Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 và Tuần 19

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được it, iêt, trái mít, chữ viết.

 Đọc các từ và câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa

 HS: Bộ ghép chữ

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Trò chơi: “Con thỏ”

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 Bảng tay: 10 hs.

 Đọc sgk: 8 hs.

 Bảng con: sứt răng, sút bóng.

 Nhận xét.

Hoạt động 3: Bài mới

 GV giới thiệu hai vần it - iêt – GV, HS, lớp.

 GV ghi it – So sánh it và ut.

 Ghép it, phân tích. Đánh vần, đọc trơn.

 HS ghép tiếng mít, phân tích. Đánh vần, đọc.

 Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ trái mít.

 HS đọc bài.

a) Luyện viết:

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 và Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 3: Bài mới
Dạy cách đo độ dài đoạn thẳng
+ GV cầm hai cây thước có màu sắc, dài ngắn khác nhau.
+ GV hướng dẫn HS chập hai cây thước sao cho một đầu chúng bằng nhau và so sánh: Cái nào dài? Cái nào ngắn? 
GV vẽ hai đoạn thẳng AB và CD và yêu cầu HS so sánh.
Từ biểu tượng dài hơn-ngắn hơn, HS biết mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định.
GV hướng dẫn HS so sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian là độ dài gang tay và số ô vuông.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?
HS làm miệng.
Bài 2: Ghi số thích hợp vàp mỗi đoạn thẳng
GV hướng dẫn HS dựa vào số ô để ghi số.
HS làm vào vở.
Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
HS làm vào vở bài tập.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Làm thế nào để đo được một đoạn thẳng?
Về nhà làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
Thứ tư ngày 03 tháng 01 năm 2007.
THỂ DỤC
Bài: SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
Sơ kết HKI. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, ưu khuyết điểm và hướng khắc phục.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản:
Sơ kết học kì I:
 + GV và HS nhắc lại những kiến thức đã học.
 + Một vài HS lên làm mẫu các động tác.
 + GV đánh giá kết quả học tập của HS.
Trò chơi: Chạy tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp và hát.
Hệ thống bài học.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
7 phút
13 phút
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x x x x
x x x x x
x x x x x 
x x x x x
U
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn những vần vừa học có kết thúc bằng t.
Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể câu chuyện “Chuột nhà và chuột đồng”.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Uống nước”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: trắng muốt, ẩm ướt.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn tập
Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng.
GV treo bảng ôn, HS kiểm tra.
+ GV đọc âm, HS chỉ chữ.
+ HS chỉ chữ và đọc âm.
HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần.
14 vần có gì giống nhau?
Trong 14 vần, vần nào có âm đôi?
HS đọc vần nối tiếp.
Đọc toàn bài.
Thư giãn: Trò chơi “Đèn hiệu”.
Luyện đọc:
GV ghi từ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng.
Đọc từ – cá nhân, đồng thanh.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết từ chót vót, bát ngát.
HS viết bảng con.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Sắp đến Tết rồi”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh và ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 75.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
* Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 3: Luyện nói
GV giới thiệu tên truyện: Quạ và Công.
GV kể 2 lần kèm tranh.
HS kể chuyện theo nhóm.
GV gọi HS kể lại từng đoạn nối tiếp cho đến hết truyện.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Đọc bài trên bảng, đọc sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết cách so sánh độ dài một số vật quen thuộc.
Có biểu tượng về sự “sai lệch, tính xấp xỉ, sự ước lượng” trong quá trình đo độ dài bằng những đơn vị “chưa chuẩn”.
II. Chuẩn bị:
Thước kẻ, que tính
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát, múa “Con chuồn chuồn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV yêu cầu HS vẽ hai đoạn thẳng, một đoạn thẳng dài hơn và một đoạn thẳng ngắn hơn vào bảng con.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
a) Giới thiệu độ dài “gang tay”:
GV nói: Gang tay là độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.
Hướng dẫn HS xác định độ dài gang tay của mình.
b) Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “gang tay”:
GV hướng dẫn HS đo độ dài cạnh bảng bằng gang tay.
HS thực hành đo độ dài cạnh bàn bằng gang tay của mình.
c) Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “bước chân”:
GV giới thiệu đo cách đo độ dài bằng “bước chân” và hướng dẫn HS đo độ dài bằng “bước chân”.
HS lên lớp thực hành đo độ dài bục giảng.
Thư giãn: Hát “Bé tập đếm”.
Hoạt động 4: Thực hành
a) HS thực hành đo độ dài cạnh bàn bằng gang tay.
GV theo dõi, hướng dẫn HS khi lúng túng.
b) HS thực hành đo khoảng cách từ bảng lớp đến cuối lớp theo nhóm (4 nhóm) và báo cáo.
c) HS thực hành đo độ dài cạnh bàn bằng que tính.
- So sánh độ dài bước chân của GV và HS bằng phấn vạch trên nền nhà.
- Vì sao người ta không sử dụng “gang tay” hay “bước chân” để đo độ dài trong hoạt động hằng ngày?
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV chuẩn bị 2 băng giấy dài và yêu cầu đại diện 2 nhóm A và B lên bảng thi đua đo độ dài băng giấy.
Về nhà thực hành đo nhiều lần.
Nhận xét chung
Thứ năm ngày 04 tháng 01 năm 2007.
THỦ CÔNG
Bài: GẤP CÁI VÍ
(TIẾT 2) 
I. Mục tiêu:
Như tiết 1.
II. Chuẩn bị:
GV: Mẫu gấp cái ví.
HS: Giấy màu có kẻ ô, vở thực hành thủ công.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Con bướm vàng”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Giấy màu, hồ dán, vở thực hành thủ công.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
GV nhắc lại qui trình gấp giấy theo 3 bước.
HS thực hành gấp ví bằng giấy màu.
GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải miết kĩ, bôi hồ mỏng.
GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
GV kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV giới thiệu những sản phẩm đẹp.
Dặn dò về nhà làm lại.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN inh - ênh
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được oc, ac, bác sĩ, con sóc.
Đọc các từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa học vừa vui.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Con chuồn chuồn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Đọc bài sgk: 8 HS.
Bảng con: chót vót, bát ngát.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần oc - ac – GV, HS, lớp.
GV ghi oc – So sánh oc và ot?.
Ghép oc, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng sóc, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ minh họa, ghi từ con sóc.
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu oc, con sóc. HS tô bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Uống nước”.
b) Dạy vần ac:
Tương tự vần oc.
So sánh oc và ac?
HS đọc bài.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát múa “Con chim non”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk.
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 76.
GV chấm bài.
Thư giãn: Trò chơi “Cá nước”.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Vừa vui vừa học”.
Hỏi đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------------
TOÁN
Bài: MỘT CHỤC - TIA SỐ
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết 10 đơn vị còn gọi là một chục.
Biết đọc và ghi số trên tia số.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ, một chục que tính.
HS: Vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Chim bay”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV gọi HS lên bảng đo độ dài mép bàn GV bằng gang tay và bằng que tính.	
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
a) Giới thiệu “Một chục”:
HS quan sát tranh trong sgk và đếm số quả ở trên cây.
GV nêu: 10 quả còn gọi là một chục quả.
HS đếm số que tính trong bó.
10 que tính còn gọi là mấy chục que tính? (một chục que tính)
GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục
b) Giới thiệu “Tia số”:
GV vẽ tia số và giới thiệu: Đây là một tia số. Trên tia số là các điểm, điểm gốc là 0, mỗi điểm ghi một số theo thứ tự tăng dần. Số bên trái tia số thì bé hơn số bên phải của nó.
GV gọi 3 HS lên bảng vẽ tia số.
Nhận xét
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn
HS đếm số chấm tròn và vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn.
Bài 2: Khoanh vào một chục con vật
GV treo tranh, HS lên bảng khoanh vào một chục con vật.
Nhận xét.
Bài 3: Điền số vào tia số
HS làm vào vở.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV vẽ 2 tia số lên bảng và gọi 2 HS lên bảng điền số vào tia số, nhận xét.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
Thứ sáu ngày 05 tháng 01 năm 2007.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ TIẾP HÌNH VÀ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết được cách trang trí hình vuông.
Biết vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
Chuẩn bị:
HS: Một số hình vuông.
HS: Vở tập vẽ, bút màu.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu cách trang trí
HS quan sát tranh vẽ trong vở tập vẽ.
+ Các hình được trang trí giống nhau hay khác nhau?
+ Người ta dùng những màu gì để tô?
GV chỉ cho HS thấy các hình giống nhau trong hình vuông thì vẽ bằng nhau.
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 4: Hướng dẫn vẽ
GV nêu yêu cầu của bài tập
+ Vẽ hình: Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở hình 5.
+ Vẽ màu: Tìm chọn 2 màu để vẽ: màu của 4 cánh hoa, màu nền.
HS thực hành vẽ và tự chọn màu để tô.
GV quan sát, nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Về nhà vẽ tiếp nếu chưa vẽ xong.
Nhận xét chung.
------------------------------
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA HỌC KÌ I
-------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
Tập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn trước lớp.
Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ.
HS: Động tác phụ họa.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra
GV mời cá nhân, tổ hát bài “Cái Bống”.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học
GV tổ chức cho cá nhân hoặc từng nhóm lên biểu diễn trước lớp có kết hợp vận động phụ họa.
GV khuyến khích HS tự nghĩ ra các động tác múa phụ họa.
Nhận xét, biểu dương trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Các tổ thi đua hát, múa.
Dặn dò: Về nhà hát múa cho gia đình.
Nhận xét chung.
TUẦN 19:	“Một cây làm chẳng nên non
	Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Thứ hai ngày 08 tháng 01 năm 2007.
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ăc - âc
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
Đọc các từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Thổi kèn”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Bảng tay: 10 HS.
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: hạt thóc, bản nhạc.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ăc - âc – HS, lớp.
a) Dạy vần ăc
HS ghép vần ăc, phân tích ăc, so sánh ăc và ac? Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng mắc, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh minh họa, ghi từ ứng dụng.
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ăc, mắc.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”.
c) Vần âc giới thiệu tương tự
So sánh ăc và âc?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Lí cây xanh”.
GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh và ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 77.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Ruộng bậc thang”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài. 
Nhận xét chung.
----------------------------------
TOÁN
Bài: MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết: số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
Biết đọc viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
II. Chuẩn bị:
GV: Bó gồm chục que tính và các que tính rời.
HS: Vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động 
Hát múa “Đàn gà con”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Hai HS lên bảng vẽ tia số.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV cho HS lấy bó gồm một chục que tính và một que tính rời và hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?
Chốt: Mười que tính và một que tính là mười một que tính.
GV ghi: 11
Đọc: Mười một – Cá nhân-đồng thanh.
Số mười một gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 số 1 viết liền nhau.
HS viết số 11 vào bảng con.
Số 12 GV dạy tương tự.
* Thư giãn: Trò chơi “Uống nước”
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống
HS làm miệng.
Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn
GV hướng dẫn HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 3: Tô màu
GV tổ chức thi đua làm bài 3 giữa 2 dãy A và B trên bảng lớp.
Nhận xét.
Bài 4: Điền số vào tia số
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS : Thầy cô là là những người không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy cô.
HS biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Khi ngồi học trong lớp em phải làm gì?
Nếu không giữ trật tự trong lớp thì sẽ có hại như thế nào?
Hoạt động 3: Đóng vai
GV chia lớp thành 4 nhóm đóng vai theo tình huống bài tập1.
Từng nhóm đóng vai trước lớp.
Nhóm nào thể hiện được lễ phép, vâng lời thầy cô giáo? Nhóm nào chưa?
Cần làm gì khi gặp thầy cô giáo?
Cần làm gì khi đưa hay khi nhận sách vở từ tay thầy cô giáo?
Chốt: Khi gặp thầy cô giáo cần chào hỏi lễ phép. Khi đưa hay nhận từ tay thầy cô giáo cần đưa bằng hai tay
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 4: Tô màu vào tranh
HS tô màu vào tranh bài 2 và giải thích lí do tại sao tô màu vào quần áo bạn đó.
Chốt: Thầy cô giáo đã không quên khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo em cần lễ phép, vâng lời thầy cô.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Em hãy kể tên một bạn mà em biết đã lễ phép, vâng lời thầy cô.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
Thứ ba ngày 09 tháng 01 năm 2007.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Như tiết 1.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Em hãy cho biết quang cảnh và hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực quanh trường?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát
HS quan sát tranh trong sgk và trả lời:
+ Tranh vẽ cuộc sống ở đâu?
+ Vì sao em biết?
GV giúp HS nhận ra những nét nổi bật về cuộc sống ở địa phương mình.
Giới thiệu cho HS quan sát tranh ảnh nghề truyền thống
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Hướng dẫn HS quan sát cuộc sống của người dân quanh khu vực mà các em ở.
Về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN uc - ưc
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
Đọc các từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Sắp đến Tết rồi”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Đọc bài sgk: 8 HS.
Bảng con: mắc áo, quả gấc.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần uc - ưc – GV, HS, lớp.
GV ghi uc, phân tích ưc. 
So sánh uc và ăc. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng trục, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh minh họa, ghi từ cần trục.
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu uc, cần trục, nêu cấu tạo. HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần ưc:
Tương tự vần uc.
So sánh uc và ưc?
HS đọc bài.
* Thư giãn: Hát “Lớp chúng mình”.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Dài ngắn”
GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh và ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
HS tập viết bài 78.
GV theo dõi, chấm bài.
Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Ai dậy sớm nhất?”.
HS luyện nói theo cặp.
Luyện nói theo tên chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------------
TOÁN
Bài: MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết:
Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị.
Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị.
Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
Đọc và viết được các số đó. Nhận biết được số có hai chữ số.
II. Chuẩn bị:
GV: Các bó chục que tính và các que tính rời.
HS: Bộ đồ dùng.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Chuyền nón”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV cho HS lấy bó gồm một chục que tính và 3 que tính rời và hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?
Chốt: Mười que tính và ba que tính là mười ba que tính.
GV ghi: 13
Đọc: Mười ba – Cá nhân-đồng thanh.
Số mười ba gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 13 có chữ số 1 và 3 viết liền nhau, từ trái qua phải.
HS viết số 13 vào bảng con.
Số 14, 15: GV dạy tương tự.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Viết số
HS làm vào vở.
GV theo dõi, chấm bài.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
HS làm miệng.
Bài 3: Nối
Lớp làm vào vở bài tập toán.
Bài 4: Điền số vào tia số
HS làm vào vở.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
13 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
14 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
15 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 10 tháng 01 năm 2007.
THỂ DỤC
Bài: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu tham gia trò chơi ở mức đã có sự chủ động.
Làm quen với 2 động tác: Vươn thở và Tay. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động lên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng vỗ tay hát.
Đi thường, hít thở sâu.
Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản:
Động tác Vươn thở: GV làm mẫu và giải thích. HS tập, GV nhận xét, uốn nắn.
Động tác Tay: Tương tự
Ôn hai động tác vừa học.
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp, hát vỗ tay.
Trò chơi hồi tỉnh.
Hệ thống bài.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
2 phút
2 phút
1 phút
3 lần
3 lần
2 lần x 4 nhịp
PHƯƠNG PHÁP
U
x x x x x
x x x x x
U
x x x x x
x x x x x
---------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ôc - uôc
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
Đọc các từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Mưa rơi”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Bảng tay: 10 HS.
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: cần trục, lực sĩ
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ôc - uôc – HS, lớp.
a) Dạy vần ôc
So sánh ôc và ăc?
HS ghép vần ôc, phân tích ôc. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng mộc, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ minh họa, ghi từ thợ mộc.
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ôc, thợ mộc.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Thổi bóng”.
c) Vần uôc giới thiệu tương tự
So sánh ôc và uôc?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát múa “Con chuồn chuồn”.
GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh: Mái nhà của ốc như thế nào? Còn mái nhà của em?
GV ghi bài thơ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Cao thấp”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 79.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Tiêm chủng, uống thuốc”.
Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi.
Thảo luận theo tên chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TOÁN
Bài: MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết một số (16, 17, 18, 19) gồm một chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9).
Nhận biết mỗi số có hai chữ số.
II. Chuẩn bị:
GV: Các bó có chục que tính và các que tính rời.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Cá nước”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
HS đếm từ 0 đến 15, từ 15 đến 0.
Số liền sau số 13 là số mấy?
Số liền trước số 15 là số mấy?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV cho HS lấy bó gồm một chục que tính và 6 que tính rời và hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?
Chốt: Mười que tính và sáu que tính là mười sáu que tính.
GV ghi: 16
Đọc: Mười sáu – Cá nhân-đồng thanh.
Số mười sáu gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 16 có chữ số 1 và 6 viết liền nhau, từ trái qua phải.
HS viết số 16 vào bản

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 18-19.doc