Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Bùi Thị Ngọc - Tiểu học Quán Toan

I. Mục tiêu

- H biết vận dụng các bài đã học để giải quyết các tình huống.

- Biết cách ứng xử đúng trong một số tình huống.

II. Tài liệu và phương tiện

- Các câu hỏi tình huống.

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động 1: Kiểm tra ( 5' )

- Em đã làm gì để chăm sóc cây và hoa trong vườn trường và vườn nhà em?

2. Hoạt động 2: Ôn tập.

a) Giới thiệu: Ôn tập.

b) Tổ chức ôn tập dưới dạng trò chơi “ Hái hoa dân chủ

* G đưa ra các tình huống câu hỏi , để H trả lời.

- Nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời các thầy cô giáo, em sẽ nói gì với bạn?

 - Em sẽ làm gì khi gặp các thầy cô giáo ở ngoài đường?

- Khi nào thì nói cảm ơn? Khi nào thì nói xin lỗi?

 - Hãy hát một bài hát mà em yêu thích.

- Em có thích được các bạn tặng hoa không? Nếu được các bạn tặng hoa em sẽ làm gì?

- Khi đi bộ trên đường phố, người đi bộ cần phải đi như thế nào?

 - Bạn Lan sẽ nói gì trong trờng hợp sau:

 + Được bạn cho mượn bút.

 

doc 6 trang Người đăng honganh Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Bùi Thị Ngọc - Tiểu học Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: ( Từ ngày 6 / 3 / 2007 đến ngày 10 / 3 / 2007 )
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì II.
I. Mục tiêu 
- H biết vận dụng các bài đã học để giải quyết các tình huống.
- Biết cách ứng xử đúng trong một số tình huống.
II. Tài liệu và phương tiện
- Các câu hỏi tình huống.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra ( 5' )
- Em đã làm gì để chăm sóc cây và hoa trong vườn trường và vườn nhà em?
2. Hoạt động 2: Ôn tập.
a) Giới thiệu: Ôn tập.
b) Tổ chức ôn tập dưới dạng trò chơi “ Hái hoa dân chủ’
* G đưa ra các tình huống câu hỏi , để H trả lời.
- Nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời các thầy cô giáo, em sẽ nói gì với bạn? 
 - Em sẽ làm gì khi gặp các thầy cô giáo ở ngoài đường?
- Khi nào thì nói cảm ơn? Khi nào thì nói xin lỗi?
 - Hãy hát một bài hát mà em yêu thích.
- Em có thích được các bạn tặng hoa không? Nếu được các bạn tặng hoa em sẽ làm gì?
- Khi đi bộ trên đường phố, người đi bộ cần phải đi như thế nào? 
 - Bạn Lan sẽ nói gì trong trờng hợp sau: 
 + Được bạn cho mượn bút.
 + Làm đổ mực vào sách của bạn.
- Em chào như thế nào khi gặp người quen trong bệnh viện? Trong rạp hát khi buổi biểu diễn đã bắt đầu?
c) Cho H đóng vai một số tình huống trong các bài đã học. 
3. Củng cố ( 5' ) : Nhận xét giờ học.
...........................................................................................................................................
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2007.
Tự nhiên xã hội
Bài 25 : con cá.
I. Mục tiêu: 
- Giúp H biết: Kể tên 1 số loại cá và nơi sống của chúng (cá biển, cá sông, cá suối, cá ao, cá hồ).
- Quan sát, phân biệt và nói tên bộ phận bên ngoài của con cá. Kể được 1 số cách bắt cá. Biết ăn cá vừa giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt. 
- Cần cẩn thận trước khi ăn cá để không bị hóc xương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK / 52-53.
- Lọ đựng cá sống.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài (4’):
- G và H giới thiệu con cá của mình: G nói : Đây là con cá chép, nó sống ở hồ.
- Các em mang đến loại cá gì hãy kể tên con cá của mình? Nó sống ở đâu ?
a) HĐ 1: Quan sát con cá được mang đến lớp (15 ')
- Mục tiêu: H nhận ra các bộ phận của con cá. Mô tả được con cá nó bơi và thở như thế nào.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: Chia nhóm. Quan sát con cá chép và trả lời câu hỏi:
- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của con cá ?
- Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi ?
- Cá thở như thế nào ?
* Bước 2: H làm việc theo nhóm. G giúp đỡ. Đặt thêm một số câu hỏi.
- Các em biết những bộ phận bên ngoài của con cá?
- Bộ phận nào của con cá đang chuyển động?
- Tại sao nắp mang của con cá luôn mở ra khép lại?
* Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
=> Kết luận: Con cá có đầu, mình, đuôi và vây. Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển trong nước. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng. Cá thở bằng mang ( cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang cá, ô xi tan trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ô xi để thở)
b. HĐ 2: Làm việc với SGK (16’)
- Mục tiêu: H biết đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. Biết 1 số cách bắt cá. Biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: G chia nhóm đôi và giao việc: Quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi. 
- Người đàn ông trong tranh đang dùng gì để bắt cá? ( Lưới cấy vó )
- Người ta dùng cái gì để câu cá? ( Cần câu )
- Nói về một số cách bắt cá mà em biết?
* Bước 2: Thảo luận :
- Kể tên các loại cá mà em biết ?
- Em thích ăn loại cá nào ? Tại sao chúng ta ăn cá ?
=> Kết luận : Có nhiều cách bắt cá : bắt cá bằng lưới trên các tàu, thuyền, kéo vó như ảnh chụp SGK / 53), dùng cần câu để câu cá. Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển, khoẻ mạnh .
______________________________________________
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007.
Thể dục
Bài 25 : Bài thể dục - Trò chơi vận động.
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài và thực hiện được ở mức độ tương đối chính xác.
- Làm quen với trò chơi “ Tâng cầu”. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường. 1 số quả cầu trinh.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu: (5-7’)
- G phổ biến nội dung, yêu cầu bài học: Ôn bài thể dục. Làm quen với trò chơi ‘ Tâng cầu”
- Khởi động: - Đứng vỗ tay, hát.
 - Xoay khớp cổ tay và các ngón tay : 5 - 6 vòng / chiều
 - Xoay khớp cẳng tay, cổ tay : 5 -8 vòng / chiều
 - Xoay cánh tay : 3 vòng / chiều
 - Xoay đầu gối chân : 4 vòng / chiều
 - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra H tập động tác điều hoà.
2. Phần cơ bản (20 - 25’) 
Nội dung 
- Ôn động tác điều hoà.
- Ôn bài thể dục.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay, trái quay phải, dồnnhàng, dàn hàng.
- Tâng cầu
Thời gian 
 2 - 3 lần
 2 - 3 lần
2 x 8 nhịp
2 - 3’
10 -12’
Phương pháp
 - Lớp trưởng điều khiển, cả lớp tập.
 - Lần 1: G làm mẫu, hô theo nhịp, H tập.
 - Lần 2: G hô, H tập, G nhận xét.
 - Lần 3: H tập theo từng tổ.
 - Lớp trưởng điều khiển, cả lớp tập.
 G nhận xét, uốn nắn động tác sai.
- G giới thiệu quả cầu, sau đó tập làm mẫu, giải thích cách chơi. 
- H tập theo đội hình vòng tròn, hoặc hai hàng ngang.
- Kết thúc: Thi xem ai tâng cầu được nhiều nhất.
- Cách 1: Đứng từng đôi, chuyền cầu cho nhau.
- Cách 2: Từng em đứng tại chỗ tâng cầu.
- Cách 3: Thi tâng cầu xem ai tâng được nhiều.
- Cho H chơi tuỳ theo cách hợp lý.
3. Phần kết thúc: ( 5-7’)
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30m - 40m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn động tác điều hoà. Mồi động tác 1 x 4 nhịp.
- G cùng H hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc25x.doc