Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 đến Tuần 28

I. Mục tiêu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đó sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. Đồ dùng dạy – học

GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

HS: SGK,vở ghi.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 52 trang Người đăng honganh Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 đến Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu HS dựa vào công thức vừa tìm được, giải BT.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài; HS dưới lớp làm ra nháp.
 - Trong BT này số đo thời gian trong kết quả viết dưới dạng hỗn số rồi chuyển sang số đo phức hợp là thuận tiện nhất, vì khi chuyển sang số thập phân chỉ được kết quả gần đúng 1,167.
- Từ công thức tính vận tốc, ta có thể suy ra công thức còn lại không? Tại sao?
-GV viết sơ đồ sau lên bảng.
v = s : t
s = v t
t = s: v
* Thực hành –Luyện tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS làm câu (a).
-Lưu ý HS có thể để kết quả ở dạng hỗn số.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở theo cách đó.
+Gọi HS đọc bài làm của mình,các HS khác nhận xét và chữa bài vào vở.
+GV nhận xét.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài,tóm tắt đề
- Yêu cầu 2 HS trung bình lên bảng giải, ở dưới lớp tự làm bài vào vở.
Bài 3:(dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã cho trong đề bài,2 gách dưới yếu tố cần tìm.
- Đề bài hỏi gì?
-Yêu cầu HS làm bảng phụ;Hs còn lại làm vào vở.
 +Gọi HS đọc bài làm và giải thíchcách làm cảu mình.
+HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa 3 đại lượng : vận tốc, quãng đường, thời gian, nêu quy tắc tính
GV chốt lại: s= v t v = s : t
 t = s: v
s : quãng đường (ki-lô-mét)
v: Vận tốc (km/giờ;m/phút;m/giây)
t : thời gian (giờ; phút; giây)
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
1'
5'
1'
10'
5'
10'
5'
3'
- Lớp hát 
2 HS thực hiện yêu cầu.
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
-1HS đọc đề bài.
- Thời gian ôtô đi quãng đường đó.
- 1 giờ ôtô đi được quãng đường là: 42,5km.
- Lấy 170 : 42,5 = 4 (giờ )
Bài giải
Thời gian ôtô đi là:
170 : 42,5 = 4 (giờ )
 Đáp số : 4 (giờ )
-Lấy quãng đường chia cho vận tốc của ôtô.
-Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
t = s : v
-HS ghi vở và nhắc lại.
-1HS đọc 
-HS làm bài
-HS nhận xét 
-HS lắng nghe
-HS nhắc lại
v = s : t s = v t ( vì muốn tìm số bị chia lấy số chia nhân với thương); t = S : v (vì muốn tìm số chia lấy số bị chia chia chgo thương).
-HS quan sát và nhắc lại.
- HS nêu .
- Điền 2,5 giờ.
- Với s = 35 km;v = 14 km/giờ thì 
t = s : v = 35: 14 = 2,5(giờ)
-HS làm bài.
Đáp số: a) 2,5 giờ
 b) 2,25 giờ
 c) 1,75 giờ 
 d) 2,25 giờ
- 2 giờ 30 phút; 2 giờ 15 phút; 1 giờ 45 phút; 2 giờ 15 phút.
- HS đọc đề bài và tóm tắt đề.
a) s: 23,1 km
 v: 13,2 km/giờ 
 t =.....giờ ?
b) s : 2,5km
 v : 10 km/giờ
 t =.....giờ ?
 v : 10 km/giờ
-HS trình bày bài giải.
 Đáp số: a) 1,75 giờ 
 b) 0,25 giờ
- HS đọc đề bài và tóm tắt đề.
-Máy bay đến nơi lúc mấy giờ?
-HS làm bài.
Bài giải
Thời gian bay hết quàng đường là:
 2150 : 860 = 2,5(giờ)
 Đổi :2,5 giờ = 2 giờ 30 phút 
Máy bay đến nơi vào lúc :
8 giờ 45 phút +2 giờ 30 phút = 
10 giờ 75 phút = 11 giờ 15 phút 
 Đáp số: 11 giờ 15 phút 
-Khi biết hai trong ba đại lượng;vận tốc ,quãng đường ,thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba.HS nêu lại ba công thức tính .
TIẾT 3 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI VĂN BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục tiêu
 Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.
II. Đồ dùng dạy học
 GV:- Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1 ( phần nhận xét)
	- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to phô tô các đoạn văn để làm bài tập.
	- Một tờ phiếu phô tô mẩu chuyện vui ở BT2 ( phần luyện tập)
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ 
Đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong BT2 của tiết Luyện từ và câu trước
- GV nhận xét và cho điểm
2.Bài mới
*Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*Nhận xét
Bài tập 1
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài, đọc đoạn văn
- GV giao việc:
 • Các em đọc đoạn văn
 • Chỉ rõ tác dụng của các quan hệ từ được in đậm trong đoạn văn
- Cho HS làm GV mở bảng phụ đã viết đoạn văn
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
- GV chốt lại: Sử dụng quan hệ từ hoặc, vì vậy để liên kết câu, người ta gọi đó là biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu
 BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV nhắc lại yêu cầu
-GVcho HS làm bài,trình bài kết quả
- GV nhận xét, chốt lại những từ ngữ các em tìm đúng
 Tuy nhên, mặc dù, nhưng thậm chí, cuối cùng ngoài ra, mặt khác...
*Ghi nhớ
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
*Luyện tập
BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Qua những mùa hoa.
- GV giao việc:
+Các em tự đọc thầm lại bài văn.
+Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 câu đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ và phiếu cho một vài HS.
 Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT, đọc mẩu chuyện vui.
+Mỗi HS đọc lại mẩu chuyện vui.
+Tìm chỗ dùng từ sai để nối.
+Chữa lại chỗ sai cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu phô tô mẩu chuyện vui.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ khi viết câu, đoạn, bài tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
4'
1'
15'
5'
12'
3'
2 HS nối tiếp nhau đọc
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp.
- HS nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ in đậm có tác dụng gì.
- Lớp nhận xét.
 + Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1
+ Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2
1HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét
- 2 HS đọc
- 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (không nhìn SGK).
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- HS làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm.
-HS làm BT vào phiếu, lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
a/Từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu:
 Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2
 Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3
 Đoạn 3:nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6.
b/ Từ ngữ có trong 4 đoạn cuối
- Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
- Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, 10; từ sang, đến nối câu 12 với câu 9, 10, 11.
- Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5, mãi đến nối câu 14 với câu 13.
- Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6, rồi nối câu 16 với câu15.
 1HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
 1HS lên làm trên gảng, HS còn lại dùng bút chì gạch trong SGK.
- Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
+Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
TIẾT 4,5: KHOA HỌC, MĨ THUẬT
GV dự trữ và GV chuyên dạy
---------------------------------o0o------------------------------
Ngày soạn: 07/03/2012 Ngày dạy:Thứ 6/09/03/2012
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 135: LUYỆN TẬP (TR.144)
I.Mục tiêu:
 - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
 - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
 * Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: - Bảng phụ ghi BT 1.
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 1 vài HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
- Gọi một vài HS trình bầy cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
- GV nhận xét ,đánh giá.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
* HDHS làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 HS lên làm bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở (không cần kẻ bảng), viết ngay vào sách nếu dụng một lần; viết theo thứ tự đó vào vở theo các cột. Hoặc trình bầy dạng:“Nếu ...thì...”
-Yêu cầu HS khá giỏi ở mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường. 
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Tại sao 4,35 giờ bằng 4 giờ 21 phút ?
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới yêu tố đề bài cho biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
- Gọi 1 HS làm bảng phụ;HS còn lại làm vào vở
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Tại sao phải đổi 1,08m ra 108cm ?
-12cm/phút bằng bao nhiêu m/phút ?
-Yêu cầu Hs giải thióch cách đổi.
-Lưu ý: khi làm bài, quãng đường và vận tốc cần tính theo cùng một đơn vị độ dài.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Đề bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ.
-Dựa vào đâu để xác định đơn vị của thời gian?
 Bài 4: (dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-BT này tương tự như BT2.
-Yêu cầu 2 HS lên bảng làm theo 2 cách ,dưới lớp làm vở 1 cách 
+Gọi HS đọc bài làm.
+ GV nhận xét, đánh giá.
 - Khi tính thời gian của chuyển động đều cần lưu ý điều gì ?
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
1'
5'
1'
10'
10'
10'
3'
-HS nêu lại.
-t = s : v s = v t ( muồn tìm số bị chia lấy thương nhân với số chia ). v = s : t
(Tìm số chia lấy số bị chia chia cho thương)
- HS đọc đề .
-Hs làm bài.
a) Nếu đi 261km với vận tốc 
60km/giờ thì hết thời gian là:
261 : 60 = 4,35(giờ)
(b);(c);(d) trình bầy tương tự.
 Đáp số: a) 4,35 giờ
 b) 2giờ
 c) 6 giờ 
 d) 2,4 giờ
-Vì 4,35 giờ = 4 giờ + 0.35 giờ 
mà 0,35 giờ = 60 0,35 = 21 phút 
nên 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút.
- HS đọc đề bài.
-HS thực hiện yêu cầu.
-HS làm bài.
Bài giải
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là: 108 : 12 = 9(phút)
 Đáp số: 9(phút)
-Vì đơn vị vận tốc là cm/phút.
- Đổi đơn vị vận tốc ra m/phút.
0,12m/phút.
-1 phút đi được 12 cm hay 0,12m nên vận tốc là:0,12m/phút.
- HS đọc đề bài.
-Tính thời gian đại bàng bay được 72km
-HS làm bài.
Trình bầy tườn tự bài 1 .
 Đáp số: 11 giờ 15 phút 
-Dựa vào đơn vị thời gian khi tính vận tốc.
-HS đọc đề 
-HS làm bài.
Cách 1:
Đổi: 10,5km = 10500m
Thay vào công thức tính được đáp số là: 25 phút
Cách 2:
Đổi 420m/phút = 0,42km/phút
-Vận tốc và quãng đường phải tính theo cùng đơn vị đo dộ dài.
-Kết quả tính phải ghi rõ tên đơn vị thời gian.
-Một số trường hợp cần viết số đo thời gian theo cách thông thường để hiểu rõ.
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
BÀI 25: CHÂU MĨ
I. Mục tiêu: 
 - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
 - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ.
 - Nêu tên và chỉ được trên lược đồ vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: - Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới 
 - Lược đồ các châu lục và đại dương 
 - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
 - Các hình minh hoạ trong SGK
 - Phiếu học tập
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Dân số châu Phi theo dữ liệu năm 2004 là bao nhiêu? Họ chủ yếu màu da như thế nào?
 - KT châu Phi có đặc điểm gì?
 - GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu mục đích bài 
-> ghi đầu bài
 *Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn Châu Mĩ
- GV đưa quả địa cầu, lớp quan sát để tìm ra ranh giới giữa 2 bán câu đông và bán cầu tây?
-Yêu cầu xem hình 1 SGK trang 103, lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ, các bộ phận của châu Mĩ ?
- Yêu cầu nêu vị trí châu Mĩ.
- Yêu cầu mở SGK trang 104, đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số các châu lục trên thế giới, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2
GV KL
* HĐ 2: Thiên nhiên Châu Mĩ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Quan sát các ảnh trong hình 2, lược đồ cho biết ảnh đó được chụp ở đâu? sau đó điền vào bảng thống kê sau
 4'
 1'
 7'
 10'
- 2 HS trả lời 
- HS quan sát và thảo luận 
- HS xem SGK
- HS lên chỉ vị trí châu Mĩ: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này; Châu Mĩ bao gồm phần lục địa bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ
Phía đông giáp với đại tây dương, phía bắc giáp với bắc băng dương, phía tây giáp với Thái bình dương. 
- HS đọc bảng số liệu và tìm diện tích châu Mĩ.: Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2 đứng thứ 2 trên thế giới sau châu Á.
Ảnh minh hoạ
Vị trí
Mô tả đặc điểm thiên nhiên
a. Núi An đét
Phía tây nam Mĩ
Đây là dãy núi cao, đồ sộ chạy dọc theo bờ biển phía tây của nam Mĩ, trên đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ 
b. Đồng bằng trung tâm (Hoa Kì)
nằm ở bắc Mĩ
đây là vùng đồng bằng rộng lớn bằng phẳng do sông mi-xi xi pi bồi đắp đất đai màu mỡ.
c. Thác Ni-a-ga-ra
Nằm ở bắc Mĩ
ở vùng này sông ngòi tạo ra các thác nước đẹp như thác Ni -a-ga-ra đổ vào các hồ lớn, Hồ nước Mi-si-gân, hồ thượng ...
d. Sông A-ma-dôn( Bra -xin)
Nam Mĩ
Đây là con song lớn nhất thế giới bồi đắp nê đồng bằng a-ma-dôn, rừng rậm A-ma- dôn là cánh rừng lớn nhất thế giới....
e. Hoang mạc A-ta-ca-ma( chi lê)
Bờ tây dãy An đéc (Nam Mĩ)
Cảnh chỉ có núi và cát, không có động thực vật
g. bãi biển ở vùng Ca-ri-bê
Trung Mĩ
Bãi biển đẹp thuận lợi cho ngành du lịch biển 
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày
 Em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ?
GV KL
* Hoạt động 3: Địa hình châu mĩ
- Treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ để hs mô tả địa hình châu Mĩ 
 Địa hình châu Mĩ có độ cao bao nhiêu? độ cao địa hình có thay đổi thế nào từ tây sang đông?
 Kể tên và vị trí của:
+ Các dãy núi lớn
+ Các đồng bằng lớn
+ Các cao nguyên lớn
* Hoạt động 4: Khí hậu châu Mĩ:
- Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào? 
- Hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên?
- Nêu tác dụng của rừng a -ma -dôn đối với khí hậu của châu Mĩ?
KL: SGK
 3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
5'
5'
 3'
- Đại diện trình bày
- Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú
- HS quan sát 
- Địa hình châu Mĩ cao ở phía tây thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông. Các dãy núi lớn đề tập chung ở phía tây, miền tây của bắc Mĩ có dãy cooc- đi -e lớn và đồ sộ ....
- Các dãy núi lớn: dãy cooc đi e, dãy An đéc. 
- Các đồng bằng: trung tâm Hoa Kì, đồng bằng a-ma dôn.
- Các cao nguyên: có độ cao từ 500 đến 2000m : Bra-xin, cao nguyên guy-an, Dãy a -pa-lat...
- Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới
- Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vùng giáp bắc băng dương 
Qua vòng cự bắc xuống phía nam, khu vực bắc Mĩ có khí hậu ôn đới
Trung Mĩ, nam Mĩ nằm ở hai bên đường xích đạo có khí hậu nhiệt đới
- Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhịêt đới của nam mĩ, điều tiết nước sông ngòi, nơi đây được ví như là lá phổi xanh của trái đất.
TIẾT 3: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
-----------------------------------o0o----------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT)
I.Mục tiêu: 
 HS viết được một bài văn tử cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng. Câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy - học
HS: Giấy kiểm tra hoặc vở. 
GV: Tranh vẽ hoặc chùm ảnh có chụp một số loại cây, trái theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra đồ dùng 
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
* GT bài - Ghi đầu bài.
Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS đọc đề bài và Gợi ý.
-GVhỏi HS về chuẩn bị bài của mình
-GV có thể dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị hoặc đặt các cây, trái lên vị trí trong lớp mà HS dễ quan sát.
HS làm bài 
- GV lưu ý các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu và cần tránh một số lỗi chính tả các em còn mắc phải ở bài TLV hôm trước.
- GV thu bài khi hết giờ.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu học thuộc ) trong SGK Tiếng Việt 5, T2 (từ tuần 19-27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
1'
3'
 1'
3'
30'
2'
HS chuẩn bị đồ dùng.
HS lắng nghe
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Một số HS trình bày ý kiến về đề mình đã chọn.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS làm bài.
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 27
I. Mục tiêu:
 Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 28.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 27
 a. Đạo đức :
 - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
b.Học tập
 - Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung, Trang, Hòa, Hiền.
 - Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay ngủ gật: Hua, Dia
 - HS nghỉ học tự do: Sênh, Sua, Hồng, Cò, Lù, Nhìa.
c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Duy trì đeo khăn quàng đội viên.
2. Kế hoạch tuần sau
 - Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém.
 - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
 - Tập 2 tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 26 tháng 3.
 - Tiếp tục xây dựng các phong trào học nhóm.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ
 Cán sự văn nghệ điều khiển lớp
---------------------------------o0o--------------------------------
TUẦN 28
Ngày soạn: 10/03/2012 Ngày dạy:T2/12/03/2012
TIẾT 1 : CHÀO CỜ
----------------------------------------o0o----------------------------------
TIẾT 2 : KHOA HỌC
GV dự trữ
---------------------------------------o0o-------------------------------------
TIẾT 3 : TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 -5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Nắm được các kiểu cấu tạo để điền đúng vào bảng tổng kết (BT2)
 * HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy – học
GV: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL 9 tuần đầu sách TV5, tập hai.
 - Bút dạ và một tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2
 - Bốn, năm tờ phiếu viết nội dung BT2
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Đất nước. - GV nhận xét
3. Bài mới
* Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
* Kiểm tra Tập đọc, học thuộc lòng 
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị bài
- GV cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo viên Tiểu học).
Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
HDLàm BT
BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
- GV: (GV dán lên bảng lớp bảng thống kê) và giao việc cho HS.
+ Các em quan sát bảng thống kê.
+Tìm VD minh hoạ cho các kiểu câu.
 + 1 ví dụ minh hoạ cho câu đơn.
 + 1 ví dụ minh hoạ cho câu ghép không dùng từ nối
 + 1 câu ghép dụng quan hệ từ.
 + 1 câu ghép dụng cặp từ hô ứng.
- Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3, 4 HS).
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại những câu các em tìm đúng
4.Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra lấy điểm.
- Dặn những HS kiểm tra nhưng chưa đạt về ôn tập sau kiểm tra lại.
1'
5'
1'
15'
15'
3'
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe HS.
HS lần lượt lên bốc thăm.
- HS lên đọc bài, trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu thăm.
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- 3,4 HS làm bài vào phiếu.
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- 3, 4 HS làm vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
+Câu đơn: 
 Trên cành cây chim hót líu lo. +Câu ghép không dùng từ nối:
Mây bay, gió thổi
+Câu ghép dùng quan hệ từ:
Vì trời mưa to nên đường trơn như đổ mỡ.
+Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
Trời chưa sáng,mẹ em đã đi làm.
TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 136: LUYỆN TẬP CHUNG (TR.144)
I.Mục tiêu:
 - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
 - Biết đổi đơn vị đo thời gian.
 * Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: Bảng phụ ghi BT 1.
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
-Nêu cách tính vận tốc,quãng đường, thời gian của chuyển động.Viết các công thức tính v,s,t.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài.
*Thực hành –Luyện tập 
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ? 
- Muốn biết mỗi giò ôtô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-métta phải biết điều gì ?
- HS lên làm bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bảng phụ; HS còn lại làm vào vở.
-GV quan sát giúp HS còn học yếu.có thể gợi ý cho HS :
+BT thuộc dạng nào(cần sử dụng côngthức nào?)?
Đơn vị vân tốc cần tìm là gì?
GV nhận xét, đánh giá.
- Vận tốc của xe máy là 37,5 km/giờ cho ta biết điều gì ?
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
1'
5'
 1'
15'
15'
 3'
3 HS thực hhiện yêu cầu
HS nêu lại và ghi công thức ra giấy nháp.
v = s : t
 s = v t
 t = s : v 
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc đề 
-Mỗi giờ ôtô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét ?
-HS làm bài.
Bài giải:
Đổi 4 giờ 30 phút =4,5 giờ
Vận tốc của ôtô là:
 135 :3 = 45 (km/giờ)
Mỗi giờ ôtô đi nhanh hơn xe máy số ki-lô-mét là:
 45 – 30 = 15(km)
 Đáp số: 15(km)
- HS làm bài 
Bài giải
Vận tốc của xe máy là:
1250 : 2 = 625(m/phút)
 60 phút = 1 giờ 
Một giờ xe máy đi được:
 625 60=37500(m)= 37,5(km) Vận tốc của xe máy là:37,5 km/giờ 
 Đáp số:37,5 km/giờ 
- Xe máy đi 1 giờ được 37,5km.
TIẾT 5: CHÍNH TẢ
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Tạo lập được câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 27- 28.doc