Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 và Tuần 13

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được ôn, ơn, con chồn, sơn ca và câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa

 HS: Bộ ghép chữ

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Trò chơi: “Đèn hiệu”

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 Đọc viết bài ăn - ân.

 Bảng con: ăn, ân, gần gũi, khăn rằn.

 Nhận xét.

Hoạt động 3: Bài mới

 GV ghi hai vần ôn - ơn – GV, HS, lớp.

 GV ghi ôn – So sánh ăn và ôn.

 Ghép ôn. Đánh vần, đọc trơn.

 HS ghép tiếng chồn. Đánh vần, đọc.

 Giới thiệu tranh vẽ con chồn, giảng tranh  ghi từ

 HS đọc bài.

a) Luyện viết:

 GV viết mẫu ôn, con chồn. HS viết bảng con.

b) Dạy vần ơn:

 Tương tự vần ôn.

 So sánh ôn và ơn?

 HS đọc bài.

c) Luyện đọc:

 GV ghi từ, tìm tiếng có vần vừa học.

 Đọc tiếng, từ ứng dụng.

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 và Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Đi học”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 47, nêu cấu tạo.
HS viết vở tập viết.
GV chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố các phép tính cộng trừ.
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lượng là 6.
HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 8 HS
Bảng con:	4 +  > 4	4 – 2 = 
	 - 3 = 2	5 – 3 > 
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV cho HS lấy 5 hình vuông. Lấy thêm 1 hình vuông nữa. Vậy có tất cả mấy hình vuông?
Lập được phép tính gì?
HS lập vào bảng cài, đọc phép tính. GV ghi bảng: 5 + 1 = 6 – HS đọc đồng thanh.
Vậy: 1 + 5 = ? à 1 + 5 = 6 – HS đọc đồng thanh.
GV chốt: Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
GV giới thiệu tương tự các phép tính:
	4 + 2 = 6
	2 + 4 = 6
	3 + 3 = 6
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào bảng con.
GV củng cố cách đặt tính theo cột dọc.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở ( dòng 1)
GV chấm một số vở.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV hỏi miệng bài 2, điền kết quả vào ghi nhớ.
Thi đua làm bài 4.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn một số động tác thể. Yêu cầu thực hiện được động tác chính xác hơn giờ trước.
Học động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
Ôn trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
II. Chuẩn bị:
GV: Sân tập, bóng.
HS: Trang phục.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng giậm chân tại chỗ hát.
Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn.
Ôn phối hợp:
Hai tay chống hông , ra trước và dang ngang.
Hai tay đưa lên cao chếch chữ V.
2. Phần cơ bản:
Học:
 + Đứng kiễng gót hai tay chống hông.
 + Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông.
 + Đứng đưa một chân ra sau, hai tay thẳng hướng
Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Vỗ tay hát.
Hệ thống bài học.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
7 phút
2 lần x 4 nhịp
8 phút
PHƯƠNG PHÁP
U
x x x x x
x x x x x
x x
U
x x
x x
x x
U
x x x x x
x x x x x
--------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN in - un
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được in, un, đèn pin, con giun và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời xin lỗi.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết những tiếng từ có vần en – ên.
Đọc bảng tay.
Đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần in - un – HS, lớp.
 Dạy vần in
HS so sánh in và ên.
HS ghép in. Đánh vần, đọc in.
HS ghép tiếng pin, phân tích. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu cái đèn pin: Vật chiếu sáng khi trời tối à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết in, đèn pin. GV - HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Mời bạn vui múa ca”
c) Vần un giới thiệu tương tự
So sánh in và un?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát múa “Con vịt”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV sử dụng tranh để giới thiệu câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 48.
HS viết vở tập viết.
GV chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Nói lời xin lỗi”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu:
Tiếp tục hình thành về phép trừ cho HS.
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 6.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số đồ vật có số lượng là 6.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Sóng biển”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 6.
Bảng con: 
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
HS lấy 6 hình tam giác, bớt đi một hình tam giác.
Còn mấy hình tam giác?
Lập được phép tính gì?
Lấy mấy trừ đi mấy?
HS lập phép tính vào bảng cài, đọc phép tính. GV ghi bảng: 6 – 1 = 5 – HS đọc đồng thanh.
Các phép tính: 	6 - 5 = 1
	6 – 4 = 2
	6 – 2 = 4
	6 – 3 = 3
HS đọc bảng trừ, GV xóa dần kết quả.
Thư giãn: Hát “Bé tập đếm”.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm phép tính trên bảng con và bảng lớp.
GV chốt: Đặt tính cần thẳng cột.
Bài 2: Tính
HS làm vào vở.
GV chốt: Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
Bài 4: Viết phép tính hợp
GV treo tranh a và b, hai dãy A, B thực hiện phép tính trên bảng con.
GV chốt: Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Trò chơi “Tiếp sức”: Hai dãy A và B lên thi đua làm bài tập 3 (dòng 1).
Dặn dò về nhà học thuộc bảng trừ.
Nhận xét chung
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2006.
THỦ CÔNG
Bài: ÔN TẬP CHƯƠNG I
KĨ THUẬT XÉ, DÁN GIẤY
I. Mục tiêu:
HS nắm được một cách chính xác và xé đúng kĩ thuật.
Biết xé, dán nhiều hình con vật, đồ vật đơn giản.
II. Chuẩn bị:
GV, HS: Giấy màu, hồ dán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài, ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Giấy màu, hồ dán.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn tập
GV nhắc lại các bước xé, dán một hình.
HS nhắc lại.
HS chọn giấy màu và xé dán hình yêu thích.
GV quan sát, hướng dẫn.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu bài xé, dán đẹp, cân đối.
Dặn dò về nhà xé dán lại.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN iên - yên
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được iên, yên, đèn điện, con yến và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Biển cả.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Viết các tiếng từ có mang vần in, un?
HS đọc bảng tay, đọc bài sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần iên - yên – GV, HS, lớp.
GV ghi iên – So sánh iên với in.
Ghép iên. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng điện, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ đèn điện, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu iên, đèn điện. HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần yên:
Tương tự vần iên.
So sánh iên và yên?
Lưu ý: Vần yên đứng một mình để tạo thành tiếng.
HS đọc bài.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Con thỏ”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
HS tập viết bài 49.
GV chấm bài.
Thư giãn: Hát “Bắc kim thang”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Biển cả”.
Hỏi đối đáp theo nội dung chủ đề.
GV chốt.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố về các phép tính cộng trừ trong phạm vi 6.
HS giải được các phép tính cộng trừ trong phạm vi 6.
Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ bài 5.
HS: Vở bài tập.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Cá nước”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
HS gọi 2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 6.
Bảng tay:	 - 2 = 4	 - 5 = 1
	6 -  = 3	6 -  = 5
Bảng con và bảng lớp:
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm bảng con và bảng lớp
Chú ý: Đặt tính thẳng cột dọc.
Bài 3: Điền dấu > < =:
HS làm vào vở bài tập toán.
GV hướng dẫn HS tính phép tính, so sánh kết quả 2 bên và điền dấu.
Bài 4: Số?
HS làm vào vở.
GV chấm một số vở.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
HS làm vào bảng con.
Nhận xét
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 6.
GV cho 2 dãy thi đua làm tiếp sức bài 2 ( dòng 1 ).
Dặn dò về nhà làm tính nhiều lần.
Nhận xét chung.
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2006.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ TỰ DO
Mục tiêu:
Giúp HS biết tìm đề tài để vẽ theo ý thích.
Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp theo đề tài đã chọn.
Chuẩn bị:
HS: Một số loại quả, tranh vẽ quả.
HS: Vở tập vẽ, bút màu.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Tìm bạn thân”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn vẽ
GV giới thiệu: Tranh vẽ tự do là tranh vẽ theo đề tài mình thích như: phong cảng, chân dung, tĩnh vật.
GV cho HS xem một số tranh vẽ.
+ Tranh vẽ gì? Màu sắc tranh vẽ như thế nào?
+ Đâu là hình ảnh chính? Đâu là hình ảnh phụ của tranh?
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Về nhà vẽ lại.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN uôn - ươn
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Sóng biển”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các tiếng từ có mang vần iên – yên.
Đọc bảng tay, sách giáo khoa.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần uôn - ươn – HS, lớp.
a) Dạy vần uôn:
So sánh uôn và iên?
HS ghép vần uôn, phân tích vần.
HS ghép tiếng chuồn. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ chuồn chuồn, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết uôn, chuồn chuồn. HS đồ bóng, viết bảng con.
Vần ươn giới thiệu tương tự
So sánh uôn và ươn?
HS đọc bài.
Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát múa “Một con vịt”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Trò chơi “Xây nhà”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 50, nêu cấu tạo.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: ÔN TẬP BÀI “ĐÀN GÀ CON”
I. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu và thuộc 2 lời bài hát.
HS tập biểu diễn theo bài hát.
HS thực hiện một vài động tác vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
GV, HS: Động tác phụ họa.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra
GV mời cá nhân, tổ hát vỗ tay theo phách bài “Đàn gà con”.
Tổ, cả lớp hát.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn tập
Ôn tập bài hát “Đàn gà con”.
Ôn luyện hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Luyện tập theo tổ nhóm: Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Hướng dẫn vận động phụ họa.
GV làm mẫu một lần, HS hát múa.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Tập biểu diễn theo tổ, cá nhân, dãy bàn.
Nhận xét chung.
TUẦN 13: “THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN”
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng n.
Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể “Chia phần”.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Trời mưa”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Viết một số tiếng, từ có vần uôn, ươn.
Đọc bảng tay, sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn tập
GV treo tranh và hỏi: Đây là hoa gì? ( hoa lan )
Hoa lan có vần gì đã học? ( vần an ) à GV ghi lên khung.
Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng.
GV treo bảng ôn, HS kiểm tra.
+ GV đọc âm, HS chỉ chữ.
+ HS chỉ chữ và đọc âm.
GV chỉ bảng ôn, HS lần lượt ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần.
Đọc vần.
Thư giãn: Trò chơi “Đèn hiệu”.
Luyện đọc:
GV ghi từ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng.
Đọc từ – cá nhân, đồng thanh.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết từ cuồn cuộn, con vượn.
HS viết bảng con.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chim non”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì? Gà mẹ đang làm gì? Gà con đang làm gì?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 51.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
* Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 3: Luyện nói
GV giới thiệu tên truyện: Chia phần.
GV kể 2 lần kèm tranh:
+ Tranh 1 : Hai nguời đi săn được một chú sóc.
+ Tranh 2: Họ chia sóc, chia mãi cũng không đều, họ cãi nhau..
+ Tranh 3: Anh kiếm củi chia sóc.
+ Tranh 4: Cả ba vui vẻ ra về.
GV gọi HS kể lại từng đoạn nối tiếp cho đến hết truyện.
Giáo dục: Cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I. Mục tiêu:
Giúp HS tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng.
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lượng là 7.
HS: Vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động 
Trò chơi “Sò, bò, cò”.
Hoạt động 2: Bài cũ
Bảng tay: 	5 +  = 6	6 -  = 5
	4 +  = 6	 - 2 = 4
Bảng con:
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
Cô đính mấy hình tam giác? ( 6 )
Cô đính thêm mấy hình? ( 1 )
HS lập phép tính trên bảng cài: 6 + 1 = 7
GV ghi bảng, HS đọc đồng thanh.
Các phép tính khác giới thiệu tương tự.
HS đọc bảng cộng, GV xóa dần.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm bảng lớp và bảng con.
GV nhận xét.
Bài 2: Tính
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 3: Tính
GV tổ chức thi đua làm bài 3 ( dòng 1 ) giữa 2 dãy.
Nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc bảng cộng trong phạm vi 7.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Như tiết 1.
II. Chuẩn bị:
GV: Một lá cờ.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Quê hương tươi đẹp”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Tại sao khi chào cờ phải đứng nghiêm trang?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Tập chào cờ
GV mời từng tổ đứng lên chào cờ, lớp theo dõi nhận xét.
Các tổ thi đua chào cờ.
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 4: Vẽ lá cờ quốc kì
HS nêu yêu cầu bài tập 4.
HS vẽ và tô màu đúng, đẹp, không quá thời gian qui định.
GV theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu bài vẽ đẹp.
Nhận xét chung.
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
Mọi người trong nhà đều làm việc theo ý thích của mình.
Kể tên một số việc mà mọi người trong gia đình thường làm.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Quê hương tươi đẹp”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Vì sao phải yêu quí, giữ gìn đồ dùng trong nhà?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát
HS quan sát tranh trang 28:
+ Em hãy nêu nội dung từng tranh?
+ Những công việc đó có lợi ích gì?
GV chốt.
Hoạt động 4: Thảo luận
HS thảo luận theo cặp:
Kể những công việc em làm hàng ngày?
Khi giúp đỡ bố mẹ, em cảm thấy như thế nào?
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Lớp làm trắc nghiệm bảng con.
Về nhà học bài và thực hiện những điều đã học.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ong - ông
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ong, ông, cái võng, dòng sông và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đá bóng.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Viết các tiếng, từ có mang vần vừa ôn ở tiết trước?
HS đọc bảng tay, đọc bài sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần ong - ông – GV, HS, lớp.
GV ghi ong, phân tích ong. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng võng, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ cái võng, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu ong, cái võng. HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần ông:
Tương tự vần ong.
So sánh ong và ông?
HS đọc bài.
* Thư giãn: Hát múa “Một con vịt”.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Thổi bóng”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
GV giới thiệu tranh, ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
HS tập viết bài 52.
GV theo dõi, chấm bài.
Thư giãn: Hát “Bắc kim thang”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Đá bóng”.
Hỏi đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7
I. Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố về khái niệm phép trừ.
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 7.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lương là 7.
HS: Bộ đồ dùng.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Cao, thấp”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV gọi 1 HS lên bảng giải bài 5.
Bảng tay:	6 + 1 =	3 + 4 =
	5 + 2 =	4 + 3 =
Bảng con:	5 + 1 + 1 =	4 + 1 + 2 =
	6 – 2 + 3 =	3 – 3 + 7 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV đính 7 hình tam giác: Cô đính mấy hình?
Cô bớt mấy hình? ( 1 )
Cô còn mấy hình? ( 6 )
Lập được phép tính nào?
HS lập phép tính vào bảng cài.
GV ghi bảng: 7 – 1 = 6 – HS đọc.
Các phép tính khác giới thiệu tương tự.
HS đọc bảng trừ, GV xóa dần
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào bảng con, bảng lớp.
Bài 2: Tính
Thi đua làm bài tiếp sức giữa 4 tổ.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở bài 3 ( dòng 1 ).
GV chấm một số bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
HS làm vào bảng con.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc lại ghi nhớ.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn một số động tác đã học. 
Học động tác: Đứng đưa một chân ra sau, hai tay thẳng hướng
Chơi trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
II. Chuẩn bị:
GV: Sân tập.
HS: Trang phục.
III. Những hoạt động lên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Chạy nhẹ và hít thở sâu.
Ôn nghỉ, nghiêm, quay phải, trái.
Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
Ôn đứng một chân ra trước, hai tay giơ cao thẳng hướng.
Ôn động tác phối hợp.
Học đưa một chân dang ngang hai tay chống hông.
3. Phần kết thúc:
Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
Chạy nhẹ trên sân và hít thở sâu.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
8 phút
3 lần
2 lần x 4 nhịp
2 lần x 4 nhịp
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x x x x x
U
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x
U
x x
x x
x x
x x
U
x x
x x
x x
---------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ăng - âng
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ăng, âng, măng tre, nhà tầng và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Thổi bóng”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các từ có vần ong, ông.
Đọc bảng tay, sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ăng - âng – HS, lớp.
a) Dạy vần ăng
So sánh ăng và ông?
HS ghép vần ăng, phân tích ăng. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng trăng, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ vầng trăng, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ăng, vầng trăng.
HS đồ bóng, viết bảng con.
c) Vần âng giới thiệu tương tự
So sánh ăng và âng?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chim non”.
GV mời HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì? Cảnh vẽ có đẹp không? Em có thích không?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 53.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Vâng lời cha mẹ”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Giáo dục: Phải đoàn kết giúp đỡ bạn.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi bài tập 2 ( cột 1 và 2 ).
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Tôi bảo”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Bảng con:	4 + 3 =	7 – 0 =
	7 – 4 =	7 – 7 =
	 7 – 3 =	7 + 0 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm bảng con.
Chốt: Đặt tính thẳng cột.
Bài 2: Tính
GV tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12-13.doc