Giáo án lớp 1 - Tuần 27 (dạy sáng) - Giáp Thị Chính - Trường TH Cẩm Lý

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. H/s đọc trơn cả bài. đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: v (vỏ), d (dày), l (lan, lá, lấp ló), n (nụ); có phụ âm cuối: t (ngát); các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp. Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu chấm, dấu phẩy(dấu chấm dài hơn dấu phẩy)

2. Ôn các vần ăm , ăp: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.

3. Hiểu các từ ngữ trong bài: lấp ló, ngan ngát.

- Nhắc lại được các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, hương lan. Hiểu được tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé.

- Gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh (theo yêu cầu luyện nói).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Bảng phụ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1/ Bài cũ:

2/ Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng honganh Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 27 (dạy sáng) - Giáp Thị Chính - Trường TH Cẩm Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 24 tháng 3 năm 2010
 Chào cờ
 ..
 Tập đọc
 hoa ngọc lan
I/ Mục đích yêu cầu:
1. H/s đọc trơn cả bài. đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: v (vỏ), d (dày), l (lan, lá, lấp ló), n (nụ); có phụ âm cuối: t (ngát); các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.... Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu chấm, dấu phẩy(dấu chấm dài hơn dấu phẩy)
2. Ôn các vần ăm , ăp: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: lấp ló, ngan ngát.
- Nhắc lại được các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, hương lan. Hiểu được tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé.
- Gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh (theo yêu cầu luyện nói).
II/ Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: (Bằng tranh).
 *HĐ1: HD học sinh luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1: giọng chậm rải, nhẹ nhàng.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ: hoa ngọc lan, vỏ bạc trắng, lấp ló, lá dày, ngan ngát.... Gọi HS đọc cá nhân cả lớp đọc đồng thanh. GV sữa lỗi cho HS.
- H/s phân tích từ khó: bạc trắng, ngan ngát...(H/s K, G phân tích TB,Y nhắc lại).
- GV giải nghĩa từ: lấp ló, ngan ngát.
- Luyện đọc câu: Mỗi HS đọc đọc nhẫm từng chữ ở câu thứ nhất; tiếp tục với các câu sau. Sau đó, các em tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng câu. GV theo dỏi và chỉnh sữa cho HS.
- Luyện đọc đoạn, bài: GV chia bài văn thành 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Từng nhóm 3 H/s (mỗi em đọc một đoạn). Rồi tiếp nối nhau thi đọc. 
- Thi đọc cả bài, giữa các cá nhân (cả lớp đọc đồng thanh 1-2 lần).
- 1 H/s giỏi đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 *HĐ2: Ôn các vần ăm, ăp.
a. Tìm tiếng có vần ăm, ăp trong bài: GV yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần ăm, ăp trong bài. (H/s K, G tìm phân tích. H/s TB, Y nhắc lại: Khắp).
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ăm , ăp. (H/s G đọc yêu cầu).
- 1 H/s K, G đọc câu mẫu dưới tranh 1 trong SGK. GV tổ chức cho cả lớp đồng loạt tìm các tiếng có vần ăm, ăp rồi viết vào bảng con. Gv nhận xét chốt kết quả đúng. (Vần ăm: Chăm học, thăm, băm thịt.../ Vần ăp: Thăm nhà, thắp đèn...).
- Học sinh thi nói câu có tiếng chứa vần ăm, ắp: GV chia lớp thành 3 nhóm, từng cá nhân suy nghĩ đặt câu rồi lần lượt từng H/s trong nhóm nối tiếp nhau nói nhanh câu của mình. Cả lớp và GV nhận xét. (Bé chăm học./ Mẹ băm thịt./ Ông thắp đèn./ Cô giáo xắp đến).
Tiết 2
 *HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV đọc mẫu lần 2. 
- 1 H/s G đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. (H/s: Chọn ý a - nụ hoa lan trắng ngần. Hương lan ngan ngát tỏa khắp vườn, khắp nhà).
- 2-3 H/s K, TB đọc lại bài văn. Gv nhắc các em nghĩ hơi đúng sau các dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy.
- 2, 3 H/s K, G thi đọc diễn cảm toàn bài văn. GV nhận xét cho điểm .
 *HĐ3: Luyện nói (Gọi tên các loài hoa trong ảnh).
- 1 H/s G đọc yêu cầu của bài.
- Từng cặp trao đổi nhanh về tên các loài hoa trong ảnh – Thi kể đúng tên các loài hoa.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua cho các cặp.
3/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và đọc trước bài “Ai dậy xớm”.
 toán
 luyện tập
I/ Mục tiêu:
*Giúp h/s : - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, về tìm số liền nhau của một số có hai chữ số.
- Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chụ và số đơn vị.
