Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - Bùi Thị Ngọc - Tiểu học Quán Toan

I. Mục tiêu: H hiểu

- Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì dù nhỏ

II. Tài liệu, phương tiện:

- VBT Đạo đức.

- Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ ghép hoa”.

III. Các hoạt động dạy học :

* Kiểm tra bài cũ ( 5)

- Khi nào, em nói lời cảm ơn ?

- Cần nói xin lỗi khi nào ?

* HĐ 1: H thảo luận nhóm bài tập 3 ( 10)

- G nêu yêu cầu bài 3.

- H làm bài theo nhóm và chữa bài.

-> G kết luận :+ Tình huống a: cách ứng xử thứ 3 là phù hợp.

 + Tình huống b: cách ứng xử thứ 2 là phù hợp.

* HĐ 2: chơi ghép hoa (15)

- G chia nhóm, phát cho các nhóm 2 nhị hoa ( 1 nhị ghi từ “cảm ơn” và 1 nhị ghi từ “xin lỗi” ) và cánh hoa ( trên đó ghi những tình huống khác nhau).

- G nêu yêu cầu: Ghép các cánh hoa thành “Bông hoa cảm ơn ” và “Bông hoa xin lỗi”.

- H làm việc theo nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng honganh Lượt xem 1400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - Bùi Thị Ngọc - Tiểu học Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 : ( Từ ngày 24/3 đến ngày 28/3 )
Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2008
Đạo đức
bài 12 : cảm ơn và xin lỗi
( Tiết 2)
I. Mục tiêu: H hiểu
- Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì dù nhỏ
II. Tài liệu, phương tiện:
- VBT Đạo đức.
- Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ ghép hoa”.
III. Các hoạt động dạy học :
* Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Khi nào, em nói lời cảm ơn ?
- Cần nói xin lỗi khi nào ?
* HĐ 1: H thảo luận nhóm bài tập 3 ( 10’)
- G nêu yêu cầu bài 3.
- H làm bài theo nhóm và chữa bài.
-> G kết luận :+ Tình huống a: cách ứng xử thứ 3 là phù hợp.
 + Tình huống b: cách ứng xử thứ 2 là phù hợp.
* HĐ 2: chơi ghép hoa (15’)
- G chia nhóm, phát cho các nhóm 2 nhị hoa ( 1 nhị ghi từ “cảm ơn” và 1 nhị ghi từ “xin lỗi” ) và cánh hoa ( trên đó ghi những tình huống khác nhau).
- G nêu yêu cầu: Ghép các cánh hoa thành “Bông hoa cảm ơn ” và “Bông hoa xin lỗi”.
- H làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Các bạn nhận xét, G chốt lại các tình huống cần nói cảm ơn, xin lỗi.
* HĐ 3: (5’)
- Cho H đọc yêu cầu bài tập 6 .
- H đọc, làm bài và chữa bài.
-> G kết luận chung:
- Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
- Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác.
- Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng của mình và tôn trọng người khác.
--------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 27 : Con mèo
I. Mục tiêu: Giúp H biết
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài cảu con mèo.
- Nói về 1 số đặc điểm của con mèo ( lông, móng vuốt, ria, mắt, đuôi).
- Nêu được ích lợi của mèo.
- H có ý thức chăm sóc mèo ( nếu nhà nuôi).
II. Đồ dùng dạy học :
* Giới thiệu bài : G hỏi H ( 5’)
- Nhà em nào nuôi mèo ?
- Nói với cả lớp về con mèo nhà em.
-> Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về con mèo.
* HĐ 1: Quan sát con mèo ( 15’)
1. Mục tiêu :
- H biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con mèo thật hoặc hình con mèo trong SGK.
- Biết các bộ phận bên ngoài của mèo.
2. Cách tiến hành :
a) B1:
 _ Cho H quan sát tranh con mèo trong SGK.
 + Mô tả màu lông của con mèo. Khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy thế nào ?
 + Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
 +Con mèo di chuyển như thế nào?
 -> G giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của nhóm. 
- H quan sát theo nhóm, chỉ và nói với các bạn về màu lông và bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Mèo có đầu , mình và đuôi
- Mèo chạy , đi bằng chân.
b) B2: Một số H trình bày lại kết quả làm việc trong nhóm, các H khác bổ sung.
3. Kết luận :
 + Toàn thân mèo được phủ bằng 1 lớp lông mềm và mượt.
 + Mèo có đầu, đuôi và 4 chân. Mắt mèo to, tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối ( giúp mèo nhìn rõ con mồi) và thu nhỏ lại vào ban ngày khi có nắng. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thứ ăn.
 + Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có 
móng vuốt sắc để bắt mồi.
* HĐ 2: Thảo luận cả lớp ( 10’)
1. Mục tiêu :- H biết được ích lợi của việc nuôi mèo.
 - Biết mô tả hoạt động bắt mồi của con mèo.
2. Cách tiến hành : G nêu câu hỏi - H thảo luận
- Người ta nuôi mèo để làm gì ?
- Đặc điểm nào giúp mèo săn mồi ?
- Tìm trong số những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo tư thế săn 
mồi ? Hình nào cho biết kết quả săn mồi của mèo ?
- Tại sao không nên trêu chọc làm con mèo tức giận ?
- Em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào ?
3. G kết luận:
- Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
- Móng chân mèo có vuốt sắc, biình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra.
- Em không nen trêu chọc, làm cho mèo tức giận. Vì khi đó nó sẽ cào và cắn gây chảy máu rất nguy hiểm. Mèo cũng có thể bị bệnh dại giống chó, khi mèo có biểu hiện không bình thường phải nhốt lại và nhờ người có chuyên môn theo dõi. Người bị mèo cắn cần phải đi tiêm phòng dại.
* Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” (5’).
....................................................................................................
Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2008
Thể dục
Bài 27 : bài thể dục - trò chơi vận động
I .Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn bài thể dục. Yêu cầu hoàn thiện bài.- Ôn tâng cầu. Yêu cầu tham gia vào trò chơi 1 cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện :
- Sân trường
- 1 số quả cầu trinh.
III. Nội dung và phương pháp :
1. Phần mở đầu: ( 5-6’)
- G nhận lớp, phổ biến nội dung. Yêu cầu bài học.
* Khởi động: - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50- 60 m.
 - Đi thường theo vòng tròn và hít thở.
 - Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông 
* Kiểm tra bài cũ : Tập động tác điều hòa 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản : ( 22-25’)
Nội dung (Gv)
 - Ôn bài thể dục.
- Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái. 
- Tâng cầu
Định lượng
 3- 4 lần
 2 x 8 nhịp
 (10-12’) 
1-2 lần
 ( 5-7’)
 ( 6- 8’)
 Phương pháp (Hs)
- Lần 1, 2: Lớp trưởng điều khiển, cả lớp tập
- Lần 3, 4: Từng tổ lên kiểm tra thử -> G đánh giá, góp ý động viên H.
- Lớp trưởng điều khiển tập hợp 3 hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, 
 quay trái. 
- Cho H tập tâng cầu theo cá nhân
3. Phần kết thúc ( 5- 6’)
- Đi thường theo nhịp 2- 4 hàng dọc và hát.
- G cùng H hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học 
-> Nhắc H giờ sau kiểm tra bài thể dục.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27.doc