I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết được. Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh
* HS khá, giỏi : Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi
*Tưởng HCM: Lòng nhân ái vị tha. Đoàn kết , thân ái với các bạn là thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ.
* KNS: KN thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
* PP: Thảo luận
II/ Chuẩn bị:
1. GV: 1 giỏ để đựng hoa
2. HS: Vở bài tập ĐĐ, mỗi em 3 bông hoa bằng giấy màu
III/ Các hoạt động dạy - học:
ác bạn - Cho HS chơi trò chơi: “ Tặng hoa” + Cách chơi: Mỗi HS chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích nhất và viết tên bạn lên bông hoa + Cho HS bỏ hoa vào giỏ + Chuyển hoa tới những em được các bạn chọn + Chọn ra 4 HS được tặng nhiều hoa nhất, khen ngợi các em đó - H: + Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn..không? + Những ai đã tặng hoa cho bạn? + Hỏi những HS giơ tay: Vì sao em lại tặng hoa cho bạn.? - KL: Bốn bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi - Cho HS quan sát các tranh của bt2 và hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Chơi, học một mình vui hơn hay có bạn cùng chơi cùng học vui hơn? + Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi? - Cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà xem trước bt3 trang32 - Báo cáo sĩ số - Cần chào hỏi lễ phép - Nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy - Lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện - Cho hoa vào giỏ - Nhận hoa - 3 HS được tặng nhiều hoa lên trước lớp - Lần lượt trả lời câu hỏi của GV - Đưa tay - Nếu lý do vì sao tặng hoa cho bạn - Lắng nghe - Nêu nội dung từng tranh - Có bạn cùng chơi cùng học sẽ vui hơn - Phải cư xử với bạn khi học, khi chơi - Đối xử tốt với bạn - Lắng nghe Môn: Học vần Tiết: 183 – 184 Bài dạy: Bài 86: Ôp, ơp I/ Mục tiêu: - Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học ; từ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Các bạn lớp em II/ Chuẩn bị: GV: 1 hộp sữa, vở TV HS: SGK, bảng, phấn, Bộ ghép chữ, vở TV III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Nhận diện vần, đánh vần HĐ2: Đọc từ ứng dụng HĐ3: Tập viết HĐ1: Luyện đọc HĐ2: Luyện nói HĐ3: Luyện viết 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Cho HS hát - Gọi HS đọc bài: ăp, âp - Cho HS viết: gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh - Giới thiệu bài: ôp, ơp - Viết lên bảng: ôp - Gọi HS phân tích vần ôp - Cho HS ghép vần ôp - Gọi HS đánh vần: ôp - Cho HS ghép tiếng: hộp - Gọi HS phân tích tiếnh hộp - Gọi HS đánh vần tiếng hộp - Cho HS xem hộp sữa, giới thiệu từ : hộp sữa - Gọi HS đọc: hộp sữa - Dạy vần ơp, quy trình tương tự vần ôp - Đính lên bảng các từ ứng dụng - Cho HS tìm tiếng có chứa vần ôp, ơp - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Giải thích từ ứng dụng - Hướng dẫn HS viết: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học Tiết 2 - Gọi HS đọc bài ở T 1 - Cho HS xem tranh giới thiệu đoạn thơ ứng dụng - Gọi HS đọc đoạn thơ ứng dụng - Cho HS tìm tiếng có chứa vần mới học - Nêu chủ đề luyện nói - Nêu yêu cầu: Em hãy kể về lớp em + Lớp em có bao nhiêu bạn? + Lớp em có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ? + Các bạn lớp em có chăm học không? + Em yêu quí bạn nào nhất? - Cho HS viết: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học - Gọi HS đọc lại bài - Cho HS tìm tiếng mới có chứa vần ôp, ơp - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà học lại bài, xem trước bài 86 : ep, êp - Cả lớp hát - 2 HS lần lượt đọc - Cả lớp viết vào bảng con - Lắng nghe - Theo dõi - Âm ô ghép âm p - Ghép vào bảng cài - o – p – ôp - Ghép vào bảng cài - Âm h ghép vần ôp, dấu nặng dưới ô - h – ôp – hôp – nặng – hộp - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - Theo dõi - tốp, xốp, hợp, lợp - Đọc trơn - Lắng nghe - Viết vào bảng con - Lần lượt đọc - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - xốp, đớp - Lắng nghe - Thảo luận theo bàn - Viết trong vở TV - 3 HS đọc - Thi đua - Lắng nghe Thứ ba ngày 18 tháng 01 năm 2011 Môn: Học vần Tiết: 185 – 186 Bài dạy: Bài 87: ep, êp I/ Mục tiêu: - Đọc được : ep, êp, cá chép, đèn xếp ; từ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được: ep, êp, cá chép, đèn xếp - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Xếp hàng vào lớp II/ Chuẩn bị: GV: đèn xếp, vở TV HS: SGK, bảng, phấn, Bộ ghép chữ, vở TV III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Nhận diện vần, đánh vần HĐ2: Đọc từ ứng dụng HĐ3: Tập viết HĐ1: Luyện đọc HĐ2: Luyện nói HĐ3: Luyện viết 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Kiểm tra sĩ số - Gọi HS đọc bài: ôp, ơp - Cho HS viết: tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà - Giới thiệu bài: ep, êp - Viết lên bảng: ep - Gọi HS phân tích vần ep - Cho HS ghép vần ep - Gọi HS đánh vần: ep - Cho HS ghép tiếng chép - Gọi HS phân tích tiếng chép - Gọi HS đánh vần tiếng chép - Cho HS xem tranh, giới thiệu từ: cá chép - Gọi HS đọc: cá chép - Dạy vần êp, quy trình tương tự vần ep - Đính lên bảng các từ ứng dụng - Cho HS tìm tiếng có chứa vần ep, êp - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Giải thích từ ứng dụng - Hướng dẫn HS viết: ep, êp, cá chép, đèn xếp Tiết 2 - Gọi HS đọc bài ở T 1 - Cho HS xem tranh, giới thgiệu đoạn thơ ứng dụng - Gọi HS đọc đoạn thơ - Cho HS tìm tiếng có chứa vần mới học - Nêu chủ đề luyện nói - Cho HS xem tranh và hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Khi xếp hàng vào lớp, ta phải xếp hàng như thế nào? + Ngoài xếp hàng vào lớp, em còn phải xếp hàng khi nào nữa? - Cho HS viết: ep, êp, cá chép, đèn xếp - Gọi HS đọc lại bài - Cho HS tìm tiếng mới có vần ep, êp - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà xem trước bài 88: ip, up - Báo cáo sĩ số - 3 HS lần lượt đọc - Viết vào bảng con - Lắng nghe - Theo dõi - Âm e ghép âm p - Ghép vào bảng cài - e – p – ep - Ghép vào bảng cài - Âm ch ghép vần ep - ch – ep – chep – sắc – chép - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - Theo dõi - phép, đẹp, nếp, bếp - Đọc trơn - Lắng nghe - Viết vào bảng con - Lần lượt đọc - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - đẹp - Lắng nghe - Quan sát - Các bạn đang xếp hàng vào lớp - Xếp hàng thật thẳng - Xếp hàng khi ra về, khi chào cờ - Viêt trong vở TV - 3 HS lần lượt đọc - Thi đua - Lắng nghe Môn: Toán Tiết: 80 Bài dạy: Phép trừ dạng 17 - 7 I/ Mục tiêu: - Biết làm các phép trừ, biết trừ nhẩm dạng 17 - 7 - Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán - Làm các bài tập: Bài 1 ( cột 1, 3, 4 ) ; bài 2 ( cột 1, 3 ) ; bài 3 II/ Chuẩn bị: GV: 1 bó chục qt,7 qt rời, bảng phụ HS: SGK, bảng, phấn, 1 bó chục qt, 7 qt rời III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Thực hành trên que tính HĐ2: Đặt tính và làm tính trừ HĐ3: Thực hành Bài tập 1 cột 1, 3, 4 Bài tập 3 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Cho HS hát - Đặt tính rồi tính: 17- 5 , 19 - 2 , 16 - 4 - Giới thiệu bài, ghi tựa: Phép trừ dạng 17 - 7 - Yêu cầu HS lấy 17 qt, tách thành 2 phần: Bên trái có 1 bó chục qt, bên phải có 7 qt rời - Gài que tính lên bảng - Yêu cầu HS cất 7 qt rời? - H: Còn lại bao nhiêu qt? - Giới thiệu phép trừ 17 – 7 - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính - Cho HS mở SGK/112 - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài - Chữa bài - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài - Chữa bài - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS đọc tóm tắt - Cho HS viết phép tính - Cho HS đặt tính và tính 17 – 7 - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại, xem trước bài : Luyện tập - Cả lớp hát - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con - Lắng nghe - Thực hiện theo yêu cầu - Theo dõi - Cất 7 qt - Còn lại 10 qt - Làm vào bảng con - 1 HS nêu cách thực hiện phép tính - Tính - Cả lớp làm vào sách, 6 HS làm vào bảng con - Nhận xét - Tính nhẩm - Làm vào sách, 2 HS làm vào bảng phụ - Nhận xét - Viết phép tính thích hợp - 1 HS đọc 15 - 5 = 10 - Làm vào bảng con - Lắng nghe Thứ tư ngày 19 tháng 01 năm 2011 Môn: Học vần Tiết: 187 - 188 Bài 88: ip, up I/ Mục tiêu: - Đọc được: ip, up, bắt nhịp, búp sen ; từ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được: ip, up, bắt nhịp, búp sen - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ II/ Chuẩn bị: GV: vật thật, chụp đèn, vở TV HS: SGK, bảng, phấn, Bộ ghép chữ, vở TV III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Nhận diện chữ, đánh vần HĐ2: Đọc từ ứng dụng HĐ3: Tập viết HĐ1: Luyện đọc HĐ2: Luyện nói HĐ3: Luyện viết 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Kiểm tra sĩ số - Gọi HS đọc bài: ep, êp - Cho HS viết: lễ phép, xinh đẹp, gạo nếp, bếp lửa - Giới thiệu bài: ip, up - Viết lên bảng: ip - Gọi HS phân tích vần ip - Cho HS ghép vần ip - Gọi HS đánh vần: ip - Cho HS ghép tiếng nhịp - Gọi HS phân tích tiếng nhịp - Gọi HS đánh vần tiếng nhịp - Cho HS xem tranh, giới thiệu từ: bắt nhịp - Gọi HS đọc: bắt nhịp - Dạy vần up, quy trình tương tự vần ip - Đính lên bảng các từ ứng dụng - Cho HS tìm tiếng có chứa vần ip, up - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Giải thích từ ứng dụng - Hướng dẫn HS viết: ip, up, bắt nhịp, búp sen Tiết 2 - Gọi HS đọc bài ở T 1 - Cho HS xem tranh, giới thiệu đoạn thơ ứng dụng - Gọi HS đọc đoạn thơ - Cho HS tìm tiếng có chứa vần mới học - Nêu chủ đề luyện nói - Cho HS xem tranh và hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ? + Em đã làm việc đó khi nào? - Cho HS viết: ip, up, bắt nhịp, búp sen - Gọi HS đọc lại bài - Cho HS tìm tiếng mới có chứa vần: ip, up - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà học lại bài, xem trước bài 89: iêp, ươp - Báo cáo sĩ số - 4 HS lần lượt đọc bài - Viết vào bảng con - Lắng nghe - Theo dõi - Âm i ghép âm p - Ghép vào bảng cài - I – p – ip - Ghép vào bảng cài - Âm nh ghép vần ip, dấu nặng - nh – ip – nhip – nặng – nhịp - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - Theo dõi - dịp, kịp, chụp, giúp - Đọc trơn - Quan sát, lắng nghe - Viết vào bảng con - Lần lượt đọc - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - nhịp - Lắng nghe - Một bạn đang quét sân, một bạn cho gà ăn - quét nhà, trông em, nhặt rau, - Suy nghĩ, trả lời - Viết trong vở TV - 3 HS đọc - Thi đua - Lắng nghe : Môn: Toán Tiết : 81 Bài : Luyện tập I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20 - Cộng nhẩm dạng 14 + 3 - Làm bài tập: Bài 1 ( cột 1, 2, 4 ), bài 2 ( cột 1, 2, 4 ), bài 3 ( cột 1, 3 ) II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS: SGK, bảng, phấn, bút, vở III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới Bài tập 1 cột 1, 2, 4 Bài tập 2 cột 1, 2, 4 Bài tập 3 cột 1, 3 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Cho HS hát - Đặt tính rồi tính: 11 + 3 16 + 2 12 + 5 - Giới thiệu bài, ghi tựa: Luyện tập - Cho HS mở SGK/109 - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài - Chữa bài - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài - Chữa bài - Gọi HS nêu yêu cầu - Gọi HS nêu cách tính - Cho HS làm bài - Chữa bài: Cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn ” - Cách chơi: Lần lượt từng HS nối tiếp nhau lên bảng phụ thực hiện phép tính: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 4 bạn - Cho HS đặt tính và tính: 12 + 7 - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại, xem trước bài: Phép trừ dạng 17 – 3 - Cả lớp hát - 3 HS làm trên bảng lớp - Đặt tính rồi tính - Làm bài vào vở, 6 HS làm vào bảng con - Nhận xét - Tính nhẩm - Cả lớp làm vào sách, 3 HS làm vào bảng phụ - Nhận xét - Tính - Tính từ trái sang phải - Làm vào sách - Lắng nghe - Cử đại diện lên tham gia trò chơi - Làm vào bảng con - Lắng nghe Môn: TNXH Tiết: 21 Bài dạy:Ôn tập: Xã hội I/ Mục tiêu: - Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống * HS khá, giỏi: Kể về một trong 3 chủ đề : gia đìng, lớp học, quê hương II/ Chuẩn bị: GV: 1 cây hoa dân chủ, các câu hỏi HS: SGK III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới Trò chơi 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Cho HS hát - Nêu quy định của người đi bộ trên đường có vỉa hè. - Nêu quy định của người đi bộ trên đường không có vỉa hè - Giới thiệu bài, ghi tựa: Ôn tập: Xã hội - Cho HS chơi trò chơi: “ Hái hoa dân chủ” Cách chơi: Để trước lớp một cây hoa có đính các câu hỏi + Kể các thành viên trong gia đình bạn + Kể về ngôi nhà của bạn + Kể về lớp học của bạn + Kể về những gì bạn nhìn thấy trên đường đến trường + Kể tên một nơi công cộng và nói về các hoạt động ở đó - Gọi HS lên hái hoa - Cho HS trả lời câu hỏi theo nhóm - Gọi HS lên trình bày trước lớp - Cho HS chơi trò chơi: “ Hướng dẫn viên du lịch” + Nêu chủ đề: Mời các bạn đến thăm lớp tôi + Cho HS lên làm hướng dẫn viên du lịch - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà xem trước bài: Cây rau.Tiết sau 1 em mang đến lớp 1 cây rau - Cả lớp hát - Đi bộ trên vỉa hè - Đi sát lề đường phía bên phải - Lắng nghe - Lắng nghe - Đại diện nhóm - Thảo luận theo nhóm 3 HS - Đại diện nhóm lên trình bày - Lắng nghe - Quan sát, nhận xét - Lắng nghe Thứ năm ngày 20 tháng 01 năm 2011 Môn: Học vần Tiết: 189 – 190 Bài dạy: Bài 89: iêp, ươp I/ Mục tiêu: - Đọc được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp ; từ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ II/ Chuẩn bị: GV: Các tranh, vở TV HS: SGK, bảng, phấn, Bộ ghép chữ, vở TV III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Nhận diện chữ, đánh vần HĐ2: Đọc từ ứng dụng HĐ3: Tập viết HĐ1: Luyện đọc HĐ2: Luyện nói HĐ3: Luyện viết 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Kiểm tra sĩ số - Gọi HS đọc bài: ip, up - Cho HS viết: nhân dịp, chụp đèn - Giới thiệu bài: iêp, ươp - Viết lên bảng: iêp - Gọi HS phân tích vần iêp - Cho HS ghép vần iêp - Gọi HS đánh vần: iêp - Cho HS ghép tiếng liếp - Gọi HS phân tích tiếng liếp - Gọi HS đánh vần tiếng liếp - Cho HS xem tranh, giới thiệu từ tấm liếp - Gọi HS đọc: tấm liếp - Dạy vần ươp, quy trình tương tự vần iêp - Đính lên bảng các từ ứng dụng - Cho HS tìm tiếng có chứa vần iêp, ươp - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Giải thích từ ứng dụng - Hướng dẫn HS viết: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp Tiết 2 ( dạy ngày thứ sáu ) - Gọi HS đọc bài ở T 1 - Cho HS xem tranh, giới thiệu đoạn thơ ứng dụng - Gọi HS đọc đoạn thơ - Cho HS tìm tiếng có chứa vần mới học - Nêu chủ đề luyện nói - Cho HS xem tranh, hỏi: + Các tranh vẽ gì? + Hãy giới thiệu về nghề nghiệp của cha mẹ các em - Cho HS viết: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp - Gọi HS đọc lại bài - Cho HS tìm tiếng mới có chứa vần iêp, ươp - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà học lại bài, xem trước bài 90: Ôn tập - Báo cáo sĩ số - 4 HS đọc bài - Viết vào bảng con - Lắng nghe - Theo dõi - Âm iê ghép âm p - Ghép vào bảng cài - iê – p – iêp - Ghép vào bảng cài - Âm l ghép vần iêp, dấu sắc - l – iêo – liêp – sắc – liếp - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - Theo dõi - diếp, tiếp, ươp, nượp - Đọc trơn - Lắng nghe - Viết vào bảng con - Lần lượt đọc - Quan sát, lắng nghe - Đọc trơn - cướp - Lắng nghe - Tranh 1: Bác nông dân đang cấy lúa - Tranh 2: Cô giáo đang giảng bài - Tranh 3: Công nhân đang xây dựng - Tranh 4: Bác sĩ đang khám bệnh - Nêu nghề nghiệp của cha mẹ mình - Viết trong vở TV - 3 HS đọc - Thi đua - Lắng nghe Môn: Toán Tiết: 82 Bài dạy: Luyện tập chung I/ Mục tiêu: - Biết tìm số liền trước, số liền sau - Biết cộng, trừ các số ( không nhớ ) trong phạm vi 20 - Làm các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 ( cột 1, 3 ), bài 5 ( cột 1, 3 ) II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS: SGK, bảng, phấn, bút, vở TV III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4 cột 1, 3 Bài tập 5 cột 1, 3 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Cho HS hát - Đặt tính rồi tính: 14 - 2 17 - 7 19 - 9 - Giới thiệu bài: Luyện tập chung - Cho HS mở SGK/114 - Gọi HS đọc yêu cầu - H: + Tia số trên điền từ sốm ấy đến số mấy? + Tia số dưới điền từ số mấy đến số mấy? - Cho HS làm bài - Chữa bài - Gọi HS nêu yêu cầu - H: + Muốn tìm liền sau của 1 số ta làm như thế nào? + Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm như thế nào? - Nêu: Dựa vào tia số của bài tập 1 sẽ tìm ra câu trả lời nhanh - Cho HS làm bài tập - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài - Chữa bài - Gọi HS nêu yêu cầu - Gọi HS nêu cách thực hiện - Cho HS làm bài - Chữa bài - Cho HS đặt tính và tính: 14 + 5 , 19 - 5 - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà xem trước bài: Bài toán có lời văn - Cả lớp hát - 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào bảng con - 1 HS đọc yêu cầu - Từ số 1 đến số 8 - Từ số 11 đến số 19 - Làm vào sách - 2 HS lên bảng làm bài - Trả lời câu hỏi - Đếm thêm; cộng thêm 1 - Bớt đi 1, trừ đi 1 - Lắng nghe - Lần lượt trả lời câu hỏi - Đặt tính rồi tính - Làm vào vở, 4 HS làm vào bảng con - Nhận xét - Tính - Tính từ trái sang phải - Làm vào sách, 2 HS làm vào bảng phụ - Nhận xét - Làm vào bảng con - Lắng nghe Môn: Thủ công Tiết: 21 Bài dạy: Ôn tập chủ đề “ Gấp hình” I/ Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy - Gấp được ít nhất một hình gấp đơn giản. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng * HS khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình gấp đơn giản. Các nếp gấp thẳng, phẳng Có thể gấp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: Mẫu gấp cái quạt, cái ví, mũ ca lô HS: Giấy thủ công III/ Các hoạt động dạy-học : Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Ôn tập HĐ2: Thực hành Nhận xét, dặn dò - Cho HS hát - Gấp mũ ca lô - Giới thiệu bài: Ôn tập chủ đề “ Gấp hình” - Gọi HS nhắc lại cách gấp + Cái quạt + Cái ví + Mũ ca lô - Nêu yêu cầu: Tự chọn và gấp được ít nhất một hình trong các hình đã học ( cái quạt, cái ví, mũ ca lô ) + HS khéo tay gấp được ít nhất hai hình - Cho HS gấp hình - Cho HS trình bày sản phẩm - Chọn sản phẩm gấp đúng, thẳng, pha83ng, tuyên dương - Nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị tiết sau: 1 tờ giấy vở, kéo, bút chì, thước - Cả lớp hát - Lắng nghe - Nhắc lại quy trình gấp, cả lớp lắng nghe, nhận xét - Lắng nghe, nhận thức - Tự chọn hình và gấp - Thực hiện theo tổ - Nhận xét - Lắng nghe Môn: Tập viết Tiết: 19 Bài dạy: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá I/ Mục tiêu: - Viết đúng các chữ: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo vở Tập viết - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết - Giáo dục HS tính cẩn thận, có ý thức viết đẹp II/ Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu, vở TV HS: Bảng, phấn, bút, vở TV III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con HĐ2: Hướng dẫn HS viết trong vở TV 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Cho HS hát - Cho HS viết: đôi guốc, rước đèn - Giới thiệu bài, ghi tựa: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá - Đính lên bảng : bập bênh, gọi HS đọc - H: + Khoảng cách của chữ bập và chữ bênh bằng bằng bao nhiêu? + Con chữ: h, b cao mấy ô li ? + Con chữ p cao mấy ô li ? + Những con chữ nào cao 2 ô li ? - Viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ: bập bênh - Cho HS viết: bập bênh - Tương tự hướng dẫn HS viết các chữ: lớp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá - Cho HS xem bài viết mẫu - Nhắc HS tư thế ngồi viết - Cho HS viết bài - Chấm bài - Nhận xét bài viết - Cho HS viết lại chữ các em viết chưa đúng - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà luyện viết thêm ở bảng con - Cả lớp hát - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con - Lắng nghe - 1 HS đọc - 1 con chữ - 5 ô li - 4 ô li - â, ê, n - Quan sát, lắng nghe - Viết vào bảng con - Quan sát - Thực hiện - Viết trong vở TV - Lắng nghe - Viết vào bảng con - Lắng nghe Thứ sáu ngày 21 tháng 01 năm 2011 Môn: Tập viết Tiết: 1/20 Bài dạy: Ôn tập I/ Mục tiêu: - Viết đúng các chữ đã học từ tuần 1 : phá cỗ, nho khô, ngày hội, trái đào, vầng trăng, nhà trường, ghế đệm, giúp đỡ; kiểu chữ viết thường, cỡ vừa - Giáo dục HS tính cẩn thận, có ý thức viết đẹp II/ Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu HS: Bảng, phấn, bút, vở III/ Các hoạt động dạy-học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con HĐ2: Luyện viết 4. Củng cố 5. Nhận xét, dặn dò - Kiểm tra sĩ số - Cho HS viết: lợp nhà, xinh đẹp - Giới thiệu bài: Tập viết các chữ: phá cỗ, nho khô, ngày hội, trái đào, vầng trăng, nhà trường, ghế đệm, giúp đỡ - Đính lên bảng chữ: phá cỗ, gọi HS đọc - H: Khoảng cách của chữ phá và chữ cỗ bằng bao nhiêu? + Con chữ p cao mấy ô li ? + Con chữ h cao mấy ô li ? + Các con chữ: a, c, ô cao mấy ô li ? - Viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ: phá cỗ - Cho HS viết chữ: phá cỗ - Đính lên bảngchữ: nho khô, gọi HS đọc - H: + Khoảng cách của chữ nho và chữ khô bằng bao nhiêu? + Con chữ k cao mấy ô li ? + Các con chữ o, n cao mấy ô li ? - Viết mẫu và hướng dẫn HS viết chữ : nho khô - Cho HS viết: nho khô - Tương tự hướng dẫn hS viết các chữ: ngày hội, trái đào, vầng trăng, nhà trường, ghế đệm, giúp đỡ - Hướng dẫn HS viết vào vở - Nhắc HS tư thế ngồi viết - Cho HS viết bài - Chấm bài - Nhận xét bài viết - Cho HS viết lại chữ các em viết chưa đúng - Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà luyện viết ở bảng con - Báo cáo sĩ số - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con - Lắng nghe - 1 HS đọc - 1 con chữ o - 4 ô li - 5 ô li - 2 ô li - Quan sát, lắng nghe - Viết vào bảng con - 1 HS đọc - 1 con chữ o - 5 ô li - 2 ô li - Quan sát, lắng nghe - Viết vào bảng con - Lắng nghe - Thực hiện - Nhìn bảng viết vào vở - Lắng nghe - Viết vào bảng con - Lắng nghe Môn: Toán Tiết: 83 Bài dạy: Bài toán có lời văn I/ Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số ( điều đã biết ) và câu hỏi ( điều cần tìm ) - Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ - Làm 4 bài toán trong bài học II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS: SGK, bảng, phấn, bút III/ Các hoạt động dạy - học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ồn định 2. KTBC 3. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài toán có lời văn HĐ2: Thực hành Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4 4. Củng cố 5. Nhận
Tài liệu đính kèm: