Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 đến Tuần 25 - Nguyễn Thị Nhàn

I- Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Nhận biết được vần ôp ơp trong các tiếng bất kỳ.

- Đọc, viết được vần, tiếng có ôp ơp. Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em.

II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ, SGK, tranh minh hoạ: hộp sữa, lớp học.

- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 118 trang Người đăng honganh Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 đến Tuần 25 - Nguyễn Thị Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, doanh trại, thu hoạch.
- HS viết trong vở tập viết .
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần oanh oach trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc, viết vần tiếng có oanh oach
-----------------------------------------------------------
Toán
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh : 
 - Bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
 - Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị đo xăng ti mét.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, bảng phụ, thước chia cm.
 HS : Bảng con, bộ cài toán lớp 1, thước chia cm.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
Giải bài toán theo tóm tắt sau : Có : 5 quyển vở.
 Và: 5 quyển sách .
 Có tất cả : ..quyển ?
- 1 em nêu tóm tắt và 1 em trình bày bài giải. - Lớp nhận xét - bổ sung . 
2/ bài mới 
HĐ1: Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước ( AB = 4 cm)
 - Đặt thước có một điểm trùng với vạch 0, điểm kia trùng với vạch 4.
 - Nối vạch 0 với vạch 4 thẳng theo mép thước .
 - Viết A lên điểm đầu và B lên điểm cuối. Ta đợc đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm
 - HS nhắc lại cách vẽ .
 HĐ2: Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 : Vẽ đoạn thẳng : 3 cm, 9 cm, 5 cm, 1 cm.
 - HS làm bài vào vở - 4 em lên bảng làm - Lớp bổ sung.
 Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 - HS đọc tóm tắt và quan sát sơ đồ:
 Tóm tắt: Bài giải:
Đoạn thẳng AB: 5 cm Cả 2 đoạn thẳng dài là:
Đoạn thẳng BC : 4 cm 5 + 4 = 9 ( cm)
Cả 2 đoạn thẳng : ...cm? Đáp số : 9 cm.
 - HS làm bài - 1 em chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AO = 3 cm, OB = 5 cm để có AB = 8 cm.
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò: -Về nhà: Làm các bài tập SGK
-----------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Toán
ôn tập về giảI toán 
I -Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Tiếp tục củng cố, rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1: Vườn nhà bà bạn Nga có 11 cây hoa, Nga trồng thêm 4 cây hoa nữa. Hỏi vườn nhà bạn Nga có tất cả bao nhiêu cây hoa?
GV ghi tóm tắt lên bảng.
 Tóm tắt: Bài giải:
 Đã trồng: 11 cây hoa. Số cây hoa có tất cả là:
 Trồng thêm: 4 cây hoa. 11 + 4 = 15 ( cây)
 Có tất cả: ..cây hoa? Đáp số : 15 cây hoa.
- HS làm bài - 1 em chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
Bài 2 : Giải bài toán dựa vào tóm tắt sau:
 - Tóm tắt: Bài giải:
 Nữ :12 bạn . Số bạn nam và nữ có tất cả là:
 Nam : 7 bạn 12 + 7 = 19(bạn )
 Có tất cả: ..bạn ? Đáp số : 19 bạn .
III- Củng cố- Dặn dò: Gv chốt lại nội dung kiến thức cần nhớ.
------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt 
 oanh - oach
I Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Nhận biết được vần oanh oach trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng, từ có oanh oach.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 26, 27 ( cá nhân - đồng thanh
HĐ2: Luyện viết vào vở: oanh oach, doanh trại, thu hoạch.
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần oanh oach (Hình thức thi đua)
III- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần oanh oach trong sách báo, văn bản .
IV- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc, viết vần tiếng có oanh oach
------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
oat- oăt
I- Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Nhận biết được vần oat oăt trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có oat oăt.
 - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần oat oăt .
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Phim hoạt hình .
II- Chuẩn bị: 
- GV: SGK, tranh minh hoạ: hoạt hình, loắt choắt .
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : khoanh tay, kế hoạch. 
 1 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài oanh oach -Trang 26 ( 2 em đọc ).
2/ bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần oat oăt :
* GV viết vần oat lên bảng, gthiệu và phát âm mẫu - học sinh đọc nối tiếp
 + Vần oat gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm : o- a - t)
- HS ghép vần oat
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có tiếng hoạt ta thêm âm gì ? ( h)
- HS ghép hoạt :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ GV đưa tranh : hoạt hình - HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS tìm tiếng có vần oat 
* Dạy vần oăt - choắt - loắt choắt (Thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần oat oăt.
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng từ, câu ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ : lưu loát, đoạt giải.
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần oat oăt trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 28, 29 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Phim hoạt hình.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 29 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : oat oăt, hoạt hình, loắt choắt.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: oat oăt, hoạt hình , loắt choắt.
- HS viết trong vở tập viết .
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần oat oăt trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc, viết vần tiếng có oat oăt.
-------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Củng cố, rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
 - Thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 20.
 - Đọc, viết, đếm các số đến 20.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
- Vẽ đoạn thẳng AB = 7 cm BC = 10 cm
 2 em lên bảng làm và nêu cách làm .
2/ bài mới 
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống: HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
 HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 3: Nêu tóm tắt và bài giải.
HS đọc bài toán – HD HS nêu tóm tắt 
Tóm tắt: Bài giải:
 Có : 15 quả bóng đỏ Số quả bóng có tất cả là:
 Có : 3 quả bóng xanh. 15 + 3 = 18 ( quả )
 Có tất cả: ...quả bóng ? Đáp số : 18 quả bóng.
Bài 4 : Điền số thích hợp vào ô trống ( Theo mẫu)
- HS nhẩm kết quả và điền số : 14, 15, 16, 17, 18. HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 5:Vẽ đoạn thẳng dài 6 cm: HS dùng thước để vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để kiểm tra
 III- Củng cố – dặn dò : - GV chốt lại nội dung bài
 - Về nhà: Làm các bài tập SGK.
 -----------------------------------------
đạo đức
Đi bộ đúng quy định 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Hiểu được đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông( đèn xanh) theo vạch sơn quy định, ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía tay phải.
- Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác, không gây cản trở việc đi lại của mọi người.
- Có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 
- Thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày. 
* GD KNS: KN an toàn khi đi bộ ; KN phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định. 
II- Chuẩn bị :
 GV: SGV, vở bài tập đạo đức, đèn tín hiệu.
 HS : Vở bài tập đạo đức, giấy, bút vẽ..
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
Hằng ngày em cư xử với bạn như thế nào?
2/ bài mới 
HĐ1: Phân tích tranh bài tập 1:
+ HĐ nhóm 2 em : 
Tranh 1 : Hai người đi bộ đang đi ở phần đường nào ? Khi đó đèn tín hiệu giao thông có màu gì ?
Vậy ở thành phố, thị xã ..Khi đi bộ qua đường thì theo quy định gì?
Tranh 2: Đường đi nông thôn ở tranh 2 có gì khác so với đừơng đi thành phố?
Các bạn đi theo phần đường nào?
+ HĐ cả lớp: Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung - nhận xét.
HĐ2 : Thảo luận bài tập 2:
+ HĐ nhóm 2 em : Những ai đi bộ đúng quy định, bạn nào đi sai? Vì sao? Như thế có an toàn không?
+ HĐ cả lớp: Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung - nhận xét.
* Kết luận : 
HĐ3: HS liên hệ :
- Hằng ngày em thường đi bộ theo đường nào ? Đi đâu? Đường giao thông đó như thế nào ? Có đèn tín hiệu giao thông không ? Có vạch sơn giành cho người đi bộ không? Có vỉa hè không?
- Em đã thực hiện việc đi bộ như thế nào?
 *Kết luận : - Khen ngợi những em biết đi bộ đúng quy định, nhắc nhở các em về việc đi lại hằng ngày, lưu ý những đoạn đường nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông.
IV - Củng cố- Dặn dò: Thực hiện tốt những điều đã học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
Ôn tập
I- Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Nhận biết được các vần có âm o đầu vần trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được các vần, tiếng có âm o đầu vần .
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Hiểu và kể được nội dung câu chuyện: Chú gà trống khôn ngoan - dựa theo tranh minh hoạ .
II- Chuẩn bị: 
- GV: SGK, bảng ôn, tranh minh hoạ chuyện: Chú gà trống khôn ngoan.
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Viết các chữ : lưu loát, nhọn hoắt.
 1HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài oat oăt trang 28 ( 2 em đọc )
2/ bài mới 
HĐ1 : Ôn tập
- GV đưa tranh : cái loa - HS nêu tiếng : loa - oa- GV ghi bảng .Đánh vần - đọc trơn: o- a- oa
- GV đưa tranh : phiếu bé ngoan.HS nêu tiếng : ngoan- oan- GV ghi bảng . Đánh vần - đọc trơn: o- a- n- oan. 
- HS nêu các vần đã học - GV ghi lên bảng: oa, oe, oai, oan, oăn, oay, oat, oăt, oach, oanh, oăng, oang.
- Đọc cá nhân - đồng thanh. 
- GV treo bảng ôn : - HS đọc các âm trong bảng ôn .
- GV đọc âm - HS lên chỉ các âm.
- HS chỉ và đọc âm trong bảng ôn .
HĐ2: Ghép các âm thành vần :
- Ghép âm o cột dọc với âm cột ngang - Đọc cá nhân - đồng thanh 
- Đồng thanh cả bài.
HĐ3: Đọc từ, câu ứng dụng :
HS nêu từ - Giảng từ : khai hoang .
- Đọc nối tiếp - nhóm - đồng thanh các từ. 
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc 
- Đọc SGK Trang 30, 31( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Kể chuyện: Chú gà trống khôn ngoan.
- GV kể toàn bộ câu chuyện - lần 2 kể theo tranh minh hoạ.
- HS tập kể từng đoạn theo tranh ( các nhóm thảo luận - tập kể). 
- Cá nhân tập kể toàn bộ câu chuyện .
* ý nghĩa câu chuyện: Chú gà trống rất mưu trí và khôn ngoan .
HĐ3: Viết bảng con: ngoan ngoãn, khai hoang.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: ngoan ngoãn, khai hoang .
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm o đầu vần ( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm o đầu vần đã học trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc, viết các tiếng có âm o đầu vần.
---------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Củng cố, rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn có nội dung hình học.
 - Củng cố kỹ năng cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
 - Kỹ năng so sánh các số trong phạm vi 20.
 - Kỹ năng vẽ đoạn thẳng có số đo cho trước.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Tính: 13 + 4 + 2 = 18 - 7 + 3 =
 2 em lên bảng làm và nêu cách làm - Lớp làm vào bảng con.
2/ bài mới 
Bài 1: Tính : HS thực hiện phép tính từ trái sang phải: 12 + 3 - 2 = 13
 - HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
 - HS nêu lại cách làm. 
Bài 2: Khoanh vào số bé nhất: 10
 Khoanh vào số lớn nhất :17.
 - HS làm bài sau đó nêu miệng kết quả 
Bài 3: Đo độ dài đoạn thẳng:
 - HS dùng thước để đo và ghi số đo AC = 7 cm ; cạnh AC = 5 cm
- HS làm bài – 2 em chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
Bài 4 : - HS nêu cách làm bài giải : 
 - HS làm bài - 1 em chữa bài 
 - Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò: Về nhà: Làm các bài tập SGK.
-------------------------------------------------
Buổi chiều	
ôn Toán
vẽ đoạn thẳng và giảI toán 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Tiếp tục củng cố, rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Củng cố kỹ năng cộng, trừ nhẩm, so sánh số trong phạm vi 20.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài1-Tính: 13 + 4 + 2 = 18 - 7 + 3 =
 16 + 1+ 4 = 18 - 5 + 3 =
Bài 2: Khoanh vào số bé nhất: 10, 16, 12, 19, 20
Khoanh vào số lớn nhất : 17, 18, 15, 20 , 11
HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài 3: Vẽ các đoạn thẳng theo các số đo sau:
 AB = 7 cm ; AC = 5 cm
- HS làm bài sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra.
Bài 4 : HS giải bài toán theo tóm tắt sau : 
 Tóm tắt 
Có : 13 con gà 
Thêm : 5 con gà 
Có tất cả :.con gà ? 
III- Củng cố- Dặn dò:
--------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt 
 các vần có âm đầu o
I- Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Nhận biết được các vần có âm o đầu vần trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được các vần, tiếng có âm o đầu vần .
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: Luyện đọc 
- Đọc SGK Trang 30, 31( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện viết vào vở: ngoan ngoãn, khai hoang .
- GV viết mẫu - HS tập viết vào bảng con sau đó viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm o đầu vần ( Hình thức thi đua)
III- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm o đầu vần đã học trong sách báo, văn bản .
IV- Dặn dò: Về nhà luyện đọc, viết các tiếng có âm o đầu vần.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
 uê - uy
I- Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Nhận biết được vần uê uy trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có uê uy.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, máy bay.
II- Chuẩn bị: 
- GV: SGK, tranh minh hoạ:bông huệ,huy hiệu.
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : khoa học, khai hoang.
1 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập -Trang 30 (2 em đọc ).
2/ bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần uê uy:
* GV viết lên bảng vần uê học sinh đọc nối tiếp
+ Vần uê gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm :u- ê )
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có tiếng huệ ta thêm âm gì ? ( h)
- HS ghép tiếng huê :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ GV đưa tranh : bông huệ -HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS tìm tiếng có vần uê 
*Dạy vần uy - huy - huy hiệu (Thực hiện tương tự các bước trên )
So sánh 2 vần uê uy- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ : tàu thuỷ, cây vạn tuế .
- HS đọc nối tiếp các từ : Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần uê uy trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 32, 33 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: : Tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, máy bay.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 33 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : uê uy, bông huệ, huy hiệu .
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: uê uy, bông huệ, huy hiệu .
- HS viết trong vở tập viết .
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
 - Tìm tiếng có vần uê uy trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc, viết vần tiếng có uê uy.
-----------------------------------------
Toán
Các số tròn chục
I- Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Bước đầu nhận biết về số lượng, đọc, viết các số tròn chục (Từ 10 đến 90).
 - Biết so sánh các số tròn chục.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
 HS : Bảng con, bộ cài toán lớp 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Tính: 15 + 3 = 18 - 7 = 
 2 em lên bảng làm và nêu cách làm - Lớp làm vào bảng con.
2/ bài mới 
HĐ1: Giới thiệu các số tròn chục ( 10 đến 90 )
 - Gv giơ bó một chục que tính và hỏi : có mấy chục que tính? ( 1 chục) - GV viết 1 vào cột chục .
 - 1 chục còn gọi là bao nhiêu? ( mười) - GV viết (10) vào cột viết số .
- Hai bó có mấy chục que tính? ( 2 chục) - GV viết 2 vào cột chục.
 - 2 chục còn gọi là bao nhiêu? (hai mươI ) GV viết (20 ) vào cột viết số.
- Ba bó có mấy chục que tính? ( 3 chục ) - GV viết 3 vào cột chục.
 - 3 chục còn gọi là bao nhiêu? ( ba mươi ) GV viết (30 ) vào cột viết số.
 - HS nhắc lại- GV viết và nêu cách viết số 30( viết 3 và viết 0 vào bên phải của 3)
 - Thực hiện tương tự với các số 40, 50, 60, 70, 80, 90.
 - HS đếm, đọc các số tròn chục.
 * Kết luận : Các số tròn chục có 2 chữ số, chữ số 0 dứng sau.
 HĐ2: Thực hành - Luyện tập : 
Bài 1: Viết ( Theo mẫu): Năm mơi : 50
 - HS làm bài - 2 em chữa bài 
Bài 2: Số tròn chục. HS viết số theo thứ tự đếm, đọc.
Bài 3: Điền dấu =:
 - HS làm bài - 2 em chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
Bài 4 : Nối ô trống với số thích hợp.
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò: Về nhà: Làm các bài tập SGK.
----------------------------------------------------
Thể dục 
Bài thể dục - Trò chơI vận động 
I- Mục tiêu : Giúp học sinh : 
- Ôn 5 động tác của bài thể dục đã học.Yêu cầu thực hiện được 5 động tác ở mức tương đối chính xác. 
- Học động tác phối hợp . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
- Tiếp tục ôn trò chơi : Nhảy đúng, nhảy nhanh. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
 II- Chuẩn bị : 
 GV: 1 cái còi. 2- 4 lá cờ.
 HS : Dọn sân bãi sạch, kẻ sân.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp 
HĐ1: Phần mở đầu 
- GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang .
- GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường
- Đứng vỗ tay, hát ( 1 phút)
HĐ2: Hoạt động cơ bản:
+ Động tác phối hợp (Tập 4- 5 lần)
- GV giải thích - Làm mẫu 2 lần -HS thực hành . Cán sự điều khiển - GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS . Từng tổ lên thực hành -Lớp nhận xét.
+ Ôn 6 động tác bài thể dục( Tập 1 - 2 lần)
+ Điểm số hàng dọc theo tổ( 4 - 5 phút)
*Trò chơi : Nhảy đúng, nhảy nhanh ( 4 - 5 phút)
HĐ3: Phần kết thúc 
- Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút)
- Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút)
- Hệ thống bài . Nhận xét giờ học( 1 phút).
- Về nhà : Ôn luyện lại các động tác đã học. 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
 uơ - uya
I- Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Nhận biết được vần uơ uya trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có uơ uya.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
II- Chuẩn bị: 
- GV: SGK, tranh minh hoạ: huơ vòi, đêm khuya 
- HS : Bảng con, vở viết, bút chì, SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : xum xuê, khuy áo.
 1HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài uê uy-Trang 32 (2 em đọc ).
2/ bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần uơ uya:
* GV viết lên bảng vần uơ học sinh đọc nối tiếp
+ Vần uơ gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : u- ơ )
- HS ghép vần ươ
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có tiếng huơ ta thêm âm gì ? ( h)
- HS ghép huơ :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- GV đưa tranh : huơ vòi - HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS tìm tiếng có vần uơ 
* Dạy vần uya – khuya – đêm khuya.(Thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần uơ uya- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng :
- 4 em đọc 4 từ - Giảng từ : giấy pơ- luya, phéc – mơ- tuya,
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
 - Phát hiện các tiếng có vần uơ uya trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
- Đọc SGK Trang 34, 35 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 33 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : uơ uya, huơ vòi, đêm khuya.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: uơ uya, huơ vòi, đêm khuya.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần uơ uya trong sách báo, văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc, viết vần tiếng có uơ uya.
--------------------------------------------------
 Tự nhiên và Xã hội
Cây hoa
I - Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Biết được một số cây hoa và nơi sống của chúng
- Biết quan sát, phân biệt nói tên các bộ phận của cây hoa
- Biết lợi ích của cây hoa
- Có ý thức chăm sóc cây hoa ở nhà.
* GD KNS : KN kiên định (từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng), tư duy phê phán (hành vi bẻ cây, hái hoa nơi công cộng), KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa, Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II - Chuẩn bị: 
- HS sưu tầm một số loại cây hoa 
- Hình ảnh các cây hoa ở bài 23
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1 : Giới thiệu cây hoa 
- GV cho học sinh quan sát cây hoa mà mình 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 - tuan 21-25.doc