Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 và Tuần 17

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được im, um, chim câu, trùm khăn và câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa

 HS: Bộ ghép chữ

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Hát, múa “Con cò”.

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 Đọc bảng tay: 10 HS.

 Đọc sgk: 8 HS.

 Bảng con: đêm tối, que kem.

 Nhận xét.

Hoạt động 3: Bài mới

 GV giới thiệu hai vần im-um – GV, HS, lớp.

 GV ghi im – So sánh im và êm.

 Ghép im, phân tích. Đánh vần, đọc trơn.

 HS ghép tiếng chim, phân tích. Đánh vần, đọc.

 Giới thiệu tranh vẽ chim bồ câu, giảng tranh  ghi từ

 HS đọc bài.

a) Luyện viết:

 GV viết mẫu im, chim câu, nêu cấu tạo, đồ bóng. HS viết bảng con.

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 và Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dăn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. biết vận dụng để làm tính.
Củng cố nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng xem tranh vẽ, đọc và giải bài toán tương ứng.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Đàn gà con”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con:	
10 – 6 + 2 =
	 5 + 3 – 4 =
HS lên bảng làm:
	3 +  = 10	 + 2 = 8
	 + 5 = 10	9 -  = 7 
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV cho HS sử dụng bảng cài lần lượt lập bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
GV ghi bảng, HS đọc bài.
GV lần lượt xóa kết quả.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào vở.
GV lưu ý HS cách đặt tính theo cột dọc ở bài 1b.
Bài 2: Số?
HS đọc yêu cầu bài và làm vào vở bài tập.
GV kiểm tra.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
HS làm bài 3a vào vở bài tập toán.
HS làm bài 3b vào vở,
GV chấm một số vở
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: KIỂM TRA RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
I. Mục tiêu:
Kiểm tra động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung và phương pháp kiểm tra
Giậm chân tại chỗ.
Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
Ôn hai động tác đã học.
2. Phần cơ bản:
GV gọi 1 lần 4 HS lên thực hiện 2 trong 10 động tác đã học.
HS thực hiện được 2 động tác là đạt yêu cầu.
HS chỉ thực hiện được 1 động tác là chưa dạt yêu cầu.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp theo hàng dọc.
Đứng vỗ tay hát.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
2 phút
2 phút
2 phút
20 phút
2 phút
2 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x x x
--------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN uôm-ươm
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Con vịt”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Bảng tay: 10 HS.
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: thanh kiếm, yếm dãi.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần uôm-ươm – HS, lớp.
 Dạy vần uôm
HS so sánh uôm và iêm.
HS ghép vần uôm, so sánh vần. Đánh vần, đọc uôm.
HS ghép tiếng buồm, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh cánh buồm à ghi từ.
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết uôm, cánh buồm. 
GV - HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Trò chơi “Bắn súng”.
c) Vần ươm giới thiệu tương tự
So sánh uôm ươm?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ cá nhân - đồng thanh
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Con thỏ”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Hát “Mời bạn vui múa ca”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 66.
HS viết vở tập viết.
GV chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Ong, bướm, chim, cá cảnh”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố và rèn kĩ năng các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
Tiếp tục củng cố kĩ năng hình thành bài toán rồi giải bài toán từ tóm tắt bài toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát, múa “Đi học”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
4 HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Bảng con:	10 – 4 + 2 =	3 – 2 + 5 =
	 9 + 1 – 6 =	8 – 5 + 4 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm trên bảng con và bảng lớp (cá nhân).
Nhận xét.
Bài 2: Số?
HS đọc yêu cầu bài.
HS làm vào vở bài tập toán.
Bài 3: Điền dấu > < = :
HS làm vào vở.
GV chấm bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
HS đọc yêu cầu bài và thi đua viết phép tính thích hợp vào bảng con.
Nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò HS về nhà làm bài vào vở bài tập toán.
Nhận xét chung
Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2006.
THỦ CÔNG
Bài: GẤP CÁI QUẠT
(tiết 2) 
I. Mục tiêu:
HS biết cách gấp cái quạt và gấp được cái quạt bằng giấy.
II. Chuẩn bị:
GV: Quạt mẫu, giấy màu.
HS: Giấy màu có kẻ ô, vở thực hành thủ công.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Xây nhà”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Em hãy nêu cách gấp các đoạn thẳng cách đều?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát và nhận xét
GV giới thiệu quạt mẫu và hướng HS quan sát các đoạn thẳng cách đều.
GV chỉ cho HS thấy ở giữa 2 nửa quạt có hồ dán ở giữa.
Hoạt động 4: GV làm mẫu
Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bảng và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy hình dấu giữa, sau đó dùng chỉ buộc chặt phần giữa. Phết hồ lên nếp gấp ngoài cùng. Lấy tay ép cánh quạt khoảng 2 phút sau đó mở ra được cánh quạt.
GV cho HS thực hành gấp các nếp gấp trên giấy tập.
Hoạt động 5: Thực hành
HS thực hành gấp gấp cái quạt bằng giấy màu và dán sản phẩm.
GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
GV kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
GV giới thiệu những sản phẩm đẹp.
Dặn dò về nhà làm tiếp nếu chưa làm xong.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng m.
Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể câu chuyện “Đi tìm bạn”.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: đàn bướm, cánh buồm.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn tập
Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng.
GV treo bảng ôn, HS kiểm tra.
+ GV đọc âm, HS chỉ chữ.
+ HS chỉ chữ và đọc âm.
HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần.
HS đọc vần.
Đọc toàn bài.
Thư giãn: Hát múa “Đàn gà con”.
Luyện đọc:
GV ghi từ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng.
Đọc từ – cá nhân, đồng thanh.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết từ xâu kim.
HS viết bảng con.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chim non”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh và ghi câu thơ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài ôn tập.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
* Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 3: Luyện nói
GV giới thiệu tên truyện: Đi tìm bạn.
GV kể 2 lần kèm tranh:
+ Tranh 1 : Sóc và Nhím là đôi bạn thân.
+ Tranh 2: Mùa đông, Nhím đi trốn lạnh. Sóc vắng bạn, buồn lắm.
+ Tranh 3: Sóc đi tìm bạn khắp nơi.
+ Tranh 4: Đôi bạn gặp nhau, mừng rỡ.
GV gọi HS kể lại từng đoạn nối tiếp cho đến hết truyện.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Đọc bài trên bảng, đọc sgk.
Tìm tiếng có vần vừa ôn?
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về: 
Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
Đếm trong phạm vi 10, thứ tự của dãy số từ 0 đến 10.
Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
Củng cố thêm các kĩ năng ban đầu về giải toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động 
Hát múa “Tìm bạn thân”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Hai HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Bảng con:
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp
GV đính tranh bài 1.
HS quan sát và lên bảng điền số thích hợp ở dưới tranh.
Bài 2: Đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
HS làm miệng.
Bài 3: Tính
HS làm vào bảng con và bảng lớp.
Nhận xét.
Bài 4: Số?
HS làm vào vở bài tập.
GV chấm một số bài.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
HS đọc yêu cầu bài.
GV hướng dẫn HS làm vào vở.
GV theo dõi, kiểm tra.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
Nhận xét chung.
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2006.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
Mục tiêu:
Giúp HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa.
Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.
Chuẩn bị:
GV: Một số tranh ảnh vẽ lọ hoa.
HS: Vở tập vẽ, bút màu.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa
GV cho HS xem các đồ vật đã chuẩn bị để cho các em nhận biết kiểu dáng lọ hoa.
+ Lọ dáng tròn, thấp.
+ Lọ dáng cao, thon.
+ Lọ cổ cao, thân phình to ở dưới.
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 4: Hướng dẫn cách vẽ hoặc xé
Cách vẽ:
+ Vẽ miệng lọ.
+ Vẽ nét cong của thân lọ, vẽ màu.
Cách xé:
+ Gấp đôi tờ giấy màu.
+ Xé hình thân lọ
Lưu ý:
+ Vẽ lọ hoa sao cho phù hợp với phần giấy trong vở tập vẽ.
+ Có thể trang trí thêm vào lọ hoa đã vẽ hoặc xé.
HS thực hành vẽ hoặc xé, GV kiểm tra
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Về nhà vẽ tiếp nếu chưa vẽ xong.
Nhận xét chung.
-------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ot - at
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ot, at, tiếng hót, ca hát và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Trời mưa”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Bảng tay: 10 HS. 
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: xâu kim, rừng tràm.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ot - at – HS, lớp.
a) Dạy vần ot
HS ghép vần ot, phân tích ot. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng hót, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh minh họa à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ot, tiếng hót.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Thổi bóng”.
c) Vần at giới thiệu tương tự
So sánh ot và at?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chim non”.
GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh và ghi bài thơ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài. 
Nhận xét chung.
-------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: NGHE QUỐC CA – KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu:
HS được nghe Quốc ca và biết khi chào cờ có hát Quốc ca. Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
Các em thấy mối liên hệ giữa âm nhạc và đời sống qua câu chuyện nhỏ.
II. Chuẩn bị:
GV: “Câu chuyện Nai Ngọc” và bài hát Quốc ca.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra
GV mời cá nhân, tổ hát bài “Đàn gà con” và “Sắp đến Tết rồi”.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Nghe Quốc ca
GV giới thiệu: Quốc ca là bài hát chung của một nước, dùng hát khi chào cờ. Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, mắt hướng về lá Quốc kì, hát to bài Quốc ca.
GV hát cho HS nghe.
Tập cho HS đứng chào cờ và hát Quốc ca.
Hoạt động 3: GV kể chuyện “Câu chuyện Nai Ngọc”
GV kể chuyện 2 lần.
Tại sao các loài vật lại quên phá hoại nương rẫy, mùa màng?
Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về?
GV gọi 2 HS kể lại chuyện.
Hoạt động 4: Củng cố
Trò chơi “Tên tôi, tên bạn”.
Nhận xét chung.
TUẦN 17:	“Anh em như thể tay chân”
Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2006
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ăt - ât
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
HS đọc được từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Sò, bò ,cò”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Bảng tay: 10 HS. 
Sgk: 8 HS.
Bảng con: chim hót líu lo, bánh ngọt.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ăt – ât – HS, lớp.
a) Dạy vần ăt
HS ghép vần ăt, phân tích ăt. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng mặt, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh rửa mặt, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ăt, rửa mặt.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Hát múa “Mời bạn vui múa ca”.
c) Vần ât giới thiệu tương tự
So sánh ăt và ât?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Xây nhà”.
GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh: Bạn đang làm gì? Chú gà có gì đáng yêu? 
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 69.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Ngày chủ nhật”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài. 
Nhận xét chung.
----------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
Viết các số theo thứ tự cho biết.
Xem tranh, tự nêu bài toánrồi giải và viết phép tính bài toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động 
Trò chơi “Xây nhà”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con:
 	 + 5 = 8	4 +  = 10
	 - 3 = 7	 6 -  = 2 
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Số?
HS làm miệng cột 1.
Làm bảng con và bảng lớp cột 2 và 3.
Làm vào vở cột 4.
Bài 2: Viết các số
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
GV tổ chức thi đua làm bài 3a vào bảng con.
Bài 3b làm vào vở
Nhận xét, chấm bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Trò chơi: Tiếp sức
	2 = 1 + 	5 +  = 6
	3 = 1 + 	6 = 3 + 
	4 =  + 1	7 = 1 + 
	4 = 2 + 	5 =  + 2
Nhận xét chung.
--------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Như tiết 1.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Tập thể dục”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Vì sao em không nên chen lấn xô đẩy nhau khi ra vào lớp?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Thảo luận
HS quan sát tranh và thảo luận: Các bạn ngồi học như thế nào?
Báo cáo, nhận xét.
Chốt: HS cần giữ trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép nếu muốn phát biểu.
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 4: Tô màu
HS tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học.
Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó?
Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
Chốt: Chúng ta nên học tập những bạn giữ trật trong giờ học.
Hoạt động 5: Làm bài tập
Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
Mất trật tự trong lớp có hại gì?
Chốt: Mất trật tự trong lớp sẽ không được nghe giảng bài, không hiểu bài, sẽ làm mất thời gian của cô và các bạn xung quanh.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
Vì sao phải giữ trật tự trong lớp học?
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------
Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: GIỮ GÌN LỚP HỌC SACH ĐẸP
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết thế nào là lớp học sạch đẹp.
Tác dụng của việc giữ lớp học sạch đẹp với sức khỏe và học tập.
Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch đẹp như: lau bảng, bàn, quét lớp
Có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số đồ dùng và dụng cụ như chổi, bút màu...
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Lớp chúng mình”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Em thích nhất hoạt động nào trên lớp?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát theo cặp
HS quan sát tranh trang 36 và trả lời:
+ Trong tranh thứ nhất các bạn đang làm gì? Các bạn sử dung dụng cụ gì?
+ Tranh 2 các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì?
GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
+ Lớp học của em đã sạch đẹp chưa?
+ Bàn ghế có xếp ngay ngắn không?
+ Em có vẽ bẩn lên tường không?
+ Em có vứt rác, khạc nhổ bừa bãi không?
+ Em nên làm gì để giữ cho lớp học sạch đẹp?
GV chốt: Em phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch đẹp.
Hoạt động 4: Thảo luận theo cặp
GV phát cho mỗi cặp 1 hay 2 dụng cụ để HS thảo luận:
+ Những dụng cụ này được dùng vào việc gì?
+ Cách sử dụng như thế nào?
HS lên bảng trả lời.
Chốt: Lớp học sạch đẹp sẽ giúp em khỏe mạnh và học tập tốt.
---------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ôt - ơt
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ôt, ơt, cột cờ, hái nấm.
Đọc được từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Những người bạn tốt
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Đọc bài sgk: 8 HS.
Bảng con: bắt tay, thật thà
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần ôt - ơt – GV, HS, lớp.
GV ghi ôt, phân tích ôt. 
So sánh ôt và ât. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng cột, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh và ghi từ cột cờ
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu ôt, cột cờ, nêu cấu tạo. HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần ơt:
Tương tự vần ôt.
So sánh ôt và ơt?
HS đọc bài.
* Thư giãn: Hát “Đàn gà con”.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chuồn chuồn”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
HS tập viết bài 70.
GV theo dõi, chấm bài.
Thư giãn: Trò chơi “Dài ngắn”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Những người bạn tốt”.
HS luyện nói theo cặp.
Luyện nói theo tên chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về số thứ tự của các số trong dãy số từ 0 đến 10.
Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
So sánh các số trong phạm vi 10.
Xem tranh, nêu đề toán rồi nêu phép tính giải bài toán.
Xếp các hìng theo thứ tự xác định.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Nhìn tóm tắt giải bài toán:
Có: 6 bóng bay
Thêm: 4 bóng bay
Có tất cả:  bóng bay?
HS viết phép tính vào bảng con.	
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Nối
GV treo 2 tranh và hướng dẫn HS nối theo thứ tự từ bé đến lớn.
HS nêu tên các hình vừa tạo được.
Bài 2: Tính
HS làm bài 2a vào bảng con.
Làm bài 2b vào vở.
Nhận xét, chấm bài.
Bài 3: Điền dấu > < =
HS làm vào vở.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
HS thi đua làm bài 4 vào bảng con
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 27 tháng 12 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Làm quen với trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết chơi ở mức ban đầu.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động lên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng vỗ tay hát.
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản:
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
GV cho HS chơi thử, nhận xét.
HS chơi chính thức có phân thắng thua, thưởng phạt
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp.
Hệ thống bài.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
2 phút
2 phút
2 phút
12-18 phút
2 phút
2 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x
U
x x
x x
x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
---------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN et - êt
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được et, êt, báng tét, dệt vải,
Đọc từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chợ Tết.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Sắp đến tết rồi”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Bảng tay: 10 HS.
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: người bạn tốt, củ cà rốt.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu et – êt – HS, lớp.
a) Dạy vần et
So sánh et và ôt?
HS ghép vần et, phân tích et. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng tét, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ bánh tét
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết et, tét.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”.
c) Vần êt giới thiệu tương tự
So sánh et và êt?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Đứng nằm ngồi”.
HS đọc bài tiết 1, đọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 16-17.doc