Giáo án Lớp 1 - Tuần 21

A. Mục tiêu:

 - HS nhận biết được cấu tạo vần oang, oăng, phân biệt được 2 vần với nhau và các vần đã học

 -HS đọc được biết được oang, oăng, con hoẵng, vỡ hoang.

 - Đọc đúng các từ và câu ứng dụng.

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.

B. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ các từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng.

 - Một chiếc áo choàng, 1 áo len, 1 áo sơ mi.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng honganh Lượt xem 1413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Ôn 3 động tác thể dục đã học.
	- Học động tác vặn mình.
	- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ.
2. Kỹ năng:
	- Biết thực hiện 3 động tác ôn ở mức chính xác.
	- Thực hiện động tác vặn mình ở mức độ cơ bản đúng.
	- Biết điểm số đúng, rõ ràng.
3. Giáo dục:
	- ý thức tự giác khi học tập.
II. Địa điểm phương tiện.
	- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
	- Chuẩn bị 1 còi.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Phần mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Kiểm tra cơ sở vật chất
X X X X
- Điểm danh.
X X X X
- Phổ biến mục tiêu bài học.
 3-5m (GV) ĐHNL
2. Khởi động:
- Đứng tại chỗ và vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng.
- Thành 1 hàng dọc.
+ Trò chơi đi ngược chiều tín hiệu.
X X X X
X X X X
 (GV) ĐHNL
B. Phần cơ bản.
1. Ôn 3 động tác thể dục đã học.
- Lần 1: Giáo viên ĐK
- Lần 2: 
Ôn theo tổ.
X X X X
- Chú ý học sinh hít thở sâu ở động tác vươn thở.
X X X X
 3-5m (GV) ĐHNL
2. Học động tác vặn mình.
- Học sinh tập đồng loạt khi giáo viên làm mẫu.
- Giáo viên nêu động tác làm mẫu.
- Lần 1, 2, 3 tập theo giáo viên.
- Lần 4, 5 tập theo nhịp hô của giáo viên.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
3. Ôn 4 động tác đã học.
- Giáo viên nêu lên động tác và hô.
- Học sinh tập theo nhịp hô của giáo viên.
- Theo dõi uốn nắn khen.
4. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Lần 1: Từ đội hình tập TD.
- Lần 2+3 cán sự lớp điều khiển.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Học sinh chơi theo hướng dẫn thêm.
5.Trò chơi: Chạy tiếp sức.
- Học sinh chơi theo hướng dẫn.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
c. Phần kết thúc.
+ Hồi tĩnh: Đứng vỗ tay và hát.
X X X X
+ Nhận xét giờ học giao bài về nhà.
X X X X
 (GV) ĐHNL
Bài 95:
Học vần
Oanh - Oach
A. Mục đích yêu cầu:
	- Học sinh đọc viết đúng: oanh, oách, doanh trại, thu hoặch..
	- Đọc đúng câu ứng dụng trong bài: Chúng em tích cực..KH nhỏ.
	- Những lời tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh về quân đội.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
+ Trò chơi: "Tìm chữ bị mất để ôn cấu tạo vần"
- Giáo viên chơi thi giữa các tổ.
- Đọc cho học sinh viết: áo choàng, liến thoắng, dài ngoẵng.
- Mỗi tổ viết 1từ vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
- 3 học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy học.
a. Nhận diện vần: Oanh
- Giáo viên giải thích ghi bảng: Oanh
- Học sinh theo dõi.
? Vần oanh do mấy âm tạo nên là những âm nào?
- Vần oanh do 3 âm tạo nên là âm o, a và nh.
- Hãy phân tích vần oanh?
- Vần oanh có âm o đứng trước âm a đứng giữa và nh đứng cuối.
? Hãy so sánh oanh với oan?
- Giống: Đều có ô đứng đầu a ở giữa.
- Khác: oan kết thúc bằng n.
 oanh kết thúc bằng nh.
- Vần oanh đánh vần NTN?
