Giáo án Lớp 1 tuần 23 (tiết 4)

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Phân biệt được lời kể, lời các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng,

- Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.

 

doc 30 trang Người đăng haroro Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 tuần 23 (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể). Bảng ghisẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bác sĩ Sói.
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bác sĩ Sói.
Theo dõi HS đọc bài, trả lời câu hỏi và cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Gọi 1 HS mở sgk và đọc tên bài tập đọc sẽ học.
Khi đến trường, các con đã được học bản nội quy nào?
Vậy con hiểu thế nào là nội quy?
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được học bài Nội quy Đảo Khỉ, qua đây chúng ta sẽ thêm hiểu về một bản nội quy.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
 a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm.
Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. Chú ý theo dõi các lỗi ngắt giọng.
c) Đọc cả bài
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Gọi 1 HS đọc phần chú giải của bài.
Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?
Con hiểu những điều quy định nói trên ntn?
Nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Sư Tử xuất quân.
Hát
HS 1: Đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi 1, 2 của bài.
HS 2: Đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi 3, 4 của bài.
Nội quy Đảo Khỉ.
Con được học nội quy của trường.
Nội quy là những quy định mà mọi người đều phải tuân theo.
1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong sgk.
5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ khó: tham quan, khành khạch, khoái chí, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như: nội quy, du lịch, lên đảo, trêu chọc, (MB) Đảo Khỉ, cảnh vật, bảo tồn, (MT, MN).
HS tiếp nối nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài.
2 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 phần, HS 1 đọc phần giới thiệu, HS 2 đọc phần nội quy.
Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Cả lớp đọc đồng thanh bản nội quy.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều.
HS chia nhóm và thảo luận để trả lời câu hỏi này. Mỗi nhóm 4 HS. Sau đó, các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả: 
+ Điều 1: Mua vé tham quan trước khi lên đảo. Mọi quý khách khi lên đảo tham quan đều phải mua vé vì Đảo Khỉ cần có tiền để chăm sóc đàn khỉ, trả công cho cán bộ công nhân làm việc trên đảo.
+ Điều 2: Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng: Nếu thú nuôi trong chuồng bị trêu chọc, chúng sẽ tức giận, có thể gây nguy hiểm cho người trêu chọc nên không được trêu chọc thú nuôi trong chuồng.
+ Điều 3: Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ: Khi cho thú ăn các loại thức ăn lạ có thể làm chúng bị mắc bệnh, vì thế khách tham quan không được cho thú ăn các loại thức ăn lạ.
+ Điều 4: Giữ vệ sinh chung trên đảo: Khách tham quan không được vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi vì như thế sẽ làm ô nhiễm môi trường trên đảo, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thú nuôi trên đảo và đến chính khách tham quan.
Đọc xong nội quy Khỉ Nâu khoái chí vì nó thấy Đảo Khỉ và họ hàng của nó được bảo vệ, chăm sóc tử tế và không bị làm phiền, khi mọi người đến thăm Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội quy của Đảo.
1 HS đọc lại bài tập đọc.
MÔN: TOÁN
Tiết: BẢNG CHIA 3
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:Lập bảng chia 3.
2Kỹ năng: Thực hành chia 3.
3Thái độ: Tính đúng nhanh, chính xác
II. Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Số bị chia – Số chia – Thương.
Từ 1 phép nhân, viết 2 phép chia tương ứng và nêu tên gọi của chúng.	
2 x 4 = 8
4 x 3 = 12
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bảng chia 3.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS: Lập bảng chia 3.
Giới thiệu phép chia 3
Oân tập phép nhân 3
GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. (như SGK)
Hỏi: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
Hình thành phép chia 3
Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm ?
Nhận xét:
Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4.
Từ 3 x 4 = 12 ta có 12 : 4 = 3
2. Lập bảng chia 3
GV cho HS lập bảng chia 3 (như bài học 104)
Hình thành một vài phép tính chia như trong SGK bằng các tấm bìa có 3 chấm tròn như trên, sau đó cho HS tự thành lập bảng chia.
Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng chia 3.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm.
Có thể gắn phép chia với phép nhân tương ứng (nhất là khi HS chưa thuộc bảng chia).
Bài 2: 
HS thực hiện phép chia 24 : 3
Trình bày bài giải
Bài giải
Số học sinh trong mỗi tổ là:
24 : 3 = 8 (học sinh)
	Đáp số: 8 học sinh.
GV nhận xét 
Bài 3: Có thể ôn lại “Lấy số bị chia đem chia cho số chia thì được “thương”
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một phần ba.
Hát
HS thực hiện. Bạn nhận xét.
8 : 2 = 4 12 : 3 = 4
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3
HS đọc bảng nhân 3
HS trả lời và viết phép nhân 3 x 4 = 12. Có 12 chấm tròn.
HS trả lời rồi viết 12 : 3 = 4. Có 4 tấm bìa.
HS tự lập bảng chia 3
HS đọc và học thuộc bảng chia cho 3.
HS tính nhẩm.
HS làm bài.2 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở.
HS sửa bài. Bạn nhận xét 
Vài HS lập lại.
HS làm bài. Sửa bài.
THỂ DỤC
ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG – HAI TAY CHỐNG HÔNG
Thứ tư ngày tháng năm 2005
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết:TỪ NGỮ VỀ MUÔN THÚ 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú.
2Kỹ năng: Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu:  “như thế nào”?
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Mẫu câu bài tập 3. Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp:
 HS:SGK. Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về loài chim.
Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ học Luyện từ và câu tuần này, các con sẽ được hệ thống hoá và mở rộng vốn từ về muông thú. Sau đó sẽ thực hành hỏi và đặt câu hỏi về đặc điểm của con vật, đồ vật, có sử dụng cụm từ “ như thế nào?” 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó đưa ra kết luận và cho điểm HS.
Bài 2
Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi trong bài một lượt và hỏi: Các câu hỏi có điểm gì chung?
v Hoạt động 2: Giúp HS tự đặt câu hỏi.
Bài 3
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng: Trâu cày rất khoẻ.
Trong câu văn trên, từ ngữ nào được in đậm.
Để đặt câu hỏi cho bộ phận này, sgk đã dùng câu hỏi nào?
Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh. 1 HS đặt câu hỏi, em kia trả lời.
Gọi 1 số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Từ ngữ về loài thú.
Hát
HS 1 và HS 2 làm bài tập 2, sgk trang 36.
HS 3 làm bài tập 3, sgk trang 38
Mở sgk trang 45.
Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.
Có 2 nhóm, một nhóm là thú dữ, nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm.
2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác.
Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu.
Đọc đề bài và trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật.
Thực hành hỏi đáp về các con vật.
a) Thỏ chạy ntn?
Thỏ chạy nhanh như bay./ Thỏ chạy rất nhanh./ Thỏ chạy nhanh như tên bắn./..
b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác ntn?
Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất khéo léo./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất giỏi./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt./
c) Gấu đi ntn?
Gấu đi rất chậm./ Gấu đi lặc lè./ Gấu đi nặng nề./ Gấu đi lầm lũi./
d) Voi kéo gỗ thế nào?
Voi kéo gỗ rất khoẻ./ Voi kéo gỗ thật khoẻ và mạnh./ Voi kéo gỗ băng băng./ Voi kéo gỗ hùng hục./
Các câu hỏi này đều có cụm từ “như thế nào?”
Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu hỏi dưới đây.
HS đọc câu văn này.
Từ ngữ: rất khoẻ.
Trâu cày ntn?
b) Ngựa chạy ntn?
c) Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm ntn?
d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười ntn?
ÂM NHẠC
CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
----------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: MỘT PHẦN BA
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS nhận biết “Một phần ba” 
2Kỹ năng: Biết viết và đọc 1/3
3Thái độ: Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Các mảnh bìa (hoặc giấy) hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảng chia 3.
HS đọc bảng chia 3.
Sửa bài 2
Giải
Số học sinh trong mỗi tổ là:
24 : 3 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
GV nhận xét 	
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Một phần ba.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS nhận biết “Một phần ba”
Giới thiệu “Một phần ba” (1/3)
HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông.
Hướng dẫn HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba.
Kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) đuợc 1/3 hình vuông.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS trả lời đúng đã tô màu 1/3 hình nào
Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình A)
Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình C)
Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình D)
Có thể nói: Ở hình D đã tô màu một phần mấy hình vuông?
Bài 2: 
HS quan sát hình vẽ và trả lời:
Hình A được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó
Hình B được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó
Hình C được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó
Bài 3: HS quan sát các tranh vẽ và trả lời:
Hình ở phần b) đã khoanh vào 1/3 số con gà trong hình đó.
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
HS thực hành cắt mảnh giấy hình vuông thành 3 phần bằng nhau
Tuyên dương đội thắng cuộc.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Hát
HS đọc bảng chia 3. Bạn nhận xét.
HS lên bảng sửa bài 2
HS quan sát hình vuông
HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba.
HS tô màu 1 phần.
HS lập lại.
HS trả lời
Hình A
Hình C
Hình D
HS trả lời.
HS quan sát hình vẽ
HS trả lời. Bạn nhận xét 
HS quan sát hình vẽ
HS trả lời. Bạn nhận xét
2 đội thi đua.
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bác sĩ Sói.
2Kỹ năng: 
Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, nét mặt.
Phối hợp được với các bạn để dựng lại câu chuyện.
3Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: 4 tranh minh hoạ trong sgk phóng to (nếu có)
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Hỏi: Trong giờ tập đọc đầu tuần, các con đã được học bài tập đọc nào?
Câu chuyện khuyên các con điều gì?
Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
GV treo tranh 1 và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc ntn?
Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?
Bức tranh 4 minh hoạ điều gì?
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em thực hiện kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình.
Yêu cầu HS kể lại từng đoạn truyện trước lớp.
GV nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
Hỏi: Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, đó là những vai nào?
Khi nhập vào các vai, chúng ta cần thể hiện giọng ntn?
Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Quả tim Khỉ.
Hát
HS 1 kể đoạn 1, 2 HS 2 kể đoạn 3, 4.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài Bác sĩ Sói.
Câu chuyện khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
Bức tranh vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm thịt Ngựa đến rỏ dãi.
Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ.
Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói.
Ngựa tung vó đá cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan, 
Thực hành kể chuyện trong nhóm.
Một số nhóm nối tiếp nhau kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Cần 3 vai diễn: người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
Giọng người dẫn chuyện vui và dí dỏm; Giọng Ngựa giả vờ lễ phép; Giọng Sói giả nhân, giả nghĩa.
Các nhóm dựng lại câu chuyện. Sau đó một số nhóm trình bày trước lớp.
THỦ CÔNG
KIỂM TRA CHƯƠNG PHỐI HỢP CẮT DÁN HÌNH
Thứ năm ngày tháng năm 2005
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: SƯ TỬ XUẤT QUÂN 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt đúng nhịp thơ.
Biết đọc bài với giọng vui tươi, hóm hỉnh.
2Kỹ năng: 
Hiểu nghĩa các từ: xuất quân, thần dân, quân bị, công đồn, quân cơ, giao liên, khiển tướng, điều binh,
Hiểu nội dung bài: Bài thơ ca ngợi sự thông minh khéo léo trong tài dùng người của vua Sư Tử. 
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập học (phóng to, nếu có thể). Bảng ghisẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Nội quy Đảo Khỉ
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Nội quy Đảo Khỉ
Theo dõi HS đọc bài, trả lời câu hỏi và cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Sư tử được mệnh danh là vua của muôn loài, vậy Sư Tử có tài ntn mà lại được muôn loài nể phục đến vậy. Các con cùng học bài hôm nay để biết rõ hơn về vua Sư Tử nhé.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1, chú ý đọc giọng vui nhộn, rõ ràng, nhấn giọng ở các từ chỉ công việc của các con vật.
b) Luyện phát âm
Tiến hành tương tự như các tiết học trước.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài.
c) Luyện đọc đoạn
Gọi 1 HS đọc phần chú giải của bài.
Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thơ thành 2 đoạn. Đoạn 1 gồm 9 câu thơ đầu. Đoạn 2 phần còn lại của bài.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Nghe và phát hiện lỗi ngắt giọng để chỉnh sửa cho HS. Có thể hướng dẫn ngắt giọng các câu thơ sau:
Sư Tử bàn chuyện/ xuất quân//
Muốn sao cho khắp/ thần dân trổ tài//
Nhỏ/ to,/ khoẻ/ yếu/ muôn loài//
Ai ai/ cũng được tuỳ tài lập công;//
Voi vận tải/ trên lưng quân bị//
Vào trận sao/ cho khoẻ như voi//
“Người ta bảo/ ngốc như Lừa//
Nhát như Thỏ Đế,/ xin chưa vội dùng”//
“Không!”//- Vua phán//- Trẫm dùng cả chứ!//
Loại họ ra,/ đội ngũ không yên//
Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìmhiểu bài 
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Tìm tên các con vật trong bài.
Sư Tử muốn giao việc cho thần dân theo cách nào?
Voi, Gấu, Cáo, Khỉ được giao những việc gì?
Lừa và Thỏ Đế là những con vật ntn?
Vậy tại sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ?
Hãy chọn một tên khác cho bài thơ. Lưu ý HS, cả 3 tên khác đều có thể sử dụng, quant trọng là giải thích ý nghĩa của mỗi cái tên.
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ 
Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ sau đó xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ hoặc kể lại việc xuất quân của vua Sư Tử bằng lời của mình.
Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị: Quả tim Khỉ.
Hát
2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 2.
1 HS khá đọc mẫu lần hai. Cả lớp theo dõi bài trong sgk.
Luyện phát âm các từ: trổ tài, muôn loài, lập công, lừa địch, nảy ý, giao liên, (MB); Sư Tử, khoẻ, yếu, vận tải, trẫm, đội ngũ, giao liên, khiển tướng, (MT, MN).
Đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài thơ.
HS nhìn sgk đọc.
Dùng bút chì phân cách giữa hai đoạn thơ.
2 HS đọc bài.
Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
HS đọc bài theo yêu cầu.
Các con vật được nói đến trong bài là: Voi, Gấu, Cáo, Khỉ, Lừa, Thỏ Đế.
Khi giao việc cho thần dân của mình, Sư Tử muốn tất cả mọi người từ nhỏ, to, khoẻ, yếu đều được trổ tài và ai ai cũng được tuỳ tài của mình mà lập công.
Voi vận tải các vật dùng của quân đội “Voi vận tải trên lưng quân bị”
Gấu đánh đồn “Công đồn, Gấu phải kịp thời”
Cáo tính các việc quan trọng, bí mật của quân đội “Cáo nhiều mưu kế tính bài quân cơ”
Khỉ lừa địch “Mẹo lừa địch, phải nhờ chú Khỉ”
Lừa rất ngốc, Thỏ Đế thì nhát gan.
Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ, vì như thế đội ngũ mới đoàn kết, vững vàng, loại họ ra là mất đi sức mạnh của sự đoàn kết. Khi giao việc cần vừa sức nên Sư Tử đã giao cho Lừa lo việc gạo tiền, cho Thỏ lo việc giấy tờ giao liên.
HS thảo luận nhóm sau đó phát biểu ý kiến:
+ Oâng vua khôn ngoan vì bài thơ ca ngợi sự thông minh, khôn khéo của vua Sư Tử.
+ Nhìn người giao việc vì đây là bài học rút ra từ việc xuất quân của vua Sư Tử.
+ Ai cũng có ích vì mọi thần dân của vua Sư Tử đều đóng góp sức mình vào việc chung.
- Học thuộc lòng sau đó thi đọc thuộc lòng bài thơ.
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, không mắc lỗi bài chính tả Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên (SGK, trang 48)
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n, ươc/ ươt.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị 
GV: Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bác sĩ Sói
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ sau cho HS viết: 
+ nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa, lung linh, lời nói, (MB)
+ ước mong, trầy xước, ngược, ướt át, lướt ván, (MN)
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS, sau đó cho điểm 2 HS viết trên bảng. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn nói về nội dung gì?
Ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên diễn ra vào mùa nào?
Những con voi được miêu tả ntn?
Bà con các da

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc