I.Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ ngữ :cô giáo dạy em ,điều hay ,mái trường .
-Hiểu nội dung bài:Ngôi trường là nơi gắn bó ,thân thiết với bạn học sinh .Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK ).
*HS khá ,giỏi tìm được tiếng ,nói được câu chứa tiếng có vần ai ,ay: biết hỏi- đáp theo mẫu về trường ,lớp của mình .
II.Chuẩn bị:
-GV :Tranh minh hoạ ,SGK
-HS :SGK ,bảng ghép
III.Các hoạt động dạy và học :
i với bạn bè và em nhỏ. -HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp. II. Chuẩn bị: GV: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ HS: -VBT Đạo đức 1 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: (5’) -Chào hỏi và tạm biệt để làm gì? - GV nhận xét -2 HS trả lời 2/ Bài mới: (25’) Họat động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3 (13’) -Thảo luận đưa ra các cách ứng xử trong bài tập 3 Kết luận: Cần chào người đó với lời nói cho phù hợp với người đó về quan hệ, tuổi tác, Lời chào phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, không được nói to vì làm phiền đến người người bệnh Trong giờ biểu diễn ở nhà hát, chiếu phim thì các em chỉ cần nhìn nhau gật đầu, mỉm cười là được. Sau giở biểu diễn, các em có thể gặp gỡ để chào hỏi trò chuyện với nhau. Không được gây ồn ào, gây cản trở những người xung quanh ở nhà hát, rạp chiếu phim, -HS thảo luận theo nhóm -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh Hoạt động 2: Cho lớp hát bài “Con chim vành khuyên” (4’) -Khi thấy bạn không chào hỏi và tạm biệt em làm thế nào? -HS khá, giỏi trả lời Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc câu tục ngữ cuối bài (8’) -GV yêu cầu HS đọc câu tục ngữ -HS đọc cá nhân, nhóm, lớp 3. Củng cố, dặn dò: (5’) -Gọi HS nêu lại ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. -GV nhận xét tiết học -Dặn dò -3 HS nêu TUẦN 30 Thứ 2 ngày 4 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: CHÀO CỜ ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 2+3+4: TẬP ĐỌC Bài: CHUYỆN Ở LỚP I.Mục tiêu : -Đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ ngữ : ở lớp ,đứng dậy ,trêu ,bôi bẩn ,vuốt tóc .Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ ,khổ thơ . -Hiểu nội dung bài : Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé ngoan như thế nào ? .Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK ). II.Chuẩn bị : -GV :Tranh minh hoạ ,SGK -HS :SGK III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT1 1.Kiểm tra bài cũ :(5’) -Gọi 1 HS đọc thuộc bài : Chú công và trả lời câu hỏi 1 ở SGK -Nhận xét ,ghi điểm -1 HS trả lời 2. Bài mới : Hoạt động 1 : (3’)Giới thiệu bài -Cho HS quan sát tranh -Rút ra đề bài ghi bảng Hoạt động 2 : (25’)H.dẫn HS luyện đọc a.Luyện đọc tiếng ,từ ngữ -GV đọc mẫu cả bài -H.dẫn HS phân tích cấu tạo các tiếng :ở lớp ,đứng dậy ,trêu ,bôi bẩn ,vuốt tóc . -Cho HS đọc b.Luyện đọc câu : -Chỉ từng tiếng ở câu thứ nhất -Gọi HS đọc lại -Các dòng còn lại đọc tương tự -Cho HS đọc nối tiếp từng dòng c.Luyện đọc đoạn ,bài : -GV chia đoạn -Cho 3 HS đọc nối tiếp đọc -Cho HS đọc toàn bài -Cho cả lớp đọc đồng thanh 1lần -Nhận xét ,sửa sai cho HS . -Cả lớp quan sát -Đồng thanh ,cá nhân -Cả lớp chú ý -HS