II/ Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ 
	 - HS : bộ đồ dùng học toán.	 	
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: - 1 H/s K lên bảng chữa BT 2 trong SGK tiết 100.
 - GV nhận xét cho điểm. 	
2/ Bài mới: 
*Giới thiệu bài (trực tiếp)
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT.
 Bài 1: 1 H/s G nêu Y/c ; viết số.
- H/s tự làm bài vòa vở (H/s TB,Y làm câu a,b còn câu c về nhà hoàn thành)
- GV treo bảng phụ gọi H/s nối tiếp nhau lên bảng viết số. GV nhận xét.
? Trong các số đó số nào là số tòn chục? vì sao em biết. (H/s: số 20, 10 vì số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị).
 Bài 2: 1-2 H/s nêu Y/c và đọc bài mẫu ; Viết theo mẫu.
- GV H/d: ? Muốn tìm số liền sau của 1 số, ta làm ntn.(H/s: ta đếm thêm 1).
- Gọi 2 H/s lên bảng làm , ở dưới làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng.
? Bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì.(H/s: viết số)
 Bài 3: 2 H/s K,G nêu y/c H/s TB nhắc lại y/c.
- GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm làm một cột . Sau đó gọi đại diện 3 nhón lên bảng thi làm. HS và GV nhận xét , tính điểm cho các nhóm.
? bài này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: so sánh các số có 2 chữ soó)
 Bài 4: H/s G nêu y/c bài.GV h/d H/s làm , 3 H/s TB,1 Y lên bảng làm. 
- ở dưới GV giúp đỡ H/s TB,Y. Cả lớp và GV nhận xét chốt bài giải đúng.
? qua bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của các số chục và số đơn vị).
3/ Củng cố, dặn dò. 
? Qua tiết luyện tập hôm nay giúp ta củng cố về những kiến thức gì.
Dặn học sinh về nhà làm BT 2,3 trong VBT
.
 Thứ năm, ngày 27 tháng 3 năm 2010
 Thủ công
 Đ/ C Hằng Dạy
 ..
 Thể dục(bs)
 Bài thể dục - Trò chơi
I. Mục tiêu :
- Ôn bài thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ chính xác.
- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
- Chơi trò chơi " Tâng cầu ". Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện :
 - Trên sân trường. GV chuẩn bị còi và kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi và một số quả cầu cho HS , mỗi HS 1 quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- GV phổ biến yêu cầu bài học. GV để cán sự lớp tập hợp lớp.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Xoay khớp cổ tay và các ngón tay : 5 - 10 vòng mỗi chiều.
- Xoay khớp cẳng tay và cổ tay, xoay cánh tay, xoay đầu gối, xoay hông ( 5 vòng mỗi chiều )
- Trò chơi do GV chọn.
2. Phần cơ bản.
- Ôn bài thể dục đã học : 3 - 4 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
GV nhận xét, sửa chữa uốn nắn động tác sai.
- Trò chơi : " Tâng cầu" : 10 - 12 phút.
GV dành cho HS tập cá nhân khoảng 4 đến 5 phút, sau đó cho HS từng tổ thi xem trong tổ ai là người có số lần dâng cầu cao nhất.
3. Phần kết thúc :
- HS chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 30 - 40 m.
- Đi thường theo nhịp và hít thở sâu.
- Ôn động tác điều hoà và vươn thở của bài thể dục. 
- HS đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Chính tả - tập chép
 câu đố 
I/ Mục đích ,yêu cầu:
-. H/s chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong. 
- Làm đúng các bài tập chính tả: điền chữ ch/tr hoặc d/ gi/v.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ chép bài câu đố và ND bài tập 2a.
- HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/Bài cũ: + Gọi hai H/s lên bảng viết ở dưới viết vào bảng con các từ ngữ: chăm học, cái kéo
 + GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 
 *GTB:(trực tiếp)
 *HĐ 1: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV đọc bài chính tả chép trên bảng phụ (1lần). 2-3 HS K,G đọc lại.
- Cả lớp giải đố (các em xem tranh minh họa như gợi ý để giải đố) ( Con ong).
 b/Hướng dẫn viết từ khó dẽ viết sai. 
-Cả lớp đọc thầm lại câu đố, tìm những tiếng, từ trong câu đố các từ dễ viết sai: : (chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây...).
-Yêu cầu HS vừa nhẩm vừa đánh vầnvà đọc,GV hướng dẫn- HS viết các từ dễ viết sai vào bảng con.GV nhận xét.
 c/ HS chép câu đố vào vở. GV giúp đỡ H/s cách ngồi ,cách cầm bút, những tiếng đầu dòng phải viết hoa. HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 d/ Chấm, chữa bài.- GV chấm 10- 12 bài , nhận xét. còn lại đem về nhà chấm.
 *HĐ2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).
+Bài tập 2a:-1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( thi chạy, tranh bóng,....)
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li nếu bài viết ở lớp viết chưa đẹp.
 kể chuyện
 trí khôn
I/ Mục đích ,yêu cầu:
H/s nghe GV kể,dựa vào trí nhớ và tanh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh. Sau đó kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
- Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, của Trâu và lời của người dẫn chuyện.
2. Thấy được sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ:Trí khôn, sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài.
II/ Đồ dùng dạy –học:
- GV: Tranh minh họa truyện kể trong SGK. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: GTB:(trực tiếp)
 *HĐ1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện.
- GV kể chuyện 1-2 lần giọng diễn cảm :
+ Kể lần 1 để học sinh nhớ lại ND câc chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với từng tranh minh họa – Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
- Chú ý về kỷ thuật kể – Biết chuyển giọng kểlinh hoạt từ lời người kếang lời hổ, lời Trâu, lời bác nông dân Lời Hổ tò mò háo hức. Lờì Trâu an phận, thật thà. Lời bác nông dân : điềm tĩnh, khôn ngoan.
 *HĐ2: Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.(H/s: Bác nông dân đang cày...)
? Câu hỏi dưới tranh là gì.(H/s: Hổ nhìn thấy gì).
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương).
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
HĐ 3: HD học sinh phân vai kể toàn chuyện.
- 1-2 HS kể lại toàn bộ câu truyện.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, Mỗi nhóm có 4 HS đóng các vai:Bác nông dân,Hổ,Trâu, người dẫn chuyện, thi kể lại toàn câu chuyện.
- GV gọi các nhóm lên thực hành đóng vai các nhân vật được nhóm phân công.
- Các nhóm và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
 HĐ4: Giúp H/s hiểu ý nghĩa truyện.
? Câu truyện này giúp em hiểu điều gì.(H/s: Con Hổ to xác nhưng rất ngốc...)
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hỏi cả lớp: ? Em thích nhân vật nào? Vì sao.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện . chuẩn bị tiết cho tuàn sau : Sư tử và Chuột
 Thứ sáu, ngày 28 tháng 3 năm 2010
 Toán
 luyện tập chung
I/ Mục tiêu: *Giúp h/s : - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
- Củng cố về giải toán có lời văn.
II/ Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ viết bài tập 2.
	 - HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.	 	
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: - 2 H/s K lên bảng chữa BT 3,4 trong SGK tiết 103.
 - GV nhận xét cho điểm. 	
2/ Bài mới: *Giới thiệu bài (câu hỏi)
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT.
 Bài 1: 1 H/s G nêu Y/c ; viết các số.
- H/s tự làm bài vòa vở (H/s TB,Y làm 2câu a,b còn câu c về nhà hoàn thành)
- GV gọi 3 H/s K,G,TB lên bảng viết các số mỗi bạn làm mỗi câu. GV nhận xét.
- GV gọi H/s đọc lần lượt các số vừa làm ở bài tập 1.
? Bài này giúp em củng cố về kiến thức gì. (H/s: đọc, viết các số có 2 chữ số)
 Bài 2: 1-2 H/s nêu Y/c bài tập và bài mẫu ; Viết (theo mẫu); 35: ba mươi lăm.
- GV H/d H/s làm bài. 
- Gọi H/s nối tiếp nhau lên bảng làm , ở dưới làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng.
? Bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì.(H/s: đọc, viết các số có 2 chữ số) 
 Bài 3: H/s G nêu y/c bài.GV h/d H/s làm , 3 H/s TB,1 Y lên bảng làm. 
- ở dưới GV giúp đỡ H/s TB,Y. Cả lớp và GV nhận xét chốt bài giải đúng.
? qua bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: so sánh các số có 2 chữ số)
 	Bài 5: Gọi H/s K,G đọc Y/c bài tập
? Bài toán cho ta biết gì. (H/s: ...có 1 chục cái bát và 5 cái bát)
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái bát ta làm ntn (H/s: Ta làm phép tính cộng).
- GV y/c H/s làm bài vào VBT. GV thu bài chấm và nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò. 
? Qua tiết luyện tập chung hôm nay giúp ta củng cố về những kiến thức gì.
Dặn học sinh về nhà làm BT 1,2,3 trong VBT. Xem trước 104
 Tập đọc
 mưu chú sẻ 
I/ Mục đích yêu cầu:
H/s đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ có phụ âm đầu n/i: nén (sợ), lễ (phép); v/x: vuốt râu, xoa (mép)...; có phụ âm cuối: t mặt, vuốt, vụt)...; các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận...
- Biết nghỉ hơi đúng các dấu chấm, dấu phẩy.
 2. Ôn các vầnưôn, ưông ; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ươn, ương.
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: chộp, lễ phép.
- Hiểu sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn.
II/ Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ.
 III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: Hai h/s lên đọc thuộc lòng bài “Ai dậy sớm” và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK. 
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: (bằng tranh).
 *HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng kẻ hồi hộp căng thẳng ở 2 câu đầu; thoải mái ở câu cuối. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó đọc: Hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
 - H/s phân tích từ khó: hoảng lắm, sạch sẽ...(H/s K, G phân tích TB,Y nhắc lại).
- Luyện đọc câu: H/s chỉ từng chữ ở câu thứ nhất - đọc nhẩm. tiếp tục với các câu sau. Sau đó đọc nối nhau đọc trơn (thành tiếng) từng câu. GV theo giỏi chỉnh sữa những học sinh đọc sai.
- Luyện đọc đoạn, bài: GV chia thành 3 đoạn để hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đoạn 1 hai câu đầu, đoạn 2 câu nói của Sẽ, phần 3 phần còn lại.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 H/s) – Mỗi em đọc một đoạn tiếp nối nhau. GV quan sát giúp đỡ các nhóm.
- THi đọc cả bài giữa các nhóm. GV cùng học sinh nhận xét.
 *HĐ2: Ôn các vần uôn, uông.
- Tìm tiếng trong bài có vần uôn (H/s: K, G đọc yêu cầu trong SGK. H/s: muộn).
- Gọi H/s đọc và phân tích tiếng vừa tìm được (H/s TB, K phân tích).
- H/s thi tìm tiếng ngoài bài có vần uôn và uông. (H/s: Buồn bả, bánh cuốn, cái chuông, chuồng gà...).
- GV nêu yêu cầu 3 trong SGK. 1 H/s giỏi nhìn tranh đọc câu mẫu trong SGK.
- HS thảo luận theo cặp để đặt câu, sau đó lần lượt các cặp nói nhanh câu của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV cho học sinh đọc lại các câu vừa tìm được.
Tiết 2
 *HĐ1: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
- 2 H/s K, G đọc đoạn 1 và 2 của bài văn, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 1 trong SGK (H/s:chọn ý b; ).
- 3 HS đọc đạn cuối của bài văn, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 2 trong SKG (H/s: Sẻ vụt bay đi). Gv nhận xét. 
- 1 H/s đọc các thẻ từ- đọc cả mẫu. 2-3 HS lên bảng thi xếp đúng, nhanh các thẻ từ. Cả lớp làm bài vào VBT (bằnh cách nối các ô chữ bằng bút chì mờ) . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (H/s: Sẻ+ thônh minh).
- GV đọc diễn cảm bài văn. 1,2 HS đọc lại cả bài. GV H/d các em đọc đúng câu hỏi của Sẻ với giọng hỏi, lễ phép(thể hiện mưu trí của Sẻ).
3/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Biểu dương những H/s học tốt.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc trước bài “Mẹ và cô”.
 Hoạt động tập thể 
KIểm điểm các hoạt động trong tuần 27 
I . Mục tiêu 
 Kiểm điểm đánh giá các mặt hoạt động trong tuần 20 . Bình bầu gương HS tiêu biểu . Đề ra kế hoạch tuần 21 .
 Rèn HS có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể, tích cực tham gia hoạt động chung.
II . Nội dung sinh hoạt 1 . Tập hợp sao : ( 5’ )
 Các sao trưởng tập hợp sao mình, cho điểm danh, báo cáo sĩ số, kiểm tra vệ sinh cá nhân. 
 Cho toàn sao hát bài : năm cánh sao vui .
 2 . Kiểm điểm việc làm trong tuần 20 ( 10’ )
 Sao trưởng lên báo cáo các hoạt động trong sao, kể những bạn làm được nhiều việc tốt, những bạn chưa làm được việc tốt . GV ghi sổ, khen .
 HS và GV bổ sung . - Khen thưởng bạn - Phê bình bạn 
3 . Nội dung phương hướng tuần 27 
 Thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam .
 Duy trì thực hiện tốt các nề nếp quy định .
 Tích cực ôn tập, phù đạo HS yếu .
 Chú trọng nề nếp rèn chữ viết cho HS.
 Thực hiện tốt luật ATGT, không vi phạm đốt pháo trước và sau tết. 
 4 . Sinh hoạt câu lạc bộ : Thi giải toán ( 7’ ) 
 5 . Kết thúc buổi sinh hoạt : ( 3’ ) 
 GV nhận xét, toàn sao đọc lời hứa của nhi đồng.
 Dặn dò : Thực hiện tốt mọi nề nếp đề ra. 
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27 sang.doc