Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Phạm Thị Hiền Trang - Trường tiểu học Hải Thái số 1

 I. Mục tiêu:

- Biết làm các phép tính trừ ; biết trừ nhẩm dạng 17 – 7 ; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.

- Làm được bài tập: Bài 1 (cột 1, 3, 4), bài 2( cột 1, 3), bài 3.

- Rèn kĩ năng tính toán nhanh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bó chục que tính và các que tính rời.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2HS làm bảng lớp: 17 – 5 = 16 + 3 =

- Lớp làm nháp - GV nhận xét ghi điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 7:

- GV cùng HS lấy 17 que tính (lấy bó 1 chục và 7 que rời), rồi tách thành 2 phần: phần bên trái có 1 bó chục que tính, phần bên phải có 7 que tính rời sau đó cất 7 que tính rời và hỏi:

+ Còn lại bao nhiêu que tính ? (còn lại 1 bó chục que tính là 10 que tính)

- GV nêu và ghi lên bảng phép trừ: 17 – 7 = .

3. Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính:

- GV hướng dẫn viết phép tính từ trên xuống dưới: + Đầu tiên viết số 17 rồi viết số 7 cho thẳng với số 7 - Viết dấu trừ bên trái ở giữa hai số - Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó.

- GV hướng dẫn tính từ phải sang trái:

- 17

 3 - 7 trừ 7 bằng 0, viết 0

- Hạ 1, viết 1

 14

- HS làm phép tính 19 - 9 vào bảng con.

– GV nhận xét chung.

 

doc 9 trang Người đăng honganh Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Phạm Thị Hiền Trang - Trường tiểu học Hải Thái số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 21:
 Ngày dạy: /01/2012 
Thø 2: 
Tiết 1:
Toán:
PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 7
 I. Mục tiêu:
- Biết làm các phép tính trừ ; biết trừ nhẩm dạng 17 – 7 ; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Làm được bài tập: Bài 1 (cột 1, 3, 4), bài 2( cột 1, 3), bài 3.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bó chục que tính và các que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS làm bảng lớp: 17 – 5 = 16 + 3 = 
- Lớp làm nháp - GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 7:
- GV cùng HS lấy 17 que tính (lấy bó 1 chục và 7 que rời), rồi tách thành 2 phần: phần bên trái có 1 bó chục que tính, phần bên phải có 7 que tính rời sau đó cất 7 que tính rời và hỏi: 
+ Còn lại bao nhiêu que tính ? (còn lại 1 bó chục que tính là 10 que tính)
- GV nêu và ghi lên bảng phép trừ: 17 – 7 = .
3. Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính:
- GV hướng dẫn viết phép tính từ trên xuống dưới: + Đầu tiên viết số 17 rồi viết số 7 cho thẳng với số 7 - Viết dấu trừ bên trái ở giữa hai số - Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó.
- GV hướng dẫn tính từ phải sang trái:
-
17
 3
- 7 trừ 7 bằng 0, viết 0
- Hạ 1, viết 1
14
- HS làm phép tính 19 - 9 vào bảng con.
– GV nhận xét chung.
4. Luyện tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV ghi lên bảng lần lượt các phép tính 
– HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét chữa bài lên bảng.
-
11
 -
16
 -
13
 -
18
 -
19
 -
14
1
6
3
8
9
4
10
10
10
10
10
10
Bài 2: Tính nhẩm.
- HS nêu yêu cầu.
- GV ghi các phép tính lên bảng cho HS tính nhẩm và nêu kết quả.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài lên bảng.
15 – 5 = 10
16 – 3 = 13
12 – 2 = 10
14 – 4 = 10
13 – 2 = 11
19 – 9 = 10
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS đọc tóm tắt bài toán sau đó ghi phép tính thích hợp.
- HS làm bài theo nhóm đôi vào vở – lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét.
15
-
5
=
10
5. Củng cố:
- GV nêu các phép tính: 17 – 7 = 15 – 5 = 18 – 8 = 11 – 1 = 
- HS nêu nhanh kết quả.
- GV nhận xét tuyên dương.
6. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?---------------
Tiết 2:
Toán(ôn):
LUYỆN TẬP PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7
 I. Mục tiêu:
- Biết làm các phép tính trừ ; biết trừ nhẩm dạng 17 – 7 ; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Làm được bài tập trong vở BT trang 12.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng đặt tính rồi tính: 17 – 7 = 19 – 9 = 
- Lớp làm bảng con.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở BT – nêu kết quả.
- GV nhận xét chữa bài lên bảng.
-
17
 -
15
 -
11
 -
13
 -
12
 -
19
7
5
1
3
2
9
10
10
10
10
10
10
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV nhắc HS dựa vào mẫu để làm bài.
- HS làm bài theo nhóm 2 vào vở BT – Nêu kết quả .
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu: Đếm số hình tam giác màu đen ghi vào ô trống bên phải, số hình tam giác màu trắng ghi vào ô trống bên trái, nhẩm có tất cả mấy hình so sánh với số ghi trong ô trống ở giữa.
- HS làm bài vào vở BT – Nêu kết quả .
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS đọc tóm tắt bài toán sau đó ghi phép tính thích hợp.
- HS làm bài theo nhóm đôi vào vở – lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét.
15
-
5
=
10
3. Củng cố: Trò chơi: Thi tiếp sức
- GV ghi các phép tính lên bảng, nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- HS các nhóm nối tiếp nhau điền kết quả các phép tính trên bảng nhóm nào xong trước và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
4. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
Thứ 3, ngày 31/01/2012 Đ/C Hương dạy thay 
Ngày dạy: /01/2012
Thø 4: 
Tiết 1:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu:
- Biết tìm số liền trước, số liền sau. Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20. 
- Làm được bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 ( cột 1, 3), bài 5 (cột 1, 3).
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vòng quay kì diệu, phiếu ghi BT1
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng đặt tính rồi tính: 15 + 4 18 – 6 
- Lớp làm bảng con.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV cho HS làm bài theo nhóm 4 vào phiếu – Dán kết quả lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 2, 3: Trả lời các câu hỏi.
- HS nêu yêu cầu.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi – HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 4: Đặt tính rồi tính
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở - Lên bảng chữa bài
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
+
12
 -
15
 +
11
 -
18
3
3
7
7
15
12
18
11
* HS khá giỏi làm các bài còn lại vào nháp.
Bài 5: Tính
- HS nêu yêu cầu bài.
- 3HS làm bài trên bảng lớp – Lớp làm bài vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
* HS khá giỏi làm các bài còn lại vào nháp.
11 + 2 + 3 = 16
17 – 5 – 1 = 11
12 + 3 + 4 = 19
17 – 1 – 5 = 11
3. Củng cố:
- GV ghi các phép tính: 18 + 0 = 15 – 4 = 12 + 7 = 11 – 1 = ..
- HS quay trúng phép tính nào nêu nhanh kết quả phép tính đó.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?---------------
Tiết 2:
Toán(ôn):
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
- Biết tìm số liền trước, số liền sau. Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20. 
- Làm được bài tập trong vở BT trang 14.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng đặt tính rồi tính: 12 + 4 19 – 9 
- Lớp làm bảng con.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến lớn vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làn bài vào vở BT – đọc dãy số vừa điền.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 2, 3: Viết (theo mẫu).
- HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào vở BT – HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 4: Tính
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở BT - Lên bảng chữa bài
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
10 + 5 = 15
12 + 4 = 16
12 + 3 + 4 = 19
15 – 5 = 10
16 – 4 = 12
19 – 3 – 4 = 12
Bài 5: Nối (theo mẫu)
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV nhắc HS tính nhẩm kết quả từng phép tính sau đó nối với số thích hợp.
- HS làm bài vào vở BT – nêu kết quả.
- GV nhận xét chữa bài.
3. Củng cố: Trò chơi: Thi tiếp sức
- GV ghi các phép tính lên bảng, nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- HS các nhóm nối tiếp nhau điền kết quả các phép tính trên bảng nhóm nào xong trước và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
4. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?--------------- 
Ngày dạy: /01/2012
Thø 5: 
Tiết 1: 
Toán:
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
 I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm).
Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- Làm được bài tập trong bài học.
- Rèn kĩ năng tính và trình bày bài toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS làm bảng lớp: 19 – 5 = 16 + 3 = 
- Lớp làm nháp - GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu bài toán có lời văn.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK rồi nêu và viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS đọc lại bài toán nhiều lần.
- GV hỏi và gợi ý: Bài toán cho biết gì? (có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa).
 + Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn? (ta phải tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn)
- HS nêu: Tất cả có 4 bạn.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK rồi nêu và viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS đọc lại bài toán nhiều lần.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? (có 5 con thỏ, có thêm 4 con thỏ chạy tới nữa).
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?) (ta phải tìm xem có tất cả bao nhiêu con thỏ)
- HS nêu: Tất cả có 9 con thỏ.
Bài 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK và đọc bài toán.
+ Bài toán còn thiếu gì? (Bài toán còn thiếu câu hỏi)
- HS tự nêu câu hỏi của bài toán đọc lại toàn bộ bài toán.
- GV nhắc HS trong các câu hỏi đều phải có từ “Hỏi” ở đầu câu, viết dấu ? ở cuối câu.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? (có 1 gà mẹ và 7 gà con).
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?) (Tất cả có 8 con gà).
Bài 4: Nhìn tranh vẽ , viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK rồi viết tiếp vào chỗ chấm.
- HS đọc lại toàn bộ bài toán.
- GV nhận xét kết luận.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? (có 4 con chim đậu trên cành và thêm 2 con chim bay đến).
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?) (Tất cả có 6 con chim).
3. Củng cố:
- GV đính lên bảng 3 quả cam, sau đó đính thêm 6 quả cam và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”.
- HS quan sát và nêu bài toán.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?---------------
Tiết 2:
Toán(ôn):
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
 I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm).
Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- Làm được bài tập trong vở BT trang 15.
- Rèn kĩ năng tính và trình bày bài toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức:
- Lớp hát.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi đọc bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK rồi nêu và viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS đọc lại bài toán nhiều lần.
Bài 2: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK và đọc bài toán.
+ Bài toán còn thiếu gì? (Bài toán còn thiếu câu hỏi)
- HS tự viết câu hỏi của bài toán vào vở BT và đọc lại toàn bộ bài toán.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? (Lý có 4 quả bóng, Mỹ có 3 quả bóng).
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu quả bóng?) (Tất cả có 7 quả bóng).
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK rồi viết tiếp vào chỗ chấm.
- HS đọc lại toàn bộ bài toán.
- GV nhận xét kết luận.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? (một tổ có 5 bạn gái và 4 bạn trai).
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?) (Tất cả có 9 bạn).
3. Củng cố:
- GV đính lên bảng 4 hình tam giác, sau đó đính thêm 5 hình tam giác và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”.
- HS quan sát và nêu bài toán.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN LOP 1 T21 HT1.doc