- O - a - nh - oanh.
b. Tiếng từ khoá.
- Cho học sinh gài vần oanh, doanh.
- Học sinh sử dụng bộ đồ gài để gài.
? Hãy phân tích tiếng doanh.
- Học sinh đọc lại.
? Hãy đánh vần tiếng doanh?
- Tiếng doanh có âm d đứng trước , vần oanh đứng sau.
+ Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát.
? Hãy đánh vần tiếng doanh?
- Dờ - oanh - doanh.
+ Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát và hỏi.
+Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ doanh trại bộ đội.
- Giáo viên ghi bảng: Doanh trại.
- Học sinh đọc CN, nhóm, lớp.
- Chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự cho học sinh đọc oanh - doanh - doanh trại.
- Học sinh đọc đối thoại.
c. Viết:
- Giáo viên viết mẫu nêu quy trình viết.
- Học sinh tô chữ trên không sau đó viết vào bảng con.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
Oách: 
- Cấu tạo vần oách 
gồm 3 âm ghép lại với nhau, o đứng đầu, a đứng giữa và ch đứng cuối.
- So sánh vần oách vơi vần oanh.
.
- Giống: Có o đứng đầu, a ở giữa
- Khác: oanh kết thúc = nh.
Oách kết thúc = ch.
- Đánh vần: o - a - ch - oách.
+ Tiếng hoặch gồm có âm h ghép với vần oách, thêm (.) ở dưới âm a.
- Đánh vần: Hờ - oách - hoách - nặng - hoạch.
+ Từ khoá: Thu hoặch
Viết: Hướng dẫn học sinh viết oách - hoặch vào bảng con.
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
d. Đọc từ ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng của bài.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cho học sinh tìm tiếng có vần.
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp.
- Học sinh tìm và kẻ chân sau đó phân tích cấu tạo tiếng.
- Giáo viên đọc mẫu, giải nghĩa từ.
- 1 vài học sinh đọc lại.
- Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1 
- GV chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- GV theo dõi và sửa sai cho HS.
+ Luyện đọc câu ứng dụng.
- Treo tranh cho HS quan sát và hỏi.
? Các bạn HS trong tranh đang làm gì?
- Các bạn đang thu gom giấy vụn, sách vụn.
? Công việc đó gọi là gì?
- Làm kế hoạch nhỏ.
GV: Làm kế hoạch nhỏ là công việc quen thuộc và có lợi ích của học sinh. Câu ứng dụng hôm nay nói về điều đó.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần vừa học.
- HS thực hành.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
b. Luyện viết.
- GV hướng dẫn HS viết các từ oanh, oach, các từ doanh trại, thu hoạch vào vở tập viết.
+ Lưu ý HS: Nét nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các từ với nhau.
- Học sinh viết bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn thên học sinh yếu.
- Nhận xét bài viết.
c. luyện nói:
- Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát và hỏi.
? Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ nhà máy, cửa hàng, bưu điện.
GV: Đó là chủ đề luyện nói ngày hôm nay.
- Nhà máy là nơi NTN?
- Nhà máy là nơi có nhiều công nhân làm việc.
- Hãy kể tên các nhà máy mà em biết.
- Học sinh kể.
- ở địa phương em có những nhà máy naò?
- Em đã bao giờ vào cửa hàng chưa?
- Cửa hàng làm những gì?
- Doanh trại là nơi làm việc của ai?
- Học sinh trả lời.
4. Củng cố dặn dò:
- Trò chơi: ghép tiếng thành câu.
- Đại diện các nhóm lên chơi.
- Cho học sinh đọc lại bài vừa học.
- 1 vài em đọc SGK.
- Giáo viên nhận xét giao bài về nhà.
Tiết 82:
Toán:
Luyện tập
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh rèn kỹ năng thực hiện phép trừ và phép trừ nhẩm.
B. Đồ dùng dạy học
	- GV: Bảng phụ, đồ dùng phục vụ trò chơi.
	- HS: Sách HS.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
(KT kêt hợp với quá trình làm BT của HS)
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 2: Tính nhẩm.
.
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài và giao việc.
- HS làm bài sau đó nêu miệng kết quả và tính nhẩm
- Giáo viên nhận xét chữa cho HS.
 10 + 3 = 13 15 + 5 = 20.
 10 - 5 = 10 15 - 5 = 10.
Bài 3: Bài yêu cầu gì?
- Tính.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thực hiện
- Thực hiện từ trái sang phải.
VD: Nhẩm: 11 cộng 3 bằng 14, 14 trừ 4 bằng 10.
Ghi: 11 + 3 - 4 = 10.
- Giáo viên viết phép tính nhanh lên bảng.
- HS làm bài, 3 HS lên bảng.
- HS dưới lớp nhận xét.
- Giáo viên kiểm tra kết quả, HS dưới lớp trên bảng, nhận xét.
Bài 4: Bài yêu cầu gì?
- Điền dấu thích hợp vào ô trống (>, > =)
- GVHD: Để điền dấu đúng ta phải làm gì?
- Trừ nhẩm các phép tính so sánh kết quả rồi điền dấu thích hợp vào
VD: 16 - 6 12
- Các bước thực hiện
Trừ nhẩm: 16 - 6 bằng 10.
So sánh 2 số: 10 bé hơn 12.
Điền dấu: 16 - 6 < 12.
- Học sinh làm bài sau đó 3 HS lên bảng.
+ Chữa bài: Gọi HS NX bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 1:Vở.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Đặt tính rồi tính.
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Giao việc.
- HS làm vào vở sau đó lên bảng làm.
- Giáo viên chữa bài cho điểm.
Bài 5: 
- Bài yêu cầu gì?
- Viết phép tính thích hợp.
- Bài cho biết gì?
- Có 12 xe máy đã bán 2 xe máy.
- Còn bao nhiêu xe máy.
- Baì hỏi gì?
- Giáo viên ghi bảng phần tóm tắt.
- Muốn biết còn bao nhiêu xe máy ta phải làm tính gì?
- Phép trừ.
- Ai có thể nêu phép tính.
 12 - 2 = 10.
- Bài này chúng ta có thể viết câu trả lời NTN?
- Còn 10 xe máy, viết câcu trả lời dưới hàng ô trống, dấu bằng thẳng với con chữ.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS tính nhẩm nhanh các phép tính giáo viên đưa ra.
- HS thực hiện.
- Giáo viên nhận xét giờ học trao bài về nhà.
- HS nghe ghi nhớ.
Thư tư, ngàytháng ..năm 2007.
Tiết 21:
Thủ công
Ôn tập chương II - Kỹ thuật gấp hình
A. Mục tiêu:
- Ôn tập lại kỹ thuật gấp giấy và thực hành lại các hình đã học 1 cách thành thạo.
- Rèn kỹ năng gấp nếp thẳng, phẳng.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Mẫu gấp của các bài 13, 14, 15 để HS xem lại.
2. Học sinh: Chuẩn bị giấy thủ công.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng cho tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nêu nhận xét sau kiểm tra.
II. Ôn tập:
- GV cho HS xem lại mẫu gấp cái quạt, cá ví, mũ ca nô.
- HS quan sát và nói lên từng mẫu.
- Yêu cầu HS nêu lại cách gấp từng mẫu.
* Gấp quạt.
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: Gấp đôi hình để lấy đường đấu giữa, buộc len vào phần giữa, phết hồ gián lên nếp gấp ngoài cùng.
- Bước 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để hai phần đã phết hồ dính sát vào nhau, mở ra được chiếc quạt.
* Gấp ví:
Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
Bước 2: Gấp 2 mép ví.
Bước 3: Gấp ví.
* Gấp mũ ca nô:
- Gấp đôi hình vuông theo đường dấu.
- Gấp từ góc giấy bên phải phía trên xuống, góc giấy bên phải phía dưới.
- Gấp đôi tờ giấy để lấy đườn dấu giữa, sau đó gấp một phần cạnh bên phải vào.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự.
- Lấy một lớp của phần trên gấp lộn vào trong.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự ta được mũ ca nô.
- Mỗi mẫu gọi 1 HS lên thực hiện thao tác gấp và nêu quy trình.
III. Thực hành:
- Cho HS thực hành lần lượt từng mẫu.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh lúng túng.
IV: Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét thái độ học tập của, sự chuẩn bị và kỹ năng gấp của HS.
- Dặn dò ôn tập thêm ở nhà.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 96:
Học vần
Oat - oăt
A. Mục tiêu: 
- HS nhận biết cấu tạo của vần oat và vần oăt, so sánh chúng với nhau và với những vần khác đã học.
- Đọc, viết được: Oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt.
- Đọc đúng các từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Phim hoạt hình.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về các con vật, đồ dùng trong nhà.
- Trảnh ảnh về độ đoạt cúp bóng đá, vận động viên đang nhận giải thưởng.
- Tranh ảnh về con đường có chỗ ngoặt.
- Vật thể: Cái quạt giấy, quả khô đã quắt lại.
- Phiếu từ có chứa các vần oat, oăt.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết: Khoang tay, mới toanh.
- 2 HS lên bảng viết.
- Yêu cầu HS đọc từ, câu ứng dụng.
- Một vài HS lên bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Học vần.
Oat:
a. Nhận diện vần.
- Ghi bảng vần oat và hỏi.
- Vần oat gồm những âm nào gép lại?
- Vần oat có 3 âm ghép lai đó là âm o, a, t.
- Hãy phân tích vần oat?
- Vần oat có âm o đứng đầu và âm a đứng giữa và vần t đứng sau.
- Hãy so sánh vần oat với oach.
Giống: Bắt đầu bằng oa.
Khác: oat kết thúc bằng t.
Oach kết thúc bằng ch.
- Oat đánh vần như thế nào?
- O - ă - tờ - oát.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
b. Tiếng từ khoá.
- Yêu cầu HS ghép vần oat.
- Muốn có tiếng hoạt ta phải thêm những gì?
- Thêm âm h trước vần oat đứng sau, dấu nặng dưới ă.
- Giáo viên ghi bảng hoạt.
- HS sử dụng bộ đồ để ghép.
- Hãy phân tích tiếng hoạt?
- Tiếng hoạt có âm h đứng trước vần oát đứng sau, dấu nặng dưới ă.
- Tiếng hoạt đánh vần NTN?
- Hờ - oat - hoat - nặng - hoạt.
- HS đánh vần, đọc trơn CN, nhóm, lớp.
- Cho HS sinh xem đoạn băng hoạt hình và hỏi:
- Chúng ta xem gì?
- Xem phim hoạt hình.
- GV ghi bảng hoạt hình.
- HS đọc trơn, CN, nhóm, lớp.
- GV chỉ theo và không theo thứ tự: Oat, hoạt, hoạt hình cho HS đọc.
c. Viết:
- Giáo viên hướng dẫn viết mẫu.
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa.
Oắt:
- Cấu tạo: Vần oắt gồm 3 âm ghép lại là o, ă, t.
- So sánh oắt với oát.
Giống: Bắt đầu bằng o kết thúc = t.
Khác: Oắt có ă ở giữa.
 Oát có a ở giữa.
- Đánh vần: o - á - tờ - oắt.
 Chờ - oắt - choắt - sắc - choắt.
 Loắt choắt.
- Đọc trơn: oắt - choắt- loắt choắt.
- Viết: Lưu ý nét nối giữa các con chữ, khoảng cách dấu.
- HS thực hành theo HD.
d. Đọc từ và câu ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần và phân tích tiếng có vần.
- HS tìm, 1 HS lên bảng kẻ chân tiếng có vần.
- GV đọc mẫu giải nghĩa từ.
- 1 vài em đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc lại.
- HS đọc đồng thanh.
+ GV nhận xét tiết học.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Luyện đọc bài vừa học.
- GV chỉ TT và không theo TT cho HS đọc.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
+ Luyện đọc câu ứng dụng.
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi.
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh vẽ các con vật trong rừng, hổ sóc.
- Con gì đang leo trèo trên cây?
- HS chỉ sóc.
GV: Sóc là 1 con thú nhỏ rất nhanh nhẹn có đuôi dài đẹp.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- HS đọc trơn CN, nhóm lớp.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần.
- HS tìm: Hoạt.
b. Luyện viết.
- GVHD viết vần oát oắt , loắt choắt.
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
- HS viết bài theo mẫu.
- GV theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
c. Luyện nói theo chủ đề,
- Các em có thích xem phim hoạt hình không?
- Có ạ!
- Hãy kể những gì mà em biết về phim hoạt hình cho cả lớp nghe.
- HS thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu của giáo viên.
+ Gợi ý:
- Em đã xem những bộ phim hoạt hình nào?
- Em biết những nhân vật nào trong phim hoạt hình?
- Em thất những nhân vật trong phim hoạt hình như thế nào?
- Gọi HS lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét khuyến khích học sinh.
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS đọc lại bài.
- 2 HS lần lượt đọc trong SGK.
- Ôn lại bài.
Tiết 83:
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
Giúp HS: 	- Rèn luyện kỹ năng so sánh các số.
- Rèn kỹ năng công trừ (không nhơ) trong phạm vi 20.
- Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: Đồ dùng phục vụ luyện tập.
HS: SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
- 2 HS lên bảng làm.
12 + 3 14 + 5
+
+
-
-
12 15 14 19
15 - 3 19 - 5
3 3 5 5
15 12 19 14
- Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
	- 
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Điền số vào giữa mỗi vạch của tia số.
Lưu ý HS: Tia số trên từ số 1 đến số 8.
- Tia số dưới từ 10 đến 20.
- GV vẽ hai tia số lên bảng.
- HS làm trong sách, 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
- HS dưới lớp nhận xét kết quả.
Bài 2, 3:
- Cho HS nêu yêu cầu.
HD: 
- Muốn tìm số liền sau của một số tà làm như thế nào?
- Đếm thêm (cộng thêm 1)
- Muốn tìm một số liền trước ta làm như thế nào?
- Bớt đi (trừ đi 1)
GV: Các em có thể dùng cách thuận tiện nhất để tìm số liền trước, liền sau như các bạn vừa nói, các em có thể dựa vào tia số của bài tập 1 để trả lời tranh.
VD: Số liền sau của 0 là mấy? (là 1).
Thế còn số liền trước của 5 là mấy?
- HS làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét cho điểm.
- HS khác nhận xét.
Bài 4:
- Bài yêu cầu gì?
- Tính.
- Cho HS nêu cách làm?
- Thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS làm và lên bảng chữa.
11 + 2 + 3 = 16
12 + 3 + 4 = 19
- GV nhận xét kết quả và chữa bài.
- Cho HS làm bài và vở.
- HS làm bài theo HD.
- Giáo viên kiểm tra 1 số em.
+
-
12 19
 3 5
 15 14
4. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu HS tìm số liền trước.
- Yêu cầu HS nhẩm nhanh phép tính.
- Nhận xét chung giờ học.
Tiết 21:
Tự nhiên xã hội
Ôn tập Xã hội
A. Mục tiêu:
	Giúp HS biết:
	- Hệ thống hoá kiến thức về XH đã học.
	- Kể với bạn bè về gia đình, lớp học và cuộc sống xung quanh.
	- Yêu quý gia đình bạn bè và nơi các em đang sinh sống.
	- Có ý thức giữ cho nhà ở lớp học và nơi các em sống sạch đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Sưu tầm về tranh ảnh về chủ đề xã hội.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
H: Hãy nói quy định của người đi bộ trên đường?
- Khi đi bộ ở trên Thành Phố em đi trên vỉa hè, sang đường khi có đèn xanh và đi trên phần đường có vạch quy định. ở những nơi chưa có vỉa hè thì em đi sát lề bên tay phải của mình.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
II. Ôn tập:
- Tổ chức cho học sinh thi hái hoa dân chủ.
- Giáo viên để 1 cây hoa có các câu hỏi và 1 cây hoa treo các phần thưởng.
- Gọi HS lên hái hoa.
- HS xung phong lên hái hoa.
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi ở trong hoa mà mình hái được.
- HS hái hoa trước được trả lời trứơc.
- HD HS đến hết câu hỏi.
- HS thực hiện theo HD.
- Xen lẫn các tíêt mục văn nghệ.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đan xen vào chương trình hái hoa.
- Nội dung các câu hỏi như sau:
H: Gia đình em có mấy người? Hãy kể về sinh hoạt của gia đình em?
- HS trả lời lưu loát được cả lớp vỗ tay sẽ được hái 1 phần thưởng.
- Em đang sống ở đâu? Hãy kể về nơi em đang sống?
H: Hãy kể về những công việc hàng ngày em làm giúp bố mẹ?
H: Em thích nhất giờ học nào? Hãy kể cho các bạn nghe?
H:Trên đường đi học em phải chú ý gì?
H: Hãy kể về những gì bạn thấy trên đường đến trường?
H: Kể về một ngày của bạn?
III- Củng cố - dặn dò:
- Tuyên dương những học sinh được hái phần thưởng.
- Nhắc nhở những em chưa cố gắng.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ năm ngày 02 tháng 02 năm 2007.
Tiết 21
Âm nhạc
vẽ mầu vào hình vẽ phong cảnh
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về cách vẽ mầu.
2. Kỹ năng: Biết vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh ở miền núi theo ý thích.
3. Giáo dục: Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước, con người.
B. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:	- Một số tranh, ảnh phong cảnh,
	- Một số tranh ảnh của HS năm trước.
Học sinh:	- Vở tập vẽ 1
	- Màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS đặt đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra.
- GV nêu nhận xét sau kiểm tra.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu tranh ảnh.
- Cho HS xem tranh ảnh đã chuẩn bị.
- HS quan sát tranh.
- Đây là cảnh gì?
- Cảnh phố, cảnh biển.
- Phong cảnh có những hình ảnh nào?
- Tranh phong cảnh có đường sá, nhà cửa, đồng ruộng, cây cối.
- Màu sắc chính trong phong cảnh là gì?
- HS nêu.
GV: Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh đường phố, cảnh đồng quê, đồi núi.
2. Hướng dẫn HS vẽ màu.
- Treo hình 3 lên bảng.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
- Tranh vẽ có những hình gì?
- Dãy núi, ngôi nhà, cây, 2 người đang đi.
+ Gợi ý cách vẽ màu.
- Vẽ mầu theo yêu thích.
- Chọn màu khác nhau để vẽ vào hình.
- Nên vẽ màu chỗ đậm, chỗ nhạt.
- HS chú ý nắng nghe.
3. Thực hành.
- Cho HS tự chọn màu và vẽ màu vào hình có sẵn.
- HS thực hành vẽ màu.
+ Gợi ý:
- Dựa vào hình có sẵn tìm màu để vẽ sang hình bên cạnh.
- Vẽ màu toàn bộ các hình ở bức tranh.
- HS thực hành theo mẫu.
+ GV theo dõi uốn nắn cho HS yếu.
4. Củng cố dặn dò:
- Gợi ý cho HS nhận xét về cách vẽ mầu.
- Cho HS tìm ra một số bài vẽ đẹp theo ý thích của mình.
- HS quan sát nhận xét.
Dặn dò:
Quan sát các vật nuôi tronh nhà về hình dáng, các bộ phận và màu sắc.
- HS ghi nhớ.
Bài 97
Học vần
ôn tập
A. Mục tiêu:
	- Học sinh đọc đúng các vần: oe, oa, oai, oay, oan, oăn, oang, oăng, oanh, oách, oát, oắt đã học từ bài 91 đến bài 96 và các từ chứa các vần nói trên.
	- Biết ghép các vần nói trên với các âm và tranh đã học để tạo thành tiếng, từ.
	- Biết đọc đúng các từ và câu có chứa các vần trong bài.
	- Nghe câu chuyện "Chú gà trống khôn ngoan" nhớ được tên các nhân vật chính, nhớ được các tình tiết chính của câu chuyện được gợi ý bằng các tranh minh hoạ.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh minh hoạ các phiếu từ, từ bài 91 đến bài 96.
	- Bảng ôn trong SGK.
	- Tranh minh họa truyện kể "Chú gà trống khôn ngoan".
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. kiểm tra bài cũ:
1. Giới thiệu bài.
2.Ôn bài.
a. Đọc vần:
- Cho học sinh đọc các vần trên bảng theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Học sinh đọc CN, nhóm, lớp.
- Gọi học sinh lên chỉ vần theo lời đọc của giáo viên.
- Học sinh lần lượt lên chỉ.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
b. Ghép vần.
- Yêu cầu HS đọc các âm ở cột dọc thứ nhất.
- 1HS đọc 0.
- Hãy đọc các âm ở cột thứ hai.
- HS đọc: a, e, i 
- Hãy ghép các âm ở các cột để tạo thành vần đã học.
- HS lần lượt ghép vần.
- HS đọc lại vần vừa ghép.
- HS đọc cá nhân, lớp nhóm.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
c. Đọc câu ứng dung.
? Bạn nào có thể đọc được từ ứng dụng trong bài.
- 1-2 HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc lại
- HS đọc cá nhân, lớp nhóm.
- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần ôn tập trong bài.
- HS ghạch chân tiếng có vần ôn tập trong bài.
- GV giải nghĩa từ ứng dụng.
d. Đọc viết từ ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS viết các từ ứng dụng.
- HS tập viết trên bảng con.
Ngoan ngoãn, khai hoang.
- 2 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét chỉnh sửa cho HS.
+ Trò chơi: HS tìn tiếng có vần vừa ôn tập.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- GV nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện đọc.
a. Luyện đọc.
+ Đọc lại bài tiết 1.
- HS đọc cá nhân, lớp nhóm.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng.
- GV treo tranh và hỏi.
- Tranh vẽ hoa đào hoa mai.
? Tranh vẽ gì.
GV: Đoạn thơ ứng dụng nói về vẻ đẹp của hai loại hoa này. Cả lớp nghe cô đọc mẫu.
- HS đọc cá nhân, lớp nhóm.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần trong đoạn thơ.
- HS tìm gạch chân chữ hoa.
b. Luyện viết.
- Hướng dẫn học sinh viết các từ khai hoang, ngoan ngoãn vào vở tập viết.
? Khi viết bảng em cần chú ý gì?
- Ngồi ngay ngắn lưng thẳng, không tì ngực vào bàn.
+ Lưu ý học sinh nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh.
- HS tập viết trong vở.
- GV theo dõi và uốn lắn HS yếu.
c. Kể chuyện: Chú gà trống khôn ngoan.
- GV kể mẫu 2 lần theo tranh.
- HS chú ý nghe.
Đoạn 1: Con cáo nhìn lên cây và thấy gì?
Đoạn 2: Con cáo đã nói gì với gà trống?
Đoạn 3: Gà trống đã nói gì với cáo?
Đoạn 4: Nghe gà trống nói xong, cáo đã làm gì?
? Vì sao cáo lại như vậy.
- HS kể lại câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý học sinh.
- GV theo dõi và HD thêm HS còn lúng túng.
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS nhắc lại vần đã ôn và đọc các từ trong trò chơi.
- HS thực hiện theo HD.
- GV nhận xét giờ học.
- Ôn lại bài đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng.
- HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc