Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 + Tuần 14 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

A. YÊU CẦU:

- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kỳ, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.

- Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ, nón, đứng nghiêm mắt nhìn Quốc kì

- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần

- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 01 lá cờ Việt Nam , Bài hát “Lá cờ Việt Nam”

- Bút màu, giấy vẽ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Khi chào cần phải như thế nào?

- Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ?

2. Dạy - học bài mới.

* Khởi động .Cả lớp hát bài “Lá cờ Việt Nam”

 * Hoạt động 1: Học sinh tập chào cờ.

- Giáo viên làm mẫu.

- Đại diện mỗi tổ 1 em lên chào cờ trước lớp.

- Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét.

- Cả lớp đứng chào cờ theo hiệu lệnh của giáo viên.

* Hoạt động 2: Thi chào cờ giữa các tổ.

- Giáo viên phổ biến yêu cầu cuộc thi.

- Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng

- Cả lớp và giáo viên theo dõi, bình chọn.

* Hoạt động 3: Vẽ và tô màu quốc kì.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh vẽ và tô màu lá quốc kì.

- Học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình.

- Nhận xét, tuyên dương.

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 + Tuần 14 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
ưng (Dạy tương tự như ung)
- Giáo viên: vần ưng được tạo nên từ ư và ng.
- Học sinh thảo luận: So sánh ưng với ung.
+ Giống: kết thúc bằng ng.
+ Khác: ưng bắt đầu bằng ư, ung bắt đầu bằng u.
- Đánh vần: 
ư - ngờ - ưng
 sờ - ưng - sưng - huyền - sừng.
 sừng hươu.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : cây sung củ gừng
 trung thu vui mừng
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- HS lần lượt phát âm: ung, súng, bông súng và ưng, sừng, sừng hươu. 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Rừng, thung lũng, suối, đèo. 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Bức tranh vẽ gì? 
+ Trong rừng thường có gì?
+ Em thích nhất con vật gì ở trong rừng?
+ Thung lũng, suối, đèo ở đâu không có?
+ Lớp nình có ai được đi píc - níc ở rừng chưa?
+ Em đã được vào rừng, qua suối bao giờ chưa?
+ Chúng ta có cần phải bảo vệ rừng không?
+ Để bảo vệ rừng chúng ta cần phải làm gì?
Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 55.
- Nhận xét giờ học 
______________________________
TOÁN: 	LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Thực hiện đuợc phép trừ trong phạm vi 7
- HS say mê, tự giác tính toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng con, PBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm 7 - 3 - 1 = 7 - 4 - 2 = 7 - 5 + 1 = 
- 1 học sinh đọc công thức trừ trong phạm vi 7. 
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: ( Làm việc cá nhân )
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu 
- Lưu ý học sinh viết các số thẳng hàng 
- Gọi học sinh chữa bài
- Học sinh khác nhận xét 
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài (tính)
- HS nêu lại cách tính rồi làm bài
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Học sinh đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau
- Gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét chung 
Bài 4: ( Hoạt động cả lớp )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung
Bài 5: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi rồi nêu bài toán 
- Học sinh viết phép tính ứng với tình huống trong tranh
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 
- Học sinh và giáo viên nhận xét
*Hoạt động 2: Trò chơi ''Làm tính tiếp sức'' ( Bài 3 )
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi
- Học sinh thực hiện trò chơi 
- Học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài đã học và làm bài tập trong vở bài tập 
- Nhận xét giờ học.
_______________________________________________________
 Ngày soạn: 01/12/ 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu 4/12/ 2009
TOÁN: 	 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
A. YÊU CẦU:
- Thuộc bảng cộng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng: 	5 + 2 = 	6 + 1 = 	7 - 2 =
- Cả lớp làm bảng con:	 7 + 0 = 	7 - 0 =
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 8
a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng: 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu:
+ Có 7 hình vuông, thêm 1 hình vuông nữa. Hỏi có bao nhiêu hình vuông?
+ Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán 
- Gọi HS nêu câu trả lời: "7 hình vuông thêm 1 hình vuông được 8 HV ”.
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên 
- Giáo viên: 7 thêm 1 bằng mấy ?
- Học sinh: 8 ð gọi học sinh nhắc lại 
- GV: Ta có thể làm phép tính gì?
- HS nêu phép tính, GV viết bảng: 7 + 1 = 8
- GV cho HS đọc ''Bảy cộng một bằng tám ''
* Tương tự như trên với phép tính: 1 + 7 = 8
 + Em có nhận xét gì về 2 phép tính: 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8 ?
HS: Đều có kết quả bằng 8.
- GV: Như vậy 7 + 1 cũng bằng 1 + 7
b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 6 + 2 = 8, 2 + 6 = 8, 5 + 3 = 8, 
3 + 5 = 8, 4 + 4 = 8 (Tương tự như trên)
c. Giáo viên cho HS học thuộc:	7 + 1 = 8	1 + 7 = 8
 	6 + 2 = 8	2 + 6 = 8
5 + 3 = 8	3 + 5 = 8
4 + 4 = 8	4 + 4 = 8
- Gọi học sinh đọc lại các phép tính trên theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
*Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính 
- Học sinh và giáo viên nhận xét . 
Bài 3: Trò chơi "Tiếp sức"
- Cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS lên chơi.
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi.
- HS các nhóm lên thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn mình.
- HS và GV nhận xét tính điểm thi đua.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2, đọc bài toán và viết phép tính vào ô trống
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS lên bảng viết phép tính.
- GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai )
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học.
_____________________________
TẬP VIẾT: 	TẬP VIẾT TUẦN 11
A. YÊU CẦU:
- Viết đúng, đẹp các từ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
- HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu 
- Vở tập viết của học sinh .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: chú cừu, sáo sậu, thợ hàn. 
2. Dạy - học bài mới: 
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu
- Cho học sinh đọc lại các từ cần viết 
+ Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ?
*Hoạt động 2: Luyện viết
Học sinh luyện viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết.
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.
____________________________
TẬP VIẾT: TẬP VIẾT TUẦN 12
A. YÊU CẦU:
- Viết đúng các từ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng... kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu 
- Vở tập viết của học sinh .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con các từ: cá biển, cuộn dây, yên ngựa. 
2. Dạy - học bài mới: 
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu
- Cho học sinh đọc lại các từ cần viết 
+ Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ?
+ Khi viết chúng ta phải ngồi như thế nào?
*Hoạt động 2: Luyện viết
Học sinh luyện viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết.
- HS lấy vở đặt lên bàn và ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài
- Giáo viên viết mẫu từng dòng
- HS viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau, nhận xét bài của nhau
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
 SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
A. YÊU CẦU:
- Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần
- Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Đánh giá tuần qua:
Ưu:
- Thực hiện tốt các nề nếp 
- Đi học đều và đúng giờ 
- Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ, gọn gàng
- Tích cực và sôi nổi trong các giờ học: 
Khuyết: 
- Nghỉ học không lí do: 
- Quên đồ dùng học tập
- Hay nói chuyện trong giờ học: 
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm trên.
- Đi học đều và đúng giờ 
—————————————
TUẦN 14
 Ngày soạn: 4/12/ 2009
 Ngày giảng: Thứ hai 7/12/ 2009
 ĐẠO ĐỨC: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
A. YÊU CẦU:
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ 
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Điều 28 công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Bài hát “Tới lớp, tới trường”
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: 
- Khi chào cờ cần phải như thế nào? Vì sao?
2. Dạy - học bài mới.
*Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận nhóm.
- Giáo viên giới thiệu tranh BT 1.
- Học sinh làmviệc theo nhóm 2 người.
- Học sinh trình bày kết hợp với chỉ tranh.
- Giáo viên hỏi: 
+ Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
+ Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen ? Vi sao ?
- Giáo viên kết luận.
*Hoạt động 2: HS đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học”
- Học sinh hoạt động nhóm 2 người, đóng 2 nhân vật trong tình huống.
+ Các nhóm chuẩnt bị đóng vai .
+ Học sinh đóng vai trước lớp.
+ HS nhận xét và thảo luận: Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói gì ?Vì sao ?
*Hoạt động 3: Học sinh liên hệ
- Bạn nào trong lớp mình luôn đi học đúng giờ?
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ .
- Giáo viên kết luận: Được đi học đúng giờ là quyền lợi của trẻ em ? Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
- Để đi học đúng giờ cần phải:
+ Chuẩn bị quần áo, sách cở đầy đủ từ tối hôm trước.
+ Không thức khuya.
+ Để đồng hồ báo thức nhờ bố mẹ gọi để dậy đúng giờ.
* Dặn dò: 
- Thực hiện tốt điều vừa học.
_______________________________
TIẾNG VIỆT : BÀI 55: ENG - IÊNG 
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng
- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, chiêng
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói
- Bộ ghép chữ tiếng Việt
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng.
- 1 HS đọc câu đố: 	Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
Không khều mà rụng.
2. Dạy - học bài mới:
 TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: eng, iêng.
- Giáo viên viết lên bảng: eng - iêng.
- Học sinh đọc theo giáo viên: eng, iêng.
*Hoạt động 2: Dạy vần 
eng
a. Nhận diện vần:
- Học sinh ghép vần eng trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần eng có mấy âm, đó là những âm nào ?
- So sánh eng với ong:
+Giống: kết thúc bằng ng.
+ Khác: eng bắt đầu bằng e, ong bắt đầu bằng o.
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: eng
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần e - ngờ - eng.
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng kẻng và đọc kẻng.
- Học sinh đọc kẻng và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng kẻng viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 e - ngờ - eng
 xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng
 lưỡi xẻng. 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
iêng (Dạy tương tự như eng)
- Giáo viên: vần iêng được tạo nên từ iê và ng
- Học sinh thảo luận: So sánh iêng với eng
+ Giống: kết thúc bằng ng
+ Khác: iêng bắt đâ bằng iê, eng bắt đầu bằng e.
- Đánh vần: iê - ngờ - iêng
 chờ - iêng - chiêng
 trống, chiêng.
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: eng, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: eng
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: kẻng và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: kẻng.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng: cái kẻng củ riềng
 xà beng bay liệng
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- HS lần lượt phát âm: eng, xẻng, lưỡi xẻng và iêng, chiêng,trống chiêng 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ, giếng. 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Trong tranh vẽ những gì? 
+ Em hãy chỉ đâu là ao, đâu là giếng?
+ Ao thường để làm gì?
+ Giếng thường để làm gì?
+ Ao, hồ, giêng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
+ Nơi em ở và nhà em thường lấy nước ăn từ đâu?
+ Theo em lấy nước ăn ở đâu là hợp vệ sinh?
+ Để giữ vệ sinh cho nguồn nước ăn, em và các bạn phải làm gì?
Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 56.
- Nhận xét giờ học.
 __________________________________________________________
 Ngày soạn: 6/12/ 2009
 Ngày giảng: Thứ tư 9/12/ 2009
 TOÁN: 	LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- HS say mê, tích cực học tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng con, PBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm 8 - 3 = 8 - 4 = 8 - 1 = 
- 1 học sinh đọc công thức trừ trong phạm vi 8. 
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: ( Làm việc cá nhân )
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu 
- Lưu ý học sinh viết các số thẳng hàng 
- Gọi học sinh chữa bài
- Học sinh khác nhận xét 
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài (tính)
- HS nêu lại cách tính rồi làm bài
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Học sinh đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau
- Gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét chung 
Bài 3: ( Hoạt động cả lớp )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung
Bài 4: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi rồi nêu bài toán 
- Học sinh viết phép tính ứng với tình huống trong tranh
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 
- Học sinh và giáo viên nhận xét
Hoạt động 2: Trò chơi ''Làm tính tiếp sức'' ( Bài 5 )
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi
- Học sinh thực hiện trò chơi 
- Học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài đã học và làm bài tập trong vở bài tập 
- Nhận xét giờ học.
_____________________________
TIẾNG VIỆT :	 BÀI 57: ANG - ANH
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: ang, anh, cây bàng, cành chanh; từ và đoạn thơ ứng dụng 
- Viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Buổi sáng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: rau muống, T2: luống cày, T3: nhà trường.
- 1 HS lên bảng viết từ: nương rẫy.
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS và ghi điểm. 
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: ang, anh. 
- Giáo viên viết lên bảng: ang - anh.
- Học sinh đọc theo giáo viên: ang, anh.
*Hoạt động 2: Dạy vần 
ang
a. Nhận diện vần:
- Học sinh ghép vần ang trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần ang có mấy âm, đó là những âm nào ?
So sánh ang với ăng
+Giống: đều kết thúc bằng ng.
+ Khác: ang bắt đầu bằng a, ăng bắt đầu bằng ă.
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: ang
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần a - ngờ - ang.
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng bàng và đọc bàng 
- Học sinh đọc bàng và trả lời câu hỏi
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng bàng viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 a - ngờ -âng 
 	bờ - ang - bang - huyền - bàng 
 cây bàng. 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
anh (Dạy tương tự như ang)
- Giáo viên: vần anh được tạo nên từ a và nh
- Học sinh thảo luận: So sánh anh với ang.
+ Giống: đều bắt đầu bằng a.
+ Khác: anh kết thúc bằng nh, ang kết thúc bằng ng.
- Đánh vần: a - nhờ - anh
 chờ - anh - chanh
	cành chanh.
c. Viết:
Vần đứng riêng
Giáo viên viết mẫu: ang, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ang.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: bàng và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: bàng. 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng :
	 buôn làng bánh chưng
 hải cảng hiền lành
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- HS lần lượt phát âm: ang, bàng, cây bàng và anh, chanh, cành chanh 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Buổi sáng. 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Trong tranh vẽ gì? Đây là cảnh nông thôn hay thành phố?
+ Buổi sáng, cảnh vật có gì đặc biệt?
+ Ở nhà em, vào buổi sáng, mọi người làm những việc gì?
+ Buổi sáng, em làm những việc gì?
+ Em thích nhất buổi sáng vào mùa nào? Vì sao?
+ Em thích buôie sãng mưa hay nắng? Vì sao?
+ Em thích buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều? Vì sao??
Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 58.
- Nhận xét giờ học. 
_____________________________
 TN&XH:	 AN TOÀN KHI Ở NHÀ
A. YÊU CẦU:
- Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
- Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV sưu tầm một số chuyện hoặc ví dụ cụ thể về những tai nạn đã xảy ra đối với các em nhỏ ngay trong nhà ở. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
+ Hằng ngày em thường làm gì để giúp bố mẹ?
2. Dạy - học bài mới.
* Hoạt động 1: Quan sát hình trang 30 sgk, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói: các bạn ở mỗi hình đang làm gì?
+ Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình?
Các nhóm thảo luận trong vòng 2 phút- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 2: Đóng vai - Hs thảo luận theo nhóm 4
- Các nhóm quan sát hình ở trang 31sgk và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong tranh.
- Học sinh sinh hoạt trong vòng 4 phút, tự phân vai và tập thể hiện vai diễn.
- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của mình.
- Học sinh quan sát nhận xét- giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi ý:
+ Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình?
+ các bạn khác có nhận xét gì về cách ứng xử của từng vai diễn?
+ Em nào có cách ứng xử khác?
+ Qua các tình huống em rút ra được bài học gì?
+ Trường hợp có lửa cháy các đồ vật tro

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 1314.doc