Giáo án Lớp 1 - Tuần 18

A.Mục tiêu:

 - Đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết

 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các bìa ghi từ, Bộ ĐDDH, bảng con, tranh con vịt

- HS: Bộ ĐDHT, bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: ut-ưt

- HS đọc + viết: ut, ưt, bút chì, mứt gừng, chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ.

-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 147

- GV nhận xét, ghi điểm.

2.Bài mới:

a.Dạy vần mới:

*Vần it:

- Vần“it”:GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT

- HS ghép phân tích vần “it”

- HS ghép “it”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.

- HS ghép “mít”- GV nhận xét, sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn

- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “trái mít” - Hs đọc trơn từ mới

- HS đọc tổng hợp

*Vần “iêt” (tương tự)

*So sánh 2 vần: it-iêt

 

doc 10 trang Người đăng honganh Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010
 Môn: Học vần	
	Tiêt 171+172: Bài 73: it-iêt	 (SGK/148,149)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ, Bộ ĐDDH, bảng con, tranh con vịt
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ut-ưt
- HS đọc + viết: ut, ưt, bút chì, mứt gừng, chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 147
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a.Dạy vần mới:
*Vần it:
- Vần“it”:GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép phân tích vần “it”
- HS ghép “it”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “mít”- GV nhận xét, sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “trái mít” - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Vần “iêt” (tương tự)
*So sánh 2 vần: it-iêt
b.Thư giãn:
c.Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết.
- HS đọc vần mới:TT và không TT.
- HS đánh vần tiếng mới:TT và không TT
- HS đọc trơn các từ mới - GV giảng từ “con vịt” - HS phân tích một tiếng
d.HDHS viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét : it, iêt, mít, viết.
 Tiết 2
đ.Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 ở bảng lớp
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi? Tranh vẽ gì?
- Con gì có cánh mà lại biết bơi? Lại đẻ trứng vào ban đêm?
- Giáo viên viết ứng dụng.
- HS tìm tếng có vần it-iêt. 
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả bài.
 g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h. Thư giãn:
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: Em tô, vẽ, viết.
(?) Tranh vẽ gì? Bạn nào tô, bạn nào vẽ, bạn nào viết ?
3. Củng cố - dặn dò: 
-Tổng hợp: vần, tiếng, từ
D. Bổ sung:
..
	Tiết 18: Môn: Đạo đức	
	 Bài: Thực hành kỹ năng cuối học kỳ I	TGDK: 35/
Mục tiêu:
Đánh giá kết quả HK1
HS thực hiện đầy đủ các hành vi,kĩ năng đã học.
Đồ dùng dạy học:
- GV: Thăm câu hỏi
 C. Các hoạt động dạy học:
 - Lần lượt HS chọn 2 trong 5 câu hỏi sau để trả lời: 
1. Để quần áo,đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, em cần phải làm gì ?
2.Kể những việc cần làm để giữ gìn sách vở ĐDHT ?
3. Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ ?
4. Đối với người lớn (anh,chị ), ( em nhỏ ) trong gia đình, em phải đối xử ntn ?
5. Gia đình em gờm mấy người ? Em là con thứ mấy trong gia đình ? 
- Đối với HS yếu,nếu các em gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi.GV gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ để HS trả lời.
* Sau nội dung kiểm tra,GV nêu nhận xét,đánh giá về việc thực hiện của HS – Khuyến khích HS tự khắc phục.
	D .Bổ sung : 
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010
 Môn: Học vần	
	Tiêt 173+174: Bài 74: uôt-ươt (SGK/150,151)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ, Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: it, iêt 
- HS đọc + viết: it, iêt, trái mít, chữ viết, đông nghịt, con vịt, thời tiết, hiểu biết.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 149
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a.Dạy vần mới:
*Vần uôt:
- Vần“uôt”:GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN - ĐT
- HS ghép phân tích vần “uôt”
- HS ghép “uôt”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “chuột”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng -HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “chuột nhắt”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Vần “ươt” (tương tự)
*So sánh 2 vần: uôt-ươt
b.Thư giãn:
c.Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt..
- HS đọc vần mới:TT và không TT.
- HS đánh vần tiếng mới:TT và không TT
- HS đọc trơn các từ mới - GV giảng từ “tuốt lúa”- HS phân tích một tiếng
d.HDHS viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: uôt, ươt, chuột, lướt.
 Tiết 2
đ.Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 ở bảng lớp
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi? Tranh vẽ gì
? Chú mèo đang làm gì? Mèo là con vật ưa thích thịt gì? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng có vần uôt-ươt trong câu.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả đoạn, cả bài.
g. Đọc SGK:
-HS nhìn SGK đọc trơn
h. Thư giãn:
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: chơi cầu trượt.
(?) Tranh vẽ gì? Các bạn chơi như thế nào?
(?) Nét mặt của các bạn ra sao ?
(?) Khi chơi các em cần chơi như thế nào để tránh xô ngã.?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp : vần, tiếng, từ
D. Bổ sung:
..
Tiết 69 Môn: Toán	
 Bài 63: Điểm, đoạn thẳng 	SGK/ 94
	TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được điểm, đoạn thẳng; đọc tên điểm, đoạn thẳng; kẻ được đoạn thẳng.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 , bài 3 .
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước vạch cm, bảng phụ 
- HS: bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng
- GV YCHS học sinh chấm tùy ý vào bảng con (2 chấm) và đặt tên cho mỗi chấm ( tên đặt bằng chữ in ).
- Giáo viên dùng bảng HS giới thiệu về điểm.
- GV gọi HS đọc tên từng điểm.
- GV YC HS nối 2 điểm đã vẽ trên bảng con – GV chỉnh sửa đường nối cho HS – GV giới thiệu đoạn thẳng từ bảng vẽ của HS .
- GV thực hiện nối điểm A với điểm B trên bảng lớp – GV giới thiệu đoạn thẳng AB. 
- YCHS nêu lại
2.Hoạt động 2: HDHS cách vẽ đoạn thẳng.
- Giáo viên chốt lại cách vẽ theo các bước sau:
+ Bước 1: Dùng viết chấm 2 điểm trên giấy, đặt tên cho từng điểm.
+ Bước 2: Đặt mép thước qua điểm A và điểm B, dùng tay trái giữ cố định thước, tay phải cầm bút đặt đầu bút vào mép thước và tì trên mặt giấy từ điể A đến điểm B.
+ Bước 3: Nhắc thước và bút ra, trên mặt giấy có đoạn thẳng AB.
 - YC Học sinh vẽ vào bảng con – GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Thư giãn
3.Hoạt động 3: Luyện tập
* Bài 1: Đọc được tên các điểm, các đoạn thẳng.
- HS nhìn hình vẽ, đọc tên các điểm, các đoạn thẳng.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
* Bài 2: Nối các điểm để vẽ được các đoạn thẳng theo yêu cầu.
- HS làm bài – 4 HS làm bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
* Bài 3: Đếm được số lượng các đoạn thẳng có trong các hình. .
- HS làm bài – Cả lớp viết số lượng hình vào bảng con, nhận xét, sửa bài.
4. Hoạt động 4: Củng cố : HS vẽ đoạn thẳng CD
* NX- DD:
D. Bổ sung:
..
Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2010
Tiết 175+176: Môn: Học vần	
 Bài 75 : Ôn tập (SGK/152,153)
 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc được các vần có kết thúc bằng t, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75.
- Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 68 đến bài 75.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Chuột nhà và chuột đồng
+ Yêu cầu phát triển: HS khá,giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh truyện kể, các bìa ghi từ, bảng con
- HS: bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 66:uôm-ươm.
- 4 HS ,đọc + viết: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván, tuốt lúa, trắng muốt, ẩm ướt, vượt lên.
-1HS đọc câu ứng dụng: SGK/151.
2.Bài mới:
a. Ôn tập các vần đã học:
- GV gọi học sinh nêu lại cấu tạo của từng vần đã học trong tuần. Giáo viên kẻ bảng.
- GV yêu cầu HS ghép các âm ở hàng dọc và các âm ở hàng ngang để tạo vần.
- Phân tích cấu tạo của từng vần.
- HS đánh vần,đọc trơn các vần được ghép 
b. Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ: chót vót, bát ngát, Việt Nam.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ--GV giảng từ “chót vót”- HS phân tích “chót”
d.Luyện viết bảng con: 
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: chót vót, bát ngát.
 TIẾT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi? 
- Em thấy gì trong tranh? Những cái chén có màu gì?
- Giáo viên ghi bảng câu đố ứng dụng.
- HS tìm tiếng có vần vừa ôn
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả đoạn, cả bài.
 g.Đọc SGK: HS nhìn SGK đọc trơn
 h.Thư giãn:
i.Luyện viết vào vở tập viết: HS viết từng dòng vào vở tập viết
k. Kể chuyện: Chuột nhà và chuột đồng.
+ Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện – lần 1
+ Giáo viên kể lần 2 và kết hợp dán từng tranh thể hiện nội dung từng đoạn.
+ Cho học sinh nhìn theo tranh và tập kể lại nội dung câu chuyện.
 =>Giáo dục học sinh phải biết yêu quý những gì mình làm ra. 
3.Củng cố - dặn dò: Trò chơi : Nối từ
D.Bổ sung: 
Tiết 70 Môn: Toán	
	 Bài: 	Độ dài đoạn thẳng	SGK / 96,97	
Thời gian: 35/
A. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt: Có biểu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”, có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng ,biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : Thước đo cm, Các mẫu đoạn thẳng
- HS: Bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng tự tìm và đặt tên các điểm A, K, N, M, D và tự tạo các đoạn thẳng AC, AB, MN, IK
- Giáo viên nhận xét bài cũ
2.Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng “dài hơn”, “ngắn hơn” và biểu tượng về độ dài đoạn thẳng. 
- GV cho học sinh lên đo các cặp đoạn thẳng để học sinh quan sát và so sánh dài hơn và ngắn hơn ( Trên băng giấy)
- HS trình bày kết quả đo
- Giáo viên có thể hỏi học sinh : Làm thế nào mà em biết đoạn thẳng nào dài hơn và đoạn thẳng nào ngắn hơn?
- HS nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên đưa ra một số cặp đoạn thẳng để học sinh quan sát và so sánh dài hơn và ngắn hơn (hình vẽ như SGK)
- HS trả lời – GV giới thiệu về độ dài đoạn thẳng.
* Thư giãn:
3.Hoạt động 3: Luyện tập
* Bài 1: So sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách trực tiếp.
- HS đọc tên các cặp đoạn thẳng,nêu kêt quả so sánh
* Bài 2: Dựa vào số ô vuông, HS ghi được số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng.
- HS nhìn mẫu làm bài – 2 HS làm bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét,sửa bài.
* Bài 3: Xác định được băng giấy ngắn nhất và tô màu.
- Học sinh tìm băng giấy ngắn nhất để tô màu.
	- GVYCHS kiểm tra bài làm, nhận xét, sửa bài.
4. Hoạt động 4: Củng cố 
- Đặt tên cho đoạn thẳng dài nhất.
D. Bổ sung:
.
..
Thứ năm, ngày 16 tháng 12 năm 2010
Tiết 18	 Môn: Tự nhiên – Xã hội
Bài 18: Cuộc sống xung quanh	SGK / 38,39	 Thời gian dự kiến : 35/
Mục tiêu: 
- Nêu được một số nét chính về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở nông thôn.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV :Tranh, cảnh nông thôn.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được cảnh về nông thôn.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.
(?) Tranh vẽ cảnh ở đâu?
(?) Trong tranh em thấy có những cảnh gì?
(?) Mọi người trong tranh đang làm gì?
* Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời.
→Kết luận: Những hoạt động trên chúng ta thường thấy ở nông thôn.
* Thư giãn: 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
 + Mục tiêu: Khắc sâu học sinh những hiểu biết về nông thôn.
- Giáo viên cho học sinh nhìn tranh để nhận biết bức tranh nào thể hiện cảnh sinh hoạt ở nông thôn.
* Học sinh tô màu vào bức tranh đó.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được các nét chính về hoạt động của địa phương.
- Học sinh làm việc cá nhân theo những nội dung: 
(?) Ở địa phương em có những cơ quan nào giống như trong tranh em vừa tô.?
(?) Mọi người ở địa phương em buổi sáng thường làm gì ?
(?) Ở địa phương em là thành thị hay nông thôn ? 
→Kết luận: chúng ta phải biết yêu quý nơi mình sinh ra và lớn lên (biết giữ gìn vệ sinh ở địa phương, học giỏi để sau này xây dựng quê hương). 
* NX- DD: 
D. Bổ sung:
.
 Môn: Học vần	
	Tiêt 177+178: Bài 76: OC- AC (SGK/154,155)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: oc, ac, con sóc, bác sĩ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: oc, ac, con sóc, bác sĩ.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Vừa học, vừa chơi.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ, Bộ ĐDDH, bảng con, tranh con sóc, hạt thóc
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: it, iêt 
- HS đọc + viết: et, ơt, iêt, uôt, ot, it, lít rượu, Việt Nam, cái vợt, quả ớt, bát ngát..
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 153
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a.Dạy vần mới:
*Vần oc:
- Vần“oc”:GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc :CN-ĐT
- HS ghép phân tích vần “oc”
- HS ghép “oc”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “sóc”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ -GV đính từ “con sóc”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Vần “ac” (tương tự)
*So sánh 2 vần: oc-ac
b.Thư giãn:
c.Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
- HS đọc vần mới:TT và không TT.
- HS đánh vần tiếng mới:TT và không TT
- HS đọc trơn các từ mớ i- GV giảng từ “hạt thóc” - HS phân tích một tiếng
d.HDHS viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: oc, ac, con sóc, bác sĩ.
 Tiết 2
đ.Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 ở bảng lớp
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: 
(?) Em thấy gì trong tranh? Ai đã từng ăn nhãn? 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chùm nhãn và hỏi: 
(?) Vỏ nhãn như thế nào? =>lột trái nhãn (?) bên trong trái nhãn như thế nào?
- Giáo viên giảng giải thêm và rút ra ghi bảng câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng cói vần oc-ac
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả đoạn, cả bài.
g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h. Thư giãn:
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: Vừa học, vừa chơi.
(?) Học để làm gì? Chơi để làm gì? Hãy kể tên các trò chơi mà em thích?
(?) Tại sao phải vừa học, vừa chơi?
 => Chúng ta cần phải kết hợp việc học và chơi sao cho hợp lý để giúp ta thư giãn sau những giờ học có hiệu quả.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp: vần, tiếng, từ
D. Bổ sung:
..
Tiết 71: Môn: Toán	
	 Bài: 	Thực hành đo độ dài	 SGK / 98	
 Thời gian: 35/
A Mục tiêu: 
- Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.
- Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV + HS : Các vật có xung quanh: bảng lớp, que tính, bàn học.
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng đo các đoạn thẳng có sẵn và đọc tên, độ dài của đoạn thẳng đó: AB: 9 dm MN: 15 dm OP: 7 dm
2.Hoạt động 2: Thực hành
* Giáo viên giới thiệu một số dụng cụ đo: ngón tay, thước gỗ, bước chân, gang tayvà nêu ra các vật cần đo để học sinh tự chọn các dụng cụ thích hợp để đo các vật tương ứng.
* Giáo viên cho học sinh thực hành đo từng vật cụ thể: cạnh bàn học – học sinh phải dùng bằng ngón tay, bảng lớp – học sinh dùng thước gỗ, bảng con - que tính , chiều dài phòng học – học sinh dùng bước chân. 
* Giáo viên chia nhóm cho học sinh thực hành đo độ dài các yêu cầu trên rồi báo cáo kết quả,
3.Hoạt động 3: Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà tiếp tục thực hành đo độ dài các vật có trong nhà và tiết học sau báo cáo kết quả
D. Bổ sung:
Thứ sáu, ngày 17 tháng 1 2 năm 2010
Tiết 179 + 180: Môn: Học vần.	
 Bài: On tập. Kiểm tra học kì I
Mục tiêu: 
Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng : 20 tiếng / 1phút.
- Viết được các vần,từ ngữ ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng : 20 chữ / 15’.
B. Đề : ( Đính kèm )
Tiết 72: Môn: Toán 
 Bài: Một chục, tia số SGK/ 99 
	Thời gian dự kiến : 35/
A. Mục tiêu: 
- Nhận biết ban đầu về một chục, biết quan hệ giữa chục và đơn vị; 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số. 
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Vật mẫu, bảng phụ.
- HS : Các vật mẫu
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: HS nhận biết về 1 chục,tia số
* Cho học sinh thực hành trên vật mẫu.
- Học sinh lấy 10 que tính – đọc 10 que tính => giáo viên ghi bảng:
 Có 10 que tính - có 1 chục que tính
 - Học sinh lấy 10 viên sỏi – đọc 10 viên sỏi => giáo viên ghi bảng:
 Có 10 viên sỏi - có 1 chục viên sỏi
Học sinh nhìn vật mẫu của giáo viên (?):
? Có bao nhiêu quả cam? (10 quả cam) => giáo viên ghi bảng:
 Có 10 quả cam - có 1 chục quả cam
Có bao nhiêu con cá? (10 con cá) => giáo viên ghi bảng:
 Có 10 con cá - có 1 chục con cá
=>giáo viên cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận: 10 được gọi là 1 chục và ngược lại.
- HS nêu ví dụ về 1 chục.
- GV giới thiệu cho HS về tia số và thứ tự các số trên tia số.
+ GV yêu cầu HS nhìn tia số và nêu số liền trước,liền sau của một số.
+ GV nêu gợi ý cho HS trả lời: 2 số liền kề nhau nhiều hơn hoặc ít hơn 1 đơn vị.
* Thư giãn: 
2.Hoạt động 2: Luyện tập
*Bài 1:Nhìn mô hình vẽ thêm chấm tròn cho đủ một chục
- HS làm bài – GV phát 5 tấm bìa cho 5 HS vẽ
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
	*Bài 2: Đếm số lượng khoanh vào 1 chục con vật 
	- Học sinh nhìn mẫu,làm bài 
	- 3 HS khoanh vòng trên bảng phụ
	- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
	*Bài 3: Điền được các số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Học sinh làm bài – 1 HS làm bảng phụ.
	- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố : Trò chơi: Nối
- HS mỗi đội 3 em, lên nối 2 cột cho đủ 1 chục 
D. Bổ sung:
Tiết 18 Sinh hoạt tập thể: 	 TỔNG KẾT TUẦN
- Giáo viên nêu các hoạt động trong tuần.
- Lớp trưởng có ý kiến.
- Tổ trưởng có ý kiến.
- Giáo viên tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. 
- Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
- Bầu học sinh xuất sắc.
	* Giáo viên lưu ý cho học sinh những hoạt động cần thực hiện nhằm nêu cao chủ đề trong tuần.
	- Cả lớp sinh hoạt trò chơi sao nhi đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 18.doc