xung phong nêu cấu tạo của các tiếng GV nêu -HS đọc:đồng thanh ,cá nhân -Cả lớp đọc nhẩm theo -3 HS đọc trơn lại câu thứ nhất . -HS đọc nối tiếp từng dòng -Cả lớp chú ý -3 HS đọc 3 đoạn -Cá nhân ,tổ ,cả lớp -Cả lớp đọc đồng thanh TIẾT 2 Hoạt động 3: (8’)Thi đọc đoạn đúng nhất -Phổ biến luật chơi -Cho HS chơi Nhận xét tuyên dương Hoạt động 4: (8’) Tìm tiếng trong bài -Nêu yêu cầu 1 trong SGK -Cho HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần uôt. Nhận xét ,tuyên dương -Gọi HS đọc lại các tiếng có vần uôt -Cho HS phân tích tiếng có vần uôt -Cả lớp chú ý -Từng cá nhân và 3 tổ thi đọc -Cả lớp chú ý -3 tổ cử đại diện 3 HS lên gạch chân tiếng có vần uôt -3 HS đọc -HS xung phong phân tích : vuốt Hoạt động 5 : (8’) Thi tìm tiếng ngoài bài có vần uôc ,uôt -Cho HS thi tìm nhanh tiếng ngoài bài có vần uôc ,uôt. -Cho HS ghép tiếng có vần uôc ,uôt Nhận xét ,tuyên dương -Cả lớp chú ý -3 Tổ dùng bảng ghép tiếng có vần uôc ,uôt Hoạt động 6: (8’) Thi nói câu chứa tiếng có vần uôc ,uôt -Cho HS đọc câu mẫu -Cho HS thi nói Nhận xét tuyên dương -HS đọc câu mẫu -Từng tổ nói câu chứa vần uôc ,uôt TIẾT 3 Hoạt động 7 : (15’)Tìm hiểu bài -Cho HS đọc lại bài -Gọi HS nêu câu hỏi 1: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp ? - Mẹ nói gì với bạn nhỏ ? -Đọc lại diễn cảm bài thơ -Gọi 2 HS đọc lại bài thơ -1 HS đọc bài và cả lớp đọc thầm theo -1 HS đọc câu hỏi -HS xung trả lời -Cả lớp chú ý -2 HS đọc lại bài thơ Hoạt động 8 : (15’) Thi đọc diễn cảm bài thơ -Cho HS thi đọc bài thơ -Nhận xét ,tuyên dương - HS thi đọc bài thơ -Cả lớp nhận xét Hoạt động 9 : (5’)Củng cố ,dặn dò -Dặn HS về chuẩn bị bài Tập đọc: Mèo con đi học - Nhận xét tiết học -Cả lớp theo dõi ----------------------------------@&?------------------------------- Thứ 3 ngày 5 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: THỂ DỤC (GV chuyên dạy) ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 2: CHÍNH TẢ Bài: CHUYỆN Ở LỚP I.Mục tiêu: -Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp: 20 chữ trong khoảng 10 phút. -Điền đúng vần uôt hay uôc ; chữ c hay k vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK). II. Chuẩn bị: GV: -Bảng phụ đã chép sẵn bài. HS: Vở chính tả, bút, VBT TV1/2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: (3’) -GV kiểm tra bài của những HS phải viết lại ở nhà. -Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập tiết trước. -2 HS lên bảng làm 2/ Bài mới: (33’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chữ khó (10’) -GV treo bảng phụ lên bảng -Yêu cầu HS đọc . -GV đọc các chữ khó cho HS viết vào bảng con. -HS quan sát -2-3 HS đọc bài trên bảng -HS viết vào bảng con. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bài vào vở (15’) -Giáo viên quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh. Nhắc học sinh viết tên bài vào trang. Chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô. Sau dấu chấm phải viết hoa. -Giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh soát lỗi, đánh vần những chữ khó viết. -HS thực hành viết -HS soát lỗi Hoạt động 3: Chấm, chữa bài, làm bài tập (8’) -GV cho HS dưới lớp đổi vở nhau sau đó GV đọc bài trên bảng từng câu cho HS dưới lớp gạch chân những chỗ bạn viết sai -GV chấm bài cho HS yêu cầu HS dưới lớp làm bài tập 2, 3 vào vở, 2 HS làm vào phiếu bài tập. -GV chữa lỗi cho HS -Chữa bài tập cho HS -Yêu cầu HS đọc lại bài tập đã hoàn thành. -HS dưới lớp đổi vở nhau chấm lỗi bài của bạn. -HS dưới lớp làm bài tập 2, 3 vào vở, 2 HS làm vào phiếu bài tập. -2 HS đọc lại bài tập đã hoàn thành. 3. Củng cố, dặn dò: (4’) -Nhận xét tiết học -Dặn dò ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 3+4: TẬP VIẾT Bài: TÔ CHỮ HOA O,Ô,Ơ I.Mục tiêu: -Tô được các chữ hoa: O, Ô, Ơ, P. -Viết đúng các vần: uôt, uôc, ưu, ươu ; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bưu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa theo vở tập viết 1, tập hai (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần). - HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai . II. Chuẩn bị: GV: -Bảng phụ có viết sẵn bài viết -Bài viết mẫu đẹp của học sinh HS: -Bảng con, phấn, vở tập viết III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: (5’) -Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ: L, M, N theo yêu cầu của giáo viên. -Chấm 1 số bài -Giáo viên nhận xét -3 HS lên bảng viết -Lớp viết bảng con. 3/ Bài mới: (60’) Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ hoa (15’) -Giáo viên treo bảng có viết bài mẫu: +Bài gồm những chữ nào? +Gọi HS đọc tên các chữ. +GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. -Giáo viên viết mẫu -Giáo viên nhắc lại cách viết 1 lần nữa. -Học sinh viết bảng con - O, Ô, Ơ, P -Vài HS đọc - HS nêu - HS theo dõi -Thực hành viết bảng con Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ ứng dụng (15’) -Gọi HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng. -HS tập viết vào bảng con. Hoạt động 3: Hướng dẫn tập tô, tập viết (20’) -Gọi 1 học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết? -Cho học sinh tô và viết vào vở từng hàng một -Giáo viên quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS tô và viết cho đúng mẫu -2 HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng. -HS tập viết vào bảng con. -Thẳng lưng, không tì ngực, không cúi sát, vở hơi nghiêng. -Học sinh tập tô chữ và tập viết vào vở: Hoạt động 3: Chấm, chữa bài (7’) -Nhận xét bài viết của HS -Sửa chữa, khen ngợi, động viên -HS lắng nghe 3. Củng cố, dặn dò: (3’) -Khen những học sinh viết bài có tiến bộ. -GV nhận xét tiết học. ----------------------------------@&?------------------------------- Thứ 4 ngày 6 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: MĨ THUẬT (GV chuyên dạy) ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 2+3+4: TẬP ĐỌC Bài: MÈO CON ĐI HỌC I.Mục tiêu : -Đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ , cái đuôi ,cừu. .Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ ,khổ thơ . -Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà ,cừu cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học .Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK ). II.Chuẩn bị : -GV :Tranh minh hoạ ,SGK -HS :SGK III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT1 1.Kiểm tra bài cũ :(5’) -Gọi 1 HS đọc thuộc bài : Chuyện ở lớp và trả lời câu hỏi 1 ở SGK -Nhận xét ,ghi điểm -1 HS đọc và trả lời 2. Bài mới : Hoạt động 1 : (3’)Giới thiệu bài -Cho HS quan sát tranh -Rút ra đề bài ghi bảng Hoạt động 2 : (25’)Hướng dẫn HS luyện đọc a.Luyện đọc tiếng ,từ ngữ -GV đọc mẫu cả bài -Hướng dẫn HS phân tích cấu tạo các tiếng :ở buồn bực ,kiếm cớ ,cái đuôi ,cừu -Cho HS đọc b.Luyện đọc câu : -Chỉ từng tiếng ở câu thứ nhất -Gọi HS đọc lại -Các dòng còn lại đọc tương tự -Cho HS đọc nối tiếp từng dòng c.Luyện đọc đoạn ,bài : -GV chia đoạn -Cho 3 HS đọc nối tiếp đọc -Cho HS đọc toàn bài -Cho cả lớp đọc đồng thanh 1lần -Nhận xét ,sửa sai cho HS -Cả lớp quan sát -Đồng thanh ,cá nhân -Cả lớp chú ý -HS xung phong nêu cấu tạo của các tiếng GV nêu -HS đọc:đồng thanh ,cá nhân -Cả lớp đọc nhẩm theo -3 HS đọc trơn lại câu thứ nhất . -HS đọc nối tiếp từng dòng -Cả lớp chú ý -3 HS đọc 3 đoạn -Cá nhân ,tổ ,cả lớp -Cả lớp đọc đồng thanh TIẾT 2 Hoạt động 3: (8’)Thi đọc đoạn đúng nhất -Phổ biến luật chơi -Cho HS chơi Nhận xét tuyên dương Hoạt động 4: (8’) Tìm tiếng trong bài -Nêu yêu cầu 1 trong SGK -Cho HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần ưu. Nhận xét ,tuyên dương -Gọi HS đọc lại các tiếng có vần ưu -Cho HS phân tích tiếng có vần ưu -Cả lớp chú ý -Từng cá nhân và 3 tổ thi đọc -Cả lớp chú ý -3 tổ cử đại diện 3 HS lên gạch chân tiếng có vần ưu -3 HS đọc -HS xung phong phân tích : cừu Hoạt động 5 : (9’) Thi tìm tiếng ngoài bài có vần ưu ,ươu -Cho HS thi tìm nhanh tiếng ngoài bài có vần ưu ,ươu. -Cho HS ghép tiếng có vần ưu ,ươu Nhận xét ,tuyên dương -Cả lớp chú ý -3 Tổ dùng bảng ghép tiếng có vần ươu ,ưu Hoạt động 6 : (10’) Thi nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc ươu -Cho HS đọc câu mẫu -Cho HS thi nói Nhận xét tuyên dương TIẾT 3 Hoạt động 7 : (15’)Tìm hiểu bài -Cho HS đọc lại bài -Gọi HS nêu câu hỏi 1: Mèo kiếm cớ gì để trốn học ? - Cừu nói gì khiến Mèo xin đi học ngay ? -Đọc lại diễn cảm bài thơ -Gọi 2 HS đọc lại bài thơ -Cho HS học thuọc bài thơ theo cách xoá dần -HS đọc câu mẫu -Từng tổ nói câu chứa vần ưu hoặc ưou -1 HS đọc bài và cả lớp đọc thầm theo -1 HS đọc câu hỏi -HS xung trả lời -Cả lớp chú ý -2 HS đọc lại bài thơ -HS đọc thuộc bài thơ Hoạt động 8 : (15’) Thi đọc thuộc bài thơ -Cho HS thi đọc thuộc bài thơ -Nhận xét ,tuyên dương - HS thi đọc thuộc bài thơ -Cả lớp nhận xét 3.Củng cố ,dặn dò: -Dặn HS về chuẩn bị bài Tập đọc : Người bạn tốt - Nhận xét tiết học -Cả lớp theo dõi ----------------------------------@&?------------------------------- Thứ 5 ngày 7 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: CHÍNH TẢ Bài: MÈO CON ĐI HỌC I.Mục tiêu: -Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24 chữ trong khoảng 10 - 15 phút. -Điền đúng vần in hay iên ; chữ r, d hay gi vào chỗ trống. -Làm được bài tập 2 a hoặc b (SGK). II. Chuẩn bị: GV: -Bảng phụ đã chép sẵn bài. HS: Vở chính tả, bút, VBT TV1/2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: (3’) -GV kiểm tra bài của những HS phải viết lại ở nhà. -Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập tiết trước. - GV nhận xét ghi điểm -2 HS lên bảng làm 2.Bài mới: (33’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chữ khó (10’) -GV treo bảng phụ lên bảng -Yêu cầu HS đọc . -GV đọc các chữ khó cho HS viết vào bảng con. -HS quan sát -2-3 HS đọc bài trên bảng -HS viết vào bảng con. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bài vào vở (15’) - Cho HS viết bài vào vở -Giáo viên quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh. Nhắc học sinh viết tên bài vào trang. Chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô. Sau dấu chấm phải viết hoa. -Giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh soát lỗi, đánh vần những chữ khó viết. -HS thực hành viết -HS soát lỗi Hoạt động 3: Chấm, chữa bài, làm bài tập (8’) -GV cho HS dưới lớp đổi vở nhau sau đó GV đọc bài trên bảng từng câu cho HS dưới lớp gạch chân những chỗ bạn viết sai -GV chấm bài cho HS yêu cầu HS dưới lớp làm bài tập 2b vào vở, 2 HS làm vào phiếu bài tập. -GV chữa lỗi cho HS -Chữa bài tập cho HS -Yêu cầu HS đọc lại bài tập đã hoàn thành. -HS dưới lớp đổi vở nhau chấm lỗi bài của bạn. -HS dưới lớp làm bài tập 2b vào vở, 2 HS làm vào phiếu bài tập. -2 HS đọc lại bài tập đã hoàn thành. 3. Củng cố, dặn dò: (4’) -Nhận xét tiết học -Dặn dò ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 2: TOÁN Bài: CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ I.Mục tiêu: -Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần ; biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày. II. Chuẩn bị: GV: Tờ lịch bóc HS: -Sách bài tập toán, bộ đồ dùng toán. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Kiểm tra bài cũ: (5’) - Điền >, <,= 64 – 4 65 – 5 40 – 10 30 – 20 - GV nhận xét ghi điểm -1 HS lên bảng thực hiện 2/Bài mới: (30’) Hoạt động 1: Giới thiệu cho HS quyển lịch bóc hàng ngày (3’) -Hôm nay là thứ mấy? -Cho HS nhắc lại. - HS nhìn và trả lời -Cá nhân- nhóm- lớp Hoạt động 2: Giới thiệu về tuần lễ (5’) -Cho HS đọc từng tờ tịch (hoặc hình vẽ trong sách), giới thiệu tên từng ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. -Một tuần lễ có mấy ngày? -HS đọc theo -HS nhắc lại Hoạt động 3: Giới thiệu về ngày trong tháng (5’) -Hôm nay là ngày bao nhiêu? (GV hướng dẫn các em tìm) -Tập cho HS nói nguyên câu: Hôm nay là ngày của tháng -HS trả lời -HS đọc theo Hoạt động 4: Thực hành (17’) Bài 1: -GV nêu yêu cầu -Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. -GV nhận xét, sửa chữa Bài 2: -GV nêu yêu cầu -Gọi HS làm -GV nhận xét, sửa chữa Bài 3: -GV nêu yêu cầu -Gọi HS làm -GV nhận xét, sửa chữa -1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở - HS nêu yêu cầu -2 HS làm bảng, lớp làm vào vở - HS nêu yêu cầu -HS đọc cá nhân. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gọi HS nêu một tuần lễ có mấy ngày? Nêu tên các ngày trong tuần. - Nhận xét tiết học - Dặn dò - 3 HS nêu ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 3: KỂ CHUYỆN Bài: SÓI VÀ SÓC I.Mục tiêu: -Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. -Hiểu nội dung của câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm. -HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh. II. Chuẩn bị: GV: -Sách Tiếng Việt,Tranh minh họa cho câu chuyện HS: -Xem trước tranh trongSGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (2’) -GV gọi 2- 3 HS kể lại 1 đoạn truyện theo tranh bài Niềm vui bất ngờ. - GV nhận xét ghi điểm -2 – 3 HS kể. -HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. 2. Bài mới: (33’) Hoạt động 1: GV kể chuyện (5’) -GV kể toàn câu chuyện -Qua câu chuyện có vừa kể có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? -GV kể lại lần 2, 3 theo tranh -HS lắng nghe -HS trả lời -HS lắng nghe và xem tranh Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (13’) -Cho HS quan sát tranh 1, đọc câu hỏi dưới tranh 1 sau đó cho HS trả lời câu hỏi theo tranh. -Cho HS kể tranh 1 và làm tương tự cho đến hết bài. -HS quan sát tranh 1, đọc câu hỏi dưới tranh 1 sau đó HS trả lời câu hỏi theo tranh. -HS kể tranh 1 và làm tương tự cho đến hết bài. Hoạt động 3: Phân vai kể toàn truyện (10’) -GV tổ chức cho HS kể theo nhóm, mỗi nhóm 3 HS tự phân vai dựng lại câu chuyện. -Cho các nhóm thi kể -HS kể theo nhóm, mỗi nhóm 3 HS tự phân vai dựng lại câu chuyện. -Các nhóm thi kể Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện (5’) -GV đặt câu hỏi gợi ý để rút ra ý nghĩa truyện và ghi bảng cho HS đọc. -GV liên hệ giáo dục HS -HS trả lời 3. Củng cố, dặn dò: (5’) -Gọi vài HS dựa vào tranh kể lại câu chuyện. -Nhận xét tiết học, dặn dò -2 HS khá, giỏi dựa vào tranh kể lại câu chuyện. ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Bài: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA I.Mục tiêu: -Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa. -Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa. -HS khá, giỏi nêu được một số ích lợi hoặc tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người. II. Chuẩn bị: GV&HS: - Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) -Kể tên một số cây rau, cây hoa, cây gỗ mà em biết? -Kể tên một số con vật có ích, một số con vật có hại? -GV nhận xét -1 HS trả lời -1 HS trả lời 2. Bài mới: (25’) Họat động 1: Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa (15’) -Cách tiến hành: B1: Thực hiện hoạt động: Dán các tranh ảnh sưu tầm theo 2 cột: một bên là trời nắng, còn bên kia là trời mưa và thảo luận: +Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa? +Khi trời nắng, bầu trời và đám mây như thế nào? +Khi trời mưa, bầu trời và đám mây như thế nào? B2: Kiểm tra kết quả hoạt động Kết luận: Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, có mặt trời sáng chói. Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen phủ kín, không có mặt trời, có những giọt mưa rơi. Hoạt động 2: Thảo luận cách giữ gìn sức khỏe khi nắng, khi mưa (10’) -Cách tiến hành: B1: Quan sát tranh và trỏ lời câu hỏi: +Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ? +Để không bị ướt khi đi trời mưa, bạn phải làm gì? B2: Kiểm tra kết quả hoạt động Kết luận: GV chốt lại -Làm việc theo nhóm (6 HS) -Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung -Làm việc theo nhóm HS -HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung và nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: (5’) -Nêu ích lợi của nắng, mưa đối với đời sống con người. -Nêu tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người. -Nhận xét tiết học -Dặn dò -HS khá, giỏi trả lời -HS khá, giỏi trả lời ----------------------------------@&?------------------------------- Thứ 6 ngày 8 tháng 4 năm 2011 Tiết 1+2+3: TẬP ĐỌC Bài: NGƯỜI BẠN TỐT I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ rất hồn nhiên và chân thành. - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK. II.Chuẩn bị : -GV :Tranh minh hoạ ,SGK -HS :SGK III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT1 1.Kiểm tra bài cũ :(5’) -Gọi 1 HS đọc thuộc bài: Mèo con đi học và trả lời câu hỏi 1 ở SGK -Nhận xét ,ghi điểm -1 HS đọc và trả lời 2. Bài mới : Hoạt động 1 : (3’)Giới thiệu bài -Cho HS quan sát tranh -Rút ra đề bài ghi bảng Hoạt động 2 : (25’)Hướng dẫn HS luyện đọc a.Luyện đọc tiếng ,từ ngữ -GV đọc mẫu cả bài -Hướng dẫn HS phân tích cấu tạo các tiếng: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu -Cho HS đọc b.Luyện đọc câu : -Chỉ từng tiếng ở câu thứ nhất -Gọi HS đọc lại -Các dòng còn lại đọc tương tự -Cho HS đọc nối tiếp từng dòng c.Luyện đọc đoạn ,bài : -GV chia đoạn -Cho 3 HS đọc nối tiếp đọc -Cho HS đọc toàn bài -Cho cả lớp đọc đồng thanh 1lần -Nhận xét ,sửa sai cho HS -Cả lớp quan sát -Đồng thanh ,cá nhân -Cả lớp chú ý -HS xung phong nêu cấu tạo của các tiếng GV nêu -HS đọc:đồng thanh ,cá nhân -Cả lớp đọc nhẩm theo -3 HS đọc trơn lại câu thứ nhất . -HS đọc nối tiếp từng dòng -Cả lớp chú ý -3 HS đọc 3 đoạn -Cá nhân ,tổ ,cả lớp -Cả lớp đọc đồng thanh TIẾT 2 Hoạt động 3: (8’)Thi đọc đoạn đúng nhất -Phổ biến luật chơi -Cho HS chơi Nhận xét tuyên dương Hoạt động 4: (8’) Tìm tiếng trong bài -Nêu yêu cầu 1 trong SGK -Cho HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần uc, ut. Nhận xét ,tuyên dương -Gọi HS đọc lại các tiếng có vần uc, ut Hoạt động 5 : (9’) Thi tìm tiếng ngoài bài có vần ưu ,ươu -Cho HS thi tìm nhanh tiếng ngoài bài có vần uc, ut. -Cho HS ghép tiếng có vần uc, ut -Nhận xét ,tuyên dương -Cả lớp chú ý -Từng cá nhân và 3 tổ thi đọc -Cả lớp chú ý -3 tổ thi đua tìm tiếng có vần uc, ut -3 HS đọc -Cả lớp chú ý -3 Tổ dùng bảng ghép tiếng có vần uc,ut Hoạt động 6 : (10’) Thi nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut -Cho HS đọc câu mẫu -Cho HS thi nói -Nhận xét tuyên dương TIẾT 3 Hoạt động 7 : (15’)Tìm hiểu bài -Cho HS đọc lại bài -Gọi HS nêu câu hỏi: + Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà ? + Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? + Em hiểu thế nào là người bạn tốt ? -Đọc lại bài -HS đọc câu mẫu -Từng tổ nói câu chứa vần uc hoặc ut -1 HS đọc bài và cả lớp đọc thầm theo -1 HS đọc câu hỏi -HS xung trả lời -HS trả lời -2 HS đọc lại bài. Hoạt động 8 : (15’) Luyện nói “Kể về người bạn tôt của em” - GV cho HS xem tranh, luyện nói theo tranh. - Cho HS luyện nói trước lớp -Nhận xét ,tuyên dương - HS xem tranh - Từng cặp HS luyện nói trước lớp -Cả lớp nhận xét 3.Củng cố ,dặn dò: -Dặn HS về chuẩn bị bài Tập đọc : Người bạn tốt - Nhận xét tiết học -Cả lớp theo dõi ----------------------------------@&?------------------------------- Tiết 4: ĐẠO ĐỨC Bài: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG I. Mục tiêu: -Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người. -Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. -Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. -Biết bả
Tài liệu đính kèm: