Bài kiểm tra Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông - Hà Thị Oanh

Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích nội dung các chức năng quản lý trong quản lý nhà trường. Trong thực tiễn quản lý nhà trường hiện nay, việc thực hiện các chức năng quản lý có những ưu, nhược điểm gì? Hãy đề xuất hướng khắc phục.

Bài làm

Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát,.một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Bản chất của quá trình quản lý giáo dục được thể hiện ở các chức năng quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, là những loại hoạt động quản lý đã được tách riêng, chuyên môn hóa. Các chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể người. Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng cơ bản của quản lý. Đó là: chức năng kế hoạch ; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.

 

docx 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 557Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông - Hà Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Học viên : HÀ THỊ OANH
Ngày, tháng, năm sinh: 19/10/1972
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Thổ Châu, Phú Quốc,Kiên Giang
Lớp: Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý trường phổ thông năm 2017 (Tỉnh Kiên Giang)
Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích nội dung các chức năng quản lý trong quản lý nhà trường. Trong thực tiễn quản lý nhà trường hiện nay, việc thực hiện các chức năng quản lý có những ưu, nhược điểm gì? Hãy đề xuất hướng khắc phục.
Bài làm
Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát,...một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Bản chất của quá trình quản lý giáo dục được thể hiện ở các chức năng quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, là những loại hoạt động quản lý đã được tách riêng, chuyên môn hóa. Các chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể người. Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng cơ bản của quản lý. Đó là: chức năng kế hoạch ; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.
1. Phân tích các chức năng:
1.1 Chức năng kế hoạch (CNKH):
a.Định nghĩa: CNKH là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đó.
b.Vị trí vai trò của CNKH:
- Có vai trò khởi đầu định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý.
- Là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiên mục tiêu.
- Là căn cứ cho việc đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường của từng cá nhân.
c. Nội dung của CNKH:
- Xác định mục tiêu và phát triển mục tiêu.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.
- Triển khai thực hiện các kế hoạch.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Người quản lý nhà trường có thể chia quá trình thực hiện 4 nội dung trên thành 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn tiền kế hoạch.
2. Giai đoạn lập kế hoạch.
3. Giai đoạn triển khai kế hoạch.
4. Giai đoạn đánh giá tổng kết việc thực hiên kế hoạch.
Chức năng kế hoạch phải tính tới quá trình thực hiện các chức năng quản lý khác kéo dài suốt quá trình quản lý. Do đó tính kế hoạch phải cao hơn triệt để hơn để đảm bảo đạt tới các mục tiêu dự kiến.
1.2 .Chức năng tổ chức (CNTC):
a. Định nghĩa: CNTC là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
b. Vị trí, vai trò:
- Đây là chức năng thứ 2 của quá trình quản lý.
- Có vai trò thực hiện hóa các mục tiêu tổ chức; có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức nếu việc phân phối sắp xếp nguồn nhân lực khoa học và hợp lý (còn gọi là hiệu ứng tổ chức).
- Tổ chức là công cụ để thực hịên mục tiêu. 
- Nội dung:
- Để thực hiện vấn đề phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực, CNTC thực hiện một số nội dung sau:
1. Xác định cấu trúc của tổ chức.
2. XD và phát triển đội ngũ nhân sự.
3. Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ của tổ chức.
4. Tổ chức lãnh đạo một cách cách khoa học của người quản lý.
- Chức năng tổ chức phải hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý và phối hợp tốt nhất các hệ thống quản lý với hệ thống bị quản lý.
- Xác định cơ chế quản lý và giải quyết các mối quan hệ của tổ chức. Trong quá trình hoạt động của nhà trường, chủ thể quản lý phải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong nhà trường và giữa nhà trường với bên ngoài, bên trên và cộng đồng xã hội để tạo ra điều kiện tốt nhất cho quá trình sư phạm diễn ra.
1.3. Chức năng chỉ đạo (CNCĐ):
a. Định nghĩa: CNCĐ là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới thực hiện các mục tiêu với chất lượng cao.
b. Vai trò, vị trí:
- Là chức năng tiếp theo chức năng tổ chức.
- CNCĐ là một trong quá trình quản lý có vai trò cùng với chức năng tổ chức thực hiện hóa các mục tiêu của tổ chức
- CNCĐ được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả
- Chức năng này là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý.
c. Nội dung chủ yếu của CNCĐ:
Cần thực hiện các nội dung sau đây:
1. Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn và triển khai các nhiệm vụ
2. Thường xuyên đôn đốcT, động viên và khuyến khích người lao động.
3. Giám sát và sửa chữa.
4. Thúc đẩy các hoạt động phát triển.
1.4. Chức năng kiểm tra (CNKT):
a. Định nghĩa: CNKT là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức.
b. Vị trí, vai trò:
-CNKT là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý.
- Có vai trò giúp cho chủ thể quản lý biết được đối tượng quản lý (đội ngũ GV -CNV-HS) thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ nào (tốt- vừa- chưa tốt), đồng thời nắm được những quyết định quản lý ban hành có phù hợp với thực tế hay không trên cơ sở đó điều chỉnh
- CNKT thể hiện rõ vai trò cung cấp thông tin và nó là tiền đề cho một quá trình quản lý tiếp theo.
c. Nội dung:
- Đánh giá gồm: Xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, so sánh với chuẩn.
- Phát hiện mức độ thực hiện nhiệm vụ của đối tượng quản lý.
- Điều chỉnh gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa); thúc đẩy (phát huy thành tích); hoặc xử lý.
2. Trong thực tiễn quản lý nhà trường hiện nay, việc thực hiện các chức năng quản lý ở trường tôi có những ưu, nhược điểm sau: 
2.1. Ưu điểm: Việc thực hiện các chức năng quản lý của cán bộ quản lý đã đảm bảo đúng quy trình và khoa học: 
Người quản lý đã xác định được mục tiêu của từng loại kế hoạch (kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn). Các kế hoạch đều được xây dựng dựa vào nguồn lực đã có và khai thác một cách triệt để các nguồn lực vốn có của nhà trường. Mỗi loại kế hoạch đều được thông qua toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường nắm được mục tiêu, bước đi, biện pháp cần thực hiện, triển khai từng hoạt động, nhiệm vụ được giao cụ thể cho từng cá nhân, tập thể và đi cùng là những điều kiện hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần một cách rõ ràng. Trong quá trình tiến hành thực hiện nhiệm vụ, lãnh đạo nhà trường luôn giám sát, theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện và điều chỉnh phù hợp khi cần thiết. thường xuyên đánh giá việc thực hiện kế hoạch một cách khách quan, công bằng.
Tổ chức quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị nhiệm vụ năm học và kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường, thống nhất các bước đi, biện pháp thực hiện kế hoạch. Xây dựng hoàn chỉnh các đoàn thể, tổ khối chuyên môn trong nhà trường, xác định rõ ràng trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân theo mô hình cấu trúc hợp lý phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
Hàng năm, nhà trường đều thực hiện tốt việc quy hoạch và phát triển đội ngũ, đáp ứng được nhu cầu giáo dục của địa phương. Thực hiện tốt các mối quan hệ bên trong nhà trường và giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị đứng chân trên địa bàn.
Người quản lý trong đơn vị đã thực hiện tốt chức năng chỉ đạo: ra quyết định, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể, cá nhân theo đúng kế hoạch đề ra. Việc giao nhiệm vụ luôn đi kèm với lời động viên, khích lệ hợp lý làm cho cán bộ giáo viên nhận nhiệm vụ với tâm trạng phấn khởi thoải mái. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc động viên các tập thể, cá nhân làm việc tích cực và xây dựng được môi trường thân thiện từ đó thúc đẩy động cơ làm việc của mọi người.
Thực hiện chức năng kiểm tra, ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, đánh giá mọi hoạt động của từng tập thể, cá nhân bằng nhiều phương pháp và hình thức. Từ đó kịp thời điều chỉnh đối với tập thể, cá nhân, cụ thể là : tư vấn (uốn nắn, sửa chữa) đối với trường hợp hoàn thành chưa cao; thúc đẩy (phát huy thành tích) đối với trường hợp hoàn thành tốt; hoặc xử lý đối với trường hợp chưa hoàn thành.
2.2. Nhược điểm: 
- Do đặc thù trường tôi là trường thuộc xã đảo cách xa đất liền nên đôi lúc việc thực hiện kế hoạch bị chậm so với mục tiêu đề ra.
- Việc quán triệt các Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hoạt động mới chỉ ở phạm vi cán bộ giáo viên trong nhà trường, chưa đến được với các lực lượng bên ngoài nhà trường.
- Phân công, bố trí cán bộ giáo viên vào công việc chưa phát huy được năng lực sở trường tối đa của từng cá nhân.
- Một số giáo viên tuy chuẩn về bằng cấp nhưng chuyên môn nghiệp vụ còn rất nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.
- Chưa xây dựng được quy chế phối hợp với các đoàn thể ở địa phương.
2.3. Hướng khắc phục nhược điểm: Bản thân tôi xin đề xuất hướng khắc phục nhược điểm cụ thể như sau: 
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và cho đội ngũ cán bộ cốt cán trong nhà trường về vị trí, vai trò của chức năng tổ chức trong quản lý nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch đúng thời gian, đúng quy trình và các bước đi trong kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Kiểm tra đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm của việc thực hiện kế hoạch. Khen thưởng, phê bình nhắc nhở kịp thời, chính xác, công bằng khách quan.
- Tổ chức quán triệt tinh thần các Nghị quyết, chỉ thị, nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục của nhà trường cho các cấp, các ngành và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, giúp cho tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường đều đến được với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, từ đó tranh thủ được các nguồn hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần của các lực lượng xã hội cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Phân công, bố trí cán bộ giáo viên đúng trình độ, năng lực vào đúng công việc để họ phát huy được tối đa sở trường của mình, giúp cho công việc đạt hiệu quả cao, hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ một cách bền vững.
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường, huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho hoạt động của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_thu_hoach_CBQL.docx