Giáo Án Lớp 1 - Tuần 25 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B

I/ Mục tiêu :

 1.Kiến thức :

 + Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó .

 + Ôn các vần ai, ay, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay.

 2.Kĩ năng:

 + Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu (dấu chấm dài hơn so với dấu phẩy ).

 3.Thái độ:

 + Hiểu các từ ngữ trong bài : ngôi nhà, thứ hai, tha thiết.

II/ Đồ dùng dạy học :

1. Giáo viên

 Sách giáo khoa.

2. Học sinh:

 + Sách giáo khoa.

 + Bộ chữ thực hành .

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng honganh Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 25 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô chữ, viết được ai, ay, mái trường, điều hay.
* Cách tiến hành: 
-Giáo viên treo bảng phụ, giới thiệu bài. 
-Giới thiệu chữ mẫu A –Ă –Â- B
-Giáo viên nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết ( vừa nói vừa tô chữ mẫu )
-Giáo viên có thể có những mẫu chữ trên bìa nhựa để học sinh dùng bút lông viết tô lên để rèn viết chính xác hơn .
-Hướng dẫn viết vần từ ngữ ứng dụng : Cho học sinh đọc các vần từ ứng dụng .
- GV giải nghĩa từ.
-Cho học sinh nhận xét độ cao các con chữ và cách viết các dấu thanh, dấu phụ .
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết, hướng dẫn học sinh viết vào bảng con .
 ai , mái trường 
 ao , sao sáng 
-Giáo viên quan sát uốn nắn sửa sai cho học sinh .
-GV nhận xét chung.
b/ Hoạt động 2 : Viết vào vở .
 * Mục tiêu : Học sinh tô chữ đúng, viết đúng mẫu, bài trong VTV.
* Cách tiến hành: 
-Cho học sinh mở vở Tv ½ 
- Cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tô chữ .
-Giáo viên quan sát uốn nắn thêm cho học sinh viết yếu.
-Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng .
-Lưu ý viết các dấu phụ và dấu thanh không quá ô li thứ 3 .
-Giáo viên chú ý sửa tư thế ngồi của học sinh, cách cầm bút .
-Chấm chữa bài:
-Thu 1 số vở học sinh để chấm bài .
4.Củng cố :
- Gọi hai HS thi đua viết nhanh và đẹp từ: mai sau.
- Nhận xét.
- Cho học sinh xem 1 số vở đẹp 
5.Dặn dò :
- Dặn học sinh tiếp tục luyện viết trong vở Tv ½ phần b 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài tập viết hôm sau : tô chữ B 
- Lớp hát.
- HS1 :chim khuyên, HS2 :tuyệt đẹp.
- Cả lớp viết: tuyệt đẹp.
HS nhắc : TÔ CHỮ A, Ă, Â, B
-Học sinh đọc nội dung bài viết 
- Học sinh quan sát và nhận xét chữ mẫu 
-Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con.
-Học sinh đọc : ai, ay, mái trường, điều hay 
- HS nhận xét.
-Học sinh viết bảng c
- HS mở vở, đặt vở đúng vị trí.
- HS nhắc lại tư thế ngồi.
 -Học sinh tô đúng quy trình .
-Học sinh viết từng hàng vào vở. 
 - HS nộp vở.
 - HS thi viết.
 -HS chú nghe.
Tiết 3
Môn: Thể dục
GV nhóm 2 dạy
........................................................................................................
Tiết 4
Môn : Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 	
 1.Kiến thức:
 - Củng cố về làm tính trừ ( đặt tính, tính ) và trừ nhẩm các số tròn chục .
 - Biết giải toán có lời văn.
 2.Kĩ năng:
 -Rèn kĩ năng đặt tính , tính ,tính nhẩm cẩn thận , chính xác .
 -Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
 3.Thái độ :
 - Yêu thích toán học .
II/ Đồ dùng dạy học: 
 1 .Giao viên :
 Các bài tập 2 , 3 viết sẵn trên bìa cứng .
 2.Học sinh:
 Bảng con , que tính .
III/Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
20’
7’
4’
1’
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Tiết trước em học bài gì ? 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào nháp.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài :
 -Để củng cố về làm tính trừ, cách đặt tính, cách trừ nhẩm và phương pháp giải toán.
-Tiết toán hôm nay chúng ta học bài Luyện tập ( Giáo viên ghi bảng )
b.Vào bài:
* Hoạt động 1 : Làm bài tập 1,2,3.
* Mục tiêu : Củng cố về làm tính trừ và trừ nhẩm các số tròn chục.
* Cách tiến hành: 
- Cho học sinh mở SGK 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Khi đặt tính ta phải lưu ý điều gì?
- Em hãy nêu cách đặt tính bài 70 – 50 
-Em hãy nêu cách trừ 70 – 50 theo cột dọc 
-Giáo viên ghi các phép tính ở bài 1 lên bảng và yêu cầu học sinh làm vào bảng con .
-Gọi 3 em lên bảng chữa bài .
- Nhận xét.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn: Đây là 1 dãy các phép tính liên tiếp với nhau các em chú ý nhẩm cho kĩ để điền số vào ô trống cho đúng.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Trình bày, chữa bài.
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- HD : Các em cần nhẩm các phép tính để tìm kết quả.
- HS làm bài, chữa bài.
- Hỏi: Vì sao lại điền đ hay s ?
* Kết luận: Khi phép tính có đơn vị đi kèm thì phải nhớ viết kèm vào đơn vị cho đúng.
*Hoạt động 2:
 Mục tiêu : HS rèn kĩ năng giải toán có lời văn .
 Cách tiến hành 
Bài 4: 
-Yêu cầu học sinh đọc bài toán 4. 
- Giáo viên nêu câu hỏi để HS trả lời từ đó rút ra tóm tắt .
- Muốn thực hiện được 20 cộng với 1 chục trước hết ta phải làm gì?
- Giáo viên cho học sinh tự suy nghĩ giải bài toán .
-Giáo viên sửa bài .
4.Củng cố :
Bài 5: Chuyển bài tập 5 thành trò chơi. 
-Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội đại diện 3 em lên tham gia trò chơi với hình thức tiếp sức.
- Tổng kết trò chơi.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về ôn lại cách đặt tính, cách tính .
- Chuẩn bị bài : Điểm ở trong và ở ngoài 1 hình .
- Lớp hát.
- Trừ các số tròn chục.
 =
 ?
 40 – 10 > 20 30 = 70 – 40
 20 – 0 < 50 30 <30  30
- HS nhắc lại.
- HS mở sách giáo khoa.
1/ Đặt tính rồi tính.
- Hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.
- Viết 70 rồi viết 50 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị .Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang rồi tính .
-Ta lấy 0 trừ 0 bằng 0 , viết 0
 7 trừ 5 bằng 2 , viết 2 
-Vậy 70 – 50 =20
 -Mỗi dãy bàn làm 2 phép tính theo yêu cầu của giáo viên .
-Học sinh tự chữa bài.
_
_
_
 70 - 50 60 - 30 90- 50
 70 60 90
 50 30 50 
 20 30 40
_
_
_
 80 – 40 40 – 10 90 – 40
 80 40 90
 40 10 40
 40 30 50
2/ Số?
90
70
40
20
- HS làm bài, chữa bài.
 -20 -20
 -30 +10
3/ Đúng ghi Đ , sai ghi S 
Đ
S
S
a) 60 cm – 10 cm = 50 
b) 60 cm - 10 cm = 50 cm 
c) 60 cm – 10 cm = 40 cm 
*Phần a) sai vì kết quả thiếu cm .
*Phần c) sai vì tính sai .
4/ Nhà Lan có 20 cái bát, Mẹ mua thêm 1 chục cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ? 
- Ta đổi 1 chục = 10
-Học sinh tự giải bài toán 
-1 em lên bảng giải .
 Tóm tắt
 Có : 20 cái bát
 Thêm :1chục cái
 Có tất cả: cái bát?
 Bài giải
 1 chục = 10 cái
 Số cái bát nhà Lan có tất cả là:
 20 + 10= 30( cái bát)
 Đáp số: 30 cái bát.
* Điền dấu + , - vào chỗ chấm :
 50  10 = 40
 30  20 = 50
 40  20 = 20
Thứ tư, ngày 02 tháng 03 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 1)
Bài 2: TẶNG CHÁU
I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức :
 - Học sinh đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ : tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
 - Ôn các vần ao, au tìm được tiếng, nói được câu có tiếng chứa vần ao, au .
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
 - Hiểu các từ ngữ : nước non. Hiểu được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi :Bác rất yêu thiếu nhi . Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước .
 - Học thuộc lòng bài thơ .
 2. Kĩ năng : 
 Nghe, hiểu , đọc đúng nội dung bài .
 3.Thái độ:
 - Yêu thích Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học :
 1. Giaó viên
 - Tranh minh hoạ bài đọc. Viết sẵn bài tập đọc lên bảng lớp .
 2.Học sinh
 SGK.
III/Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
22’
10’
4’
1’
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Tiết trước em tập đọc bài gì ? 
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi 
+ Trong bài Trường học được gọi là gì ?
+ Vì sao nói:Trường học là ngôi nhà thứ 2 của em ? 
- Nhận xét , cho điểm. 
3.Dạy học bài mới :
a/ Giới thiệu bài : 
- GV đính tranh , yêu cầu HS quan sát. Nêu nội dung tranh.
- Bác Hồ là ai? Các em biết gì về Bác Hồ?
- Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc ta Bác được tất cả các dân tộc trên thế giới kính yêu. Bác rất yêu các cháu thiếu niên, nhi đồng, Bác đã làm tất cả để các em được sống vui sướng, hạnh phúc. Bài thơ Tặng cháu mà các em học hôm nay là bài thơ Bác viết , kể lại việc Bác tặng một bạn nhỏ quyển vở nhân ngày bạn ấy đến trường.
- Gv ghi tên bài lên bảng: Tặng cháu.
b/Vào bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
* Mục tiêu: Đọc được các từ khó, hiểu nghĩa các từ khó trong bài. Học sinh đọc trơn cả bài, biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
* Cách tiến hành: 
@ Giáo viên đọc mẫu 1 lần
-Tóm tắt nội dung bài : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
@ Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: vở, tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
+ Gọi HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Kết hợp cho HS phân tích tiếng khó, dùng bộ chữ ghép một số từ luyện đọc.
- Giáo viên giải thích từ : nước non 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt nhịp từng dòng thơ .
@ Luyện đọc câu:
- GV chỉ bảng từng câu để HS nhẩm đọc.
- Mỗi câu gọi 2 HS đọc.
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
@Luyện đọc đoạn , bài:
- HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Cá nhân thi đọc cả bài, nhóm tổ thi đọc đồng thanh.
- Yêu cầu cả lớp đọc cả bài .
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3 : Ôn vần 
* Mục tiêu : Học sinh nhớ cấu tạo vần ao, au, tìm được tiếng,từ,câu có tiếng chứa vần 
* Cách tiến hành: 
ao,au
@ Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần au.
- Gọi HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
@Giáo viên gọi HS nêu yêu cầu bài 2 .
- Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc mẫu (kết hợp phân tích tiếng) 
*Thi đua tìm tiếng có vần ao,au.
 ( Hoạt động nhóm)
- Cho HS đọc lại các từ.
@Cho Hs nêu yêu cầu bài 3: 
-Cho học sinh học theo nhóm:Giáo viên chia lớp ra 8 nhóm,mỗi nhóm sẽ viết 1 câu có tiếng chứa vần aohoặc au lên bảng nhóm.
-Giáo viên sửa từng câu cho mỗi nhóm
4.Củng cố :
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học,biểu dương những học sinh học tốt.
5.Dặn dò :
-Chuẩn bị cho tiết 2
- Lớp hát.
- HS: Trường em.
- HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi.
+ Trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em.
+ Vì ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em. Trường học dạy em thành người tốt. Trường học dạy em nhiều điều hay.
HS nhắc : TẶNG CHÁU
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại tên bài.
-Học sinh đọc thầm theo Giáo viên 
- HS chú ý lắng nghe.
+ Hs đọc cá nhân, đồng thanh.
+ HS phân tích và ghép theo hướng dẫn.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý.
- HS nhẩm đọc.
-Học sinh đọc .
-Học sinh đọc từng dòng thơ.Đọc nối tiếp nhau đến hết bài 
- Mỗi HS đọc 1 dòng.
- HS thi đọc cả bài.
- Lớp đọc đồng thanh.
1/ Tìm tiếng trong bài có vần au : 
 cháu ,sau.
2/ Tìm tiếng ngoài bài có vần au, có vần ao .
- Học sinh đọc mẫu: cây cau, chim chào mào.
-Học sinh phân tích : cau = c+au 
 chào=ch+ao+thanh huyền
 mào=m+ao+thanh huyền
-Học sinh thi đua nêu lên tiếng có vần ao,au
+ ao:bao giờ, tờ báo, bạo dạn, con dao
+ au: cáu kỉnh, báu vật, mai sau, mau,
3/ Nói câu có tiếng chứa vần ao hoặc au:
- Các nhóm thảo luận .
- Các nhóm trình bày.
- 1 HS đọc.
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 2)
Bài 2: TẶNG CHÁU
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
 - Hiểu được nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác mong các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
 - Trả lời được câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa.
 - Luyện nói được theo chủ đề: Bác Hồ (tìm và hát được các bài về Bác Hồ).
 - Luyện ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 2.Kĩ năng :
 - Nghe nói , đọc tốt .
 3.Thái độ :
 - Tình cảm yêu mến Bác Hồ.
II/Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
SGK.
Học sinh:
SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
4’
1’
18’
6’
4’
4’
1’
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS đọc bài thơ TẶNG CHÁU 
 GV nhận xét .
2/ Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: chúng ta chuyển sang tiết 2.
b.Vào bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ, luyện đọc.
* Mục tiêu :Học sinh đọc, hiểu, trả lời được các câu hỏi trong bài . 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 2 HS đọc 2 dòng đầu.
+ Bác Hồ tặng vở cho ai?
- Gọi 2 HS đoc 2 dóng cuối.
+ Bác mong các cháu làm điều gì?
* Bài thơ nói lên sự yêu mến, quan tâm của Bác Hồ với các bạn học sinh. Bác mong các bạn hãy chăm học để trở thành người có ích , mai sau xây dựng nước nhà.
- Gv đọc lại bài thơ.
- Gọi 3 HS thi đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
*Hoạt động 2: Học thuộc lòng.
* Mục tiêu : Học sinh học thuộc lòng bài thơ tại lớp
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần, để lại chữ đầu câu.
- Cho HS thi đọc thuộc bài thơ.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
*Hoạt động 3: Hát các bài hát về Bác Hồ.
*Mục tiêu :Học sinh biết hát các bài hát về Bác Hồ
* Cách tiến hành: 
- Cả lớp hát bài: Ai yêu Nhi Đồng.
- Bài hát ca ngợi ai?
- Em biết bài hát nào về Bác Hồ nữa?
- Giáo viên nhận xét.
3.Củng cố :
- Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục các em biết yêu quí Bác và nhớ ơn Bác, vì vậy các em phải cố gắng học thật giỏi để sau này giúp ích cho xã hội.
5.Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
-Lớp ngồi đẹp.
-2 HS đọc .Lớp theo dõi nhận xét .
Hoạt động nhóm, lớp.
 - 2 HS đọc.
 + Bác tặng vở cho bạn HS.
 - 2 HS đọc.
 + Bác mong các cháu học tập để sau này giúp ích cho nước nhà.
* HS chú ý.
- HS chú ý.
- HS thi đọc cả bài.
- HS đọc lại toàn bài.
Học sinh luyện đọc thuộc lòng theo hướng dẫn.
Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ.
Học sinh hát.
Ca ngợi Bác Hồ.
Học sinh xung phong thi đua theo tổ.
Học sinh đọc.
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH
I/ Mục tiêu: 
 1. Kiến thức :
 - Nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình , biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình.
 - Biết cộng trừ các số tròn chục và giải bài toán có phép cộng.
 2.Kĩ năng :
 -Vẽ đúng điểm ở trong , ở ngoài 1 hình.Tính đúng cộng trừ các số tròn chục , giải dúng bài toán có lời văn.
 3.Thái độ 
 - Nhận biết tốt về hình học , yêu thích toán .
II/ Đồ dùng dạy học :
 1. Giaó viên 
 - Bảng phụ ghi các bài tập : 1, 2, 3, 4 / 133, 134 SGK.
 2.Học sinh 
 - Bảng con , vở toán , SGK.
III/Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
4’
1’
10’
23’
4’
1’
1.Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Tiết trước em học bài gì ? 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Các em còn lại làm vào nháp.
- Nhận xét, cho điểm.
2/ Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp và ghi tựa : Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
b/Vào bài:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
* Mục tiêu : Học sinh nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình.
* Cách tiến hành: 
-- GV vẽ hình vuông hỏi : Đây là hình gì ?
-GV vẽ điểm A , N lên bảng.
- GV chỉ điểm A và nói “ Điểm A ở trong hình vuông ”.
-Giáo viên chỉ điểm N và nói : “ Điểm N ở ngoài hình vuông”
--Giáo viên vẽ hình tròn hỏi:Đây là hình gì ?
-Giáo viên vẽ điểm P hỏi : “ Điểm P ở ngoài hình tròn hay trong hình tròn? ”
- Giáo viên vẽ điểm O nói : “ Điểm O ở trong hay ở ngoài hình tròn ”
--Giáo viên vẽ 1 hình tam giác, hỏi học sinh : Đây là hình gì ?
-Giáo viên vẽ điểm E ở trong hình tam giác, hỏi HS : “ Điểm E nằm ở trong hay ở ngoài hình tam giác?”
-Vẽ Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác, hỏi học sinh : “ Điểm B nằm ở vị trí nào của hình tam giác ?”
-Gọi học sinh lặp lại : “ Điểm E ở trong hình tam giác. Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác” 
c/ Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Nhận biết điểm ở trong, ở ngoài 1 hình qua việc vẽ đúng hình. Củng cố về cộng trừ các số tròn chục và giải toán .
* Cách tiến hành: 
 -Cho học sinh mở SGK .
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
-Giáo viên đọc qua các câu cho học sinh nghe.
-Giáo viên gắn bảng phụ có bài tập 1 yêu cầu học sinh cử 6 học sinh mỗi đội lên chơi với hình thức tiếp sức.
-Giáo viên hỏi lại : “ Những điểm nào ở trong hình tam giác? Những điểm nào ở ngoài hình tam giác 
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
Vẽ hình. Sử dụng phiếu bài tập.
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 
-Cho học sinh làm bài trong phiếu bài tập.
-Giáo viên nhận xét, quan sát học sinh làm bài .
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
-Cho học sinh nêu cách tính .
-Cho HS làm bài vào bảng con , Kết hợp yêu cầu 2 HS lên bảng làm .
-Nêu cách nhẩm .
-Giáo viên chốt bài 
 Bài 4 : Giải toán
-Gọi học sinh đọc bài toán .
-Đề toán cho biết gì ? Đề toán hỏi gì ? 
-Muốn tìm số nhãn vở Hoa có tất cả em phải làm gì ? 
-Cho học sinh sửa bài . N/ xét bài làm của HS.
4.Củng cố :
- Gọi 4 em đại diện 4 tổ lên bảng vẽ 2 điểm ở trong và 3 điểm ở ngoài hình tam giác.
- Hôm nay em học bài gì ? Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh xem lại bài .
- Chuẩn bị bài : Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- Luyện tập .
* Tính:
50 + 30 = 50 + 40 =
80 – 40 = 60 – 30 =
70 – 20 = 40 – 10 =
- HS nhắc lại tên bài. Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
-Hình vuông.
- HS quan sát.
-5 em lặp lại .
-5 em lặp lại .
-Hình tròn.
-5 em lặp lại điểm P ở ngoài hình tròn .
-5 em lặp lại điểm O nằm ở trong hình tròn.
-Hình tam giác.
-Điểm E nằm trong hình tam giác .
-Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác.
- 3 HS nhắc lại.
- HS mở sách giáo khoa.
1/ Đúng ghi đ, sai ghi s.
-Quan sát hình, đọc các câu giải thích .
-Câu nào đúng ghi Đ câu nào sai ghi S .
-6 em / 1 đội thi đua gắn lần lượt mỗi em 1 câu – Đội nào nhanh, đúng là thắng cuộc .
žA . B 
 ž žC
 ž C	žE
- Điểm A ở trong hình tam giác 
- Điểm B ở ngoài hình tam giác 
- Điểm E ở ngoài hình tam giác 
- Điểm C ở ngoài hình tam giác 
- Điểm I ở ngoài hình tam giác 
- Điểm I ở ngoài hình tam giác 
-Điểm A,B,I trong hình tam giác.
-Điểm C,D,E ở ngoài hình tam giác.
2/ a) Vẽ 2 điểm trong hình vuông, 4 điểm ngoài hình vuông.
 ž A	B
 žB
	 	 .D ž D. C
ž D
b) Vẽ 3 điểm trong hình tròn, 2 điểm ngoài hình tròn .
 ž A ž D
-Học sinh làm bài. 2 em lên bảng chữa bài.
3/ Tính.
-Muốn lấy 20 + 10 + 10 thì phải lấy 20 cộng 10 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 10 .
-Học sinh dưới lớp làm vào bảng con , HS lên bảng chữa bài.
 20 + 10 + 10 = 40 60 – 10 – 20 = 30
 30 + 10 + 20 = 60 60 – 20 – 10 = 30
 30 + 20 + 10 = 60 70 + 10 – 20 = 60
4/ Hoa có 10 nhãn vở, Mẹ mua thêm cho Hoa 20 nhãn vở.Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở ?
-Học sinh tóm tắt theo hướng dẫn .Tự giải bài toán . 
 Tóm tắt
 Hoa có : 10 nhãn vỡ
 Thêm : 20 nhãn vỡ
 Có tất cả:  nhãn vỡ?
	Bài giải
 Hoa có tất cả là:
	10 + 20 = 30 ( nhãn vỡ)
 Đáp số: 30 nhãn vỡ
Tiết 4
Phân môn : Thủ công
Bài: CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT ( TIẾT 2)
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức 
 - Hs biết kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
 2.Kĩ năng:
 - Hs cắt , dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
 3.Thái độ:
 - Ham thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 1. GV: 
 - Hình chữ nhật mẫu, 1 tờ giấy kẻ ô.
 2.HS:
 - 1 tờ giấy màu, vở thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
3’
1’
5’
15’
3’
1’
1. Khởi động:	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a/ Gới thiệu bài: 
 Cắt, dán hình chữ nhật ( Tiết 2)
b/Vào bài:
* Hoạt động1: Nhắc lại bài tiết 1:
* Mục tiêu: Nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát hình chữ nhật.
- Gv hỏi:
+ Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm cách nào?
+ Có mấy cách kẻ?
+ Cách cắt nào đơn giản và ít thừa giấy hơn?
- Kết luận: Nêu 2 cách kẻ hình chữ nhật.
*Hoạt động 2: Hs thực hành.
* Mục tiêu: Hs kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
*Cách tiến hành: Hướng dẫn Hs thực hành theo trình tự.
+ Kẻ theo 2 cách hình chữ nhật: 7ô x 5ô.
+ Cắt rời và dán.
+ Giúp đỡ Hs còn lúng túng.
+ Chấm bài nhận xét
4.Củng cố : 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
5. Dặn dò: 
 Chuẩn bị giấy màu, đồ dùng học tập để: “ Cắt dán hình vuông”.
- Lớp hát.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát.
- 2 Hs trả lời.
- Có hai cách kẻ hình chữ nhật.
- Hs trả lời: Cách 2.
- 2 Hs nêu lại.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật vào vở thủ công.
- Dọn vệ sinh lau tay.
- 2 Hs nhắc lại.
Thứ năm, ngày 03 tháng 03 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Chính tả
( Tiết 2)
Bài :TẶNG CHÁU
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức :
 - Nhìn bảng , chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 – 17’
 - Điền đúng chữ l, n.
 2.Kĩ năng: 
 - Trình bày đúng hình thức.
 - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
 3.Thái độ :
 - Luôn kiên trì, cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ có ghi bài thơ.
Học sinh:
Vở viết.
II/ Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
22’
10’
4’
1’
1. Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở của những học sinh về nhà phải chép lại bài .
- Học sinh lên bảng làm BT 3 (Điền chữ k hay c ) của tiết trước .
- Giáo viên nhận xét bài cũ . 
3. Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp và ghi tựa : TẶNG CHÁU
b/Vào bài:
*Hoạt động 1: hướng dẫn tập chép.
* Mục tiêu : Học sinh nắm được tên bài. Nắm được nội dung bài viết, viết đúng bài thơ , tốc độ đạt yêu cầu .
* Cách tiến hành: 
-Giáo viên treo bảng phụ , giới thiệu tên bài thơ. 
- Gv đọc mẫu bài thơ.
- Gọi HS đọc lại.
- Hướng dẫn các em tìm tiếng ,từ khó viết, dễ nhầm. 
- Giáo viên cho học sinh đánh vần , phân tích lại các từ khó .
- Cho học sinh viết vào bảng con .
- GV kiểm tra, chữa lỗi nếu HS viết sai.
- Cho học sinh lấy vở .
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Nhắc lại cách trình bày.
-Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài :
+ Tựa bài viết vô giữa , mỗi dòng thơ viết vào 3 ô , các chữ đầu dòng đều viết hoa .
-Giáo viên xem xét , nhắc nhở Học sinh sửa tư thế ngồi cách cầm bút để vở .
-Hướng dẫn học sinh dò lại bài , sửa bài bằng bút chì .
-Giáo viên chấm 1 số vở , sửa những lỗi phổ biến. 
* Hoạt động 2: Làm bài tập 
 Mục tiêu : Học sinh điền đúng l,n .
*Cách tiến hành: 
 - Cho học sinh mở vở bài tập TV .
 - Giáo viên treo bảng phụ có nội dung bài 
 tập 2 a.Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh trong 
 sách. Hỏi: Bức tranh vẽ gì?
 - Gọi 2 HS làm miệng, 2 HS lên bảng làm.H 
 HS dưới lớp làm vào vở. 
 - Nhận xét.
4. 4.Củng cố:
 - Ghi lại những lỗi sai phổ biến của HS lên bảng và sửa lại cho đúng .
 - Giáo viên biểu dương những học sinh học tốt , chép bài chính tả đúng đẹp .
 5.Dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài thơ cho đúng sạch , đẹp ( nếu chép chưa đạt yêu cầu ).
 - Làm lại BT nếu ở lớp làm bài lúng túng. 
 - Chuẩn bị xem trước bài : Bàn tay mẹ .
- Lớp hát.
- 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu.
- HS nhắc lại tên bài: TẶNG CHÁU

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-TUẦN 25.doc