Giáo án Lớp 1 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh đọc và viết được oc - ac, con sóc, bác sĩ. Nhận ra các tiếng từ có vần oc – ac trong các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.

- Kĩ năng: Rèn đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.

- Thái độ: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Mô hình con sóc, hạt thóc, cóc, tranh ảnh minh họa.

- Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng môn Tiếng Việt.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 33 trang Người đăng honganh Lượt xem 1381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi nói để giới thiệu với các bạn nơi trồng lúa trong ruộng bậc thang.
- Xung quanh ruộng bậc thang còn có gì?
- Giáo viên giới thiệu ruộng bậc thang là ruộng trồng lúa ở miền núi.
4. Củng cố: 
- Đọc lại toàn bài.
- Tìm tiếng mang vần ĂC – ÂC ngoài bài.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 78: UC– ƯC.
Hát
- Học sinh quan sát.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng mới.
- Học sinh đọc CN – ĐT.
- Học sinh đọc.
- Học sinh quan sát và viết vở nắn nót.
- 1 – 2 Em.
- Học sinh chia làm 4 dãy, ghi vào bảng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 63:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10. Viết các số theo thứ tự cho biết. Xem tranh tự nêu bài toán và giải, viết phép tính giải bài toán.
Kĩ năng: Biết thực hiện các yêu cầu của bài tập. Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
Thái độ: Giáo dục học sinh tình tích cực xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK – VBT.
Học sinh: SGK – VBT - ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Đếm số từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0. 
- 10 Gồm 5 và mấy?
- 10 Gồm 2 và mấy?
 - Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Thực hành.
- Mục tiêu: Học sinh làm đúng các bài tập, viết số rõ ràng.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu.
- Giáo viên: 2 Bằng 1 cộng với mấy?
Bài 2: Viết số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Bài 3: Yêu cầu học sinh nhìn tranh nêu bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn viết phép tính.
- Hỏi lại: Có tất cả mấy bông hoa?
4. Củng cố:
- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- Giáo viên cho mỗi đội 5 số được viết sắp xếp lẫn lộn: 9, 1, 4, 2, 8.
- Đội A: Xếp từ bé đến lớn.
- Đội B: Xếp từ lớn đến bé.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
- Học sinh đọc thứ tự.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- 2 = 1 + ?
- Học sinh làm bài và đổi bài để sửa.
- Học sinh tự làm bài.
2, 5, 7, 8, 9.
9, 8, 7, 5, 2.
- Học sinh nêu bài toán có 4 bông hoa, thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi có tất cả mấy bông hoa?
- 4 + 3 = 7.
- 7 Bông hoa.
- Chia 2 đội chơi tiếp sức.
- Ai chọn nhanh, đúng thì thắng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thể Dục
	 	 Bài 18:	 	 TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Làm quan với trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức ban đầu.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ.
- Trò chơi.
1’ – 2’
1’- 2’ 
1’
1’ – 2’
- Xếp thành đội hình 4 hàng ngang.
- Diệt các con vật có hại.
Cơ bản
- Trò chơi.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, làm mẫu.
- Giáo viên cho chơi thử.
- Giáo viên cho học sinh chơi chính thức.
12 – 18’
1 – 2 l
1 – 2 l
- Nhảy ô tiếp sức.
- Học sinh quan sát.
- 2 – 3 Em chơi thử.
- Học sinh cả lớp chơi thử.
- Học sinh chơi chính thức có phân thắng thua.
Kết thúc
- Đứng vỗ tay hát hoặc đi thường.
- Giáo viên thống bài.
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập về nhà.
2’ – 3’
1’ – 2’
1’ – 2’
- 2 – 4 Hàng dọc.
- Học sinh nghe và nắm bài tập.
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 Hát Nhạc
	 	 Bài 68: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC (Tiết 1)
 TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
 -------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2003
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 78: UC– ƯC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: uc, ưa, cần trục, lực sĩ. Nhận ra các tiếng, từ ngữ có vần uc, ưc trong các từ, câu ứng dụng, luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn được các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. 
Thái độ: Giáo dục học sinh thức dậy đúng giờ là một thói quen tốt.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mô hình cần trục, máy xúc, tranh minh họa, thanh chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc và viết được: mắc áo, nhấc chân, ăn mặc, bậc thang.
- Đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Dạy vần UC. 
- Mục tiêu: Giới thiệu vần UC.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giới thiệu vần mới và viết bảng: UC.
- Giáo viên yêu cầu viết vào bảng.
- Viết thêm vào vần UC chữ tr và dấu nặng để tạo thành tiếng mới.
- Giáo viên ghi bảng: TRỤC.
- Giáo viên đưa mô hình và hỏi:
Đây là cái gì?
- Giáo viên viết bảng: CẦN TRỤC.
Hoạt động 2: Dạy vần ƯC.
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhận diện vần, đọc và viết các vần, tiếng từ mới.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên đưa vần ƯC và hỏi: Vần ƯC có gì khác với vần UC?
- Viết thêm vào vần ƯC chữ L và dấu nặng ta được tiếng gì?
- Giáo viên ghi bảng: LỰC.
- Giáo viên đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Giáo viên viết bảng LỰC SĨ.
Hoạt động 3: Dạy từ và câu ứng dụng.
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc đúng các từ và câu ứng dụng. 
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên viết từ:
MÁY XÚC LỌ MỰC
CÚC VẠN THỌ NÓNG NỰC
- Giáo viên yêu cầu đọc trơn tiếng từ.
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn trang.
5. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh viết bảng con. 
- 1 - 2 Học sinh đọc. 
- Học sinh đánh vần đọc trơn, phân tích tiếng. 
- Học sinh viết: UC.
- Học sinh viết: TRỤC.
- Học sinh đánh vần đọc trơn. 
- Học sinh: cần trục.
- Học sinh đọc trơn: UC – TRỤC – CẦN TRỤC.
- Khác nhau: U và Ư.
- Học sinh đánh vần đọc trơn, phân tích tiếng ƯC.
- Học sinh: ƯC – LỰC đánh vần đọc trơn.
- Học sinh: LỰC SĨ.
- Học sinh đọc trơn: ƯC, LỰC.
- Học sinh đọc thầm và gạch chân tiếng có chứa vần mới: xúc, cúc, mực, nực.
- Học sinh đọc trơn tiếng và đọc trơn từ.
Tiết 2: 	 Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 78: UC– ƯC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: uc, ưa, cần trục, lực sĩ. Nhận ra các tiếng, từ ngữ có vần uc, ưc trong các từ, câu ứng dụng, luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn được các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. 
Thái độ: Giáo dục học sinh thức dậy đúng giờ là một thói quen tốt.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mô hình cần trục, máy xúc, tranh minh họa, thanh chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc đúng vần, tiếng từ, từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
- Giáo viên yêu cầu đọc thầm đoạn thơ, tìm tiếng mới.
- Giáo viên yêu cầu đọc trơn đoạn thơ.
- Luyện đọc toàn bài trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện viết.
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết đúng mẫu, đều nét.
- Phương pháp: Thực hành - Luyện tập.
- Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp.
UC ƯC
CẦN TRỤC LỰC SĨ
- Lưu ý: Nét hất U đuợc lia bút sang điểm đặt bút đầu tiên của C để tạo nét viết liền mạch.
Hoạt động 3: Luyện nói.
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng nói cho học sinh, nói tự nhiên, tròn câu, đúng chủ đề.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên gợi ý:
Chỉ tranh và giới thiệu tranh và vật trong bức tranh?
Mọi người đang làm gì?
Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy?
Bức tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố?
4. Củng cố: 
- Đọc lại toàn bài.
- Tìm tiếng mang vần UC – ƯC ngoài trời.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Bài 79: ÔC– UÔC.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc thầm, tìm tiếng mới: thức.
- Học sinh đọc CN – ĐT.
- Học sinh đọc nhiều.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết vở nắn nót.
- 1 – 2 Học sinh.
- Học sinh tìm từ.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 64:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về thứ tự của số trong dãy số ti72 0 đến 10.
Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. So sánh các số trong pạhm vi 10. Xem tranh nêu bài toán và phép tính giải. Xếp các hình theo thứ tự xác định.
Thái độ: Giáo dục học sinh tham gia tích cực các hoạt động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán, mô hình, vật thật.
Học sinh: SGK – VBT – Bộ ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
3. Các hoạt động: 
- Mục tiêu: Học sinh làm đúng các bài tập, viết số rõ ràng.
Bài 1: Hướng dẫn học sinh nối các chấm theo thứ tự từ số bé đến số lớn.
Bài 2: Cho học sinh nêu miệng kết quả của phép tính rồi điền kết quả.
- Cho học sinh tính từ trái sang phải, khuyến khích học sinh tính nhẩm.
Bài 3: Cho học sinh tự viết viết dấn thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 4: Học sinh nhìn ảnh trong tranh để rồi nêu bài toán.
Bài 5: Giáo viên cho học sinh tự phát hiện ra mẫu:
4. Củng cố:
- Trò chơi: Xếp hình theo mẫu.
- Giáo viên ra mẫu: 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài Luyện tập chung.
Hát
- Học sinh nối rồi nêu tên hình vừa tạo thành: dấu thập, xe ô tô.
- Học sinh nêu miệng và ghi ngay kết quả.
- Học sinh làm bài và cho sửa bài.
- Học sinh điền dấu và sửa bài.
- Học sinh nêu bài toán và viết phép tính vào dòng các ô trống.
- Học sinh lấy các hình tròn và hình tam giác xếp theo mẫu.
- Chia 2 đội lên xếp hình theo mẫu. Đội nào nhanh sẽ thắng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 	 Thủ Công
	 Bài:	 GẤP CÁI QUẠT
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết gấp cái quạt.
Kĩ năng: Học sinh gấp được cái quạt bằng giấy.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, khéo léo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Quạt giấy mẫu.
Học sinh: Giấy màu, bút chì, hồ dán, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình gấp.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và nêu được qui trình gấp.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên nhắc lại quy trình gấp quạt theo 3 bước. Trên bản vẽ quy trình mẫu.
- Giáo viên phải lưu ý nhắc học sinh mỗi nếp gấp pải miết kỹ và bôi hồ thật mỏng, giây buộc chắc.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Mục tiêu: Biết cách gấp nếp, đều, kết hợp gấp đều đẹp.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp quạt.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ.
4. Củng cố:
- Tổ chức và trình bày những sản phẩm đẹp.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Giấy màu học bài Gấp Ví.
Hát
- Học sinh quan sát.
- Học sinh gấp quạt theo các bước đúng quy định.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ năm ngày 01 tháng 01 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài 79:	 ÔC– UÔC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Đọc và viết được: ô, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc. Nhận ra các tiếng có vần ôc, uôc trong các từ ngữ, câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu vật con ốc, tranh minh họa, thanh chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc và viết được: cần trục, lực sĩ, thức dậy, nóng nực.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng, từ mới mang vần UC - ƯC.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Dạy vần ÔC.
- Mục tiêu: Giới thiệu vần mới, nhận diện vần, đọc và viết được vần mới.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giới thiệu vần mới lên bảng: ÔC.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Viết thêm vào vần ÔC chữ m và dấu nặng để tạothành tiếng mới.
- Giáo viên viết bảng: MỘC.
- Giáo viên giới thiệu công việc và hình ảnh của Bác thợ mộc qua tranh.
- Giáo viên ghi bảng: THỢ MỘC.
Hoạt động 2: Dạy vần UÔC.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên viết lên bảng: UÔC và hỏi vần mới thứ 2 có kkhác gì với vần mới thứ nhất.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Viết thêm và vần UÔC chữ đ và dấu sắc để tạo thành tiếng mới.
- Giáo viên ghi bảng: ĐUỐC.
- Giáo viên đưa mô hình hoặc tranh ảnh và hỏi:
Tranh vẽ gì?
- Giáo viên ghi bảng: NGỌN ĐUỐC.
Hoạt động 3: DaÏy từ và câu ứng dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng từ và câu ứng dụng.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên ghi bảng từng từ.
con ốc đôi guốc
gốc cây thuộc bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh viết bảng con. 
- 2 - 3 Học sinh đọc. 
- Học sinh đánh vần, đọc trơn, phân tích. 
- Học sinh viết bảng: ÔC.
- Học sinh: MỘC, đánh vần, đọc trơn, phân tích.
- Học sinh: THỢ MỘC.
- Học sinh đánh vần, đọc trơn.
- Học sinh khác âm đôi UÔ, đánh vần, đọc.
- Học sinh viết: UÔC.
- Học sinh: ĐUỐC, đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng.
- Học sinh: NGỌN ĐUỐC.
- Học sinh đọc trơn: UÔC, ĐUỐC, NGỌN ĐUỐC.
- Học sinh đọc thầm và gạch chân tiếng có chứa vần ỐC, GUỐC, GỐC, THUỘC.
- Học sinh đọc trơn tiếng từ
Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài 79:	 ÔC– UÔC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Đọc và viết được: ô, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc. Nhận ra các tiếng có vần ôc, uôc trong các từ ngữ, câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu vật con ốc, tranh minh họa, thanh chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Phương pháp: Đàm thoại – Luyện tập.
- Giáo viên yêu cầu quan sát tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
- Giáo viên yêu cầu đọc thầm đoạn thơ ứng dụng và tìm tiếng mới.
- Giáo viên cho học sinh đọc trơn.
- Giáo viên cho luyện đọc toàn bài trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện viết.
- Mục tiêu: Học sinh viết đúng các vần, từ, câu ứng dụng.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên viết mẫu bảng lớp. Lưu ý nét hất từ U được lia bút sang điểm đặt bút đầu tiên của ô để tạo tay viết liền mạch.
- Giáo viên viết mẫu bảng lớp.
ôc uôc
thợ mộc ngọn đuốc
Hoạt động 3: Luyện nói.
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng nó, học sinh nói tự nhiên, tròn câu.
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
- Giáo viên gợi ý:
Bạn trai trong tranh đang làm gì? Em thấy thái độ của bạn ấy như thế nào?
Khi nào chúng ta phải uống thuốc?
Hãy kể cho các bạn nghe mình đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi như thế nào?
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Gạch dưới những tiếng mang vần ÔC – UÔC. 
- Giáo viên đưa từ: ỐC ĐẢO, GUỐC NGÀ, THUỐC UỐNG, ĐÔN ĐỐC, MỐC MEO.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: 80 IÊC - ƯƠC.
Hát
- Học sinh nêu nhận xét.
- Học sinh đọc đoạn thơ và tìm tiếng mới: ỐC.
- Học sinh đọc trơn.
- Học sinh đọc CN-ĐT- Nhóm.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết vở tập viết.
- Học sinh gợi ý trả lời các câu hỏi tự nhiên theo suy nghĩ.
- 1 – 2 Học sinh.
- Thi đua giữa 2 tổ, gạch dưới đúng tiếng có chứa vần ÔC - UÔC.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 65: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố phép cộng, trừ và cấu tạo các số trong phạm vi 10. So sánh các số trong phạm vi 10. Viết phép tính để giải bài toán, nhận dạng hình.
- Kĩ năng: Thực hiện các phép cộng, trừ và cấu tạo các số trong phạm vi 10. Biết so sánh các số trong phạm vi 10. Viết phép tính thích hợp với tình huống.
- Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sử dụng bộ ĐDHT, mô hình, vật thật.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Tính: 10 – 9, 10 – 7, 3 + 7, 2 + 8, 5 + 5.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
- Mục tiêu: Học sinh làm đúng các bài tập, viết số rõ ràng.
Bài 1: Giáo viên nêu yêu cầu.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự nêu cách làm.
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh bằng tính nhẩm rồi nêu.
Số lớn nhất.
Số bé nhất.
Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự đọc đề toán.
Bài 5: Giáo viên yêu cầu học sinh đếm số hình tam giác đậm và số hình tam giác xanh lợt.
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kiểm tra định kỳ.
Hát
- Học sinh đọc. 
- Tính bảng con.
- Học sinh nêu yêu cầu bài làm và tính rồi chữa bài.
- Sửa bài đọc kết quả.
- Học sinh nêu cách làm: Điền số vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh so sánh nhẩm giữa các số rồi nêu kết quả. 
- Số 10.
- Số 2.
- Học sinh đọc đề toán rồi viết phép tính giải bài toán vào dòng các ô trống.
- Học sinh đếm và nêu số lượng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Tự Nhiên Xã Hội
	 Bài 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết và nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp. Tác dụng của việc giữ lớp học sạch đẹp đối với sức khỏe và học tập.
Kĩ năng: Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp như: lau bảng, bàn, quét lớp. trang trí lớp học.
Thái độ: Có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt dộng làm cho lớp học của mình sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một số dụng cụ: chổi, khẩu trang, khăn lau, hốt rác.
Học sinh: SGK - VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Em đã làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập?
- Em hãy kể những hoạt động được tổ chức ở trong lớp học?
- Em hãy kể những hoạt động tổ chức ở ngoài sân trường?
- Giáo viên nhận xét.
3. BaØi mới: 
- Giáo viên giới thiệu bài: Em có yêu quý lớp học của mình không?
- Yêu quý lớp học em phải làm gì?
- Giáo viên giới thệiu bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- Mục tiêu: Rèn học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh và trang trí của lớp mình, biết tham gia làm những việc cho lớp học thêm sạch đẹp.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở trang 36 SGK và trả lời với các bạn câu hỏi sau:
Tranh thứ 1 các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Tranh thứ 2 các bạn đang làm gì? dụng dụng cụ gì?
Bước 2: Học sinh trả lời trước lớp.
Bước 3: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận.
Lớp học đã sạch chưa?
Lớp em có những góc trang trí như tranh trang 37 SGK không?
Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?
Em có viết bẩn lên tường, bàn ghế không?
Em có vứt rác ra lớp học không?
Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch?
- Giáo viên kết luận: Để lớp học sạch đẹp, mỗi học sinh phải luôn có ý thức giữ gìn lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp.
Hoạt động 2: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 17.doc