muốn tìm số liền sau 80 em phải làm gì ? ( giáo viên đính mẫu )
- Vì sao em biết.
- Muốn tìm số liền sau ta phải làm như thế nào?
-Cho học sinh tự làm bài vào phiếu bài tập.
- 4 học sinh lên bảng chữa bài .
-Giáo viên nhận xét, kiểm tra bài làm của học sinh 
-Kết luận : Muốn tìm số liền sau của 1 số ta thêm 1 đơn vị vào số đã cho trước. 
-Ví dụ : 23 thêm 1 là 24 . Vậy liền sau 23 là 24
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
-Cho học sinh phân 2đội, mỗi đội cử 4 học sinh tham gia chơi tiếp sức. Từng em sẽ điền dấu , = vào chỗ chấm, lần lượt mỗi em 1 phép tính .
-Đội nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc.
-Nhận xét bài làm của học sinh. Tuyên dương đội thắng cuộc.
-Hỏi học sinh : Muốn so sánh các số có 2 chữ số em cần chú ý điều gì ? 
-Giáo viên kết luận theo ý kiến của học sinh .
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Giáo viên hướng dẫn theo mẫu : 
a/ 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị ; ta viết 87 = 80 + 7 .
-Cho học sinh làm bài theo nhóm. 
-Giáo viên xem xét, chấm 1 số bài của học sinh 
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài .
-Giáo viên cho học sinh nhận xét cách phân tích số tách tổng số chục và số đơn vị.
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc số theo thứ tự từ 30 đến 50, 70 đến 80, 90 đến 99.
- Gv đưa ra 2 số để HS so sánh và diễn đạt cách so sánh.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh ôn lại bài học.
- Chuẩn bị xem trước bài : Bảng các số từ 1đến 100.
- Lớp hát.
- Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm.
a/ 3728 b/ 6464 c/ 8448
 3113 5757 7447
- HS nhắc lại.Luyện tập
1/ Viết số:
-Tổ 1 làm a, tổ 2 làm b, tổ 3,4 làm c trên bảng con .
-3 em đại diện lên bảng sửa bài .
-Vài em đọc lại các số theo yêu cầu của giáo viên .
-Cho học sinh đọc lại các số ( đồng thanh)
 a/ 30, 13, 12, 20.
 b/ 77, 44, 96, 69
 c/ 81, 10, 99, 48
2/ Viết ( theo mẫu)
-Học sinh đọc mẫu : số liền sau của 80 là 81 .
-Thêm 1 vào 80 ta có số 81 vậy số liền sau 80 là 81 .
- Ta đếm thêm 1 ( ta cộng thêm 1)
- HS làm vào phiếu bài tập.
a/ Số liền sau của 23 là 24
 Số liền sau của 70 là 71
b/ Số liền sau của 84 là 85
 Số liền sau của 98 là 99
c/ Số liền sau của 54 là 55
 Số liền sau của 69 là 70
d/ Số liền sau của 39 là 40
3/ Điền dấu , = vào chỗ chấm
- Ta phải so sánh 2 số.
-Học sinh cử 4 em / đội lên tham gia chơi 
-Học sinh lớp cổ vũ cho bạn .
 a/ 34 45
 78> 69 81< 82
 72 90
 62= 62 61<63
-So sánh số hàng chục trước. Số hàng chục nào lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu 2 số hàng chục bằng nhau thì ta so sánh số ở hàng đơn vị .
4/ Viết ( theo mẫu ) .
-Học sinh tự làm bài vào phiếu bài tập 
b/ 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị; ta viết : 59= 50+9
c/ 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị; ta viết : 20 = 20+0
d/ 99 gồm 9 chục và 9 đơn vị; ta viết : 99 = 90+9
- HS đọc .....
-HS so sánh .
- HS đọc theo yêu cầu.
 Thứ tư ngày 16 tháng 03 năm 2011
Tiết 1
Phân môn: Tập đọc
( Tiết 1)
Bài : AI DẬY SỚM
 I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ : dậy sớm , ra vườn , lên đồi , đất trời , chờ đón.
 - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
 - Ôn vần : ươn , ương . Tìm được tiếng , nói được câu có tiếng chứa vần ươn , ương . 
 2.Kĩ năng: 
 - Hiểu từ ngữ : vừng đông , đất trời . Hiểu nội dung bài : cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh ấy.
 II/ Chuẩn bị :
 - Chép bài thơ lên bảng . Bảng phụ chơi trò chơi .
 III/ Các hoạt động dạy- học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
2'
10'
16
5'
4'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 học sinh đọc lại bài : Hoa Ngọc Lan và trả lời câu hỏi .
- Hoa lan màu gì ? Hương Lan thơm như thế nào ?
- Vào mùa lan bà thường làm gì ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh SGK. Trả lờ tranh (GV ghi tên bài lên bảng).Ai dậy sớm.
b.Vào bài: Cho HS nhắc lại tên bài:
*Hoạt động 1: Luyện đọc
 Mục tiêu : HS đọc đúng từ khó ,và phân tích được tiếng từ khó .
 Cách tiến hành 
- Giáo viên đọc mẫu .
- Tóm tắt ý chính: bài thơ tả lại cảnh đẹp vào buổi sáng sớm và chỉ có những người dây sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy . 
- Cho HS luyện đọc các từ khó, kết hợp yêu cầu HS phân tích tiếng : dậy sớm , ra vườn , lên đồi , đất trời , chờ đón.
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm sai của học sinh .
- Giáo viên giải thích từ:
+ Vừng đông : Ánh mặt trời mới mọc ở phía đông. 
+ Đất trời : Mặt đất và bầu trời .
*Hoạt động 2 : Luyện đọc 
*Mục tiêu :Học sinh đọc được câu ,bài thơ đúng nhịp thơ :
* Cách tiến hành: 
-- Luyện đọc câu:
- Yêu cầu mỗi HS đọc 1 dòng thơ theo hình thức nối tiếp.
- Mỗi bàn đọc một dòng thơ theo hình thức nối tiếp.
- Giáo viên nhận xét , uốn nắn , sửa sai cho học sinh.
-- Luyện đọc doạn , bài:
- Mỗi khổ thơ gọi 3 HS đọc.
- Chia nhóm: mỗi nhóm 3 HS ( mỗi HS đọc 1 khổ)
- Cho mỗi tổ cử 1 HS thi đọc toàn bài.
- Mỗi dãy thi đọc toàn bài 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
*Hoạt động 3: Ôn vần .
*Mục tiêu :Học sinh nhớ cấu tạo vần ươn , ương . Tìm được tiếng, nói được câu có tiếng chứa vần.
* Cách tiến hành: 
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài 1. 
+ Cho HS tìm.
+ Yêu cầu HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài 2.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh . Gọi 2 HS nói theo câu mẫu trong SGK.
- Cho học sinh thi đua nói câu có tiếng chứa vần ươn , ương . Giáo viên chỉnh sửa câu hoàn chỉnh cho học sinh .
4.Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh hoạt động tốt .
 5.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết 2 .
- Lớp hát.
- HS đọc lại bài Hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi 
- Bức tranh vẽ bạn nhỉ ra vườn vào buổi sáng sớm.
- HS:.Ai dậy sớm.
- HS đọc thầm theo GV.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh:
dậy sớm , ra vườn , lên đồi , đất trời , chờ đón.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ (cá nhân)
- Từng bàn đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Mỗi khổ thơ 3 HS đọc.
- Nhóm 3 em đọc nối tiếp nhau , mỗi em đọc 1 khổ thơ .
- Cá nhân thi đua đọc cả bài .
- Lớp đọc đồng thanh .
1/Tìm tiếng trong bài có vần ươn ,ương 
( vườn , hương)
2/ Nói câu chứa tiếng có vần ươn hoặc ương.
- Nhìn tranh nói theo 2 câu mẫu . 
+ Cánh diều bay lượn .
+ Vườn hoa ngát hương thơm .
- Buổi sáng, vừa ngủ dậy , bé vươn vai ra sân tập thể dục
- Dũng là một cậu bé bướng bỉnh.
- 1 HS đọc.
Tiết 2
Phân môn: Tập đọc
( Tiết 2 )
Bài : AI DẬY SỚM
 I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức :
 - Học sinh đọc trơn bài thơ 
 - Hiểu nội dung bài : Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp của đất trời
 - Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
 2.Kĩ năng:
 - Học thuộc lòng bài thơ . 
 - Luyện nói theo chủ đề: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng.
 3.Thái độ :
 -Yêu thích buổi sáng và luôn dậy sớm để ngắm cảnh đẹp.
 II/ Chuẩn bị :
 Sách giáo khoa.
 III/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
4'
1'
12'
7'
5'
5'
3'
1'
1/ Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS đọc lại nội dung tiết 1, tìm tiếng có vần ươn ương.
 GV nhận xét .
3.Dạy học bài mới :
a.Giới thiệu bài :Giới thiệu trực tiếp 
a/ Vào bài :
* Hoạt động 1 :
Luyện đọc kết hợp tìm hiểu nội dung bài.
*Mục tiêu : Đọc trôi chảy bài thơ , hiểu nội dung bài , trả lời được các câu hỏi trong bài:
* Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
 - Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài ( từng khổ thơ ) . Mỗi khổ thơ 2 em đọc . Giáo viên đặt câu hỏi sau mỗi khổ thơ .
+ Khi dậy sớm điều gì chờ em ở ngoài vườn ?
+ Khi dậy sớm điều gì chờ em ở trên cánh đồng ?
+ Khi dậy sớm điều gì chờ em trên đồi ?
* Giáo viên kết luận : Sáng sớm bước ra vườn ta đã ngửi được mùi thơm của hoa lá , khiến cho tinh thần ta thật sảng khoái . Xa xa trên cánh đồng , ông mặt trời vừa thức dậy chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên của 1 ngày mới . Xa hơn nữa , trên đồi cao ta sẽ tận hưởng cả bầu không khí trong lành của cả bầu trời và mặt đất . Dậy sớm thật thú vị biết bao .
- Lớp ta ai đã có thói quen dậy sớm ?
- Gọi 3 HS đọc lại toàn bài thơ.
* Hoạt động 2 : Học thuộc lòng 
*Mục tiêu : Học sinh học thuộc lòng bài thơ tại lớp .
*Cách tiến hành: 
 - Cho học sinh đọc nhiều lần , Giáo viên xoá lần từng khổ thơ chỉ giữ lại chữ đầu câu cho học sinh đọc .
- Giáo viên gọi học sinh xung phong đọc thuộc .
- Giáo viên tuyên dương , khen ngợi .
*. Hoạt động 3 : Luyện nói 
* Mục tiêu : Học sinh biết hỏi đáp nhau tự nhiên về việc làm buổi sáng .
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên gọi HS yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách giáo khoa.
- Gọi 2 HS hỏi và trả lời theo mẫu.
- Động viên học sinh thay đổi nội dung các câu hỏi để lời nói được phong phú hơn .
- Giáo viên nhận xét tuyên dương những đôi học sinh hỏi đáp tốt .
* Hoạt động 4 : Trò chơi 
*Mục tiêu : Học sinh biết sắp xếp các dòng thơ cho đúng thứ tự như bài thơ đã học .
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên treo 3 bảng phụ có 3 khổ thơ sắp xếp các dòng thơ lộn xộn , không theo thứ tự . Giáo viên yêu cầu mỗi đội cử 2 em lên tham gia sắp xếp lại các dòng thơ cho đúng với khổ thơ đã học .Đội nào xếp nhanh , đúng là thắng cuộc. 
- Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc .
4.Củng cố :
- Gọi 1 HS học thuộc lòng lại bài thơ.
-Giáo viên nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
 -Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ .
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Mưu chú sẻ .
- Lớp hát.
- 3HS đọc tìm tiếng có vần theo yêu cầu.
- 2 HS đọc.
- HS đọc theo yêu cầu.
+ Hoa ngát hương chờ đón em ở ngoài vườn.
+ Có vừng đông chờ đón em .
+ Cả đất trời chờ đón em .
* HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời.
- 3 HS đọc.
- Hs đọc thuộc lòng theo hướng dẫn.
- Hs xung phong đọc thuộc bài .
N: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng.
- HS quan sát.
- Hs đọc mẫu .
H : Sáng sớm bạn làm việc gì ?
Đ : Tôi tập thể dục , sau đó đánh răng , rửa mặt .
- Từng đôi hs hỏi đáp nhau .
H : Bạn thường ăn món gì vào buổi sáng ?
Đ : Tôi thường ăn bánh mỳ ..
- Mỗi đội cử 2 em xếp 1 khổ thơ .
- Cả lớp cổ vũ cho bạn .
- 1 HS đọc.
Tiết 3
Môn : Toán
Bài : BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
 I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức :
 - Nhận biết được 100 là số liền sau 99.
 - Đọc, viết lập được bảng các số từ 1 đến 100.
 2.Kĩ năng:
 - Nhận biết 1 số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100.
 3.Thái độ :
 - Có tính cẩn thẩn trong giải toán.
 II/ Chuẩn bị :
 1.GV:
 -Bảng số từ 1 š 100(như SGK).
 2.HS:
 SGK, que tính ...
 III/ Các hoạt động dạy –học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
1'
8'
14'
10'
4'
1'
1 Khởi động.
2Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh đếm các số :
+ Từ 20 š 40 , từ 40 š 60 , từ 62 š 75 , từ 77 š 90 , từ 80 š 99.
+ 57 gồm mấy chục mấy đơn vị ? 39 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
+Số liền sau 57 là ? Số liền sau 79 là ? Số liền sau 88 là ? 
- Nhận xét , cho điểm.
- Nhận xét bài cũ .
3 Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài: Bảng các số từ 1 đến 100.
b/ Vào bài:
* Hoạt động 1 :Giới thiệu bước đầu về số 100.
* Mục tiêu: Nhận biết 100 là số liền sau số 99.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS mở SGK.
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1.
-Giáo viên hỏi :
+ Số liền sau số 97 là ? 
+ Số liền sau 98 là ? 
+ Số liền sau 99 là ?
- Vì sao em biết số liền sau của 99 là 100?
- 100 là số có mấy chữ số?
-Gv: 100 là số có 3 chữ số : chữ số 1 bên trái chỉ 1 trăm ( 10 chục) , chữ số 0 thứ nhất đứng ở giữa chỉ 0 chục, chữ số 0 thứ 2 bên phải chỉ 0 đơn vị.
- 100 gồm 10 chục và 0 đơn vị cô dọc là một trăm.
- Gv ghi bảng: 100 đọc là một trăm
- Yêu cầu HS phân tích số 100.
-Cho học sinh tập đọc và viết số 100 .
-100 là số đứng liền sau 99 nên số 100 bằng 99 thêm 1.
*. Hoạt động 2 : Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100.
* Mục tiêu : Tự lập được bảng các số từ 1 đến 100.
* Cách tiến hành: 
Giáo viên treo bảng các số từ 1 š 100
Bài tập 2:Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Nhận xét cho cô các số ở hàng ngang đầu tiên.
- Thế còn hàng dọc ? Nhận xét cho cô về hàng đơn vị của các số ở cột dọc đầu tiên?
- Thế còn hàng chục thì sao?
- GV kết luận: Đây chính là mối quan hệ giữa các số trong bảng số từ 1 đến 100.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày.
-Gọi học sinh đọc lại bảng số .
-Dựa vào bảng số, giáo viên hỏi 1 vài số đứng liền trước hoặc liền sau .
-Ví dụ : -Liền sau của 63 là ?
 -Liền sau của 49 là ?
 -Liền trước của 80 là ?
 -Liền trước của 100 là ?
* Hoạt động 3 : Giới thiệu 1 vài đặt điểm của bảng các số từ 1 đến 100.
*Mục tiêu : Nhận biết 1 số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100 .
* Cách tiến hành: 
3/Cho học sinh nêu yêu cầu của bài .
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng số để làm bài tập 3.
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài .
4.Củng cố:
-Giáo viên hỏi học sinh : Trong bảng các số từ 1 đến 100.
+ Số bé nhất có 1 chữ số ?
+ Số lớn nhất có 1 chữ số là ?
+ Số bé nhất có 2 chữ số là ?
+ Số lớn nhất có 2 chữ số là ?
+ Có bao nhiêu số có 1 chữ số? có bao nhiêu số có hai chữ số.
-Cho học sinh đọc lại bảng số từ 1 š 100 .
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực.
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà tập đọc số, viết số. Học thuộc bảng số từ 1 š 100.
- Chuẩn bị xem trước bài : Luyện tập 
- Lớp hát.
+ 5 HS đếm theo yêu cầu.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS nhắc lại.
-Học sinh mở SGK.
-Tìm các số liền sau của 97, 98, 99.
- Số liền sau số 97 là 98.
- Số liền sau 98 là 99.
- Số liền sau 99 là 100.
- Vì em cộng thêm 1 đơn vị.
- ( 3 chữ số) 
-Đọc số : một trăm .
- 100 gồm 10 chục và 0 đơn vị.
-Học sinh tập viết số 100 vào bảng con .
2/ Viết số còn thiếu vào ô trong bảng số từ 1 đến 100.
- Các số hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Hàng đơn vị giống nhau và đều là 1.
- Các số hơn ké nhau 1 chục.
5 em đọc nối tiếp nhau .
 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
3/ Trong bảng các số từ 1 đến 100.
-Học sinh tự làm bài .
-1 học sinh lên bảng chữa bài .
a/Các số có một chữ số là: 1, 2,3, 4, 5, 6, 7, 8 , 9.
b/ các số tròn chục là: 10 , 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90,100.
c/ Số bé nhất có hai chữ số là: số 10.
d/ Số lớn nhất có hai chữ số là: số 99.
đ/ Các số có hai chữ số giống nhau là: 11 ,22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.
- HS trả lời.
+ Là số 1.
+ Là số 9
+ Là số 10
+ Là số 99
+ HS trả lời. 
- HS đọc.
Tiết 4
Phân môn : Thủ công
Bài 20: CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG ( TIẾT 2)
 I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Hs biết cách kẻ, cắt, dán được hình vuông.
 2.Kĩ năng :
 - Hs kẻ cắt, dán được hình vuông.( HS khéo tay kẻ theo 2 cách)
 3.Thái độ:
 - Ham thích môn học.
 II/ Chuẩn bị :
 - Gv: Hình vuông mẫu, 1 tờ giấy kẻ ô.
 - Hs: 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở, vở thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo.
 III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
2'
1'
7''
14'
3'
1'
1. Khởi động: .
2.Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
 - Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Cắt , dán hình vuông ( tiết 2)
b/ Vào bài:
* Hoạt động1: Ôn lại cách kẻ hình vuông.
* Mục tiêu: Nhắc lại cách kẻ hình vuông.
*Cách tiến hành: Gv nhắc lại cách kẻ hình vuông theo 2 cách, hỏi:
+ Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm cách nào?
+ Có mấy cách kẻ?
+ Cách cắt nào đơn giản và ít thừa giấy hơn?
*Kết luận: Nêu 2 cách kẻ hình chữ nhật.
* Hoạt động 2: Hs thực hành.
 *Mục tiêu: Hs kẻ, cắt, dán hình vuông theo 2 cách.
 *Cách tiến hành: 
 Hướng dẫn Hs thực hành theo trình tự.
 + Kẻ theo 2 cách hình vuông: 7ô x 7ô.
 + Giúp đỡ Hs còn lúng túng.
 + Chấm bài nhận xét.
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
5.Dặn dò:
 -Chuẩn bị giấy màu, đồ dùng học tập để: “ Cắt dán hình tam giác”.
- Lớp hát.
- Hs nhắc lại.Cắt , dán hình vuông ( tiết 2)
- 2 Hs trả lời.
- 2 Hs trả lời: Có 2 cách kẻ.
- 2 Hs nêu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật vào vở thủ công.
- Dọn vệ sinh lau tay.
- Hs nhắc lại...
 Thứ năm ngày 17 tháng 03 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Chính tả
Bài : CÂU ĐỐ
 I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức 
 - Học sinh nhìn bảng chép lại đúng bài Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8-10 phút
 2.Kĩ năng :
 - Trình bày đúng câu đố về con ong .
 - Điền đúng chữ ch, tr, v ,d hoặc gi vào ô trống.
 3.Thái độ:
 Ý thức trong chữ viết và trình bày đẹp bài viết .
 II/ Chuẩn bị :
 1.GV:
 - Chép nội dung câu đố lên bảng lớp .
 - Chép sẵn bài tập 2a , 2b lên bảng lớp . 
 2.HS:
 SGK , ...
 III/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
10'
17'
10'
5'
1'
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra việc chép lại bài của học sinh bị điểm yếu. 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3 trong bài chỉnh tả tiết trước.
- Giáo viên nhận xét , cho điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Dạy học bài mới:
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài luyện viết từ khó. 
* Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung bài viết . Viết đúng các từ khó . 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên giới thiệu bài tập chép : Câu đố
- GV đọc mẫu bài câu đố trên bảng.
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải đố .
- Hướng dẫn học sinh viết các từ khó dễ nhầm
( Kết hợp yêu cầu HS phân tích tiếng)
- Giáo viên lưu ý học sinh nào viết sai phải tự sửa lại cho đúng .
*Hoạt động 2 : Viết vào vở 
 *Mục tiêu :Học sinh biết trình bày bài tập chép , chép đúng đẹp. 
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh nhận xét khổ thơ có 4 dòng , mỗi dòng có 4 chữ , Các con chữ đầu dòng đều viết hoa .
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Hướng dẫn HS cách trình bày.
- Cho học sinh chép vào vở .
- Giáo viên đọc lại , cho học sinh dò bài lần cuối .
- Sửa bài 
- Giáo viên đọc chậm chỉ vào từng chữ .
- Giáo viên thu một số vở chấm bài .
* Hoạt động 3 : Bài tập chính tả 
 * Mục tiêu : Học sinh biết điền đúng các chữ còn thiếu vào chỗ trống .
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên gọi HS nêu yêu cầu bài 2 a 
+ Cho HS quan sát tranh, tranh vẽ gì?
+ Mời 2 HS lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở.
+ Chữa bài, cho HS đọc lại. GV giải nghĩa từ.
- Giáo viên gọi HS nêu yêu cầu bài 2b.
 ( Tiến hành tương tự bài tập 2a)
Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh làm đúng .
4.Củng cố:
- GV ghi lại từ mà HS viết sai khi chấm bài và bên cạnh là từ đúng. Yêu cầu HS xác định đúng sai.
- Giáo viên nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh viết đúng , đẹp .
5.Dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài nếu chưa đạt yêu cầu .
- Giáo dục HS.
- Chuẩn bị bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an t 27 hoan chinh.doc