Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Nguyễn Ngọc Khương

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Nhận biết được các dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.

 - Đọc được: bẻ, bẹ.

 - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

 - GDBVMT: Hổ là loài thú quý và hiếm cần bảo vệ, nhưng chúng ta không được đến gần nó.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

 - Giấy ô li phóng to.

 - Các vật tựa như hình dấu ?, .

 - Tranh minh hoạ các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.

 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ bắp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. Bài kiểm:

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 1531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Nguyễn Ngọc Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép chữ và đọc tiếng.
 - GV dùng bảng cài để dạy.
 - GV: Khi thêm dấu ? vào tiếng be ta được tiếng bẻ.
 - GV hướng dẫn HS ghép tiếng bẻ. Dấu ? được đặt bên trên con chữ e.
 - GV phát âm mẫu tiếng bẻ. HS (CN- ĐT).
 - GV hướng dẫn HS ghép tiếng bẹ. Dấu . được đặt bên dưới chữ e.
 - GV phát âm mẫu tiếng bẹ . HS (CN- ĐT).
 c/ Luyện viết bảng con.
 - GV hướng dẫn HS viết dấu thanh( đứng riêng)
 HS viết dấu (?), dấu (.).
 - GV hướng dẫn viết chữ ghi tiếng có dấu thanh vừa học: bẻ, bẹ.
 TIẾT 2 
 d/ Luyện tập.
* Luyện đọc.
 HS lần lượt phát âm: bẻ, bẹ (CN- ĐT) 
* Luyện viết vào vở Tập viết. 
 HS tập tô bẻ, bẹ trong vở Tập viết. 
 * Luyện nói.
 - Nội dung Luyện nói là bẻ. 
 - GV cho HS quan sát từng bức tranh, gợi ý cho HS trả lời
 Tranh 1: Mẹ đang bẻ cổ áo cho bé trước khi đi học.
 Tranh 2: Bác nông dân đang bẻ bắp.
 Tranh 3: Bạn gái bẻ bánh đa chia cho các bạn.
* Trò chơi: Ghép dấu thanh /, ?, . vào tiếng be.
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV cho HS đọc bài trong SGK.
 - HS tìm tiếng có dấu thanh vừa học.
 - NX- DD.
TOÁN
 Tiết 5. LUYỆN TẬP.
 I/ MỤC TIÊU.
 - Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Ghép các hình đã biết thành hình mới.
 - HS làm được bài 1, bài 2.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
 - Một số hình vuông, hình tam giác, hình tròn bằng bìa.
 - Que diêm.
 - Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
 1.Bài kiểm:
 GV yêu cầu HS gọi tên một số vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
 2.Dạy bài mới.
 * Giới thiệu bài: Luyện tập.
 * Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành.
 - Bài 1: GV cho HS tô màu vào các hình (cùng hình dạng thì cùng một màu).
 HS yếu GV cho chỉ các hình nào giống nhau trước khi tô màu.
 - Bài 2: Thực hành ghép hình.
 + GV hướng dẫn HS dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành một hình mới.
 + Cho HS dùng các hình vuông và hình tam giác để lần lượt ghép thành hình a, hình b, hình c.
 HS thực hành ghép hình. 
 GV cho HS dùng các que tính để xếp thành hình vuông, hình tam giác.
 * GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 * Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
 Trò chơi
 GV cho HS thi đua tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác trong các đồ vật trong phòng học, ở nhà
 HS nào nêu nhiều vật nhất là đúng sẽ được khen.
 - NX-DD
.
Ngày dạỵ: Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2010
HỌC VẦN
 Bài 5: \ ~ ( 2 tiết) 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã. 
 - Đọc được: bè, bẽ .
 - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
 - GDBVMT (Luyện nói): Bè được thả trên mặt nước, bè có ích cho cuộc sống con người.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 - Bảng có kẻ ô li.
