Giáo án lớp 1 - Tuần 24 (tiết 11)

Đọc được vần uân – uyên - mùa xuân - bóng chuyền, các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Viết được vần uân – uyên - mùa xuân - bóng chuyền. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện.

- Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.

- HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.

 

doc 37 trang Người đăng haroro Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 24 (tiết 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
	Ngày soạn: 15 / 02/ 2014	 Tuần: 24
 	Ngày dạy: 25 / 02 / 2014 Tiết: 94
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính làm tính cộng các số tròn chục, cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90; giải được bài toán có phép cộng.
- BT cần làm Bài 1, 2, 3. Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các bó que tính, mỗi bó 1 chục bảng gài, bảng phụ.
- HS: SGK, que tính, bảng con, VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)	
- Tựa.
- Những số nào là số tròn chục? Kể ra?
- Chữ số ở hàng đơn vị của số tròn chục là chữ số nào?
- Sửa bài tập: Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
 Viết các số thích hợp vào chỗ chấm.
 Số 30 gồm  chục và  đơn vị?
 Số 90 gồm  chục và  đơn vị?
à Nhận xét.
3. Bài mới: CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10
15
· Hoạt động 1: Cách cộng các số tròn chục (theo cột dọc)
Mục tiêu: HS biết cộng các số tròn chục theo 2 cách tính nhẩm và tính viết.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên que tính.
- GV lấy 3 chục que tính cài lên bảng.
- Các em đã lấy được bao nhiêu que tính?
- Lấy thêm 2 chục que tính nữa.
- Vậy được tất cả bao nhiêu que?
- Muốn biết được 50 que tính ta làm sao?
Bước 2: Hướng dẫn đặt tính (30 + 20)
- 30 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
- Ghi 3 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị.
- 20 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
- GV ghi như SGK:
 Chục
 Đơn vị
 3
 2
 0
 0
 5 
 0 
Bước 3: Đặt tính (30 + 20)
- Viết số 30 rồi viết số 20 sao cho đơn vị thẳng với đơn vị, chục thẳng với chục. 
- Viết dấu + ở bên trái 2 số.
- Kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái.
0 cộng 0 bằng 0 viết 0
3 cộng 2 bằng 5,viết 5
 Vậy: 30 + 20 = 50
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Cho HS thực hiện đặt tính vào bảng con. 
· Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: Nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu gì ? 
 40 50 30 10 20 60
 + + + + + +
 30 40 30 70 50 20
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
- Lưu ý HS viết số thẳng cột.
à Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS cộng nhẩm các số tròn chục với nhau.
 20 + 30 =
- Ta nhẩm 2 chục + 3 chục = 5 chục
Vậy 20 +30 = 50
50 + 10 = 40 + 30 = 50 + 40 = 
20 + 20 = 20 + 60 = 40 + 50 = 
30 + 50 = 70 + 20 = 20 + 70 = 
à Nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề.
- Thùng T1 đựng bao nhiêu gói bánh?
- Thùng T2 đựng bao nhiêu gói bánh?
- Bài toán hỏi gì?
- Ghi tóm tắt:
 Có : 20 gói bánh
 Thêm: 30 gói bánh
 Cả hai thùng: ...... gói bánh?
- Gọi HS lên bảng giải - các em khác ghi phép tính giải vào bảng con.
à Nhận xét.
- 30 que tính.
- HS lấy 20 que tính.
- 50 que tính.
- Lấy 3 chục cộng 2 chục bằng 5 chục.
- 3 chục, 0 đơn vị.
- 2 chục, 0 đơn vị.
- HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Thực hiện bảng con.
- Tính.
- Ta thực hiện tính từ phải sang trái.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm bảng con.
- Tính nhẩm 
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- 2 HS đọc đề.
- 20 gói bánh.
- 30 gói bánh.
- Cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh?
 Bài giải
Số gói bánh cả 2 thùng đựng là
 20 + 30 = 50 (gói bánh)
 Đáp số : 50 gói bánh
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Nêu cách đặt tính khi cộng 2 số tròn chục?
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
UYNH - UYCH
	 Ngày soạn: 15 / 02 / 2014 Tuần: 24 
 	 Ngày dạy: 26 / 02 / 2014 Tiết: 213, 214
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc được vần uynh – uych - phụ huynh - ngã huỵch, các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Viết được vần uynh – uych - phụ huynh - ngã huỵch. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
- Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
- HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: UYNH - UYCH
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
· Hoạt động 1: Học vần uynh
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần uynh, phụ huynh.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS cài âm u đứng trước, âm y đứng giữa, âm nh đứng sau và cho biết cài được vần gì?
- Yêu cầu HS cài âm h đứng trước vần uynh.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: phụ huynh - Đọc mẫu: phụ huynh.
- Từ phụ huynh có mấy tiếng? 
- Tiếng nào có vần uynh ?
- Đọc tổng hợp vần: uynh – huynh – phụ huynh.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 2: Học vần uych
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần uych – ngã huỵch.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần uynh)
Lưu ý: So sánh uynh – uych.
- Đọc tổng hợp: uych – huỵch – ngã huỵch.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết). 
- Nhận xét - sửa lỗi.
· Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành: 
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: luýnh huýnh huỳnh huỵch 
 khuỳnh tay uỳnh uỵch. 
- Đọc mẫu từ ứng dụng. 
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
- Đọc hệ thống toàn bài.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các Bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần uynh trong câu ứng dụng.
Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần uynh – uych - phụ huynh - ngã huỵch trong vở tập viết. 
+ Cách tiến hành: 
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý.
- Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- HS cài, phân tích vần uynh và đánh vần: u – y – nh - uynh.
- HS cài tiếng huynh và đánh vần: hờ - uynh – huynh.
- Đọc cá nhân + ban.
- Có 2 tiếng. Tiếng phụ và tiếng huynh.
- Tiếng huynh.
- Đọc cá nhân + ban.
- Giống uy; khác ch – nh.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- huynh.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV.
4/ Củng cố: (4) 
 - Cho HS đọc bài SGK.
 - Tìm tiếng có vần uynh –uych.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
	Ngày soạn: 25 / 02 / 2014	Tuần: 24
 	Ngày dạy: 26 / 02 / 2014 Tiết: 95
I/ MỤC TIÊU :
- Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục, bước đầu biết về tính chất phép cộng; biết giải toán có phép cộng.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4. Rèn kỹ năng làm tính cộng và cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100. Rèn luyện kỹ năng giải toán.
- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. Giúp các em yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK.
 - HS: SGK, VBT, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
- Tựa ?
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng các số tròn chục.
- Sửa bài tập: Gọi HSlên bảng sửa bài. HS còn lại làm bảng con.
Bài 1: 
Bài 3: 	50 + 40 = 90
40 + 50 = 90
20 + 70 = 90
à Nhận xét.
3. Bài mới: LUYỆN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25
· Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về về tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu gì ?
40 + 20 10 + 70 60 + 20
30 + 30 50 + 40 30 + 40
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Lưu ý HS viết số thẳng cột.
à Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu gì ?
a/ 30 + 20 = 40 + 50 = 10 + 60 =
 20 + 30 = 50 + 40 = 60 + 10 =
- Gọi HS nêu lại cách nhẩm: 30 + 20
- Em có nhận xét gì về 2 phép tính:
30 + 20 = 50.
20 + 30 = 50.
- Vị trí chúng như thế nào?
- Trong phép cộng khi ta đổi chỗ các số thì kết quả không thay đổi.
à Nhận xét.
b/ Tương tự câu a.
- Lưu ý HS phép tính có kèm theo đơn vị “cm”.
à Nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề
- Đề bài cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS ghi tóm tắt.
- Gọi HS lên bảng giải - các em khác ghi phép tính giải vào bảng con.
à Nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu gì ?
- GV viết sẵn các bài như SGK.
- Vậy cụ thể ta phải nối như thế nào?
- Đây là nối cách đọc số với cách viết số.
à Nhận xét.
- Đặt tính rồi tính.
- Viết số 40 rồi viết số 20 sao cho đơn vị thẳng với đơn vị, chục thẳng với chục.
- Viết dấu + ở bên trái 2 số.
- Kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái.
- 1 HS lên bảng làm. HS còn lại làm bảng con.
- Tính nhẩm.
- 3 chục + 2 chục = 5 chục
 Vậy 30 + 20 = 50.
- Các số giống nhau.
- Khác nhau.
- HS lên bảng làm.HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- 2 HS đọc đề.
- Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa.
- Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa?
- 1 HS ghi tóm tắt: 
 Lan hái: 20 bông hoa
 Mai hái: 10 bông hoa
 Cả hai bạn hái được:...bông hoa?
 Bài giải
Số bông hoa cả hai bạn hái được là: 20 + 10 = 30 (bông hoa)
 Đáp số : 30 bông hoa.
- Nối (theo mẫu).
- Nhẩm kết quả hai số rồi nối kết quả với số.
- 1 HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì?
- Nêu các bước làm 1 bài toán giải.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thủ công
CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
	 Ngày soạn: 15 / 02 / 2014 Tuần: 24
 Ngày dạy: 26 / 02 / 2014 Tiết: 24
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. Kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. Có thể kẻ cắt dán hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. Với HS khéo tay: Kẻ và cắt dán hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng hình dán phẳng. Có thể kẻ cắt dán hình chữ nhật có kích thước khác.
- Đường cắt thẳng, dán phằng.
- Biết được một số vật kẻ hình vuông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô. Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn.
- HS: Giấy màu có kẻ ô, 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô. Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
Kiểm tra dụng cụ thủ công.
- Kiểm tra 1 số vở của HS về vẽ các đoạn thẳng cách đều của tiết trước.
Nhận xét chung.
3. Bài mới: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
18
· Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
Mục tiêu: HS kẻ được hình chữ nhật. Biết cắt dán hình chữ nhật theo hai cách.
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát mẫu cắt dán, nêu câu hỏi:
 s Đây là hình gì?
 s Hình chữ nhật có mấy cạnh ?
 s Độ dài các cạnh như thế nào ?
· Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật.
Mục tiêu: Đường cắt thẳng, dán phằng.
+ Cách tiến hành: 
- GV thực hiện mẫu, nêu cách làm:
Cách 1:
- Tờ giấy màu có kẻ ô lên bảng.
- Lấy điểm A, từ A đếm xuống 5 ô lấy điểm B từ B đếm sang phải 7 ô ghi điểm C, từ C đếm lên 5 ô ghi điểm D. - Nối các điểm A -> B -> C -> D -> A được hình chữ nhật ABCD.
Dùng kéo cắt rời hình chữ nhật và dán.
Cách 2:
- Tận dụng 2 cạnh của giấy màu làm 2 cạnh của hình chữ nhật. 
* Hướng dẫn cắt hình:
- Cắt theo các cạnh của hình vừa kẻ.
* Hướng dẫn dán hình:
- Bôi hồ (mỏng đều).
- Chú ý: Dán cho cân đối dùng tay miết các mép cho hình phẳng.
· Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
- Hướng dẫn HS vẽ, cắt, dán hình chữ nhật vào giấy trắng.
- Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Chọn 1 số vở cắt dán đẹp cho cả lớp xem tuyên dương.
- Chấm 1 số vở.
- Hình chữ nhật.
- 4 cạnh.
- 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- HS quan sát.
- HS quan sát
- HS vẽ hình chữ nhật vào giấy trắng rồi cắt hình.
- Dán sản phẩm vào vở.
4. Củng cố: (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Hình chữ nhật có mấy cạnh ?
- Có mấy cách vẽ hình chữ nhật ? Kể ra? 
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Cắt dán hình vuông..
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết học thư viện
BÀI 12: BÉ VÀ THẾ GIỚI LOÀI VẬT
Ngày soạn: 25 / 02 / 2014 Tuần: 24
Ngày dạy: 26 / 02 / 2014 Tiết: 12
I/ MỤC TIÊU:
- Qua câu chuyện kể bé sẽ hiểu hơn về cuộc sống.
 - Gắn kết bé với lòng yêu thích khám phá thế giới xung quanh bắt đầu từ thế giới loài vật.
- Trẻ yêu thích đọc sách.
II/ CHUẨN BỊ:
- Câu chuyện kể: gà và vịt.
- Tranh minh họa truyện kể.
- Một chuyện về thế giới loài vật.
- Địa điểm: Trong thư viện trường.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
18
10
1.Trước khi kể:
- Gợi ý tranh minh họa tên truyện.
- Quan sát tranh em thấy gì? 
- Dựa vào hình ảnh trong tranh em hãy đoán xem hôm nay cô sẽ kể chuyện gì?
- Giới thiệu truyện: Giới thiệu tên một số truyện về thế giới và nhấn mạnh truyện kể hôm nay là chuyện Gà và Vịt.
 2. Trong khi kể:
- Kể truyện kết hợp tranh minh họa.
3. Sau khi kể: 
- Cô vừa kể chuyển gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Giao việc.
- Đến trò chuyện cùng HS.
- Tặng thẻ đánh dấu sách cho những HS trình bày rõ ràng, đúng nội dung câu truyện.
- Gà trống có thể gọi mặt trời thức dậy không?
- Có phải gà trống bị chìm xuống nước?
- Em nghĩ gì về Gà Trống ?
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
* Giáo dục HS: Không nên khoe khoang, khoác lác, phải biết tự lượng sức.
- Giới thiệu một số truyện về thế giới loài vật.
* Cả lớp
- Quan sát tranh. 
- Nêu những hình ảnh có trong tranh: Gà và Vịt.
- Phỏng đoán tên câu truyện.
* Cả lớp
- Nghe - xem tranh.
* Cả lớp – đôi bạn
- Gà và Vịt.
- Kể các nhân vật trong truyện.
- Đôi bạn trò chuyện: nói cho bạn nghe em thích nhân vật nào? Không thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Một số HS trình bài trước lớp.
- Không.
- Phải.
- Trình bày suy nghĩ của mình.
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Theo dõi.
Tiếng Việt
TÀU THỦY, GIẤY PƠ – LUYA, TUẦN LỄ, CHIM KHUYÊN, NGHỆ THUẬT, TUYỆT ĐẸP
	Ngày soạn: 15 / 02 / 2014 Tuần: 24
	Ngày dạy: 27 / 02 / 2014 Tiết: 21
I/ MỤC TIÊU:
- HS viết đúng các từ tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập một. HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1 tập 1.
- Rèn kỹ năng viết nhanh đều, đẹp đúng các tiếng từ trên.
- Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn ô li và chữ mẫu.
- HS: Vở, bảng con
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Nhận xét bài viết tiết trước.
- Nêu ưu khuyết điểm HS chưa viết đúng.
- Cho HS xem bài viết sạch đẹp.
3. Bài mới: TÀU THỦY, GIẤY PƠ – LUYA, TUẦN LỄ, CHIM KHUYÊN, NGHỆ THUẬT, TUYỆT ĐẸP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
8
10
Ÿ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ mẫu
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo của chữ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
+ Cách tiến hành:
- Cho xem chữ mẫu trên bảng. 
- Nêu cấu tạo từ tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
- Những chữ nào có độ cao 2 li ?
- Những chữ nào có độ cao 3 li ?
- Những chữ nào có độ cao 4 li ?
- Những chữ nào có độ cao 5 li ?
- GV nhận xét – bổ sung.
· Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết 
Mục tiêu: Nắm được cách viết và viết đúng các chữ vào bảng con.
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu (vừa viết, vừa nói qui trình viết chữ)
Lưu ý: Nối nét giữa các con chữ.
· Hoạt động 3: Tập viết 
Mục tiêu: Viết đúng, đẹp, cẩn thận trong vở tập viết.
+ Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS viết từng hàng.
- Nêu lại quy trình viết.
- Khoảng cách giữa các tiếng cách 1 đường kẻ dọc.
- Luyện viết vào vở .
- Quan sát và theo dõi sửa cách ngồi viết cho HS.
- Quan sát.
- HS nêu cấu tạo từ.
- a, u, i, â, ơ, n, ê, m, e.
- t.
- p, đ.
- h, y, g, l, k. 
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Viết vào vở tập viết. 
4/ Củng cố: (4) 
- Chọn tập viết đúng đẹp.
- Biểu dương tập viết đẹp.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà luyện viết lại các chữ cho thành thạo.
- Chuẩn bị: Ôn tập.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP
	Ngày soạn: 15 / 02 / 2014 Tuần: 24
	Ngày dạy: 27 / 02 / 2014 Tiết: 21
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cpps quy trình viết đúng mẫu, đúng kỹ thuật các chữ đã học. Viết đúng một số từ: giấy nháp, ngăn nắp, bếp lửa, vỡ hoang, hoạt hình, luyện tập.
- Rèn kỹ năng viết nhanh đều, đẹp đúng các tiếng từ trên.
- Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn ô li và chữ mẫu.
- HS: Vở, bảng con
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Nhận xét bài viết tiết trước.
- Nêu ưu khuyết điểm HS chưa viết đúng.
- Cho HS xem bài viết sạch đẹp.
3. Bài mới: ÔN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
8
10
Ÿ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ mẫu
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo của chữ: giấy nháp, ngăn nắp, bếp lửa, vỡ hoang, hoạt hình, luyện tập.
+ Cách tiến hành:
- Cho xem chữ mẫu trên bảng. 
- Nêu cấu tạo từ giấy nháp, ngăn nắp, bếp lửa, vỡ hoang, hoạt hình, luyện tập.
- Những chữ nào có độ cao 2 li ?
- Những chữ nào có độ cao 3 li ?
- Những chữ nào có độ cao 4 li ?
- Những chữ nào có độ cao 5 li ?
- GV nhận xét – bổ sung.
· Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết 
Mục tiêu: Nắm được cách viết và viết đúng các chữ vào bảng con.
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu (vừa viết, vừa nói qui trình viết chữ)
Lưu ý: Nối nét giữa các con chữ.
· Hoạt động 3: Tập viết 
Mục tiêu: Viết đúng, đẹp, cẩn thận trong vở tập viết.
+ Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS viết từng hàng.
- Nêu lại quy trình viết.
- Khoảng cách giữa các tiếng cách 1 đường kẻ dọc.
- Luyện viết vào vở .
- Quan sát và theo dõi sửa cách ngồi viết cho HS.
- Quan sát.
- HS nêu cấu tạo từ.
- i, â, n, a, ă, ê, ư, ơ, o.
- t.
- p.
- g, y, h, b, l. 
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Viết vào vở tập viết. 
4/ Củng cố: (4) 
- Chọn tập viết đúng đẹp.
- Biểu dương tập viết đẹp.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà luyện viết lại các chữ cho thành thạo.
- Chuẩn bị: Tô chữ hoa: A, Ă, Â.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
 TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
	Ngày soạn: 15/ 02 / 2014	Tuần: 24
 	Ngày dạy: 27 / 02 / 2014 Tiết: 96
I/ MỤC TIÊU :
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục; biết giả

Tài liệu đính kèm:

  • docT24.doc