Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trần Thị Xuyên - Trường Tiểu Học Lý Tự Trọng

I.Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, hs tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với sgk, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.

II.Chuẩn bị:

-SGK Toán 1.

-Bộ đồ dùng toán 1

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trần Thị Xuyên - Trường Tiểu Học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng 3 ngón tay phải
- Nghe giới thiệu về bộ sách.
- Giở sách ra xem .
ĐẠO ĐỨC
EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học .
- Biết tên trường , tên thầy , cô giáo, một số bạn bè trong lớp .
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình , những điều mình thích trước lớp .
II.Chuẩn bị : 	
- Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.	
- Bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.Ôn định tổ chức 
KT sự chuẩn bị để học môn đạo đức của học sinh.
2.Bài mới : 
*Kĩ năng cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân 
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người. 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực 
Hoạt động 1: 
Thực hiện trò chơi Tên bạn – Tên tôi.
GV chia học sinh thành các nhóm 6 em, đứng thành vòng tròn và hướng dẫn cách chơi.
Cách chơi: Em này giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định 1 bạn bất kì và hỏi “ Tên bạn là gì? – Tên tôi là gì? ”
GV tổ chức cho học sinh chơi. Sau khi chơi GV hỏi thêm : Có bạn nào trùng tên với nhau hay không ? Em hãy kể tên một số bạn em nhớ qua trò chơi ?
GV kết luận:
 Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn. Cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập vui chơi  Các em đã biết tên cô là gì chưa nào? Các em hãy gọi cô là cô (cô giáo giới thiệu tên mình)
Hoạt động 2:
* Kĩ năng cơ bản được giáo dục :
- Kĩ năng trình suy nghĩ ý tưởng ngày đầu tiên đi học, về trường lớp, thầy cô,bạn bè.
Học sinh kể về sự chuẩn bị của mình khi vào lớp 1
GV hỏi học sinh về việc bố mẹ đã mua những gì để các em đi học lớp 1.
Gọi một số học sinh kể.
GV kết luận:
Đi học lớp 1 là vinh dự, là nhiệm vụ của những trẻ em 6 tuổi. Để chuẩn bị cho việc đi học, nhiều em được bố mẹ mua quần áo, giày dép mới  Các em cần phải có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập như : bút, thước 
Hoạt động 3:
Học sinh kể về những ngày đầu đi học.
GV yêu cầu các em kể cho nhau nghe theo cặp về những ngày đầu đi học.
Ai đưa đi học?
Đến lớp học có gì khác so với ở nhà?
Cô giáo nêu ra những quy định gì?
GV kết luận:
Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của học sinh lớp 1 là học tập, thực hiện tốt những quy định của nhà trường như đi học đúng giờ và đầy đủ, giữ trật tự trong giờ học, yêu quý thầy cô giáo và bạn bè, giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân  có như vậy, các em mới chống tiến bộ, được mọi người quý mến.
3.Củng cố- dặn dò: Hỏi tên bài.
Gọi nêu nội dung bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
:Học bài, xem bài mới.
Cần thực hiện: Đi học đầy đủ, đúng giờ
Học sinh chuẩn bị để GV kiểm tra.
Lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi.
Học sinh chơi. Học sinh tự nêu.
Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
Học sinh nêu.
Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
Học sinh kể cho nhau nghe theo cặp.
Đại diện học sinh kể trước lớp
Học sinh khác nhận xét bổ sung.
Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
Học sinh nêu.
Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt.
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 24 tháng 8 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 6 ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tiếng Việt:
CÁC NÉT CƠ BẢN.
I. Mục tiêu: 
 - GVgiới thiệu cho hs biết về một số nét cơ bản trong Tiếng Việt.
 - Hs làm quen với các nét cơ bản.
 - Hs viết được một số nét.
II. Chuẩn bị:
T: Viết mẫu các nét cơ bản lên bảng phụ
H: Vở tập viết.
C. Các hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
Nhận xét TD
* Giới thiệu :
nét ngang 	
nét sổ thẳng 	
nét xiên phải 	
nétcong phải 	
nét cong trái 
nét khuyết dưới
nét khuyết trên 
móc trên móc dưới
móc hai đầu 
thắt giữa thắt trên 
 Tiết 2 
* GV Viết lần lượt các nét lên bảng.
- Theo dõi hs đọc, viết.
- Uốn nắn cho hs.
4.Củng cố: Hỏi lại bài
Trò chơi đọc nhanh ,đúng
5.Nhận xét tiết học -TD 
Dặn dò :về nhà học thuộc viết vào bảng con các nét cơ bản đã học.
-Lớp hát
- bảng con +phấn +khăn 
-CN nhắc lại toàn bộ các nét đã học 
- HS nhắc lại và viết 1 số nét vào bản con.
- 4 tổ cử 4 bạn thi đọc nhanh ,đúng ,tổ nào đọc nhanh và đúng sẽ thắng
 TOÁN 
 NHIỀU HƠN, ÍT HƠN.
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh biết:
Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
Biết sử dụng từ nhiều hơn , ít hơn của hai nhóm đồ vật.
II. Chuẩn bị: 
-5 chiếc đĩa, 4 cái li .
-3 bình hoa, 4đoá hoa.
-Vẽ hình chai và nút chai, hình vung nồi và nồi trong SGK trên khổ giấy to (hoặc bảng phụ)
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
GV cho học sinh cầm một số dụng cụ học tập và tự giới thiệu tên và công dụng của chúng.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: So sánh số lượng cốc và thìa: 
GV đặt 5 chiếc đĩa lên bàn (giữa lớp) và nói “Cô có một số đĩa”. Cầm 4 cái li trên tay và nói “Cô có một số li, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số đìa và số li với nhau”.
GV gọi một học sinh lên đặt vào mỗi chiếc đĩa một chiếc li rồi hỏi học sinh cả lớp “Còn chiếc đĩa nào không có li không?”.
GV nêu “Khi đặt vào mỗi chiếc đĩa một chiếc li thì vẫn còn một chiếc đĩa chưa có li, ta nói số đĩa nhiều hơn số li”. GV yêu cầu và học sinh nhắc lại “Số đĩa nhiều hơn số li”.
GV nêu tiếp “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc”. GV cho một vài em nhắc lại “Số li ít hơn số đĩa”.
Hoạt động 2: So sánh số chai và số nút chai :
GV treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 nút chai rồi nói: trên bảng cô có một số nút chai và một số cái chai bây giờ các em so sánh cho cô số nút chai và số cái chai bằng cách nối 1 nút chai và 1 cái chai.
Các em có nhận xét gì?
Hoạt động 3: So sánh số thỏ và số cà rốt:
GV đính tranh 3 con thỏ và 2 củ cà rốt lên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát rồi nêu nhận xét.
Hoạt động 4: So sánh số nồi và số vung:
Tương tự như so sánh số thỏ và số cà rốt.
3.Củng cố – dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nêu trò chơi : Tiếp sức.
Chuẩn bị 2 bảng phụ làm sẵn như hình 5 SGK (phíc cắm và ổ cắm).
Cách chơi: Mỗi nhóm đại diện 4 em lên nối số phíc cắm và số ổ cắm.
Luật chơi: Mỗi người chỉ nối được 1 lần. Đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng.
So sánh số học sinh nam với số học sinh nữ trong lớp ta.
Nhận xét, tuyên dương
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
5 học sinh thực hiện và giới thiệu.
Nhắc lại
Học sinh quan sát.
Học sinh thực hiện và trả lời “Còn” và chỉ vào chiếc đĩa chưa có li.
Nhắc lại.
Số đĩa nhiều hơn số li.
s
Nhắc lại
Số li ít hơn số đĩa.
Học sinh thực hiện và nêu kết quả:
-Số chai ít hơn số nút chai.
-Số nút chai nhiều hơn số chai.
Quan sát và nêu nhận xét:
-Số thỏ nhiều hơn số cà rốt
-Số cà rốt ít hơn số thỏ
Quan sát và nêu nhận xét:
-Số nắp nhiều hơn số vung
-Số vung ít hơn số nắp
Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
Học sinh liên hệ thực tế và nêu
Học sinh lắng nghe.
Về nhà học bài, xem bài mới.
Ngày soạn: Thứ 7 ngày 27 tháng 8 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2011
 Tiếng Việt:
 BÀI 1: ÂM E
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh :
 - Nhận biết được chữ e, và âm e.
 - Trả lời 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
 - Hs khá, giỏi luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học:-Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
-Bộ ghép chữ tiếng Việt.
-Giấy ô li viết chữ e để treo bảng (phóng to)
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định
2..KTBC : 
KT việc chuẩn bị Đồ dùng học tập của học sinh về môn học Tiếng Việt.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận:
 + Các em cho cô biết trong các tranh này vẽ gì nào?
GV viết lên bảng các chữ các em nói và giới thiệu cho học sinh thấy được các tiếng đều có âm e.
GV đọc âm e và gọi học sinh đọc lại.
3.2 Dạy chữ ghi âm:
GV viết bảng âm e
Nhận diện chữ e:
Các em thấy chữ e có nét gì? Chữ e giống hình cái gì?
GV nêu: Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo.
Phát âm e
GV phát âm mẫu
Gọi học sinh phát âm và sữa sai cho học sinh về cách phát âm.
*Ghép tiếng :
GV yêu cầu HS ghép 
Nhận xét-tuyên dương 
GV ghi bảng 
Đánh vần tiếng (2lần)
Đọc trơn tiếng
Giới thiệu tranh vẽ –Giảng từ
Nhận xét 
Đọc từ (2lần)
Đọc tổng hợp toàn bài 
Nhận xét tuyên dương
-YC HS đọc bài ở bảng lớp .
Hướng dẫn viết chữ trên bảng con
GV treo khung chữ e lên bảng để học sinh quan sát.
GV vừa nói vừa hướng dẫn học sinh viết bảng con nhiều lần để học sinh nắm được cấu tạo và cách viết chữ e. 
e
Giới thiệu từ ứng dụng
Gv gới thiệu tranh ,đồ dùng ,vật mãu
Kết hợp giảng từ 
Ghép từ
Nhận xét bảng cài
Viết từ HS ghép trên bảng
Đánh vần tiếng mới 
Đọc trơn tiếng mới 
Đọc từ thứ tự và không thứ tự 
Đọc toàn bài
GV củng cố –hỏi lại bài 
1HS đọc lại 
NX tiết học TD
 Tiết 2
4. Luyện tập
a) Luyện đọc:
Gọi học sinh phát âm lại âm e
Tổ chức cho các em thi lấy nhanh chữ e trong bộ chữ và hỏi: Chữ e có nét gì?
b.Luyên viềt;
- Gv hướng dẫn hs tô chữ e trong vở tập viết
- Gv qsát hs tô chữ e
c. Luyện nói:
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh, yêu cầu học sinh QS và trả lời câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì?
Gọi học sinh nêu và bổ sung hoàn chỉnh cho học sinh.
 + Các em nhỏ trong tranh đang làm gì?
GV kết luận: Đi học là công việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học không ?
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài. Gọi đọc bài.
Trò chơi: Ai nhanh hơn
Mục đích: Nhận diện âm e và thắt đúng chữ e bằng dây.
Chuẩn bị khoảng 8 – 10 sợi dây)
Chia lớp thành 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm.
Nêu quy luật chơi cho học sinh nắm rõ.
Nhóm nào thắt nhanh và nhiều chữ ghi âm e thì thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương.dặn dò
Học sinh thực hành quan sát và thảo luận.
- bé, me, xe, ve
Nhiều học sinh đọc lại.
- Có 1 nét thắt, .
Nhắc lại.
Học sinh phát âm âm e (cá nhân, nhóm, lớp)
HS thực hiện ghép bảng cài
Hs ghép xong đọc
Cá nhân phân tích 
lớp ghép từ 
Cá nhân- đồng thanh 
Cá nhân- ĐT
HS viết trên không .
Quan sát và thực hành viết bảng con.
Hs quan sát lắng nghe
Ghép từ
Hs đọc cá nhân + phân tích 
Cá nhân 
Cá nhân
Cá nhân – đồng thanh
- Nét thắt 
- Hs lắng nghe và quan sát.
- Hs thực hành tô chữ e
Học sinh nêu:
Tranh 1: các chú chim đang học.
Tranh 2: đàn ve đang học.
Tranh 3: đàn ếch đang học.
Tranh 4: đàn gấu đang học.
Tranh 5: các bạn học sinh đang học.
- Đang học bài.
- Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 5 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà.
TOÁN
HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN.
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình( Bài tập cần làm 1, 2,3).
 - Học sinh khá, giỏi hoàn thành thêm bài tập 4.
 - Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Một số hình vuông, hình tròn hình tam giác bằng bìa (hoặc chất liệu khác phù hợp) có kích thước màu sắc khác nhau.
- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.- Hình tam giác
- Học sinh có bộ đồ dùng học Toán 1.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
GV đưa ra một số thước kẻ và một số bút chì có số lượng chênh lệch nhau. GV yêu cầu học sinh so sánh và nêu kết quả.
Cho học sinh nêu một vài ví dụ khác.
 Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông 
GV lần lượt đưa từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem, mỗi lần đưa hình vuông đều nói: “Đây là hình vuông” và chỉ vào hình vuông đó.
Đây là hình vuông Đây là hình tròn
Yêu cầu học sinh nhắc lại.
GV yêu cầu học sinh lấy từ bộ đồ dùng học Toán 1 tất cả các hình vuông đặt lên bàn, theo dõi và khen ngợi những học sinh lấy được nhiều, nhanh, đúng. 
GV nói: Tìm cho cô một số đồ vật có mặt là hình vuông (tổ chức cho các em thảo luận theo cặp đôi)
Hoạt đông 2 : Giới thiệu hình tròn
GV đưa ra các hình tròn và thực hiện tương tự như hình vuông.
 Đây là hình tròn
3. Luyện tập
Bài 1: Tô màu
 - Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông.
Bài 2: Tô màu
-Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình tròn (nên khuyến khích mỗi hình tròn tô mỗi màu khác nhau).
Bài 3: Tô màu 
-Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông và hình tròn (các màu tô ở hình vuông thì không được tô ở hình tròn).
Bài 4:( Dành cho h/s khá giỏi)
GV giới thiệu cho học sinh xem 2 mảnh bìa như SGK 
+ Làm thế nào để có các hình vuông ?
- GV gợi ý h/s khá giỏi suy nghĩ và thực hiện gấp
4.Củng cố – dặn dò:
Hỏi tên bài.
Cho học sinh xung phong kể tên các vật có dạng hình vuông hoặc hình tròn có trong lớp hoặc trong nhà.
.Dặn dò: Về nhà tìm xem trong gia đình mình có đồ dùng gì có dạng hình vuông ,hình tròn, học bài, xem bài mới
Học sinh thực hiện.
Học sinh nêu: Ví dụ 
-Số cửa sổ nhiều hơn số cửa lớn.
-Số cửa lớn ít hơn số cửa sổ.
Học sinh theo dõi và nêu:
-Đây là hình vuông màu xanh, đây là hình vuông màu đỏ,
-Đây là hình tròn màu vàng , Đây là hình tròn màu cam , Đây là hình tròn màu đỏ ,
-Nhắc lại
-Thực hiện trên bộ đồ dùng học Toán 1:
Lấy ra các hình vuông và nói đây là hình vuông.
Tự tìm: Ví dụ
-Viên gạch hoa lót nền,.
-Khung cửa sổ 
Theo dõi và nêu đây là hình tròn.Cái vòng đeo tay, vòng đeo cổ, cái đĩa ...
- Thực hiện trên VBT.
-Thực hiện trên VBT.
Đây là hình tròn màu vàng , Đây là hình tròn màu cam , Đây là hình tròn màu đỏ ,
- Thực hiện trên VBT.
-Thực hiện gấp trên mô hình bằng giấy bìa và nêu cách gấp 
-Nhắc lại tên bài học.
-mặt đồng hồ, bánh xe đạp, trái banh, vòng đeo tay, vòng đeo cổ, cái đĩa .khung hình, Viên gạch bông lót nền,Khung cửa sổ 
Học sinh lắng nghe. Về nhà học bài, xem bài mới
Ngày soạn: Thứ 7 ngày 27 tháng 8 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30 tháng 8 năm 2011
TOÁN
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết hình tam giác
- Nói đúng tên hình.
II. Chuẩn bị:
Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước khác nhau.
Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv đưa ra hình vuông và hình tròn hỏi:
- Đây là hình gì?
- GV nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác.
- Gv đưa ra một nhóm có các hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Gv cho hs chọn trong nhóm các hình vuông và hình tròn, hình còn lại để trên bàn 
- Cho hs trao đổi (nhóm 2) những hình còn trên bàn có tên gọi là gì?
Giáo viên giơ lên và giới thiệu: ''Đây là hình tam giác''
- Giáo viên đưa ra các hình tam giác có màu sắc, kích thước khác nhau để học sinh nói tên ''Hình tam giác''.
-Y/cầu học sinh quan sát các hình tam giác trong sách giáo khoa 
Hoạt động 2: Thực hành xếp hình
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác có màu sắc khác nhau để xếp các hình như sách giáo khoa 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
 Hoạt động 3: Trò chơi ''Chọn nhanh, chọn đúng'' 
- Giáo viên đưa ra một nhóm các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, mỗi loại có 5 hình và màu sắc khác nhau để học sinh quan sát.
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi
 + 3 em lên bảng , mỗi em chọn một loại hình khác nhau theo y/c của cô. 
- Học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong vở bài tập
 - Nhận xét giờ học 
- Hình vuông, hình tròn.
- Hs thực hành chọn hình vuông và hình tròn.
- Trao đổi nhóm 2 và trả lời.
- Hình tam giác.
- Hs quan sát và trả lời.
- Học sinh quan sát các hình tam giác trong sách giáo khoa 
- Thực hành xếp hình.
- Nghe GV phổ biến cách chơi.
- Học sinh thực hiện trò chơi
- Lắng nghe.
Tiếng việt
BÀI 4: ÂM B
 I.Mục tiêu: 
- Nhận biết được chữ và âm b.
 - Đọc được tiếng: be.
 - Trả lời 2 -3 câu hỏi về các bức tranh trong SGK.
 - H/s khá, giỏi luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK
II.Đồ dùng dạy học: - Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
 - Bộ ghép chữ tiếng Việt.
 - Giấy ô li viết chữ b để treo bảng (phóng to)
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con âm e 
 + Chữ e có nét gì?
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
.A. Giới thiệu bài
GV giới thiệu tranh rút ra tiếng có mang âm b, ghi bảng âm b.
B. Dạy chữ ghi âm
-GV viết lên bảng chữ b và nói đây là chữ b (bờ)
-GV phát âm mẫu (môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh)
Gọi học sinh phát âm b (bờ)
Nhận diện chữ
GV tô lại chữ b trên bảng và nói : Chữ b có một nét viết liền nhau mà phần thân chữ b có hình nét khuyết, cuối chữ b có nét thắt.
Gọi học sinh nhắc lại.
Ghép chữ và phát âm
GV yêu cầu học sinh lấy từ bộ chữ ra chữ e và chữ b để ghép thành be.
Hỏi : be : chữ nào đứng trước chữ nào đứng sau?
GV phát âm mẫu be: Bờ - e - be
Gọi học sinh phát âm theo cá nhân, nhóm, lớp.
*Ghép tiếng :
GV yêu cầu HS ghép 
Nhận xét-tuyên dương 
*GV ghi bảng: 
- Đánh vần tiếng (2lần): bờ - e - be
- Đọc trơn tiếng: be
Giới thiệu tranh vẽ –Giảng từ
Nhận xét 
- Đọc từ (2lần)
- Đọc tổng hợp toàn bài 
Nhận xét tuyên dương
Hướng dẫn viết chữ trên bảng
GV treo giấy đã viết sẵn b trên bảng lớp (viết b trong 5 ô li)
GV vừa nói vừa viết để học sinh theo dõi
Cho học sinh viết b lên không trung sau đó cho viết vào bảng con
3. Hướng dẫn viết tiếng be
GV hướng dẫn viết và viết để học sinh theo dõi trên bảng lớp
- Viết b trước sau đó viết e cách b 1 li (be)
- Yêu cầu học sinh viết bảng con be.
b be
- GV theo dõi sửa chữa cách viết cho học sinh.
- GV củng cố –hỏi lại bài 
- HS đọc lại 
- NX tiết học .
Tiết 2
4.Luyện tập
a) Luyện đọc
- Gọi học sinh phát âm lại âm b tiếng be
Sửa lỗi phát âm cho học sinh.
b) Luyện viết:
- GV hướng dẫn cho các em tô chữ e trong vở tập viết và hướng dẫn các em để vở sao cho dễ viết cách cầm bút và tư thế ngồi viết
- GV theo dõi uốn nắn và sữa sai
c) Luyện nói
Chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh và hỏi:
Trong tranh vẽ gì?
+ Tại sao chú voi lại cầm ngược sách nhỉ?
+Các con có biết ai đang tập viết chữ e không?
Ai chưa biết đọc chữ?
Vậy các con cho cô biết các bức tranh có gì giống nhau? Khác nhau?
Đọc SGK + Bảng con
GV đọc mẫu 1 lần
Nhận xét –Ghi điểm những em đọc tốt 
.
4.Củng cố : Gọi đọc bài
Trò chơi: Thi tìm chữ
Giáo viên chuẩn bị 12 bông hoa, bên trong viết các chữ khác nhau, trong đó có 6 chữ b. GV gắn lên bảng.
GV nêu luật chơi: Mỗi nhóm 3 em, thi tiếp sức giữa 2 nhóm tìm âm b. Nhóm nào tìm nhanh và đúng nhóm đó sẽ thắng.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm chữ đã học trong sách báo.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 - 8 em
- e, 
-Sợi dây vắt chéo.
- Học sinh theo dõi.
-- Âm b (bờ)
- Nhắc lại.
- Học sinh ghép be
- B đứng trước, e đứng sau.
- Học sinh phát âm be.
- HS theo dõi và lắng nghe.
- Viết trên không trung và bảng con
Lắng nghe.
- HSviết trên không 
- Viết bảng con.
Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- 6-8 HS
- nhóm , lớp 
- H/S viết bài 
- Chim non đang học bài
- Chú gấu đang tập viết chữ e
- Chú voi cầm ngược sách
Em bé đang tập kẻ
- Vẽ hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình
Tại chú chưa biết chữ . Tại không chịu học bài.
- Chú gấu
- Voi.
- Giống nhau là đều tập trung vào công việc của mình, khác nhau là các bạn vẽ các con vật khác nhau và các công việc khác nhau.
Học sinh luyện nói dựa theo gợi ý của GV.
- Học sinh khác nhận xét.
Đọc lại bài
- CN đọc bài 
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 3 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
-Lắng nghe 
Thực hành ở nhà.
Ngày soạn: Thứ 7 ngày 29 tháng 8 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31 tháng 8 năm 2011
Tiếng việt
BÀI 3: THANH SẮC (/)
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được: bé.
- Trả lời 2 – 3 câu hỏi về đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- Học sinh khá, giỏi luyện nói được 4 -5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học: -
- Sách Tiếng Việt 1, Tập một.
 -Bảng kẻ ô li.
-Các vật tựa hình dấu sắc.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Hỏi bài trước.
Gọi 2 – 3 em đọc âm b và đọc tiếng be.
Gọi 3 học sinh lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà.
Viết bảng con.GV nhận xét chung
2.Bài mới:
A. Giới thiệu bài
GV giới thiệu tranh để học sinh quan sát và thảo luận.
Các em cho cô biết bức tranh vẽ gì? (GV chỉ từng tranh để học sinh quan sát trả lời)
- GV viết dấu sắc lên bảng.
Tên của dấu này là dấu sắc.
B.Dạy dấu thanh:
GV đính dấu sắc lên bảng.
Nhận diện dấu
Hỏi: Dấu sắc giống nét gì?
- Yêu cầu học sinh lấy dấu sắc ra trong bộ chữ của học sinh.
- Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.
- Yêu cầu học sinh thực hiện đặt nghiêng cái thước về bên phải để giống dấu sắc.
Ghép chữ và đọc tiếng
- Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học.
GV : Tiếng be khi thêm dấu sắc ta được tiếng gì?
- Viết tiếng bé lên bảng.
Yêu cầu học sinh ghép tiếng bé trên bảng cài.
Gọi học sinh phân tích tiếng bé.
 + Dấu sắc trong tiếng bé được đặt ở đâu ?
GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu sắc 
- GV phát âm mẫu : bé
- Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bé.
- GV gọi học sinh nêu tên các tranh trong SGK, tiếng nào có dấu sắc.
Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con
- Gọi học sinh nhắc lại dấu sắc giống nét gì?
- GV vừa nói vừa viết dấu sắc lên bảng cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu sắc.
*Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học.
GV yêu cầu học sinh viết tiếng be vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh sắc trên đầu chữ e.Viết mẫu bé
bé
 Yêu cầu học sinh viết bảng con : bé.
Sửa lỗi cho học sinh.
GV củng cố –hỏi lại bài 
NX tiết học TD
Tiết 2
3 Luyện tập
a) Luyện đọc
- Gọi học sinh phát âm tiếng bé
- Yêu cầu học sinh đánh vần tiếng bé 
Yêu cầu học sinh phân tích tiếng bé.
b) Luyện viết
- GV yêu cầu học sinh tập tô be, bé trong vở tập viết.
- Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh.
c) Luyện nói :
- GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
- GV treo tranh và hỏi:
Trong trang vẽ gì?
+Các tranh này có gì giống nhau ? khác nhau ?
Em thích bức tranh nào nhất, Vì sao?
+Ngoài các hoạt động trên em còn có các hoạt động nào nữa ?
+ Ngoài giờ học em thích làm gì nhất?
4 Củng cố - dặn dò: Gọi đọc bài
Thi tìm tiếng có dấu sắc trong sách báo 
: Học bài, xem bài ở nhà.
-Học sinh nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 chuan.doc