 - Các vật tựa như hình dấu \ ~
 - Tranh minh hoạ các tiếng:dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, võng.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: bè.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Bài kiểm: 
 - Cho HS viết dấu ? . và đọc tiếng bẻ, bẹ.
 - 3HS lên bảng chỉ các dấu ? . trong các tiếng: củ cải , nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo.
 2. Dạy bài mới: 
 TIẾT 1
 a/ Giới thiệu bài:
 Dấu huyền (\) ; dấu ngã (~)
 b/ Dạy dấu thanh.
 - GV viết lên bảng dấu \ và dấu ~.
 - GV viết lại dấu \ và nói: dấu huyền là một nét sổ nghiêng trái
 - GV cho HS sử dụng bộ chữ cái và yêu cầu HS lấy dấu \.
 - Dấu \ giống cái gì? (Giống cái thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng, )
 - GV viết lại dấu ~ và nói: Dấu ngã là một nét móc có đuôi đi lên.
 - HS sử dụng bộ chữ cái và lấy dấu ~
 * Ghép chữ và đọc tiếng.
 - GV: Khi thêm dấu huyền vào be, ta được tiếng bè .
 - GV hướng dẫn HS ghép tiếng bè( Dấu huyền đặt trên con chữ e)
 - GV phát âm mẫu tiếng bè. HS đọc theo(CN- ĐT)
 - GV Khi thêm dấu ngã vào be, ta được tiếng bẽ.
 - GV hướng dẫn HS ghép tiếng bẽ (Dấu ngã đặt trên con chữ e)
 - GV phát âm mẫu tiếng bẽ. HS đọc theo (CN- ĐT)
 c/ Luyện viết vào bảng con:
 - GV hướng dẫn HS ghép dấu thanh( đứng riêng).
 HS viết bảng con dấu \ ~
 - GV hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học: bè, bẽ
 TIẾT 2
 d/ Luyện tập.
 * Luyện đọc.
 HS lần lượt phát âm tiếng: bè, bẽ.
 * Luyện viết vào vở Tập viết.
 HS tập tô bè , bẽ trong vở tập viết.
 * Luyện nói.
 Chủ đề: bè.
 - GV treo tranh phần luyện nói để HS quan sát vào thảo luận, trả lời.
 ( Tranh vẽ bè. Bè đi dưới nước.) 
 - GV: Thuyền và bè khác nhau như thế nào? ( Thuyền có khoang chứa người hoặc hàng hóa.; Bè không có khoang chứa và trôi bằng sức nước là chính).
 GDBVMT
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV cho HS đọc bài SGK.
 - HS thi đua tìm tiếng có dấu thanh vừa học.
 - NX-DD.
 ______________________________
TOÁN
 Tiết 6. CÁC SỐ 1, 2, 3
 I/ MỤC TIÊU.
 - Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự của các số 1, 2, 3.
 - HS làm được bài 1, bài 2, bài 3.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại.
 - 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1, 2, 3.
 - 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1.Bài kiểm:
 Yêu cầu HS tô màu vào các hình tam giác.
 2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài.
 GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và viết tựa bài lên bảng. Cho 1 HS nhắc lại.
 * Hoạt động 1: Giới thiệu từng số 1, 2, 3.
 a/ Giới thiệu số 1.
 - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một phần tử. Chẳng hạn: một bạn gái, một con chim, một chấm tròn
 - Bước 2: GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1.
 GV hướng dẫn HS quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, HS chỉ vào từng chữ số và đều đọc là một.
 b/ Giới thiệu số 2, số 3 (tương tự như giới thiệu số 1.)
 -GV hướng dẫn HS chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm từ 1 đến 3 rồi đọc ngược lại.
 * Hoạt động 2: Thực hành.
 - Bài 1:GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 1, một dòng số 2, một dòng số 3 bằng bút chì (HS yếu viết ½ số dòng)
 - Bài 2:GV tập HS nêu yêu cầu bài tập rồi làm bài và chữa bài.
 HS viết ngay số lượng đối tượng trong mỗi tranh vẽ.
 - Bài 3: GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài tập theo từng cụm hình vẽ. Cho HS làm bài rồi chữa bài.
 Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp.
 * GV giúp đỡ HS yếu.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 - GV hướng dẫn HS chơi: “Nhận biết ra số lượng nhanh.”
 GV giơ tờ bìa có vẽ một (hoặc 2, 3) chấm tròn, HS thi đua giơ các tờ bìa có số tương ứng.
 - NX-DD.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Tiết 2. CHÚNG TA ĐANG LỚN
I/ MỤC TIÊU.
 - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
 - HS khá giỏi nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
 - GDBVMT: Các em cần ăn, uống điều độ; giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 - Các hình trong bài 2 SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
 1. Bài kiểm:Cơ thể chúng ta.
 Gọi 3 HS kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
 2. Dạy bài mới:
 * Khởi động: Trò chơi vật tay.
 GV yêu cầu HS chơi theo nhóm.(4 HS là 1 nhóm).
 Kết luận: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có emcao hơn, có em thấp hơn, hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng em trả lời.
 * Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
 - Bước 1: Làm việc theo cặp.
 + GV hướng dẫn: 2 HS cùng quan sát các hình ở tr.6 SGK và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong từng hình.
 Dựa vào hướng dẫn của GV, từng cặp HS làm việc với nhau.
 - Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 HS lên trước lớp nói những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm. Bổ sung.
 Kết luận: SGV tr.24.
 * Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ.
 - Bước 1: 4HS chia làm 2 cặp. Từng cặp đứng áp lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. Cũng tương tự với những cặp khác (béo, gầy).
 - Bước 2: GV đưa ra câu hỏi HS suy nghĩ cá nhân.
 Kết luận: SGV tr.25.
 * Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm.
 Trưng bày trước lớp bức vẽ nào đẹp.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 GDBVMT
 - Các em có cùng một tuổi nhưng cơ thể của các em có giống nhau không?
 - Làm thế nào để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn?
Ngày dạỵ: Thứ tư, ngày 1 tháng 9 năm 2010
HỌC VẦN
 Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. (2 tiết)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Nhận biết được âm, chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc/ dấu hỏi/ dấu nặng/ dấu huyền/ dấu ngã.
 - Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
 - Tô được e, b, bé và các dấu thanh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 - Bảng ôn: b, e, be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
 - Các miếng bìa có ghi từ: e, be be, bè, bé, be bé. 
 - Sợi dây đã kết lại thành các chữ e vàb. 
 - Các vật tựa như hình dấu thanh.
 - Tranh minh hoạ các tiếng: bé, bè, bẻ, bẹ.
 - Tranh minh hoạ: be bắp.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Các đối lập về dấu thanh: dê/ dế; dưa/ dừa; cỏ/ cọ; vó/ võ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Bài kiểm:
 - GV cho HS viết dấu \ , ~ và đọc tiếng bè, bẽ
 - 3HS lên bảng chỉ các dấu \ , ~ trong các tiếng : ngã, hè, bè, kẽ, vẽ
 2.Dạy bài mới:
 TIẾT 1
 a/ Giới thiệu bài.
 - GV viết các chữ, âm, dấu thanh, các tiếng, từ do HS đưa ra ở một bên góc bảng. Sau đó GV trình bày các hình minh hoạ trang 14 lên bảng.HS soát lại và bổ sung.
 - HS đọc lại các tiếng có trong minh hoạ ở đầu bài 6.
 b/ Ôn tập
 - GV gắn mẫu b, e, be lên bảng lớp.
 - HS thảo luận nhóm và đọc, GV sửa phát âm.
 - GV gắn bảng mẫu be và các dấu thanh lên bảng.
 - HS thảo luận nhóm và đọc . GV sửa phát âm .
 - GV choHS tự đọc các từ dưới bảng ôn.( CN- ĐT)
 - Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con.
 + GV viết mẫu lên bảng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. HS viết vào bảng con.
 + HS tập tô một số tiếng trong vở Tập viết.
 TIẾT 2
 c/ Luyện tập.
 * Luyện đọc.
 HS nhắc lại bài ôn ở tiết 1.
 - HS đọc các tiếng vừa ôn ở tiết 1(CN-ĐT)
 Nhìn tranh phát biểu.
 - GV giới thiệu tranh: be bắp.
 - HS quan sát phát biểu ý kiến.
 - HS đọc: be bắp.
 d/ Luyện viết 
 HS tập tô các tiếng còn lại trong vở Tập viết.
 e/ Luyện nói.
 - HS quan sát các tranh và phát biểu.
 - GV hướng dẫn HS nhìn vànhận xét các cặp tranh theo chiều dọc.
 - HS họp nhóm và nhận xét.
 - Phát biểu nội dung luyện nói.
 + Em thích tranh nào? Tại sao?
 + Trong các bức tranh, bức nào vẽ người? Người này đang làm gì?
 GDBVMT
 3. Củng cố, dặn dò.
 - HSđọc bài trong SGK.
 - HS tìm chữ và các dấu thanh, các tiếng vừa học.
 - NX-DD.
 ____________________________________
TOÁN
 Tiết 7. LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU.
- Nhận biết số lượng 1, 2, 3; biết đọc, viết, đếm các số 1, 2,3.
- HS làm được bài 1, bài 2.
- HS giỏi làm thêm bài 3, bài 4.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
 - SGK và một số tranh minh hoạ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
 1. Bài kiểm:
 HS viết bảng chữ số 1, 2, 3. Đếm số từ 1 đến 3; từ 3 đến 1.
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Luyện tập.
 * Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
 - Bài 1: GV hướng dẫn HS cách làm. HS làm bài, kiểm tra kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
 Chẳng hạn: Có hai hình vuông, viết số 2; ba hình tam giác, viết số 3; một cái nhà , viết số 1;
 - Bài 2: Số?
 GV nêu yêu cầu bài rồi hướng dẫn HS cách làm bài.
 HS làm bài xong, đọc từng dãy số xuôi, ngược. (HS yếu đọc dãy số xuôi)
 - Bài 3: (HS khá)Số?
 GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
 + Tập cho HS chỉ vào từng nhóm hình vuông trên hình vẽ và nêu: “Hai và một là ba”, “Một và hai là ba.”
 - Bài 4: (HS giỏi)Viết số 1,2,3
 + HS viết số theo thứ tự có trong bài tập.
 + HS đọc kết quả viết số.
 * Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
 - Củng cố bài học: ChoHS đếm 1, 2, 3 và 3, 2, 1.
 - HS viết số 1, 2, 3 vào bảng.
 - NX-DD.
Ngày dạỵ: Thứ năm, ngày 2 tháng 9 năm 2010
HỌC VẦN
 Bài 7: ê - v (2 tiết)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Đọc được: ê, v, bê, ve; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ê, v, bê, ve ( viết được ½ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một)
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bế bé.
 - HS khá giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
 - GDBVMT(Từ khóa: bê) 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
 - Tranh minh hoạ các từ khố: bê, ve.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé vẽ bê, phần luyện nói bế bé.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
 1. Bài kiểm:
 - 3HS đọc và viết 2 trong 6 tiếng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
 - 1HS đọc từ ứng dụng: be bé.
 2. Dạy bài mới :
 TIẾT 1
 a/ Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu qua tranh vẽ.
 GDBVMT bê là con vật có ích cần được bảo vệ. 
 GV viết bảng ê– v
 HS đọc theo GV: ê- bê, v- ve.
 b/ Dạy chữ ghi âm:
* Âm ê.
 - GV viết lại chữ ê: chữ êgiống chữ e và thêm dấu mũ ở trên.
 - HS so sánh: ê và e (Giống: nét thắt; Khác: dấu mũ ở trên e)
 - GV phát âm mẫu ê. HS (CN- ĐT)
 - GV viết lên bảng bê và đọc. HS đọc (CN-ĐT)
 - HS trả lời: Tiếng bê có b đứng trước ê đứng sau.
 - GV đánh vần: bờ- ê- bê. HS (CN-ĐT).
 - HS đọc trơn (CN-ĐT)
 * Âm v ( Quy trình tương tự).
 c/ Luyện viết vào bảng con.
 - ê- bê.
 - v- ve
 TIẾT 2
 d/ Luyện tập.
 * Luyện đọc. 
 - HS đọc ê- bê; e- ve.
 - HS đọc từ, tiếng ứng dụng(CN-ĐT).
 - HS thảo luận nhóm tranh câu ứng dụng.
 - GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc ( CN-ĐT)
 * Luyện viết vào vở Tập viết
 - HS viết ê, v, bê, ve.
 * Luyện nói theo chủ đề : bế bé
 GV gợi ý câu hỏi cho HS trả lời.
 3. Củng cố, dặn dò.
 - GV cho HS đọc bài trong SGK.
 - HS tìm tiếng có âm ê, v vừa học.
 - NX-DD .
 _______________________________
TOÁN
 Tiết 8. CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5
 I/ MỤC TIÊU.
 - Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5; biết đọc, viết các số 4, số 5; đếm được các số từ 1 đến 5 và đọc theo thứ tự ngược lại từ 5 đến 1; biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5.
 - HS làm được bài 1, bài 2, bài 3.
 - HS giỏi làm thêm bài 4.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 viết trên một tờ bìa.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
 1. Bài kiểm: 
 HS đếm từ 1 đến 3; đọc số từ 3 đến 1.
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu trực tiếp 1, 2, 3, 4, 5.
 * Hoạt động 1:Giới thiệu số 4, và chữ số 4.
 - GV yêu cầu HS diền số thích hợp vào ô trống ở dòng đầu tiên tr. 14 SGK.
 - GV giới thiệu từng tranh vẽ, nêu câu hỏi: Có 4 bạn; 4 chiếc bàn; 4 chấm tròn;
 - GV yêu cầu HS lấy 4 que tính, 4 hình tam giác, 4 hình vuông
 - GV giới thiệu số 4 in, số 4 viết. GV viết mẫu. HS viết vào SGK (HS yếu viết ½ số dòng)
 * Hoạt động 2: Giới thiệu số 5 và chữ số 5.
 (Dạy tương tự chữ số 4)
 * Hoạt động 3: Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 4, 5.
 GV yêu cầu HS quan sát các cột hình vuông, cụm bên trái trước . Gợi ý HS trả lời.
 Tương tự với cụm bên phải.
 * Hoạt động 4: Thực hành.
 - Bài 1: GV hướng dẫn HS viết số vào trong SGK.
 - Bài 2: HS thực hành nhận biết số lượng.
 GV giúp HS yếu nhận biết đúng số lượng.
 - Bài 3: HS điền số còn thiếu vào ô trống.
 - Bài 4: (HS giỏi) HS thi đua nối nhóm có một số đồ vật với nhóm có số chấm tròn tương ứng rồi nối với số tương ứng.
 * Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
 - HS viết số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng con.
 - HS đếm từ 1 đến 5; từ 5 đến 1.
 - NX-DD.
ĐẠO ĐỨC
 EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT. 
 (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
 - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
 - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
 - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
 HS khá giỏi :
 + Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
 + Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
 - GDBVMT: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 - Vở bài tập Đạo đức 1
 - Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như: “Trường em” (Nhạc và lời: Phạm Đức Lộc); “Đi đến trường” (Nhạc: Đức Bằng)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Bài kiểm: Em là học sinh lớp Một
 Vào lớp Một các em thấy như thế nào?
 2. Dạy bài mới:
 * Khởi động: HS hát tập thể bài: “đi dến trường”
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (BT 4)
 a/ GV yêu cầu HS quan sát các tranh BT 4 trong vở BT và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
 b/ HS kể chuyện trong nhóm.
 c/ GV mời 2 HS kể chuyện trước lớp.
 d/ GV kể lại, vừa kể vừa chỉ vào tranh.
 - Tranh 1: Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp Một. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.
 - Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón Mai và các bạn vào lớp.
 - Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bao nhiêu điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm tính nữa. Em sẽ tự đọc được truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết được thư cho bố khi bố đi công tác xa,  Mai sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
 - Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả bạn trai lẫn bạn gái. Giờ ra chơi em cùng các bạn chơi đùa ở sân trường thật là vui.
 - Tranh 5: Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui; Mai đã là học sinh lớp Một rồi!
 * Hoạt động 2: HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em”
 Kết luận chung: 
 - Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.
 - Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp Một.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
 - NX – DD.
Ngày dạỵ: Thứ sáu, ngày 3 tháng 9 năm 2010
TẬP VIẾT
 Tiết 1. TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
 - Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập một.
 - HS khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
 - Tập viết 1, Tập 1.
 - Bảng có sẵn các nét cơ bản.
 - Bảng con phấn.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1.Bài kiểm: GV kiểm tra vở Tập viết của HS.
 2.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Tô các nét cơ bản.
b/ GV đọc tên các nét cơ bản. HS đọc( CN-ĐT)
 - GV viết mẫu các nét lên bảng. HS quan sát.
 - HS viết vào bảng con từng nét.
 c/ HS viết vào vở Tập viết. GV theo dõi uốn nắn.
 d/ GV chấm bài. Nhận xét, tuyên dương.
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV cho HS đọc lại các nét cơ bản.
 - NX-DD.
 ____________________________________
TẬP VIẾT
 Tiết 2. TẬP TÔ: e, b, bé.
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tô và viết được các chữ: e, b, bé theo vở Tập viết 1, tập một.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
- GV: chữ mẫu. 
- HS: vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Bài kiểm:
 - HS viết 1 số nét cơ bản vào bảng con.
 - GV nhận xét.
 2. Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài Tập viết chữ e, b, bé.
 b/ Hướng dẫn quan sát nhận xét.
 - GV đọc mẫu: e, b, bé. HS đọc (CN-ĐT).
 - GV gợi ý HS nhận xét chữ cao 1 đơn vị (e); 2 đơn vị rưỡi (b) và dấu thanh (/), khoảng cách.
 - GV đính chữ mẫu. HS quan sát.
 - HS viết bảng con: e, b, bé.
 c/ Hướng dẫn viết vào vở Tập viết.
 - GV hướng dẫn cách ngồi, để vở, cầm bút khi viết.
 - HS viết bài vào vở.
 d/ GV chấm bài viết của HS. Nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò.
 - HS đọc lại các chữ vừa viết. 
 - NX- DD.
THỦ CÔNG
 Tiết 2. XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT,HÌNH TAM GIÁC
 (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU
 - Biết cách xé, dán hình chữ nhật.
 - Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
 Với học sinh khéo tay:
 - Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
 - Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
 - Yêu quý sản phẩm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 + GV: 
 - Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật.
 - Giấy màu .
 - Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
 + HS:
 - Giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô.
 - Hồ dán, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Bài kiểm: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS . Nhận xét
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Xé, dán hình chữ nhật.
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 - GV cho HS xem bài mẫu và đặt câu hỏi. Gọi vài HS trả lời các vật có dạng hình chữ nhật.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
 a/ Vẽ và xé hình chữ nhật (không dạy xé, dán theo đúng ô).
 - GV lấy 1 tờ giấy thủ công màu, lật mặt sau, 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc