Giáo án Lớp 1 - Tuần 22

A- Mục tiêu:

- HS nhận diện vần ươ và vần uya, so sánh được chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống vần có âm u đứng đầu.

- HS đọc đúng, viết đúng: ươ, uya, huơ vòi, đêm khuya.

- HS đọc đúng các từ ứng dụng: thủa xưa, hươ tay, giấy pơ, huya, phéc, mơ, tuya.

- Những lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

B- Đồ dùng dạy - học:

- Tranh ảnh vè voi huơ vòi, đêm khuya.

- Tranh ảnh về cảnh thầy đồ thời xưa, cảnh bà con nông dân ra đồng, cảnh trầu về chuồng.

- Vật thật, giây pơ, tuya, phéc, mơ - tuya.

C- Các hoạt động dạy - học:

 

doc 30 trang Người đăng honganh Lượt xem 1246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-5m) (GV) ĐHTL
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
2- Ôn 5 động tác TD đã học.
- Ôn động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng.
+ Điểm số hàng dọc theo tổ
3. Trò chơi: "Nhảy đúng, nhảy nhanh"
- GV nêu tên trò chơi, chỉ vào hình vẽ giải thích và làm mẫu
2-3 lần
2-3 lần
- Lần 1,2: GV đọc cho HS tập
- Lần 3: Các tổ tập thi
- HS tập hợp và điểm số theo lớp, tổ.
- GV theo dõi, sửa sai.
- 1 số HS nhảy thử sau đó chơi chính thức.
 2 4
 x x x đ
 CB XP 1 3
 ĐHTC
III- Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh: Đi thường và hát
- Hệ thống bài học
- NX và giao bài về nhà.
 4-5 phút
1 vòng
- Thi theo hai hàng dọc
x x x x (GV)
x x x x ĐHXL
Bài 10:
Học vần:
Uôn - Uyên
A- Mục tiêu:
	- Nhận diện được các vần uôn và uyên so sánh được chúng với nhau và với các vần đã học cùng hệ thống.
- Đọc đúng: viết đúng uôn, uyên, mùa xuân, bóng chuyền
- Đọc đúng các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh, vật thật minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Trò chơi: Tìm chữ bị mất 
- Gọi HS đọc bài SGK
- 2HS lên bảng chơi 
- 3 HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm
II- Dạy - học bài mới: 
1- Giới thiệu bài (Trực tiếp)
2- Dạy vần:
Vần uân:
a- Nhận diện vần:
- GV ghi bảng vần uân và hỏi:
- Vần uân gồm mấy âm ghép lại ?
- đó là những âm nào ?
- Vần uân do 3 âm ghép lại đó là âm u, â, n
- Hãy phân tích vần uân ?
- Vần uân có âm u đứng trước â đứng giữa, n đứng cuối
- Hãy so sánh vần uân với uya ?
- Vậy vần uân đánh vần ntn ?
- Giống: đều bắt đầu = u
- Khác: âm kết thúc
- u - â - nờ - uân
- GV theo dõi, chỉnh sửa
b- Tiếng, từ khoá:
- Y/c HS tìm và gài vần uân sau đó gài tiếp tiếng xuân.
- Ghi bảng: Xuân
? Hãy phân tích tiếng xuân ?
- HS đánh vần, đọc trơn (cn, nhóm, lớp)
- HS sử dụng bộ đồ dùng TV
- HS đọc lại
- Tiếng xuân có âm x đứng trước, vần uân đứng sau.
- Hãy đánh vần tiếng xuân ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- xờ - uân - xuân.
- HS đánh vần, đọc trơn (CN, lớp)
- Cho HS xem tranh để gt từ khoá mùa xuân
- GV ghi bảng: mùa xuân (gt)
- GV chỉ theo TT và không theo TT
uân, xuân - mùa xuân cho HS đọc.
- HS đọc trơn Cn, nhóm, lớp
- HS đọc CN, ĐT
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con
c- Viết:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Vần uyên: (Quy trình tương tự như vần uân)
- Cấu tạo: Vần uyên gồm 3 âm ghép lại, u đứng đầu, yê đứng giữa, n đứng cuối.
- So sánh uyên với uân:
Giống: Đều có u đứng đầu và n đứng cuối.
Khác: uân có â đứng giữa uyên có yê đứng giữa.
- Đánh vần và đọc:
u-y-ê-n - uyên
chờ - uyên - chuyên - huyền - chuyền
bóng chuyền
- Viết: Lưu ý nét nối và khoảng cách giữa các con chữ.
- HS thực hiện theo HD của GV
d- Đọc từ ứng dụng:
- Bạn nào có thể đọc các từ ứng dụng ?
- GV giải nghĩa từ = tranh = vật thật
- Y/c HS tìm tiếng chứa vần vừa học.
- 1, 2 HS đọc
- 1 HS lên bảng kẻ chân tiếng có vần
- GV chỉ theo TT và không theo TT cho HS đọc
- Y/c HS tìm thêm tiếng, từ có vần vừa học (trừ các chữ có trong bài)
- Cho HS đọc lại bài 
- NX giờ học
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS tìm và nêu
- 1 vài HS đọc.
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
- Ôn tập bài học tiết 1:
- GV chỉ bảng theo TT và không theo TT cho HS đọc.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
- GV treo tranh và hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
GV: Chim én được coi là loài chim báo hiệu mùa xuân đã về. Đó chính là nội dung của đoạn thơ ứng dụng hôm nay.
- Cho HS đọc bài 
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu rồi đọc cả bài 
- Hãy tìm tiếng chứa vần vừa học ?
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- Tranh vẽ chim én
- 1 HS khác đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS tìm: Xuân
- Tiếng xuân có trong từ nào ?
GV: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, vào mùa xuân thời tiết rất ấm áp, cây cối, hoa cỏ đua nhau đâm chồi, nảy lộc, khoe sắc.
- Có trong từ: mùa xuân
- Cho HS đọc lại cả bài
- HS đọc ĐT (tổ - lớp)
- GV theo dõi và uốn nắn.
b- Luyện viết:
- GV HD HS viết vở các vần uân, uyên và các từ huân chương, bóng chuyền.
- HS luyện viết trong vở theo Y/c
+ Lưu ý HS viết liền nét, đặt dấu thanh đúng vị trí và khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ, giữa các từ
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS yếu.
c- Luyện nói theo chủ đề:
- Cho HS quan sát tranh và hỏi
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- Bạn nhỏ đang đọc truyện 
- Các em có thích đọc truyện không ?
- HS trả lời 
- Hãy kể tên một số truyện mà em biết ?
- HS lần lượt kể tên những câu chuyện mà mình biết.
- Hãy kể cho cả lớp nghe câu chuyện mà em thích nhất.
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS xung phong kể
- HS khác nghe và nhận xét
4- Củng cố - dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài 
+ Trò chơi: Nhìn tranh đoán từ 
- GV nhận xét chung giờ học:
ờ: - Ôn lại bài 
 - Xem trước bài 102.
- 1, 2 HS đọc trong SGK
- HS chơi thi giữa các tổ.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 86:
Toán:
Xăng ti mét - Đo độ dài
A- Mục tiêu: Giúp HS.
	- Có khái nhiệm ban đầu về độ dài, tên gọi, ký hiệu xăng ti mét.
	- Bước đầu vận dụng để đo đội dài đoạn thẳng với đơn vị xăng ti mét trong các trường hợp đơn giản.
B- Đồ dùng dạy - học:
GV: Thước, một số đoạn thẳng đã tính trước độ dài 
HS: Thước kẻ có vạch chia từ 0 - 20cm, sách HS, giấy nháp, bút chì
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- 1HS lên bảng ghi tóm tắt và trình bày bài giải của bài toán "An gấp được 5 chiếc thuyền, Minh gấp được 3 chiếc thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền".
- 1 HS lên bảng làm 
- Cả lớp làm ra giấy nháp.
- Gọi HS nhận xét về kq', cách làm, cách trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: (linh hoạt)
2- Giới thiệu đơn vị độ dài (em) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có từng vạch chia thành từng xăng ti mét.
- GV gt: Đây là thước thẳng có vạch chia thành từng em, thước này dùng để đo độ dài các đt.
- Xăng ti mét là đơn vị đo độ dài: Vạch chia đầu tiên của thước là vạch 0.
Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 em.
- GV cho HS dùng đầu bút chì di chuyển từ vạch 0 đến vạch 1 trên mép thước, khi bút đến vạch 1 thì nói "1 xăng ti mét".
- HS thực hiện theo Y/c
- GV lưu ý HS độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng là 1cm; từ vạch 2 đến vạch 3 cũng là 1cm,. Thước đo độ dài thường có thêm 1 đoạn nhỏ trước vạch 0, vì vậy nên đề phòng vị 
trí của vạch = với đầu của thước.
- Xăng ti mét viết tắt là: cm
- GV viết lên bảng, gọi HS đọc
- HS đọc Cn, lớp
+ GV giới thiệu thao tác đo độ dài ?
B1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng; mét thước trùng với đoạn thẳng
B2: Đọc số ghi ở vạch của thước = với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo (Xăng ti mét).
B3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng 
(Vào chỗ thích hợp) chẳng hạn viết 1 em vào ngay dưới đoạn thẳng AB.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS theo dõi và thực hành viết ký hiệu xăng ti mét
(em) vào bảng con (BT1)
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 
- Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo
- HS làm vào sách và nêu miệng kq'
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS khác theo dõi và NX.
Bài 3:
- Bài Y/c gì ?
- Đặt thước đúng ghi đ; đặt thước sai ghi s
- Khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước ntn ?
- Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng; mét thước trùng với đoạn thẳng.
- GV: Các em hãy quan sát thật kỹ cách đặt thước rồi mới làm bài.
- HS làm bài
- 1 HS đọc đáp số
- 1 HS nhận xét.
- GV KT đáp số của tất cả HS
- Vì vạch 0 của thước không trùng vào 1 đầu của đt
- HD HS tự giải thích = lời 
- Trường hợp 1 tại sao em viết là 3 ?
- Thế còn trường hợp 2 ?
- Vì đặt thước đúng: vạch 0 trùng với 1 đầu đt và mép thước trùng với đường thẳng.
- Trường hợp 3 vì sao lại viết là đ ?
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc Y/c
- Đo độ dài mỗi đt rồi viết các số đo đó.
- Y/c HS nhắc lại các bước đo độ dài đoạn thẳng.
- HS đo và viết số đo
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS nêu miệng số đo của các đoạn thẳng (6cm, 4 cm, 9cm, 10cm)
- HS khác nhận xét.
4- Củng cố - dặn dò:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 đt đã được tính sẵn độ dài, đánh dấu nhóm trên đường thẳng.
- Các nhóm đo độ dài đt của nhóm mình, sau đó các nhóm đổi chéo để đo đt của nhóm bạn
- Y/c đại diện của mỗi nhóm đọc số đo độ dài đt của nhóm mình. Nhóm kia nêu NX.
- GV nhận xét và tuyên dương HS các nhóm
ờ: - Ôn lại bài 
 - Làm BT (VBT)
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2006
Tiết 23: 
Thủ công:
Các sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo
A- Mục tiêu: 
1- Kiến thức: GT cách sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo
2- Kĩ năng: Biết cách sử dụng các loại dụng cụ trên.
3- Giáo dục: ý thức giữ gìn đồ dùng học tập
B- Chuẩn bị:
GV: - Bút chì, thước kẻ, kéo 
- 1 tờ giấy vở HS
HS: - Bút chì, thước kẻ, kéo
- 1 tờ giấy vở HS
C- Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Phương pháp
1- ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3- Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu các dụng cụ thủ công.
- Cho HS quan sát. bút chì, thước kẻ, kéo
b. GV hướng dẫn thực hành.
+ Hướng dẫn cách sử dụng bút chì 
- Mô tả: Bút chì gồm 2 bộ phận (thân và ruột)
để sử dụng người ta dùng dao và các gọt để gọt nhọn 1 đầu của bút .
+ Khi sử dụng: Cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ, giữa giữ thân bút cho thẳng , các ngón còn lại làm điểm tựa.
- Khoảng cách từ tay cầm và đầu nhọn của bút là (3cm)
- Khi sử dụng ta đưa đầu nhọn của bút di chuyển trên tờ giấy theo ý muốn .
+ Hướng dẫn sử dụng thước kẻ:
- Thước kẻ có những loại làm bằng gỗ và bằng nhựa
- Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút, muốn kẻ đường thẳng ta phải đặt bút trên giấy, đưa bút chì theo cách của thước, di chuyển từ trái sang phải 
+ Hướng dẫn cách sử dụng kéo:
- Mô tả: Kéo gồm 2 bộ phận lưỡi và cán. Lưỡi kéo sắc được làm = sắt, cán cầm có 2 vòng.
- Khi cắt: Tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón trái và gón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy đưa lưỡi kéo cắt vào đường muốn cắt, bấm từ từ theo đường muốn cắt.
+ Học sinh thực hành:
- Kẻ đường thẳng
- Cắt theo đường thẳng 
- GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn HS yếu
- Luyện tập thực hành
- Nhắc nhở HS giữ an toàn khi sử dụng kéo
4- Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho tiết học và kĩ năng kẻ, cắt của HS.
Chuẩn bị cho giờ sau: Bút chì, thước kẻ, giấy có kẻ ô
Bài 101:
Học vần:
Uât - Uyêt
A- Mục tiêu:
- HS nhận diện được các vần uât - uyêt, so sánh chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống.
- Đọc đúng và viết đúng các vần uât - uyêt, các từ sản xuất, duyệt binh.
- Đọc đúng các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp.
B- Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh ảnh, vật thật minh hoạ cho từ khoá, từ ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài, vần, từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng kết hợp phân tích cấu tạo vần
- GV nhận xét và cho điểm.
- 1 vài HS đọc bài
- 2 HS lên bảng viết: Sản xuất, duyệt binh
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Dạy vần:
vần uât:
a- Nhận diện vần.
- GV ghi bảng vần uât và hỏi :
- Vần uât gồm mấy âm ghép lại, đó là những âm nào ?
- Vần uât do 3 âm ghép lại đó là âm â, u, t.
- Hãy phân tích vần uât ?
- Hãy so sánh vần uât với uân ?
- Hãy đánh vần giúp cô ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Vần uât có u đứng trước, â đứng giữa và t đứng sau.
- Giống: âm đầu và giữa vần 
- Khác: âm cuối vần
- u - â - tờ - uât
- HS đánh vần, đọc trơn (CN, nhóm, lớp)
b- Tiếng và từ khoá:
- Y/c HS gài vần uât, tiếng xuất.
- GV ghi bảng: Xuất
- Hãy phân tích tiếng xuất ?
- Hãy đánh vần tiếng xuất ?
- HS thực hành = bộ đồ dùng
- HS đọc lại.
- Tiếng xuất có âm x đứng trước, vần uất đứng sau, dấu (/ ) trên â.
- xờ - uât - xuât - sắc - xuất
- HS đánh vần, đọc trơn (CN, nhóm, lớp)
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ GV đưa tranh minh hoạ để HS phát hiện từ sản xuất.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS đọc bài: Uât - xuất - sản xuất.
e- Viết:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Vần uyêt: (Quy trình tương tự như vần uât)
- Cấu tạo: Vần uyêt gồm 3 âm ghép lại là u, yê và t; u đứng đầu, yê đứng giữa và t đứng cuối
- Đánh vần và đọc:
- u - yê - tờ - uyêt
Dờ - uyêt - duyêt - nặng - duyệt
Duyệt binh
- Viết: Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ; chia khoảng cách và đặt dấu
- HS thực hiện theo HD của GV
d- Đọc từ ứng dụng:
- Bạn nào có thể đọc được các từ ứng dụng
- Y/c HS tìm tiếng có vần
- 1, 2 HS đọc
- 1 HS lên bảng kẻ chân tiếng có vần
- GV giải nghĩa từ (nhanh, đơn giản)
- Gọi HS đọc bài 
- GV nhận xét giờ học
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 Tiết 2:
Giáo viên
Học sinh
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1
- GV chỉ phần bài của T1 theo TT và không theo TT cho HS đọc.
- HS đọc Cn, nhóm, lớp
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng.
- GV treo tranh và hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
- Tranh vẽ các bạn nhỏ đi chơi trong đêm trăng
- GV đọc mẫu bài.
- 1 HS khá đọc
- Y/c HS tìm tiếng chứa vần mới học.
+ Nêu Y/c luyện đọc
- HS tìm: khuyết 
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc cả bài
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS đọc đt
b- Luyện viết:
- Khi ngồi viết em cần chú ý gì ?
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng đầu hơi cúi 
- Khi viết bài em cần chú ý gì ?
- Cầm bút đúng quy định, viết liền nét, chia đều khoảng cách.
- GV viết mẫu, HS và giao việc
- GV theo dõi và uốn nắn HS yếu
- HS tập viết từng dòng theo HD.
c- Luyện nói theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp.
- Hãy nêu chủ đề bài luyện nói ?
- Chủ đề bài luyện nói là: Đất nước ta tuyệt đẹp 
- Gợi ý cho HS nói theo chủ đề:
? Đất nước ta có tên gọi là gì ?
? Xem tranh & cho biết đó là cảnh ở đâu của đất nước ?
- Em biết những cảnh đẹp nào trên quê hương ta ?
- HS thảo luận nhóm 2 theo gợi ý của GV
- Hãy kể về một cảnh đẹp của quê hương mà em biết ?
- 1 vài HS trình bày
- gọi một vài HS trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
4- củng cố - dặn dò:
+ trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần mới học.
- Gọi HS đọc lại bài 
- GV nhận xét giờ học và giao bài về nhà.
- HS chơi thi giữa các tổ
- 1, 2 HS đọc trong SGK
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 87:
Toán:
Luyện tập
A- Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Rèn luyện KN giải và trình bày bài giảng của bài toán có lời văn 
- Thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị xăng ti mét.
B- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đo 3 đoạn thẳng rồi viết số đo.
- 3 HS lên bảng, mỗi em đo 1 đoạn thẳng.
- GV Y/c HS nêu cách đo
- GV nhận xét, cho điểm
- 1 vài em.
II - Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn ngọn tên bài.
2- Luyện tập:
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự giải các bài toán.
Bài 1: - Cho HS đọc đề toán và quan sát tranh vẽ.
- 1 vài em đọc, cả lớp quan sát và đọc thầm
- Y/c HS đọc T2, sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc lại tóm tắt.
- HS thực hiện.
- GV ghi T2 của bài toán lên bảng theo câu trả lời của HS.
- Y/c HS nêu câu lời giải ?
+ Trong vườn có tất cả là:
+ Số cây chuối trong vườn có tất cả là.
- HD HS viết phép tính
- Muốn biết số cây chuối trong vườn có tất cả là bao nhiêu ta làm phép tính gì ?
- Phép cộng
- Ai nêu được phép cộng đó ?
- 12 + 3= 15 (cây) 
- HS tự viết phép tính
- HS viết đáp số 
- Y/c 1 HS lên trình bày bài giảng ?
Bài giải
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
12 + 3 = 15 (cây)
Đáp số: 15 cây chuối
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Một vài em
- GV nhận xét, cho điểm
- Y/c HS nhắc lại cách trình bày.
- 1 vài em nhắc lại 
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1 để có bài giải
Bài giải
Số bức tranh trên tường có tất cả :
14 + 2 = 16 (tranh)
Đ/s: 16 bức tranh.
Bài 3: Tiến hành tương tự B1 và B2
Bài giải
Số hình vuông và hình tròn có là:
5 + 4 = 9 (hình)
Đ/s: 9 hình
3- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi giải toán theo tóm tắt. 
- HS cử đại diện chơi thi
- GV nhận xét chung giờ học
ờ: - Luyện lại cách giải toán
 - Chuẩn bị trước bài tiết 88
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 22: 
Tự nhiên xã hội:
Cây rau
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Nêu được tên một số cây rau và nơi sống của chúng 
2- Kỹ năng: Biết quan sát, phân biệt, nói tên được các bộ phận chính của cây rau
	- Biết ích lợi của rau.
3- Thái độ: Có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn.
B- Chuẩn bị:
- GV và HS mang các cây rau sưu tầm đến lớp 
- Hình cây rau cải thật
- Chuẩn bị trò chơi "Tôi là rau gì "
C- Các hoạt động dạy -học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài: (không KT)
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: Hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu về một loại thực phẩm mà không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Đó là cây rau. (Ghi bảng tên bài)
- HS chú ý nghe
2- Hoạt động 1: Quan sát cây rau
+ Mục đích: HS biết các bộ phận của cây rau. Phân biệt được các loại rau khác nhau.
+ Cách làm:
Bước 1: Giao việc và thực hiện 
- HD HS quan sát cay rau mà mình mang tới lớp.
+ Y/c chỉ vào bộ phận lá, thân, rễ của cây rau 
? Bộ phận nào ăn được ?
- HS thảo luận nhóm 4 và cử đại diện lên trình bày kq'
GVKL: Có nhiều loại rau khác nhau: kể tên những loại rau mà em mang đến lớp.
+ Các cây rau đều có: Rễ, thân, lá 
+ Các loại rau ăn lá: Bắp cải, xà lách, bí
+ Các loại rau ăn lá và thân: rau muống, rau cải
+ Các loại rau ăn rễ như: xu hào.
+ Hoa (súp lơ); quả (cà chua, su su)
- HS chú ý nghe
3- Hoạt động 2: Làm việc với SGK
+ Mục đích:
- HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong sách.
- Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
+ Các làm:
- GV chia nhóm 4 HS
- HS quan sát, đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- HS thảo luận nhóm theo Y/c của GV
- GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm yếu.
- Gọi một số nhóm. Một nhóm đọc câu hỏi, một nhóm trả lời 
- HS thảo luận theo nhóm
- Khi ăn rau ta cần chú ý gì ?
- Vì sao chúng ta phải thường xuyên ăn rau ?
- Rửa sạch rau, ngâm nước muối
- HS trả lời theo ý hiểu.
GV: Ăn rau có lợi cho sức khoẻ giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng.
- rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng có thể có nhiều chất bẩn, chất độc vì vậy chúng ta phải tăng cường trồng rau sạch, lựa chọn rau sạch và rửa sạch ra trước khi ăn
- HS chú ý nghe
4- Hoạt động 3: Trò chơi "Tôi là rau gì"
+ Mục đích: HS được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học.
+ Cách làm: 
- Gọi HS lên tự giới thiệu các đặc điểm của mình.
- VD: Tôi màu xanh, trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá và thân.
- Gọi HS khác lên đoán.
- GV theo dõi nếu HS đoán sai thì đổi HS khác
- HS đoán
VD: Bạn là rau cải.
- HS thực hiện 7 - 10 em
5- Củng cố - dặn dò:
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì ?
- NX chung giờ học
ờ: Nên ăn rau thường xuyên, phải rửa sạch rau trước khi ăn 
- Một vài HS nêu lại
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2006
Tiết 22: 
Mỹ thuật:
Vẽ vật nuôi trong nhà
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc, 1 vài con vật nuôi trong nhà.
2- Kỹ năng: Biết cách vẽ con vật quen thuộc.
- Vẽ được hình và tô màu 1 con vật theo ý thích
3- Giáo dục: Yêu thích cái đẹp.
B- Đồ dùng dạy - học:
+ GV: 1 số tranh ảnh về con gà, con mèo, con thỏ
- Một vài tranh vẽ các con vật.
- Hình HD cách vẽ.
+ HS: Vở tập vẽ 1.
- Bút chì, chì màu, sáp màu.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS cho tiết học
- GV nhận xét sau KT
- HS lấy đồ dùng để lên mặt bàn cho GVKT.
II- Dạy -học bài mới:
1- Giới thiệu các con vật:
- Cho HS xem tranh một số con vật.
- HS quan sát và nói tên (tên các con vật và các bộ phận của chúng)
- Trâu, lợn, chó.
- Hãy kể một số vật nuôi khác ?
2- Hướng dẫn học sinh cách vẽ con vật.
- GV giới thiệu cách vẽ và vẽ mẫu lên bảng.
B1: Vẽ các hình chính: đầu, mình trước 
B2: Vẽ các chi tiết sau
B3: Vẽ mầu theo ý thích
- Cho HS xem một số bài vẽ các con vật để tham khảo.
- HS chú ý theo dõi
- HS quan sát và tham khảo.
3- Thực hành:
+ Giao việc: Vẽ con vật mình yêu thích vào khung hình trong vở tập vẽ.
+ Gợi ý:
- Vẽ một hoặc 2 con vật theo ý thích
- Vẽ con vật có dáng khác nhau
- Có thể vẽ thêm một vài hình ảnh cho bài vẽ sinh động.
- Vẽ màu theo ý thích
- Vẽ vừa phải với khổ giấy
- GV theo dõi, uốn nắn thêm HS yếu.
- HS làm bài theo Y/c của giáo viên
4- Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS nhận xét một số bài vẽ
- Y/c HS tìm ra bài vẽ mà mình thích và nói rõ tại sao thích ?
- Nhận xét chung giờ học:
ờ: Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
- HS quan sát và NX về hình vẽ, mầu sắc 
- HS thực hiện.
Bài 102: 
Học vần:
Uynh - Uych
A- Mục tiêu: 
- HS nhận diện được các vần uynh, uych so sánh được chúng với nhau và với các vần khác trong cùng hệ thống vần có âm u đứng đầu vần.
- HS đọc và viết đúng: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch
- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ cho từ khoá, từ ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm 
uât hay uyêt 
l . Pháp trăng kh..
qu.. ngã sản x..
- Gọi HS đọc lại bài 
- GV nhận xét và cho điểm
- HS lên bảng điền vần 
- 1 vài em lần lượt đọc trong SGK
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy vần:
uynh:
a- Nhận diện vần:
- GV ghi bảng vần uynh và hỏi:
- Vần uynh do mấy âm tạo nên ? Đó là những âm nào ?
- Vần uynh do 3 âm tạo nên đó là âm u, y và nh 
- Hãy phân tích vần uynh ?
- Vần uynh có u đứng trước, y đứng giữa, nh đứng sau
- Hãy so sánh uynh với uy ?
- Giống: Đều có uy 
- Khác: uynh có thêm nh ở cuối 
- u - y - nhờ - uynh 
- Vần uynh đánh vần ntn ?
- HS đánh vần, đọc trơn Cn, nhóm, lớp.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
b- Tiếng, từ khoá:
- Y/c HS tìm và ghép vần uynh và tiếng huynh 
- HS sử dụng bộ đồ dùng để ghép
- GV ghi bảng: huynh
- Hãy phân tích tiếng huynh ?
- HS đọc lại 
- Tiếng huynh có âm h đứng trước, vần uynh đứng sau
- Hãy đánh vần tiếng huynh ?
- Hờ - uynh - huynh 
- HS đánh vần, đọc trơn (CN, lớp)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc