I. Mục tiêu
- Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi
- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối sử bình đẳng
- Thực hành nói lời cám ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp
II. Các hoạt động dạy – học
Tuần 26 Ngày soạn: 15/ 3/ 2011 Ngày giẩng: Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Chào cờ Tập trung đầu tuần __________________________________ Đạo đức Cảm ơn và xin lỗi I. Mục tiêu - Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi - Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối sử bình đẳng - Thực hành nói lời cám ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. - Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp II. Các hoạt động dạy – học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC 3. Dạy bài mới - Cho HS tự nêu tính huống để nói lời cảm ơn, xin lỗi. - GV nhận xét * Hoạt động 1: Qua sát và trả lời câu hỏi bài tập 1 - Các bạn trong tranh đang làm gì? - Vì sao các bạn ấy lại làm như vậy? - Yêu cầu HS quan sát và trả lời *KL: * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài 2 - Chia nhóm theo số và giao việc ( nhóm 4) - Yêu cầu HS thảo luận *KL: * Hoạt động tiếp nối: Tập đóng vai - Cho HS đóng vai theo tổ - Em thấy như thế nào khi được bạn cảm ơn * KL: Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm chia sẻ. - Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và làm phiền người khác. Tranh 1: Bạn nói lời cảm ơn khi được tặng quà Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn Thảo luận Trình bày Tranh 1, 3: Cần nói lời cảm ơn Tranh 2, 4: Cần nói lời xin lỗi Tiếng Việt iêng, iêc Buổi chiều - Toán và Tiếng Việt - HS đọc bài buổi sáng và làm bài tập 30 + 40 = 80 – 60 = 15 + 3 = 19 – 9 = ******************************************************* Ngày soạn: 15/ 3/ 2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011 Toán Các số có hai chữ số I. Mục tiêu - HS nhận biết về số lượng trong phạm vi 20, đọc, viết các số từ 20 đến 50 - Đếm và nhận ra thứ tự các số từ 20 đến 50 II Đồ dùng dạy học - Đồ dùng học toán lớp 1, bảng gài, que tính, thanh thẻ, bộ số bằng bìa từ 20 đến 50. III. Các hoạt động dạy – học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: không KT 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu các số từ 20 đến 30 - Y/c HS lấy 2 bó que tính (mỗi bó một chục que) đồng thời GV gài 2 bó que tính lên bảng, gắn số 20 lên bảng và Y/c đọc - GV gài thêm 1 que tính - Bây giờ chúng ta có tất cả bao nhiêu que tính ? - Để chỉ số que tính các em vừa lấy em hãy viết số - GV gắn số 21 lên bảng, Y/c HS đọc + Tương tự: GT số 22, 23... đến số 30 bằng cách thêm dần mỗi lần 1 que tính. - Em vừa lấy mấy chục que tính ? - GV viết 2 vào cột chục - và mấy đơn vị ? - GV viết 3 vào cột đơn vị + Để chỉ số que tính các em vừa lấy ta viết số 23 . - Yêu cầu HS đọc số - Y/c HS phân tích số 23 ? + Tiếp tục làm với số 24, 25... đến số 30 - Viết số 30 và cho HS đọc - Y/c HS phân tích số 30 + Đọc các số từ 20 đến 30 - GV chỉ trên bảng cho HS đọc: đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số - Lưu ý cách đọc các số: 21, 24, 25, 27 21: Đọc là "hai mươi mốt" Không đọc là "Hai mươi một" 25: đọc là "Hai mươi lăm" Không đọc là "Hai mươi năm" 27: Đọc là "Hai mươi bảy" Không đọc là "Hai mươi bẩy" nhận biết TT các số từ 30 đến 40 tương tự các số từ 20 đến 30. + Lưu ý HS cách đọc các số: 31, 34, 35, 37 (Ba mươi mốt, ba mươi tư, ba mươi lăm, ba mươi bảy) c. Giới thiệu các số từ 40 đến 50 - Tiến hành tương tự như giới thiệu các số từ 30 đến 40. Lưu ý cách đọc các số: 44, 45, 47 c.Luyện tập Bài 1: - Cho HS đọc Y/c của bài - Số phải viết đầu tiên là số nào ? - Số phải viết cuối cùng là số nào ? + Phần b các em lưu ý dưới mỗi vạch chỉ được viết một số. + Chữa bài: - Gọi HS nhận xét - GV KT, chữa bài và cho điểm. Bài 2: - Bài Y/c gì ? - GV đọc cho HS viết. - GV nhận xét, chỉnh sửa. Bài 3: Tương tự bài 2 Bài 4: - Gọi HS đọc Y/c: - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chỉnh sửa - Y/c HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số 4. Củng cố - Dặn dò: - Trò chơi: đố bạn số nào: GV đọc, chẳng hạn: số gồm 2 chục và 5 đơn vị, cho HS viết bảng con - 2 HS lên bảng - HS đọc - HS lấy thêm 1 que tính - Hai mươi mốt - HS viết: 21 - 2 chục - 3 đơn vị - HS đọc CN, ĐT - 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị - HS đọc: Ba mươi - 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị - HS đọc CN, ĐT - HS thảo luận nhóm để lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính. - Cho biết cách đọc số. - 2 HS lên bảng mỗi em làm một phần - Viết số - HS viết bảng con, 2 HS lên viết trên bảng lớp - 30, 31, 32 .... 39 - Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó. 3 HS lên bảng Tiếng Việt uông, uôc, ương, ươc Buổi chiều Toán Tiếng Việt Toán: Làm bài tập 3 trang 138 HS nghe viết bài chính tả buổi sáng ******************************************* Ngày soạn: 15/ 3/ 2011 Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011 Toán Các số có hai chữ số (Tiếp) I. Mục tiêu - HS nhận biết số lượng, đọc viết các số từ 50 đến 69 - Biết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 50 đến 69 II. Đồ dùng dạy - học - Bộ đồ dùng dạy toán - Bảng phụ, bảng gài, que tính, thanh thẻ II. Các hoạt động dạy - học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: không KT - Gọi HS lên bảng viết các số từ 40 đến 50 - GV nhận xét, cho điểm 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu các số từ 50 đến 60 - Tiến hành tương tự như GT các số từ 40 đến 50 - Cho HS quan sát tranh SGK - Có mấy chục que tính và mấy que tính rời - Yêu cầu viết chữ số chỉ chục ở cột chục, chữ số chỉ đơn vị ở cột đơn vị. - Yêu cầu HS viết và đọc số - Giới thiệu các số từ 61- 69 tương tự - Các số em vừa học là các số có mấy chữ số? c. Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc Y/c - GV hướng dẫn HS viết bảng con - Gọi HS nhận xét. - GV NX, cho điểm Bài 2 - Gọi 1 HS đọc Y/c của bài - Trò chơi thi viết số tiếp sức - Đọc cho HS viết vào bảng phụ - Nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc Bài 3: - Bài Y/c cầu gì ? - Y/c HS đọc mẫu - HD và giao việc 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài - Trò chơi: đố bạn số nào? - Nêu cấu tạo số và cho HS thi đọc nhanh số. - Viết các số từ 40 - 50 - Có 5 chục que tính và 1 que tính rời - Năm mươi mốt ( 51) - đều là các số có hai chữ số - Viết số - HS làm bài, 1 HS lên bảng - Viết số + 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 - HS tự nêu Y/c và làm bài. Tiếng Việt oi, ôi, ơi Buổi chiều Toán Tiếng Việt Toán: Làm bài tập 2, 4 trang 139 Luyện viết và chính tả Ngày soạn: 15/ 3/ 2011 Ngày giảng: Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2011 Toán Các số có hai chữ số (tiếp theo) I. Mục tiêu - HS nhận biết số lượng, đọc viết các số từ 71 đến 99 - Biết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 71 đến 99 II. Đồ dùng dạy - học - Bộ đồ dùng dạy toán - Bảng phụ, bảng gài, que tính, thanh thẻ II. Các hoạt động dạy – học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: không KT - Gọi HS lên bảng viết các số từ 60 đến 65 - GV nhận xét, cho điểm 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu các số từ 71 đến 99 - Tiến hành tương tự như GT các số từ 60 đến 70 - Cho HS quan sát tranh SGK - Có mấy chục que tính và mấy que tính rời - Yêu cầu viết chữ số chỉ chục ở cột chục, chữ số chỉ đơn vị ở cột đơn vị. - Yêu cầu HS viết và đọc số - Giới thiệu các số từ 72- 99 tương tự - Các số em vừa học là các số có mấy chữ số? c. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc Y/c - GV hướng dẫn HS viết bảng con - Gọi HS nhận xét. - GV NX, cho điểm Bài 2 - Gọi 1 HS đọc Y/c của bài - Trò chơi thi viết số tiếp sức - Cho HS thực hiện theo nhóm - Nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc Bài 3: Nếu còn thời gian - Bài Y/c cầu gì ? - Y/c HS đọc mẫu - Hướng dẫn HS làm phiếu cá nhân 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài - Trò chơi: đố bạn số nào? - Nêu cấu tạo số và cho HS thi đọc nhanh số. - HS viết bảng lớp - Có 7 chục que tính và 1 que tính rời - Bảy mươi mốt ( 71) - đều là các số có hai chữ số - Viết số - HS làm bài, 1 HS lên bảng + 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80 - Viết số a. Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị b. Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị c. Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị d. Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị Tiếng Việt ui, ưi Hoạt động ngoài giờ Trò chơi ******************************************************8 Ngày soạn: 16/ 3/ 2011 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011 Toán So sánh các số có hai chữ số I. Mục tiêu - HS bước đầu so sánh được các số có 2 chữ số (chủ yếu dựa vào cấu tạo của số có 2 chữ số) - Nhận ra số bé nhất, số lớn nhất trong một nhóm các số II Đồ dùng dạy học - Que tính, bảng gài, thanh thẻ. III. Các hoạt động dạy – học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: không KT 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu 62 < 65 - GV treo bảng gài sẵn que tính và hỏi - Hàng trên có bao nhiêu que tính ? - GV ghi bảng số 62 và yêu cầu HS phân tích - Hàng dưới có bao nhiêu que tính ? - GV ghi bảng số 65 và yêu cầu HS phân tích - Hãy so sánh hàng chục của hai số này ? - Hãy nhận xét hàng đơn vị của hai số ? - Hãy so sánh hàng đơn vị của hai số ? - Vậy trong hai số này số nào bé hơn ? - Ngược lại trong hai số này số nào lớn hơn ? - Yêu cầu HS viết bảng con 65 > 62 - Y/c HS đọc cả hai dòng 62 62 - Khi so sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau ta phải làm ntn ? - Y/c HS nhắc lại cách so sánh * Giới thiệu 63 > 58 - (HD tương tự) - Yêu cầu HS lấy que tính, nhận xét và so sánh 2 số c. Luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS nhận xét và hỏi cách so sánh - GV nhận xét, cho điểm Bài 2: Gọi HS đọc Y/c Bài 3: Tương tự bài 2. Bài 4: Cho HS đọc Y/c - Hướng dẫn HS làm phiếu theo nhóm - Lưu ý HS: Chỉ viết 3 số 72, 38, 64 theo Y/c chứ không phải viết các số khác. - GV nhận xét, cho điểm. 4. Củng cố - dặn dò - Trò chơi: Thi điền dấu nhanh, đúng - Gắn lên bảng 3 cặp số và cho HS thi điền nhanh - NX giờ học và giao bài về nhà. - 62 que tính - Số 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị. - Sáu mươi lăm que tính - Số 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị. - Hàng chục của hai số giống nhau và đều là 6 chục - Khác nhau, hàng đơn vị của 62 là 2, hàng đơn vị của 65 là 5 + 2 bé hơn 5 + 62 bé hơn 65 + 65 lớn hơn 62 - HS đọc ĐT. - phải so sánh tiếp hai chữ số ở hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn + 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 có 5 chục và 8 đơn vị + 63 và 58 có số chục khác nhau: ( 60 > 50) nên 63 > 58 - Điền dấu >, <, = vào ô trống - HS làm bài, 3 HS lên bảng 34 < 38 36 > 30 25 < 30 55 < 57 55 = 55 85 < 95 - Khoanh vào số lớn nhất - HS làm phiếu CN - Viết các số 72, 38, 64 a- Theo thứ tự từ bé đến lớn 38, 64, 72 b- Theo thứ tự từ lớn đến bé 72, 64, 38 Tự nhiên và xã hội Con gà I Mục tiêu - Nói được tên các bộ phận bên ngoài của con gà - Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con. - Biết ích lợi của việc nuôi gà. Thịt gà và trứng gà là thức ăn bổ dưỡng II Đồ dùng dạy học - Các hình phóng to trong bài 26. III Các hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS * Hoạt động 1: Làm việc với SGK + Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà + Cách tiến hành - Cho HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK. - GV theo dõi và giúp đỡ HS - GV nêu câu hỏi cho HS trả lời - Quan sát con gà thứ nhất ở trang 54 đó là gà trống hay gà mái ? - Quan sát con gà thứ 2 trong trang 45 trong SGK là con gà trống hay mái ? - Quan sát con gà ở trang 55 - Gà trống, gà mái, gà con đều giống nhau ở điểm nào ? - Khác nhau ở điểm nào ? - Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì ? - Ăn thịt gà, trứng gà có lợi ích gì ? - Tiếng gà gáy sáng có ích lợi gì? + Kết luận: Trang 54 SGK hình trên là gà trống, hình dưới là gà mái, con gà nào cũng có đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh, dùng mỏ để mổ thức ăn, - Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở kích thước, mầu lông và tiếng kêu * Hoạt động 2: Thảo luận + Mục tiêu: Biết ích lợi của việc nuôi gà + Cách tiến hành - Cho HS thảo luận - Nhà em nào nuôi gà? - Nuôi gà để làm gì? - Kết luận: Thịt và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khoẻ... * Hoạt động 3: Trò chơi - Đóng vai gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng. - Đóng vai gà mái cục tác và đẻ trứng. - Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp - Cho cả lớp hát bài: Đàn gà con - Quan sát thêm con gà. - Xem trước bài: Con mèo - HS quan sát - Là con gà trống - Là gà mái - Giống: Đều có đầu, cổ, mình 2 chân, 2 cánh... - Khác: Kích thước, màu lông, tiếng kêu. - Mỏ đùng để mổ thức ăn, móng bới, đào tìm thức ăn. - HS nêu - Tiếng gáy của gà còn báo thức cho mọi người .... Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 26 Tỉ lệ chuyên cần đạt 90 % trở lên. HS có ý thức luyện viết bài và làm bài tập ở nhà Hăng hái xây dựng bài: Khứ, Pằng, Hương, Sao, Cháng, Tú, Mẩy....... Đọc có nhiều tiến bộ: ánh, Dăng, Dinh Viết có tiến bộ: Chu, Căng, Pá, Sà
Tài liệu đính kèm: