Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 - Tôn Nữ Lam Giang - Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận diện được vần uơ – uya, so sánh được chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống vần có âm u đứng đầu.

2. Kỹ năng:

- Đọc nhanh, viết đúng uơ – uya, huơ vòi, đêm khuya.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ SGK.

2. Học sinh:

- Bảng con, bộ đồ dùng.

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc 31 trang Người đăng honganh Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 - Tôn Nữ Lam Giang - Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng Việt
Bài 100: UÂN – UYÊN (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhận biết được cấu tạo vần uân – uyên, so sánh được chúng với nhau, và với các vần đã học cùng hệ thống.
Kỹ năng:
Đọc nhanh, trôi chảy tiếng, từ có vần uân – uyên.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bảng con, bộ đồ dùng.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh đọc bài SGK.
Viết: quở trách
trời khuya
Bài mới:
Giới thiệu: Học vần uân – uyên.
Hoạt động 1: Dạy vần uân.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành.
Nhận diện vần:
Giáo viên ghi: uân.
Vần uân gồm những chữ nào ghép lại?
Ghép vần.
So sánh vần uân với uya.
Đánh vần:
u – â – n – uân.
Muốn có tiếng xuân cô phải làm sao?
Viết:
Hướng dẫn và viết mẫu uân: viết u rê bút viết â, rê bút viết n.
Tương tự cho xuân, mùa xuân.
Hoạt động 2: Dạy vần uyên. Quy trình tương tự.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Giáo viên đặt câu hòi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc.
Giáo viên ghi bảng:
huân chương
tuần lễ
kể chuyện
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Đọc toàn bài trên bảng lớp.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
 u, â và n.
Học sinh ghép.
Học sinh so sánh và nêu.
Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
Thêm ân x trước vần uân.
Xờ – uân – xuân.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
Tiếng Việt
Bài 100: UÂN – UYÊN (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Đọc trôi chảy vần, từ, câu ứng dụng.
Luyện nói theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc và viết các từ ngữ có vần uân – uyên.
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt.
Tự tin trong giao tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Vở viết in, SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: luyện tập, trực quan.
Giáo viên cho học sinh luyện đọc vần, tiếng mang vần uân – uyên đã học ở tiết 1.
Treo tranh vẽ SGK.
à Giới thiệu đoạn thơ.
Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Nêu nội dung viết.
Nêu cho cô tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết uân: viết u rê bút viết â, rê bút viết n.
Tương tự cho uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
Hoạt động 3: Luyện nói.
Phương pháp: đàm thoại, quan sát.
Nêu chủ đề luyện nói.
Treo tranh đang làm gì?
Các em có thích được đọc truyện không?
Hãy kể tên 1 số truyện mà em biết.
Kể lại tên truyện và đoạn truyên mà em thích nhất.
Củng cố:
Đọc lại toàn bài ở bảng lớp.
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn lên thi đua tìm tiếng có vần uân và uyên ở bảng lớp.
Nhận xét.
Dặn dò:
Đọc lại bài ở SGK.
Tìm và ghi lại các chữ có vần uân – uyên vào vở 1.
Chuẩn bị bài 101: uât – uyêt.
Hát.
Hoạt động cá nhân.
Tranh vẽ gì?
Học sinh luyện đọc nối tiếp từng câu.
Học sinh tìm và nêu.
Học sinh luyện đọc.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Hoạt động lớp.
Đang đọc truyện.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh kể lại đoạn truyện thích nhất.
Học sinh chia 2 dãy và cử đại diện lên tham gia.
Lớp hát 1 bài.
Nhận xét.
Toán
XĂNG TI MET – ĐO ĐỘ DÀI
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng ti met.
Kỹ năng:
Biết vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăng ti met trong các trường hợp đơn giản.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Thước, 1 số đoạn thẳng.
Học sinh:
- SGK, thước kẻ có chia từ 0 -> 20.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Giáo viên đọc đề bài: An gấp 5 chiếc thuyền, Minh gấp được 3 chiếc thuyền. Hỏi cả 2 bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền?
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài xăng ti met – Đo độ dài.
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị độ dài cm và dụng cụ đo độ dài.
Phương pháp: trực quan, giảng giải.
Cho học sinh quan sát thước thẳng có vạch chia từng xăng ti met.
+ Xăng ti met là đơn vị đo độ dài, vạch đầu tiên là số 0. Độ dài từ 0 đến 1 là một xăng ti met.
+ Xăng ti met viết tắt là cm.
+ Lưu ý học sinh từng vạch trong thước là 1 cm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đo độ dài:
+ Đặt vạch 0 trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng.
+ Đọc số ghi ở thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng.
+ Viết số đo độ dài đoạn thẳng.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp:giảng giải, thực hành.
Bài 1: Viết cm.
Bài 2: Viết số thích hợp.
Lưu ý học sinh đọc số vạch đen.
Bài 3: Đo độ dài.
Cho học sinh tiến hành đo độ dài.
Lưu ý học sinh cách đặt đầu thước trùng số 0 lên ngay đầu đoạn thẳng.
Bài 4: Đo rồi viết các số đo.
Củng cố:
Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 số đoạn thẳng có độ dài khác nhau.
Nhận xét.
Dặn dò:
Tập đo các vật dụng ở nhà có độ dài như cạnh bàn, ghế .
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
2 học sinh lên bảng : 1 em tóm tắt, 1 em giải.
Lớp làm vở nháp.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
Học sinh dùng bút chì di chuyển từ 0 đến 1 và nói 1 cm.
Học sinh đọc xăng ti met.
Học sinh nhắc lại và thực hiện đo gáy vở, đoạn thẳng.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh viết.
Học sinh viết rồi đọc to.
Học sinh tiến hành đo độ dài và ghi vào chỗ chấm.
Học sinh sửa bài miệng.
Học sinh tiến hành đo.
Sửa bài miệng.
Học sinh tiến hành đo và ghi lên bảng.
Đổi đoạn thẳng cho nhau và đo.
Nhóm nào đo đúng, nhanh sẽ thắng.
Đạo đức
EM VÀ CÁC BẠN (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được:
Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết bạn bè.
Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi.
Kỹ năng:
Hình thành cho học sinh:
Kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn.
Thái độ:
Học sinh có thái độ yêu quý tôn trọng bạn bè.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bút màu.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Em và bạn bè.
Để cư xử tốt với bạn bè em cần làm gì?
Với bạn bè cần tránh những việc gì?
Cư xử tốt với bạn bè có lợi gì?
Các em yêu quý ra sao?
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
Phương pháp:đàm thoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ việc mình đã cư xử với bạn như thế nào.
Bạn đó là bạn nào?
Tình huống gì đã xảy ra khi đó?
Em đã làm gì với bạn?
Tại sao em lại làm như vậy?
Kết quả như thế nào?
Kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và co thêm nhiều bạn.
Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi (bài tập 3),
Phương pháp: thảo luận.
Mục tiêu: Học sinh nêu được tình huống trong tranh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 3.
Trong tranh các bạn đang làm gì?
Việc làm đó có lợi nhau hay có hại? Vì sao?
Vậy các em nên làm theo các bạn ở tranh nào? Không làm theo các bạn ở tranh nào?
Bước 2: Từng cặp độc lập thảo luận và nêu.
Kết luận: Cư xử tốt với bạn, em sẽ có nhiều bạn tốt.
Hoạt động 3: Vẽ tranh về cư xử tốt với bạn.
Phương pháp: thực hành.
Mục tiêu: Vẽ tranh về cách cư xử tốt với bạn.
Cách tiến hành: 
Giáo viên yêu cầu: Mỗi học sinh vẽ 1 bức tranh về việc làm cư xử tốt với bạn, dự định làm hay cần thiết thực hiện.
Giáo viên theo dõi và giúp đỡ các em.
Củng cố:
Cho học sinh lên thi đua trình bày tranh và thuyết minh tranh của mình.
Nhận xét.
Dặn dò:
Thực hiện tốt điều được học, phải biết cư xử tốt với bạn bè.
Chuẩn bị bài: Đi bộ đúng quy định.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh kể tên bạn vànêu cách cư xử với bạn mình.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm.
Học sinh thảo luận nội dung các tranh.
2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau.
Học sinh cử đại diện lên nêu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Từng học sinh vẽ tranh.
Mỗi dãy cử 3 bạn lên trình bày, dãy nào có bạn vẽ tranh đẹp và thuyết minh hay sẽ thắng.
Thứ ngày tháng năm .
Tiếng Việt
Bài 101: UÂT – UYÊT (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nhận biết được các vần uât – uyêt, so sánh chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống.
Kỹ năng:
Đọc nhanh, trôi chảy tiếng, từ có vần uât – uyêt.
Thái độ:
Ham thích học Tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bảng con, bộ đồ dùng.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: uân – uyên
Cho học sinh đọc bài SGK.
Viết: huân chương
bóng chuyền
Bài mới:
Giới thiệu: Học vần uât – uyêt.
Hoạt động 1: Dạy vần uât.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành.
Nhận diện vần: 
Giáo viên ghi: uât.
Vần uât gồm có những con chữ nào?
So sánh uât với uân.
Ghép vần uât.
Đánh vần:
u – â – tờ – uât.
Thêm âm x và dấu sắc được tiếng gì?
Đánh vần xuất.
Tranh vẽ gì?
à Ghi: sản xuất.
Viết:
Viết mẫu và hướng dẫn viết uât: viết u rê bút viết â, rê bút viết t.
Tương tự cho từ xuất, sản xuất.
Hoạt động 2: Dạy vần uyêt. Quy trình tương tự.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: đàm thoại, luyện tập.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc.
Giáo viên ghi: 
luật giao thông
nghệ thuật
băng tuyết
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
 u, â và t.
Học sinh so sánh và nêu.
Học sinh ghép.
Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, dãy.
 xuất.
 xờ – uât – xuât – sắc xuất. Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm.
Học sinh luyện đọc.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
Tiếng Việt
Bài 101: UÂT – UYÊT (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Đọc trôi chảy vần, từ, câu ứng dụng.
Luyện nói theo chủ đề: đất nước ta tuyệt đẹp.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc đúng các từ ngữ có vần uât – uyêt.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt.
Tự tin trong giao tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, tranh vẽ SGK.
Học sinh:
SGK, vở viết.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Cho học sinh luyện đọc các vần, tiếng mang vần vừa học ở tiết 1.
Treo tranh ứng dụng.
Tranh vẽ gì?
Giáo viên đọc mẫu bài đọc.
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Tìm cho cô tiếng có vần uât – uyêt.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Nêu yêu cầu luyện viết.
Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết uât: viết u rê bút viết â, rê bút viết t.
Tương tự cho uyêt, sản xuất, duyệt binh.
Hoạt động 3: Luyện nói.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Nêu chủ đề luyện nói.
Đất nước ta có tên gọi là gì?
Treo tranh vẽ SGK.
Xem tranh và cho biết tranh vẽ ở đâu?
Em có biết những cảnh đẹp nào của quê hương em?
Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 số câu ca dao nói về cảnh đẹp đất nước.
Củng cố:
Học sinh đọc lại bài.
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Tìm tiếng có vần mới học ở trên bảng lớp: phế truất, luận án, lẩn khuất, trăng khuyết, sào huyệt, tuyệt vời, .
Nhận xét.
Dặn dò:
Đọc lại bài ở nhà.
Tìm tiếng có vần uât – uyêt viết vào vở 1.
Xem trước bài 102: uynh – uych.
Hát.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh quan sát tranh.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc tiếp sức.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Hoạt động lớp.
Đất nước ta tuyệt đẹp.
 Việt Nam.
Học sinh quan sát.
Học sinh chia 2 dãy và cử đại diện lên thi đua.
Lớp hát 1 bài.
Nhận xét.
Tự nhiên xã hội
CÂY RAU
Mục tiêu:
Kiến thức:
Sau giờ học:
Nêu tên được 1 số cây rau và nơi sống của chúng, nhân biết ích lợi của chúng.
Kỹ năng:
Biết quan sát, phân biệt, nói tên được các bộ phận của cây rau.
Thái độ:
Có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa rau.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
1 số cây rau, hình cây rau quả.
Học sinh:
Sách bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Bài cây rau.
Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
Phương pháp: quan sát, động não.
Mục tiêu: Học sinh biết các bộ phận của cây rau, phân biệt được các loại rau khác nhau.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây rau mà mình mang tới lớp.
Chỉ vào bộ phận lá, thân, rễ của cây rau. Bộ phận nào ăn được?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Kết luận: Có nhiều loại rau khác nhau.
Các cây rau đều có rễ, thân, lá.
Các loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách, .
Các loại rau ăn lá và thân .
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Phương pháp: thảo luận.
Mục tiêu: 
Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình ở SGK.
Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
Cách tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Bước 1: 
Giáo viên chia nhóm 4 học sinh.
Quan sát và trả lời câu hỏi.
Giáo viên giúp đỡ các em yếu.
Bước 2: Kiểm tra kết quả.
Gọi 1 số nhóm lên trình bày.
+ Khi ăn rau ta cần phải chú ý điều gì?
+ Vì sao ta phải thường xuyên ăn rau?
Kết luận:
Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng.
Trước khi ăn rau cần phải rửa sạch.
Củng cố:
Phương pháp: Tôi là rau gì?
Mục tiêu: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
Một học sinh lên tự giới thiệu đặc điểm của mình: Tôi màu xanh, trồng ở ngoài đồng, có thể cho lá và thân, là rau gì?
Bước 2: 
Học sinh tiến hành chơi.
Nhận xét.
Dặn dò:
Nên thường xuyên ăn rau, và rửa sạch rau trước khi ăn.
Chuẩn bị: Cây hoa.
Hát.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh quan sát cây rau của mình.
Học sinh trình bày kết quả về cây rau của mình.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh chia nhóm và thảo luận.
1 nhóm đọc câu hỏi.
1 nhóm lên trình bày.
Hoạt động lớp.
 rau cải.
Học sinh lên thi đua, nhóm nào trả lời đúng, nhiều sẽ thắng.
Thứ ngày tháng năm .
Tiếng Việt
Bài 102: UYNH – UYCH (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng, viết đúng uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
Kỹ năng:
Đọc trôi chảy các tiếng có mang vần uynh – uych.
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bộ đồ dùng, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: uât – uyêt.
Gọi học sinh đọc bài SGK.
Viết: kiên quyết, quật cường.
Bài mới:
Giới thiệu: Học vần uynh – uych.
Hoạt động 1: Dạy vần uynh.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Nhận diện vần: 
Giáo viên ghi: uynh.
Vần uynh gồm có chữ nào?
Ghép vần uynh.
So sánh vần uynh với vần inh.
Đánh vần:
u – y – nh – uynh.
Thêm âm h đứng đầu được tiếng gì?
Ghép tiếng huynh.
à Ghi: phụ huynh.
Viết:
Viết mẫu và hướng dẫn viết uynh: viết u rê bút viết y, rê bút viết nh.
Tương tự cho chữ huynh, phụ huynh.
Hoạt động 2: Dạy vần uych. Quy trình tương tự.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: đàm thoại, luyện tập.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở đề học sinh rút ra từ cần luyện tập.
Giáo viên ghi bảng:
luýnh quýnh ngã huỵch
khuỳnh tay huỳnh huỵch
Đọc toàn bài trên bảng lớp.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh quan sát.
 u, y, và nh.
Học sinh ghép.
Học sinh so sánh và nêu.
Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
 huynh.
Học sinh ghép.
h – uynh – huynh. Học sinh đánh vần.
Học sinh luyện đọc.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
Tiếng Việt
Bài 102: UYNH – UYCH (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Đọc trôi chảy vần, từ, câu ứng dụng.
Luyện nói theo chủ đề: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc đúng các từ ngữ có vần uynh – uych.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK, SGK.
Học sinh:
Vở viết in, SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Giáo viên cho học sinh luyện đọc các vần và tiếng mang vần uynh – uych đã học ở tiết 1.
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Treo tranh vẽ SGK.
Tranh vẽ gì?
Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng.
Tìm tiếng có vần uynh – uych trong bài vừa đọc.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Nêu nội dung luyện viết.
Nêu tư thế ngồi viết.
Viết mẫu và hướng dẫn viết uynh: viết u rê bút viết y, rê bút viết nh.
Tương tự cho uych, phụ huynh, ngã huỵch.
Hoạt động 3: Luyện nói.
Phương pháp: đàm thoại, trực quan.
Nêu chủ đề luyện nói.
Treo tranh vẽ SGK.
Tranh vẽ gì?
Nêu tên của từng loại đèn.
Đèn nào dùng điện, đèn nào dùng dầu để thắp sáng?
Nhà em có những loại đèn nào?
Em dùng đèn nào để học?
Khi muốn cho đèn sang hoặc không sáng nữa em làm gì?
Củng cố:
Trò chơi: Thi đua tìm tiếng có vần uynh – uych.
Sau 1 bài hát, đội nào nhiều sẽ thắng.
Dặn dò:
Đọc lại bài ở SGK.
Tìm tiếng có vần uynh – uych.
Viết từ phụ huynh, ngã huỵch vào vở 1.
Hát.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhiều em.
Học sinh quan sát tranh.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
Học sinh tìm và nêu.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
 đèn huỳnh quang dùng điện.
Học sinh nêu.
Học sinh chia 2 dãy thi đua tìm tiếng có vần uynh – uych.
Lớp hát 1 bài.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về giải toán có lời văn.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Phiếu kiểm tra bài cũ.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: xăng ti met.
Cho học sinh làm ở phiếu.
Bài 1: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: 
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại.
Bài 1: Cho học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Giáo viên tóm tắt:
Đã trồng 15 cây hoa.
Trồng thêm 4 cây
Có tất cả  cây hoa?
Muốn biết đã trồng được bao nhiêu bâu làm sao?
Bài 2:
Gọi học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Giáo viên ghi tóm tắt.
Muốn biết có bao nhiêu bạn làm sao?
Bài 3: Thực hiện tương tự.
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh khi đo đặt đầu đoạn thẳng trùng với số 0.
Củng cố:
Giáo viên ghi tóm tắt:
Có 3 quả bóng
Thêm 5 quả nữa
Có tất cả  quả bóng?
Dặn dò:
Về nhà làm các bài ở SGK.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
Học sinh làm bài ở phiếu.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc.
Trồng được 15 cây hoa, trồng thêm 4 cây hoa.
Hỏi đã trồng bao nhiêu cây hoa?
Học sinh nêu lời giải: Lớp em trồng được là
 tính cộng.
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp.
Học sinh đọc.
Có 12 nữ và 6 nam.
Có tất cả bao nhiêu bạn?
 tính cộng.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Đo độ dài đoạn thẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc