Giáo án Lớp 1 - Tuần 15 - Trần Thị Chung – Trường tiểu học Nam Sơn

I.Mục tiêu: Sau bài học HS:

 - Đọc được các vần ôm, ơm, các từ con tôm, đống rơm,từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng

-Viết được : Om, ơm ,con tôm, đống rơm

-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Bữa cơm

II.Các hoạt động dạy học :

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 15 - Trần Thị Chung – Trường tiểu học Nam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau hai tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
Ôn phối hợp: 1 -> 2 lần 2X 4 nhịp.
Nhịp 1: Đứng đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông.
Nhịp 3: Đứng đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
Trò chơi: Chạy tiếp sức:
GV nêu trò chơi, tập trung học sinh theo đội hình chơi, học sinh giải thích cách chơi kết hợp chỉ trên hình vẽ.
GV làm mẫu, cho 1 nhóm chơi thử.
Tổ chức cho học sinh chơi.
Đội thu phải chạy 1 vòng xung quanh đội thắng.
3.Phần kết thúc :
GV dùng còi tập hợp học sinh.
Đi thường theo nhịp và hát 2 ->3 hàng dọc.
GV cùng HS hệ thống bài học.
Cho lớp hát.
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.
HS ra sân. Đứng tại chỗ, khởi động.
Học sinh lắng nghe nắmYC bài học.
Học sinh tập hợp thành 4 hàng dọc, đứng tại chỗ và hát.
Học sinh thực hiện giậm chân tại chỗ theo điều khiển của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Nêu lại nội dung bài học các bước thực hiện động tác.
 Thứ tư ngày 09 tháng 12 năm 2009
 Thủ công : BÀI : GẤP CÁI QUẠT (Tiết 1)
I.Mục tiêu:	-Giúp HS biết cách gấp và gấp được các quạt bằng giấy.
- Gấp và dán nối được cái quat bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều chưa thẳng theo đường kẻ 
- Với học sinh khéo tay gấp và gián nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chán. Các nếp gấp tương đối đều, Phẳng 
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu Giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Cho học sinh quan sát mẫu gấp cái quạt giấy (H1).
Định hướng sự chú ý giúp học sinh nhận xét: Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
Giữa quạt mẫu có dán hồ, nếu không dán hồ ở giữa thì 2 nữa quạt nghiêng về 2 phía, ta có (H2)
GV hướng dẫn học sinh mẫu gấp:
B1: Đặt tờ giấy lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều (H3).
B2: Gấp đôi (H3) để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và bôi hồ để dán (H4).
B3: Gấp đôi (H4) dùng tay ép chặt để hồ dính 2 phần cái quạt lại, ta được chiếc quạt giấy trông rất đẹp như (H1)..
Học sinh thực hành:
Cho học sinh thực hành gấp theo từng giai đoạn (gấp thử)
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài, nêu lại quy trình gấp cái quạt giấy.
5.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương:
Nhận xét, tuyên dương các em gấp đẹp.
Chuẩn bị tiết sau thực hành.
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho Giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh quan sát mẫu gấp cái quạt giấy.
Học sinh gấp theo hướng dẫn của GV qua từng bước.
Học sinh thực hành gấp và dán cái quạt giấy.
Học sinh nêu quy trình gấp.
 Học vần: BÀI 64 : IM - UM
I.Mục tiêu: Sau bài học HS: 
-Đọc được các vần im, um, các từ chim câu, trùm khăn,từ và đoạn thơ ứng dụng viết được Im-um, chim câu, trùm khăn
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Xanh, đỏ, tím, vàng 
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần im, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần im.
Lớp cài vần im.
GV nhận xét.
So sánh vần im với am.
HD đánh vần vần im.
Có im, muốn có tiếng chim ta làm thế nào?
Cài tiếng chim.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng chim.
Gọi phân tích tiếng chim. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng chim. 
Dùng tranh giới thiệu từ “chim câu”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng chim, đọc trơn từ chim câu.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần um (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: im, chim câu, um, trùm khăn.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Con nhím: Con vật nhỏ có bộ lông là những gai nhọn, có thể dù lên.
Tủm tỉm: Cười nhỏ nhẹ không nhe răng và không hở môi.
Mũm mĩm: Đưa tranh em bé mập mạp, trắng trẻo và giới thiệu.
Con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Bức tranh vẽ gì?
Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
Khi đi em hỏi
Khi về em chào
Miệng em chúm chím
Mẹ có yêu không nào?
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Xanh, đỏ, tím, vàng”.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Tổ chức cho các em thi nói về các màu sắc em yêu.
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi:
Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Cách chơi:
Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1 : que kem; N2 : ghế đệm.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau : kết thúc bằng m.
Khác nhau : im bắt đầu bằng i.
i – mờ – im. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm ch đứng trước vần im.
Toàn lớp.
CN 1 em.
chờ – im – chim.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng chim.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng m
Khác nhau : um bắt đầu bằng u, im bắt đầu bằng i. 
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Nhím, tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
CN 2 em.
CN 2 em, đồng thanh.
Vần im, um.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
Em bé chào mẹ để đi học..
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
Hai nhóm mỗi nhóm 5 em thi tìm các màu sắc ở các đồ vật.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
TOÁN: 	 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I.MỤC TIÊU: Sau bài học h/s 
- Làm được phép trừ trong phạm vi 10;viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- Bài 2, bài 3 dành cho học sinh khá 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ:( 4 phút) Bài cũ học bài gì? (Luyện tập) - 1HS trả lời.
 Gọi 2 học sinh đọc trầm bảng cộng trong phạm vi 10 
 GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút).
HOẠT ĐỘNG II: (10 phút)
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.
+Mục tiêu:Thành lập, ghi nhớ bảng trừ trong pv10. 
+Cách tiến hành :
a, Hướng đẫn HS học phép trừ:10 - 1 = 9 và
10 – 9 = 1.
- Bước 1: Hướng dẫn HS :
- Bước 2:Gọi HS trả lời:
 GV hỏi: 10 bớt 1 còn mấy? 10 trừ 1 bằng mấy?
-Bước 3:Ta viết 10 trừ 1 bằng 9 như sau: 10 - 1 = 9 
*Sau cùng HD HS tự tìm kết quả phép trừ 10 – 9 = 1.
b, Hướng dẫn HS học phép trừ : 10 –2 = 8 ; 10 – 8 = 2 theo3 bước tương tự như đối với 10 -1 =9 và10 -9 = 1.
c,Hướng dẫn HS học phép trừ 10 - 3 = 7 ; 10 - 7 = 3. (Tương tự như phép trừ 10 - 1 = 9 và 10 - 9 = 1).
d, Hướng dẫn HS học phép trừ 10 -4 = 6 ; 10 -6 = 4 
( Tương tự như trên)
đ, HD HS học phép trừ 10 – 5 = 5 ( Tương tự như trên)
Sau các mục, trên bảng nên giữ lại các công thức:
10 -1 =9 ; 10 -2 = 8 ; 10 - 3 = 7 ; 10 - 4 = 6 
10 -9 =1 ; 10 -8 = 2 ; 10 - 7 = 3 ; 10 - 6 = 4 ;10 - 5 = 5
 GV dùng bìa che tổ chức cho HS học thuộc lòng các công thức trên bảng.
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành trừ trong pv 10 ( 8’)
+ Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 10.
+ Cách tiến hành:Làm các bài tập ở SGK.
*Bài 1/83: Cả lớp làm vở BT Toán.
 Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
a, 
b, Giúp HS nhận xét kq phép cộng và phép trừ trong từng cột tính, để thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2/83: Làm phiếu học tập.
KL:Nhắc lại cấu tạo số 10.
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS
Bài 3/84:Làm vở toán. 
HD HS làm : Chẳng hạn 3+410 10, ta thực hiện phép tính 3 + 4 =7 trước, rồi lấy 7 so sánh với 10 , 7 bé hơn 10 nên ta điền dấu < vào ô trống.
GV chấm điểm, nhận xét bài HS làm. 
HOẠT ĐỘNG III: Trò chơi.( 4 phút)
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
+Cách tiến hành: *Bài 4/84 : HS ghép bìa cài.
GV yêu cầu HS tự nêu bài toán và tự nêu phép tính ứng với bài toán vừa nêu .
GV nhận xét kết quả thi đua của 2 đội.
4.Củng cố, dặn dò: (3 phút)
-Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán: “Có tất cả 10 hình tròn, bớt 1 hình tròn. Hỏi còn lại mấy hình tròn?”HS tự nêu câu trả lời:“Có tất cả10 hình tròn bớt 1 hình tròn. Còn lại 9 hình tròn”. 
“10 bớt1 còn 9”; “(10 trừ 1 bằng 9”. 
-HS đọc (cn- đt): 
HS đọc thuộc các phép tính trên bảng.(cn- đt): 
HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
a, 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở BT Toán rồi đổi vở chữa bài, Đọc kết quả vừa làm được.
b, Cho HS làm theo từng cột rồi chữa bài
HS đọc yêu cầu bài 2:” Điền số”.1HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở Toán (10 gồm 1 và 9 nên điền 9 vào số ô tróng dưới số 1). Vài HS nhắc lại cấu tạo số 10.
-1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Điền dấu, =”.
-3HS làm ở bảng lớp, CL làm vở Toán rồi đổi vở để chữa bài, đọc kq của phép tính.
HS ở 2 đội thi đua quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính,
rồi ghép phép tính ở bìa cài:
 10- 4= 6.
 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
 Học vần
BÀI 65: IÊM - YÊM
I.Mục tiêu: Sau bài học HS:	
 -Đọc được iêm, yêm,dừa xiêm, cái yếm; từ và câu ứng dụng 
 - Viết được iêm,yêm,dừa xciêm, cái yếm 
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề điểm 10
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần iêm, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần iêm.
Lớp cài vần iêm.
GV nhận xét 
So sánh vần êm với iêm.
HD đánh vần vần iêm.
Có iêm, muốn có tiếng kiếm ta làm thế nào?
Cài tiếng kiếm.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng kiếm.
Gọi phân tích tiếng kiếm. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng kiếm. 
Dùng tranh giới thiệu từ “dừa xiêm”.
Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học
Gọi đánh vần tiếng xiêm, đọc trơn từ dừa xiêm.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần yêm (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
HD viết bảng con : iêm, dừa xiêm, yêm, cái yếm.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Thanh kiếm: Giáo viên đưa thanh kiếm cho học sinh xem.
Quý hiếm: Cái gì đó rất quý mà lại rất hiếm.
Yếm dãi: Đưa cái yếm cho học sinh xem.
Thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ đó.
Đọc sơ đồ 2
Gọi đọc toàn bảng
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Ban ngày, Sẻ mãi đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói : Chủ đề: “Điểm mười”.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh và hỏi:
Trong trang vẽ những ai?
Bạn học sinh như thế nào khi cô cho điểm 10?
Nếu là con, con có vui không?
Khi con nhận điểm 10, con muốn khoe với ai đầu tiên?
Phải học như thế nào thì mới được điểm 10?
Lớp mình bạn nào hay được điểm 10? Bạn nào được nhiều điểm 10 nhất?
Con đã được mấy điểm 10?
Hôm nay, có bạn nào được điểm 10 không?
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết 
4.Củng cố: Gọi đọc bài.
Trò chơi: Thi tìm nhanh tiếng có vần iêm, yêm
Hai đội chơi, mỗi đội 5 người. Thi tìm trong sách báo các tiếng có vần iêm, yêm. Đội nào tìm nhiều tiếng và viết ra đúng, đội đó thắng.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : trốn tìm; N2 : tủm tỉm.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau: Kết thúc bằng m.
Khác nhau: iêm bắt đầu bằng iê.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm k đứng trước vần iêm và thanh sắc trên đầu âm iê.
Toàn lớp.
CN 1 em.
ka – iêm – kiêm – sắc – kiếm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Tiếng xiêm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : phát âm như nhau.
Khác nhau : yêm bắt đầu nguyên âm yê.
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em 
Kiếm, hiếm, yếm.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Vần iêm, yêm.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Cô giáo và các bạn.
Vui sướng.
Rất vui.
Khoe với mẹ.
Học thật chăm chỉ.
Tuỳ các em nêu.
Tuỳ học sinh nêu.
Liên hệ thực tế và nêu.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp
CN 1 em
Đại diện 2 đội mỗi đội 5 học sinh lên chơi trò chơi. Giáo viên phát cho 2 đội 2 bài viết giáo viên đã chuẩn bị giống nhau. Học sinh tìm và viết lên bảng lớp.
Học sinh khác nhận xét.
Toán: BẢNG CỘNG VÀ TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS:
- Thuộc bảng cộng , trừ trong phạm vi 10; làm quen với tóm tắt và viết phép tính thích hợp với hình vẽ 
- Bài tập 2 dành cho học sinh khá 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
 1. Khởi động: Ổn định tổ chức (1phút). 
 2. Kiểm tra bài cũ:( 4 phút) .Bài cũ học bài gì? (Luyện tập) - 1HS trả lời.
 Làm bài tập 2/85 : (Điền số) (4 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con).
 GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 3. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút).
HOẠT ĐỘNG II: (12 phút)
Củng cố bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10, về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
+Mục tiêu:Biết vận dụng để làm tính.
+Cách tiến hành :
1,Ôn tập các bảng cộng và các bảng trừ đã học.
+Yêu cầu HS:
+GV HD HS nhận biết quy luật sắp xếp các công thức tính trên các bảng đã cho.+ GV có thể yêu cầu HS: 
2.Thành lập và ghi nhớ bảng cộng, trừ trong pv 10:
GV yêu cầu HS:
GV HD HS:
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành ( 8’)
+ Mục tiêu: Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi các số đã học.
+ Cách tiến hành:Làm các bài tập ở SGK.
*Bài 1/86: Cả lớp làm vở Toán.
 a, 3 + 7 = ; 4 + 5 = ; 7 – 2 = ; 8 – 1 =
 6 + 3 = ; 10 - 5 = ; 6 + 4 = ; 9 – 4 =
Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
b.
 GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2/87: Làm phiếu học tập.
KL:Nhắc lại cấu tạo số 10,9, 8, 7, 
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS. 
HOẠT ĐỘNG III: Trò chơi.( 4 phút)
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
+Cách tiến hành: 
*Bài 3a/87 : HS ghép bìa cài.
GV yêu cầu HS nhìn tranh tự nêu bài toán và tự nêu phép tính ứng với bài toán vừa nêu .
Bài 3b/87: HS ghép bìa cài.(Tương tự bài a)
GV nhận xét kết quả thi đua của 2 đội.
4.Củng cố, dặn dò: (3 phút)
HS nhắc lại ( đọc thuộc lòng) các bảng cộng trong phạm vi 10 và bảng trừ trong phạm vi 10 đã được học ở các tiết trước.
HS tính nhẩm một số phép tính cụ thể trong phạm vi 10,chẳng hạn: 
4 + 5 = ; 2 + 8 = ; 10 - 1 = ; 9 - 2 =
HS xem sách, làm các phép tính và tự điền kết quả vào chỗ chấm.
HS nhận biết cách sắp xếp các công thức tính trên bảng vừa thành lập và nhận biết quan hệ giữa các phép tính côïng, trừ. HS đọc thuộc các phép tính trên bảng.(cn- đt): 
HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
a, 4HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở Toán. Đọc kết quả vừa làm được.
b, Cho 2 HS làm bài trên bảng cả lớp làm vở toán, yêu cầu HS viết thẳng cột dọc, rồi chữa bài :
HS đọc yêu cầu bài 2:” Điền số”.4HS làm bảng lớp, cả lớp làm phiếu học tập, rồi đổi phiếu để chữa bài, HS đọc kq phép tính:(10 gồm 1 và 9 nên điền 9 vào số ô trôùng cạnh ô số 1). Vài HS nhắc lại cấu tạo số 10, 9, 8, 7.
HS ở 2 đội thi đua quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính,
rồi ghép phép tính ở bìa cài:
 a, 4 + 3 = 7.
 b, 10 - 3 = 7
TNXH: 
 LỚP HỌC
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Lớp học là nơi các em đến học hằng ngày.
	-Một số đồ dùng có trong lớp học hằng ngày.
	-Nói được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp.
	-Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè và yêu quý lớp học của mình.
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Kể tên một số vật nhọn dễ gây đứt tay chảy máu?
Ở nhà chúng ta phải phòng tránh những đồ vật gì dễ gây nguy hiểm?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho học sinh hát bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. Từ đó vào đề giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Quan sát tranh và thảo luận nhóm:
MĐ: Biết được lớp học có các thành viên, có cô giáo và các đồ dùng cần thiết.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh trang 32 và 33 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Lớp học có những ai và có những đồ dùng gì?
Lớp học bạn giống lớp học nào trong các hình đó?
Bạn thích lớp học nào? Tại sao?
Cho học sinh làm việc theo nhóm 4 em nói cho nhau nghe mình thích lớp học nào, tại sao thích lớp học đó.
Bước 2: 
Thu kết qủa thảo luận của học sinh.
GV treo tất cả các tranh ở trang 32 và 33 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nói thêm: Trong lớp học nào cũng có thầy cô giáo và học sinh. Lớp học có đồ dùng phục vụ học tập, có nhiều hay ít đồ dùng, cũ hay mới, đẹp hay xấu tuỳ vào điều kiện của từng trường.
Hoạt động 2:
Kể về lớp học của mình
MĐ: Học sinh giới thiệu về lớp học của mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV yêu cầu học sinh quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với các bạn.
Bước 2: 
GV cho các em lên trình bày ý kiến của mình. Các em khác nhận xét.
Học sinh phải kể được tên lớp cô giáo, chủ nhiệm và các thành viên trong lớp.
Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên hằng ngày với các thầy cô và bạn bè.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh ai đu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc