Giáo Án Lớp 1 - Tuần 19 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B

I) Mục tiêu:

 - Nhận biết được cấu tạo vần ăc –âc, tiếng mắc, gấc.

 - Nhận biết sự khác nhau giữa vần ăc, và âc để đọc viết đúng được các vần, từ: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

 - Đọc đúng từ ứng dụng:màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.

 - Viết đúng mẫu, đều nét đẹp.

II) Chuẩn bị:

1/ Giáo viên:

Tranh quả gấc, sách giáo khoa, bộ đồ dùng tiếng việt.

1. Học sinh:

Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .

III) Các hoạt động dạy và học:

 

doc 35 trang Người đăng honganh Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 19 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc lượng khoảng cách tiếng với tiếng.
 -nói được thành câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ?
 -Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ?
 - Rèn chữ để rèn nết người.
Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
Sách giáo khoa .
 2.Học sinh: 
 Vở tập viết , sách giáo khoa .
Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2’
4’
1’
14’
9’
6’
4’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
 GV gọi HS đọc lại nội dung tiết 1.
 Nhận xét .
 3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : Chúng ta học tiết 2.
b.Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, câu ứng dụng phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa, bảng lớp.
* Cách tiến hành: 
 - Đọc lại vần, tiếng, từ mới học ở tiết 1.
 - Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa.
 - Tranh vẽ gì ?
 - Đọc câu dưới tranh.
 - Tìm tiếng có vần vừa học.
 - Cho học sinh đọc lại câu dưới tranh.
 - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh .
Hoạt động 2: Luyện viết
* Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ .
* Cách tiến hành: 
 - Nêu nội dung bài viết.
 - Nhắc lại tư thế ngồi viết.
 - Nhắc lại cách viết: uc, ưc, cần trục, lực sĩ
 - Giáo viên hướng dẫn viết.
 - Giáo viên thu vở chấm điểm.
 - Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyên nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ?
* Cách tiến hành: 
 - Cho học sinh nêu tên bài luyện nói.
 - Hai bạn cùng xem tranh và tìm hiểu nội dung.
 - Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa .
+Tranh vẽ gì?
+Con hãy chỉ, giới thiệu từng người và vật trong tranh ?
+Bác nông dân đang làm gì ?
+Con gà đang làm gì ?
+Đàn chim đang làm gì ?
+Mặt trời như thế nào ?
+Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy ?
+Tranh vẽ cảnh nông thôn hay thàn phố?...	
4. Củng cố -Dặn dò.
 - Đọc lại bài.
 - Tìm tiếng từ có chứa vần vừa học viết bảng.
 - Giáo dục học sinh luyện thói quen dậy đúng giờ để đi học 
 - Chuẩn bị bài vần ôc – uôc.
 - Nhận xét tiết học.
Lớp ngồi đẹp .
3HS đọc lại theo từng phần
- Học sinh đọc .
- Học sinh quan sát .
- Học sinh nêu: con gà trống.
- Học sinh đọc .
- Học sinh nêu : thức.
- 3 học sinh đọc lại.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh viết vở từng dòng theo hướng dẫn.
- Học sinh nộp vở.
- HS đọc : Ai thức dậy sớm nhất.
- Thảo luận 2 em .
- Học sinh quan sát .
- HS trả lời.
- Học sinh đọc.
- học sinh thi tìm.
Tiết 3
Môn : Thể dục
GV nhóm 2 dạy
........................................................................................
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : Mười ba, mười bốn , mười lăm
I. Mục tiêu : 
 * Giúp học sinh nhận biết :
 - Số 13 gồm một chục và 3 đơn vị 
 - Số 14 gồm một chục và 4 đơn vị
 - Số 15 gồm một chục và 5 đơn vị
 - Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số .
II. Chuẩn bị :
 + Các bó chục que tính và các que tính rời.
 + Bảng dạy toán .
III. Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
5’
1’
8’
4’
16’
4’
1. khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ :
 + Viết số 11, 12.
 + Đọc số 11, 12 
 + Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + Số 11 đứng liền sau số nào ? Số nào đứng liền sau số 11 ?
 + Nhận xét bài cũ .
 3.Bài mới : 
 a/ Giới thiệu bài : Tiết toán trước, các em đã học về các số 11, 12. tiết toán hôm nay cô cùng các em tìm hiểu những số mới tiếp theo qua bài: “ Mười ba, mười bốn, mười lăm”. GV ghi đầu bài lên bảng.
b Hoạt động 1: Giới thiệu số13,14, 15.
 * Mục tiêu : Học sinh đọc, viết được số 13, 14, 15 .Nắm được cấu tạo số 
 * Cách tiến hành: 
1- Giới thiệu số 13 : Giáo viên yêu cầu HS lấy 1 bó (là 1 chục ) que tính và 3 que tính rời để lên bàn.
 - GV cài bảng 1 bó và 3 que tính rời lên bảng .
- Hỏi học sinh: tất cả được bao nhiêu que tính ?
- Vì sao em biết?
- GV: Hai bạn đều nói đúng. Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô viết số 13( GV viết vào cột “ viết số” lên bảng). Cô viết số 13 từ trái sang phải với chữ số 1 đứng trước chỉ 1 chục và chữ số 3 ở bên phải chữ số 1 để chỉ 3 đơn vị ,số 13 có 2 chữ số .Cô đọc là “ mười ba” ( GV viết vào cột đọc số “ mười ba”)
- Gọi HS đọc( GV chỉ thước)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết số 13.
- Số 13 là số có mấy chữ số?
2- Giới thiệu số 14, 15 :
-( Tiến hành tương tự như số 13 )
- Lưu ý cách đọc “ mười lăm”, không đọc là “ mười năm”
b. Hoạt động 2 : Tập viết số .
* Mục tiêu : Học sinh Viết được số 13, 14, 15
* Cách tiến hành: 
Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con các số 13, 14, 15 và đọc lại các số đó.
* Lưu ý : Học sinh không được viết 2 chữ trong số quá xa hoặc quá sát vào nhau
 Hoạt động 3 : Thực hành 
* Mục tiêu : Làm được các bài tập trong SGK.
* Cách tiến hành: 
- Cho học sinh mở SGK .
Bài 1 : a) Học sinh tập viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn 
 b) Học sinh viết các số vào ô trống theo thứ tự tăng dần, giảm dần.
-Giáo viên sửa sai chung .
Bài 2 : Học sinh đếm ngôi sao ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống. 
-Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : Học sinh đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ rồi nối với số đó .
Giáo viên nhận xét chung .
Bài 4 : GV hướng dẫn.
-Học sinh viết các số theo thứ tự từ 0 đến 15 .
-Giáo viên củng cố lại tia số, thứ tự các số liền trước, liền sau .
4. Củng cố- dặn dò .
-Số 13 gồm có mấy chục, mấy đơn vị ? 
-Số 14 gồm có mấy chục, mấy đơn vị ? 
-Số 15 được viết như thế nào ? 
- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài tập đọc số , viết số.
- Chuẩn bị bài 16, 17 , 18 , 19 .
- Nhận xét tiết học.
- lớp hát.
(2 em lên bảng-Học sinh viết bảng con ).
+ HS đọc.
+ Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
+ Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
+ Số 11 đứng liền sau số 10. Số 12 đứng liền sau số 11.
- HS nhắc lại. Mười ba, mười bốn, mười lăm.
-Học sinh làm theo yêu cầu.
- Được tất cả 13 que tính .
- HS1: Vì 1 bó que tính và 3 que tính rời là mười ba que tính.
- HS2: Vì 10 que tính và 3 que tính rời là 13 que tính.
- HS đọc: mười ba.
- HS nhắc lại:Viết theo thứ tự từ trái sang phải bắt đầu là chữ số 1 rồi đến chữ số 3 ở bên phải chữ số 1.
- 13 là số có 2 chữ số.
- HS chú ý.
- HS viết vào bảng con .13,14,15.
-Học sinh mở SGK.
1/ HS nêu yêu cầu của bài: Viết số.
-Học sinh tự làm bài .
-3 học sinh lên bảng chữa bài:1 HS câu a, 2 HS câu b.
a/ Mười, mười một, mười hai, mười ba, mười bốn ,mười lăm.
 10, 11, 12 , 13, 14, 15
b/
10
11
12
13
14
15
15
14
13
12
11
10
2/ HS nêu yêu cầu của bài: Điền số thích hợp vào ô trống.
 13, 14 , 15
3/ HS nêu yêu cầu của bài: Nối mỗi tranh với một số thích hợp ( Theo mẫu)
-Học sinh tự làm bài .
-1 học sinh sửa bài trên bảng .
4/ HS nêu yêu cầu của bài: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
-Học sinh tự làm bài .
– 1 em chữa bài trên bảng.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
- HS trả lời.
Thứ tư , ngày 12 tháng 01 năm 2011
Phân môn : Học vần
Tiết 1
Bài: ôc- uôc
Mục tiêu:
 - Nhận biết được cấu tạo vần ôc, uôc, mộc, đuốc
 - Phân biệt sự khác nhau giữa các vần ôc, uôc để đọc viết đúng.
 - Biết ghép âm đứng trước với các vần ôc, uôc để tạo thành tiếng mới.
 - Đọc được các từ ứng dụng.
 - Viết đúng vần, đều nét đẹp, đọc trôi chảy tiếng từ có vần ôc – uôc.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
SGK, đôi guốc.
Học sinh: 
 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
2’
5’
1’
15’
6’
7’
4’
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ: vần uc – ưc 
 - Viết từ ứng dụng: máy xúc, lọ mực, nóng nực, cúc vạn thọ.
 - Đọc câu ứng dụng.
 - Nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta học bài vần ôc – uôc . Giáo viên ghi tựa bài.
b.Hoạt động1: Dạy vần ôc , uôc.
* Mục tiêu: Nhận diện được vần ôc, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ôc, uôc.
* Cách tiến hành: 
 + Nhận diện vần:
 - Giáo viên viết vần ôc .
 - Phân tích cho cô vần ôc.
 - So sánh vần ôc và ôt.
 - Lấy và ghép vần ôc ở bộ đồ dùng tiếng việt .
 + Phát âm và đánh vần:
 - GV phát âm mẫu: ôc
 - Vần ôc đánh vần như thế nào?
 - Cho HS đánh vần và đọc trơn.
 - Ghép thêm m và dấu nặng được tiếng gì ?
 - GV ghi bảng : mộc.
 - Phân tích cho cô tiếng vừa ghép.
 - Đánh vần tiếng mộc.
 - Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa.
 - Tranh vẽ gì ?
 - Rút ra từ khóa: thợ mộc.
 - Cho HS đọc lại toàn phần.
 - Giáo viên chỉnh sửa nhịp cho học sinh.
*Dạy vần uôc
* Mục tiêu: Nhận diện được vần uôc, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần uôc.
 - Quy trình tương tự như vần ôc.
- Viết: uôc, đuốc, ngọn đuốc
C.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết: 
* Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ các vần , tiếng :ôc mộc , uôc đuốc .
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết. 
 - Viết vần ôc: viết ô rê bút viết c.Cách 1 con chữ viết tiếng mộc : Viết m nhắc bút viết ôc và dấu nặng .
 Viết vần uôc : viết ulia bút viết o và nối nét viết c, cách 1 con chữ viết đuốc : viết đ lia bút viết vần uôc và dấu sắc .
 - Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh .
 d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
* Mục Tiêu : Đọc được các tiếng từ ứng dụng. Nhận diện được tiếng có chứa vần ôc, ươc.
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên đính bảng lần lượt từng từ: : con ốc, gốc cây , đôi guốc ,thuộc bài .
-GV gọi HS đọc , tìm tiếng có vần mới và nêu, GV gạch chân .
 -GV nhận xét khen và cho HS đọc theo dãy bàn , tổ , cả lớp ...
 -GV kết hợp giải thích từ . - Giải thích các từ :
Gốc cây: phần dưới cùng của cây trên mặt đất.
Đôi guốc: đồ dùng để đi nhưng khác dép, giày.
- Thuộc bài: là đã học kỹ,nhớ kỹ vào trong đầu, không cần nhìn sách vở nữa.
- GV yêu cầu HS : các con nghe cô đọc , đọc lại cho đúng .GV đọc mẫu các từ 
 - GV gọi 2-3 HS đọc lại.
Giáo viên chỉ các từ thứ tự và bất kỳ.
- GV nhận xét khen và cho lớp đọc
 - Giáo viên chỉ bảng thứ tự và bất kỳ.
 - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV hỏi : cô vừa dạy các con vần gì? Nhận xét và nói : Các con được học vần ôc ,uôc. bây giờ cô cho các con thi nhau tìm tiếng có vần ôc ,uôc nhé .
 - Giáo viên nhận xét khen HS tìm đúng và nêu thêm các tiếng : 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị SGK , vở tập viết để học tiết 2.
 - Hát múa chuyển tiết 2.	
- Lớp hát.
- HS đọc và viết theo yêu cầu.
- HS nhắc lại.
- Học sinh quan sát .
- Âm ô và âm c ghép lại .Âm ô đứng trước, âm c đứng sau.
+ Giống nhau: bắt đầu là âm ô.
+ Khác nhau: ôc kết thúc là âm c, ôt kết thúc là âm t.
- Học sinh thực hiện. 
- HS luyện phát âm.
- Học sinh đánh vần: ô-cờ -ôc.
( Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh)
- HS ghép và nêu tiếng : mộc.
- HS đọc trơn.
- m đứng trước vần ôc đứng sau, dấu nặng đặt dưới ô.
 - mờ-ôc-mốc-nặng-mộc.
 - Học sinh quan sát .
 - Học sinh nêu.
 - Học sinh đọc : thợ mộc.
 - HS đọc .
 - HS quan sát và viết vào bảng con:
 - Học sinh nêu : con ốc, gốc cây , đôi guốc, thuộc bài.
 - Học sinh nêu: ốc, gốc, giốc, thuộc.
 - Học sinh chú ý lắng nghe.
 - Học sinh đọc theo .
- HS đọc.
 HS trả lời ...
HS thi nhau tìm xung phong nêu .
Phân môn: Học vần
Tiết : 2
Bài: Vần ôc- uôc
 I Mục tiêu:
 - Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng:
Mái nhà của ốc
Tròn vo bên mình
Mái nhà của em
Nghiêng giàn gấc đỏ.
 - Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Tiêm chủng, uống thuốc.
 - Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc.
 - Rèn chữ để rèn nết người.
 II/ Chuẩn bị:
* Giáo viên: 
 Sách giáo khoa 
* Học sinh: 
 Vở tập viết , sách giáo khoa .
 III/ Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
14’
8’
6’
4’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
 GV gọi HS đọc lại nội dung tiết 1.
 Nhận xét .
 3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : Chúng ta học tiết 2.
b.Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa , bảng lớp. Đọc đúng câu ứng dụng.
* Cách tiến hành: 
 - Cho học sinh luyện đọc các vần vừa học ở , bảng lớp, sách giáo khoa ( Tiết 1)
 - Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa cho học sinh nhận xét .
 - Đọc câu dưới tranh.
 - Nêu tiếng có vần vừa học
 - Giáo viên đọc mẫu .
 - Giáo viên chỉnh sửa lỗi của học sinh .
Hoạt động 2: Luyện viết
* Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ .
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên yêu cầu HS nêu nội dung bài viết.
 - Cho học sinh nêu yêu cầu khi ngồi viết.
 - Giáo viên nêu cách viết và hướng dẫn.
 - Cho HS viết bài vào vở.
 - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở.
 - Thu 1 số vở chấm, nhận xét.
Hoạt động 3: Luyên nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc.
* Cách tiến hành: 
 - Cho học sinh nêu chủ đề luyện nói.
 - Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa .
 - Tranh vẽ gì?
 - Trong tranh bạn trai đang làm gì ?
 - Thái độ của bạn như thế nào ?
 - Con đã tiêm chủng, uống thuốc bao giờ chưa?
 - Khi nào ta phải uống thuốc ?
 - Tiêm chung, uống thuốc để làm gì ?
 - Trường con đã tổ chức tiêm chủng bao giớ chưa?
 - Hãy kể cho bạn nghe con đã tiêm chủng và uống thuốc ra sao.
4.Củng cố-Dặn dò.
 - Đọc lại toàn bài.
 - Trò chơi: kết bạn.
 - Nhận xét.
 - Về nhà đọc kỹ bài,viết bảng con, tìm tiếng có vần ôc, uôc.
 - Chuẩn bị bài vần iêc – ươc .
 - Nhận xét tiết học.
Lớp ngồi đẹp .
3HS đọc lại theo từng phần
 - Học sinh luyện đọc cá nhân .
 - Học sinh quan sát và nêu nhận xét .
 - Học sinh đọc .
 - Học sinh nêu :ốc.
 - 3 học sinh đọc lại.
 - Học sinh nêu : ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
 - Học sinh nêu. 
 - Học sinh quan sát.
 - HS viết bài vào vở.
 - HS nêu : Tiêm chủng , uống thuốc.
 - HS quan sát.
 - Học sinh nêu. ..
 - Học sinh đọc .
 - Học sinh tham gia trò chơi.
 - Học sinh tuyên dương.
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : Mười sáu , mười bảy, mười tám, mười chín
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh :
 - Nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19 ) gồm 1 chục và 1 số đơn vị ( 6, 7, 8, 9 )
 - Nhận biết mỗi số đó có 2 chữ số 
II. Chuẩn bị:
 + Các bó chục que tính và các que tính rời.
 + Bảng dạy toán 
III. Các hoạt động dạy- học :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
5’
1’
12’
20’
 5’
1. Khởi động:
2..Kiểm tra bài cũ :
 + Gọi học sinh lên bảng viết số 13, 14, 15 và đọc số đó (Học sinh viết bảng con )
 + Số liền sau số 12 là số mấy ? Số liền sau số 14 là số mấy ? Số liền trước số 15 là số mấy ?
 + Số 14 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Số 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + 1 học sinh lên bảng điền số vào tia số ( từ 0 đến 15 )
 + Nhận xét bài cũ . 
3.Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Các em đã được học đến số nào rồi?
 - Hôm nay , cô sẽ dạy các em thêm những số mới tiếp theo các số đã học : Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.(GV ghi tựa bài lên bảng)
b/ Hoạt động 1 : Giới thiệu 16,17,18, 19 
* Mục tiêu : Học sinh nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19 ) gồm 1 chục và 1 số đơn vị ( 6, 7, 8, 9)
+ Nhận biết mỗi số có 2 chữ số .
* Cách tiến hành: 
 -Giáo viên yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và 6 que rời để lên bàn. 
- GV gắn 1 bó chục que tính và 6 que tính rời lên bảng.
- Được tất cả bao nhiêu que tính?
- Vì sao em biết?
- Gv viết số 16 vào cột viết số lên bảng và hướng dẫn:Viết theo thứ tự từ trái sang phải. Đầu tiên là chữ số 1 rồi đến chữ số 6 ở bên phải chữ số 1.
-Cho học sinh viết vào bảng con số 16 .
-Số 16 gồm mấy chữ số ? Chữ số 1 chỉ hàng nào ? Chữ số 6 chỉ hàng nào ?
- Gọi học sinh lần lượt nhắc lại .
- Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- GV viết 1 vào cột “chục” và 6 vào cột “ đơn vị”.
- Cô đọc là mười sáu, viết vào cột đọc số. 
* Giới thiệu số : 17, 18, 19 .
-Tương tự như số 16 
-Cần tập trung vào 2 vấn đề trọng tâm :
+ Số 17 gồm 1chục và 7 đơn vị 
+ 17 gồm có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 7 .
c . Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Học sinh làm được các bài tập ứng dụng trong SGK .
* Cách tiến hành: 
 -Cho học sinh mở SGK
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 Hướng dẫn HS làm từng phần.
 a/ Hướng dẫn HS : Viết các số từ 11 đến 19.
 - Cho HS làm bài, lên bảng chữa bài.
 b/ Điền vào ô trống theo thứ tự tăng dần từ 10 đến 19.
 - Cho HS làm bài , lên bảng chữa bài.
 - Nhận xét.
Bài 2 : Học sinh đếm số cây nấm ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống đó .
-Hướng dẫn học sinh nhận xét tranh tìm cách điền số nhanh nhất, căn cứ trên tranh đầu tiên .
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Cho học sinh đếm số con vật ở mỗi hình vạch 1 nét nối với số thích hợp ( ở dãy có 6 số và chỉ có 4 khung hình nên có 2 số không nối với hình nào ) 
-Giáo viên nhận xét học sinh sửa bài 
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Học sinh viết vào dưới mỗi vạch của tia số theo thứ tự tăng dần từ 10 đến 19.
-Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh .
4.Củng cố- dặn dò : 
- Hôm nay em học bài gì ? 
- 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
- Số 17 được viết bằng mấy chữ số ? Là những chữ số nào ? 
- Số 18 đứng liền sau số nào và đứng liền trước số nào ? 
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Dặn học sinh về nhà tập viết số , đọc số 
- Chuẩn bị cho tiết hôm sau : Hai mươi , Hai chục .
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị.
Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
- HS lên bảng điền.
- HS số 15.
- HS nhắc lại.
-Học sinh làm theo giáo viên .
-16 que tính .
+ HS 1: Vì 1 bó que tính và 6 que tính rời là 16 que tính.
+ HS 2: Vì 10 que tính và 6 que tính là 16 que tính.
- HS chú ý quan sát.
-Học sinh viết : 16 
-16 có 2 chữ số, chữ số 1 và chữ số 6 ở bên tay phải chữ số 1. Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị 
-1 số học sinh nhắc lại.
-1 chục và 6 đơn vị .
- HS đọc: Mười sáu.
- Học sinh mở SGK. 
1/ Viết số:a/ Mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.
11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19.
b/ 
10 
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2/ Điền số thích hợpvào ô trống:
-Học sinh tự làm bài .
-1 Học sinh lên bảng chữa bài .
3/ Nối mỗi tranh với 1 số thích hợp:
-Cho học sinh tự làm bài .
-Sửa bài trên bảng lớp .
4/ Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:
-Học sinh tự làm bài .
-1 học sinh lên bảng chữa bài .
 11 11 12 13 14 15 16 17 18 19
- HS trả lời.
- 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
- 17 được viết bằng 2 chữ số.là chữ số 1 đứng trước, chữ số 7 đứng sau. 
- Số 18 đứng liền sau số 17 và đứng liền trước số 19
Tiết 4
Phân môn : Thủ công
Bài : Gấp mũ ca lô ( Tiết 1)
 I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:HS biết cách gấp cái mũ ca lô bằng giấy.
 2.Kĩ năng :Gấp được cái mũ ca lô bằng giấy.Các nếp gấp tương đối thẳng , phẳng.( HS khéo tay gấp mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng , phẳng)
 3..Thái độ :Yêu thích sản phẩm mình làm ra; có ý thức giữ gìn đồ dùng.
 II.Chuẩn bị:
GV: Mũ ca lô mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
HS: 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
 III-Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
1’
5’
8’
12’
4’
1. Khởi động.
2.kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
 - Nhận xét.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : Gấp mũ ca lô..
 b/ Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
 * Mục tiêu: Hs quan sát nhận xét mẫu.
 * Cách tiến hành: 
 -Tổ chức HS quan sát mũ ca lô mẫu.
 Hỏi về hình dáng, tác dụng của mũ calô?
c/ Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
 * Mục tiêu: Cho HS quan sát cách gấp cái mũ ca lô.
*Cách tiến hành: GV hướng dẫn mẫu. 
+ Hướng dẫn HS tạo hình vuông từ hình chữ nhật bằng cách gấp chéo và xé bỏ phần thừa.
+ Gấp đôi hình vuông theo đường chéo.
+ Lấy đường dấu giữa, gấp tiếp 1 phần của cạnh bên phải chạm đường dấu giữa .
+ Lật mặt sau gấp tương tự đối với cạnh bên trái.
+ Gấp 1 lớp giấy phần dưới lên sát cạnh bên vừa gấp.
+ Gấp theo đường dấu vào trong đường vừa gấp lên.
+ Lật mặt sau gấp tương tự ta được cái mũ ca lô.
d/Hoạt động 3 : Thực hành:
* Mục tiêu: Cho HS thực hành gấp mũ ca lô trên giấy nháp.
* Cách tiến hành:
+ GVnhắc lại cách gấp mũ ca lô.
+ GV hướng dẫn HS gấp mũ ca lô trên giấy nháp.
+ GV theo dõi giúp đỡ.
+ Nhận xét sản phẩm HS làm.
4.Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: chuẩn bị giấy màu, đồ dùng học tập, vở thủ công để tiết sau học: “ Gấp mũ ca lô” tiết 2.
- Lớp hát.
- HS nhắc lại. Gấp mũ ca lô..
- Quan sát mẫu.
- Học sinh trả lời.
- HS quan sát từng động tác mẫu.
- 4 HS nhắc lại.
- HS thực hành trên giấy nháp.
- Dọn vệ sinh và lau tay.
- HS nhắc lại.
 Thứ năm, ngày 13 tháng 01 năm 2011
	Tiết 1	
Phân môn : Học Vần
Tiết 1
Bài: iêc- ươc
 I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết được cấu tạo vần iêc, ươc, xiếc, rước.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa các vần iêc, ươc để đọc viết đúng.
 - Biết ghép âm đứng trước với các vần iêc, ươc để tạo thành tiếng mới.
 - Đọc đúng các từ ứng dụng.
 - Viết đúng vần, đều nét đẹp, đọc trôi chảy tiếng từ có vần iêc – ươc.
 II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: 
 Tranh xem xiếc ; cái lược, thước kẻ; sách giáo khoa, bộ đồ dùng tiếng việt .
Học sinh: 
 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt.
 III/Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
2’
5’
1’
15’
6’
10’
5’
1.Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: vần ôc – uôc.
 - Viết từ ứng dụng: con ốc, đôi guốc, thuộc bài.
 - Đọc câu thơ ứng dụng.
 - Nhận xét.
3.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : Vần iêc- ươc.
b/ Hoạt động1: Dạy vần iêc,ươc
 * Mục tiêu: Nhận diện được vần iêc, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần iêc,ươc.
 * Cách tiến hành: 
 + Nhận diện vần:
 - Giáo viên viết vần iêc .
 - Nêu cho cô cấu tạo vần iêc . Vị trí như thế nào?
 - So sánh vần iêc và iêt.
 - Lấy và ghép vần iêc ở bộ đồ dùng tiếng việt .
 + Phát âm và đánh vần:
 - GV phát âm mẫu vần iêc.
 - Vần iêc đánh vần như thế nào?
 - Ghép thêm x và dấu sắc được tiếng gì ?
 - GV ghi bảng: xiếc.
 - Phân tích cho cô tiếng xiếc.
 - Đánh vần tiếng xiếc.
 - Giáo viên treo tranh trong sách 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19 da sua.doc